PDA

View Full Version : T - Thăm Viếng & Quan Tâm Nâng Đỡ



Dan Lee
12-18-2009, 07:27 PM
THĂM VIẾNG & QUAN TÂM NÂNG ĐỠ



CN 04 Mùa Vọng (http://thanhlinh.net/MucVuTre/KinhThanh/CN04MVC/CN04MVC_RD.htm)

======================== Lc 1:39-45



Sách Sáng Thế Ký chương 18, câu 1 đến câu 15 thuật lại câu chuyện: ông Abram, tổ phụ Dân Do Thái, có một bà vợ đẹp tên là Sara. Nàng hiếm muộn không con khi tuổi đã xế chiều. Vào ngày đẹp trời nọ, bổng nhiên có 3 sứ thần Thiên Chúa đến thăm Abram tại cây sồi Mambrê. Vốn tính hiếu khách, ông vội vàng lấy nước cho họ rửa chân vì đường xa bụi bặm. Đoạn Abram nói vợ lấy ba đấu bột làm bánh tiếp đón người của Thiên Chúa. Ông còn vào trang trại bắt con bê béo làm thịt, lấy sữa tươi chiêu đãi giúp các thực khách ăn uống ngon miệng.

Abram vui sướng vì được vinh dự đón các sứ thần Thiên Chúa đến viếng thăm. Để trọng thưởng ông, trước khi chia tay, sứ thần loan báo cho Abram một tin vui: vợ ông sẽ sinh con vào năm sau. Bản thân Sara nghe vậy, bổng cười thầm vì bà đã già. Song lời tiên báo của sứ thần đã hiện thực: Sara quả thật sau đó có thai và sinh cho Abram một bé trai mà ông đặt tên là Isaac. Cuộc thăm viếng của các sứ giả từ trời, đã mang lại cho gia đình Abram một niềm vui khôn tả.
Tin Mừng hôm nay cũng tường thuật biến cố Đức Maria lên đường đi Ain-Karim thăm viếng bà Isave, người chị họ. Chị em xa cách lâu ngày, nay hội ngộ mừng rỡ biết bao. Niềm vui càng nhân đôi ngay trong phút đầu gặp gỡ, con trẻ Gioan đã nhảy mừng trong lòng Isave vì được hội kiến Đấng Cứu Độ mà Mẹ Maria đang cưu mang. Isave chúc mừng Maria bởi cô em đã được chọn là Mẹ Thiên Chúa, trong khi đó Đức Nữ Trinh lại tán tụng niềm vui người chị họ vốn hiếm muộn nay được Chúa đoái thương.

Mỗi cuộc thăm viếng là cơ hội gặp gỡ. Mỗi buổi gặp gỡ là môi trường thuận lợi nối vòng tay lớn. Niềm vui san sẻ niềm vui. Ân tình đền đáp ân tình. Biết dành thời giờ thăm viếng nhau là cách quan tâm nâng đỡ nhau. Âm hưởng sau những cuộc thăm viếng bao giờ cũng thêm bạn bớt thù, thêm gần gũi thông cảm, bớt hiểu lầm cách xa.

A. Thiên Chúa thăm viếng dân Người.

Suốt ba năm rao giảng công khai, Đức Giêsu Kitô đã nhiều lần dừng chân, thăm viếng
người thân bạn hữu, người đồng hương kẻ xa lạ, người tâm phúc cũng như các tội nhân:


1. Người về quê thăm bà con xóm làng Nazareth (Mt 13:53-58) nhưng đồng hương lại tỏ
vẻ khinh thị Ngài.

2. Người ghé ngang nhà hai anh em Phêrô và Anrê (Mc 1:29-31) chữa lành cho nhạc mẫu
Phêrô khỏi cơn sốt liệt giường.

3. Chúa cũng đến thăm tư gia chị em Matta ở Bêtania (Lc 10:38-42) được Matta cùng
Maria Mađalêna đón tiếp thân tình.

4. Chúa còn muốn vào nhà ông Giakêu ở thành Giêricô (Lc 19:1-10) tạo sự thân tình ưu
ái, khiến viên thủ lãnh thu thuế từ bỏ mặc cảm quá khứ tội lỗi, sẵn sàng sống theo lời
Chúa dạy.

5. Tiếc thay, khi Chúa đến thăm thành Giêrusalem (Lc 19:41-44) nhưng dân chúng thờ ơ
không nhận biết Ngài. Chúa khóc thương cho số phận Giêrusalem sẽ bị sụp đổ trong
tương lai, khi quân thù ngoại bang bao vây tàn phá thành thánh.

B. Giá trị việc thăm viếng.

Con người quanh năm suốt tháng luôn làm lụng vất vả để mưu sinh. Biết hy sinh dành một chút thời gian để nhớ đến nhau, để quan tâm và thăm viếng nhau, thật qúi báu thay. Vì thế, những

lần gặp gỡ thăm viếng nhau bao giờ cũng có giá trị và đáng trân trọng.


