Dan Lee
12-26-2009, 11:10 PM
BA NHÂN ĐỨC ĐỂ TẠO DỰNG VÀ GÌN GIỮ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
Bạn nghĩ gì và nghĩ sao khi nghe nói đến gia đình Thánh Gia vậy? Riêng cá nhân tôi, mỗi lần nghe đến Gia Đình Thánh Gia, thì tôi liền liên tưởng ngay đến những sự nhỏ bé, mộc mạc, đơn sơ, nghèo khó và tầm thường. Thật vậy!
Làng Na-da-rét, nơi gia đình Thánh Gia định cư, chẳng có gì là đặc biệt cả, cho nên ông Na-tha-na-en mới nói: ]“Từ Na-da-rét, làm sao có cái gì hay được?”(Ga 1:46).
Thánh Giuse là một con người bình dân, âm thầm và lặng lẽ, cho nên Phúc Âm chỉ nhắc đến tên của ngài vỏn vẹn chỉ có 16 lần.
Thánh Giuse làm nghề thợ mộc, vừa vất vả, vừa khó khọc, chỉ vừa đủ ăn mà thôi, cho nên khi Chúa Giêsu đi rao giảng, Chúa Giêsu chẳng có gì đem theo cả: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu" (Mt 8:20)!
Giả như bạn và tôi phải sống trong một ngôi làng nhỏ bé, tầm thường, và có cha mẹ là những người chất phác, âm thầm, tầm thường, và sống trong một hoàn hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn như Thánh Gia Thất khi xưa, thì liệu gia đình của chúng mình có được sự bình an và sống trong hạnh phúc được không vậy? Khó lắm! Cứ sự thường mà nói, nghèo thường đi liền với khổ, cho nên người ta mới hay nói nghèo khổ là vậy!
Thế nhưng nói như vậy không có nghĩa là hễ ai sống trong sung túc, sống trong lụa là nhung lượt, ăn uống no đủ, tiền dư bạc thừa … thì người ấy sẽ có hạnh phúc và bình an, không dám đâu! Bạn đọc báo, xem TV, đọc trên internet và nhìn những người nổi tiếng là giàu có, là đại gia, là trọc phú … thử đi rồi bạn sẽ thấy, hạnh phúc và bình an là hai món hàng xa sỉ mà họ đang tìm kiếm mà vẫn chưa tìm được đấy!
Như vậy thì làm thế nào để các gia đình tìm được sự hạnh phúc, bình an và ấm êm đây? Mời bạn cùng với tôi điểm qua ba nhân đức, mà tôi tin rằng, nhờ ba nhân đức này mà Thánh Gia Thất mới có thể kiến tạo, xây dựng, bảo vệ và gìn giữ hạnh phúc cũng như bình an được:
Thứ nhất là sống an phận. Tại sao lại an phận? Xin thưa là bởi vì thánh Mát-thêu ghi lại rằng thánh Giuse xuất thân từ một dòng tộc vua chúa, ngài là một người quý phái, là hậu duệ của vua Đa-vít chứ không phải là người xuất thân trong một dòng họ tầm thường (Mt 1:1-17). Một người xuất thân từ dòng dõi quý phái mà lại vui vẻ làm thợ mộc, cầm búa, cầm cưa, dùi, đục, khoan, thước … chấp nhận đổ mồ hôi, sôi nước mắt để kiếm cơm như vậy thì không phải là người biết an phận hay sao? Sống an phận với hoàn cảnh hiện tại chính là bí quyết mà thánh Giuse dùng để tạo nên và gìn giữ hạnh phúc gia đình của ngài.
Thứ hai là nhờ vào sự vâng phục. Phúc Âm ghi lại những sự kiện cho chúng ta thấy cả ba Đấng: thánh Giuse, Mẹ Maria và Hài Nhi Giêsu đều là những tấm gương sáng chói về đức vâng phục.