1. Thăm Viếng là cơ hội biểu lộ niềm vui và tình yêu thương.

+ Đời sống Hoa Kỳ cho thấy: chính phủ thường qui định những ngày lễ nghỉ trong năm
trùng vào Thứ Hai đầu tuần ( Martin Luther King Day, Memorial Day, Labor Day…)
tạo nên một Long-Weekend giúp dân Mỹ có thời gian nghỉ mừng lễ lâu hơn, dành cơ
hội đi chơi xa, thăm bà con bạn bè xuyên bang thuận lợi hơn.
+ Một vài tân Linh Mục làm mục vụ bên Mỹ: trong tháng trăng mật đầu tiên của đời tư
tế, các Ngài thường lấy phép vacation về thăm quê cha đất tổ, dâng lễ Tạ Ơn họ hàng,
ra mắt bà con xóm làng…san sẻ niềm vui và mối hiệp thông yêu thương.
+ Ở vùng ngoại ô hẻo lánh của thành phố Calcutta, có một cụ già sống ẩm thấp trong
túp lều tối tàn, không ai thăm viếng bao giờ. Mẹ Têrêsa và các Nữ Tu đến chăm nom
giúp đỡ, ban đầu ông la hét từ chối, mặc cảm vì bị bỏ rơi lâu ngày. Tuy nhiên, với sự
kiên nhẫn phục vụ, mang đồ ăn thức uống đến thăm ông mỗi ngày, dần dần các Soeurs
Dòng Thừa Sai Bác Ái đã giúp cụ già vui sống, hồi phục lại trong ông một niềm tin.
2. Thăm Viếng là phương thức biểu lộ sự quan tâm và tình hiệp thông.

+ Trong Giáo Xứ, khi nghe tin có người bệnh nặng: mọi người trong Cộng Đoàn khấn
nguyện, gọi phone thăm hỏi tin tức, lái xe đến nhà thương thăm viếng. Thậm chí khi
người ấy qua đời, toàn giáo xứ đến Funeral Home cầu kinh, phúng viếng... chia sẻ
buồn vui có nhau.
+ Tháng 11/2006, ĐGH Bênêdict XVI quyết định sang thăm viếng Thổ Nhĩ Kỳ, một
quốc gia Hồi Giáo chiếm 95% dân số. Trước đó, có nhiều nguồn tin đe doạ ĐGH sẽ bị
ám sát, đặt chất nổ trên đường đi. Ngài vẫn cương quyết lên đường, không thay đổi dự
định. Sau vài ngày sinh hoạt ở xứ sở Hồi Giáo, báo chí Thổ Nhĩ Kỳ đều ca tụng ĐGH
đã củng cố sự hiểu biết, gia tăng tình liên đới hiệp thông giữa Công Giáo & Hồi Giáo.
+ Lễ Giáng Sinh gần kề, nhiều người mua vé bay online, dành thời gian về họp mặt gia
đình bạn bè thân thuộc. Bất ngờ thay, thời tiết lạnh cực độ, tuyết rơi, sương mù bao
phủ: ngày 22/12/2006, khoảng 3 triệu người khắp thế giới phải nằm ngủ tại các phi
trường vì mọi chuyến bay đều không thực hiện được. Thay vì vui Christmas tại tư gia
người thân, các hành khách phải đón Noel bất đắc dĩ tại những nơi họ dừng chân.

C. Hành trang mang theo khi thăm viếng.


1. Khi thăm viếng bà chị họ Isave, Đức Maria ắt hẳn luôn chấp nhận nhiều thử thách:

+ đi đường dài xa xôi, mệt mỏi vì cưu mang Chúa Hài Nhi trong bụng.
+ thời tiết khí hậu thay đổi thất thường, cảm nóng cúm lạnh dễ xảy ra.
+ ở lại với bà Isave mất 3 tháng, phục vụ giúp đỡ người chị lắm việc cần làm.
Để vượt qua những thách đố ấy, chắc chắn Đức Mẹ phải Hy Sinh, Cho Đi, và Sống
Yêu Thương thật nhiều.
- Mẹ mang theo hành trang HY SINH để xây dựng tình người thân thiết.
- Mẹ sẵn sàng BIẾT CHO ĐI để kín múc được tình hiệp thông gắn bó họ hàng.
- Mẹ luôn SỐNG YÊU THƯƠNG để thăng hoa lòng tin tưởng qúy mến nhau
vốn sẵn có trong hai chị em.
2. Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa giáng trần, đã từ Trời đến viếng thăm nhân loại:

+ Ngài hy sinh chấp nhận sinh ra trong hang bò lừa hôi hám, trong gió rét giá
lạnh đêm Đông.
+ Ngài yêu thương nhân loại đến nỗi từ bỏ trời cao vui nhận giáng trần, đã nhập
thể làm người và cư ngụ hiện diện giữa con người.
+ Ngài đã biết cho đi mọi đau đớn khổ nhục, chịu đựng cực hình, sẵn sàng tự
hiến tế chính mình trên thập giá, làm của lễ đền tội thay cho con người.
3. Là Kitô hữu, trong chu kỳ một năm sinh hoạt, ít nhất ta hãy dành chút thời gian nào
đó để thăm viếng, quan tâm nâng đỡ lẫn nhau.

+ một kỳ nghỉ phép vacation bay đến nơi này nơi nọ…nghỉ ngơi, thư giãn.
+ một vài cú phone liên hệ với những bạn bè thân thuộc hiếm khi gặp gỡ.
+ một vài chữ tâm tình Email như một cơ hội nhớ đến nhau, biết nhau hơn.
+ một lời mời dự tiệc: Anniversary, Chúc Mừng thành đạt, Birthday, Tân Gia,
tạ ơn Linh Mục, Khấn Dòng…
Nói chung, ta phải can đảm Hy Sinh, Biết Mở Rộng Cho Nhau Tình Yêu Thương với
mọi người chung quanh: đó là phương thức nối kết tình người mà tiền bạc bao nhiêu cũng không mua sắm đưọc.

D. Lời Nguyện kết thúc.

Lạy Chúa! Chúa sắp đến thăm con trong Đêm Giáng Sinh.
Xin giúp con nuôi dưỡng lòng hiếu khách, biết đón nhận món quà Bình An của Chúa,
luôn sẵn sàng San Sẻ, Cho Đi, Lan Toả Tình Yêu Thương Chúa cho muôn người. AMEN.

Rev. Dominic Dieu Tran, SDD.