Thánh Giuse đã vâng theo những kế hoạch của Thiên Chúa an bài, không thắc mắc, không than phiền, không phản đối. "Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về … [Hãy trỗi] dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập …” (Mt 1:20-21; 2:13).
Mẹ Maria đã tuân theo thánh ý của Thiên Chúa hơn là ý riêng của Mẹ: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói" (Lc 1:38).
Chúa Giêsu đã vâng phục cha mẹ của Ngài. Sau khi cha mẹ tìm được Ngài ở trong đền thờ, thì Ngài đã trở về Na-da-rét và hằng vâng phục [thánh Giuse và Mẹ Maria] (Lc 2:46).
Thứ ba là nhờ vào sự thinh lặng (tức là NÓI ÍT đó mờ!). Khi phát hiện ra con trẻ bị thất lạc, hai ông bà không la ó, không chửi nhau, cũng không đổ lỗi cho nhau nhưng các ngài đã chia nhau đi tìm kiếm giữa đám bà con và người quen thuộc (Lc 2:44). Rồi khi tìm được con trẻ, thánh Giuse chẳng nói, cũng chẳng phiền trách hay càm ràm la ó. Còn Mẹ Maria, khi thấy các mục đồng đến thờ lạy và hát mừng, khi chứng kiến cảnh các nhà chiêm tinh lặn lội từ phương xa đến quỳ gối bái lạy, và khi nghe những lời tuyên sấm của ông Simeon về những gian nan khốn khó và đau khổ mà mình phải chịu đựng … Mẹ Maria không nói, không than, không phiền, chẳng trách … nhưng chỉ âm thầm ghi nhớ tất cả những điều ấy và suy niệm trong lòng (Lc 2:19, 51).
Bạn thân mến, bạn có tin là nếu mỗi gia đình, bất luận là giàu hay nghèo, trong đó vợ chồng, cha mẹ, con cái chịu khó noi gương bắt chước thánh Giuse, Mẹ Maria và Hài Nhi Giêsu thực hành ba nhân đức AN PHẬN, VÂNG PHỤC & NÓI ÍT, thì gia đình ấy sẽ sống trong hạnh phúc, bình an và sẽ êm ấm thuận hòa không? Nếu bạn tin như vậy, thì tôi xin có một vài đề nghị nho nhỏ sau đây:
Chồng, vợ, con cái hãy noi gương bắt chước thánh Giuse, biết thích ứng với hoàn cảnh chứ đừng nuối tiếc quá khứ, đừng nhớ những dĩ vãng những thời vàng son đã qua. Quá khứ đã qua, không ai níu kéo lại được, một phút, một giờ trước đây đã trôi vào dĩ vãng rồi, huống hồ chi là mấy chục năm về trước? Nuối tiếc làm chi cho thêm đau thêm khổ? Chuyện gì đã qua hãy cho nó trôi vào dĩ vãng, đừng nuối tiếc, đừng xuýt xoa và đừng bao giờ nói “Giá mà hồi đó …”
Hãy bằng lòng với những gì mình đang có: nhà cửa, công việc làm, xe cộ, vợ, chồng, con cái … hãy sống an phận, đừng có cái kiểu đứng núi này trông núi nọ, đừng so sánh, cũng đừng bì tị, hoặc ghen tuông với … hàng xóm láng giềng … thuyền to thì sóng lớn, báu bở gì mà cứ mơ với ước của người ta làm chi dzậy?
Con cái trong gia đình hãy vâng phục bố mẹ bởi vì các ngài là những người đại diện cho Chúa để chăm sóc, lo lắng và giáo dục mình. Đừng phản đối, đừng chống báng, đừng hỗn hào, và đừng tỏ ra mình khôn ngoan và tài giỏi hơn cha mẹ. Khi vợ tuân phục chồng, khi chồng kính trọng vợ, khi con cái vâng lời và làm theo những sự dạy dỗ của cha mẹ, thì gia đình đó chắc chắn sẽ có hạnh phúc!
Khi đối diện với những thử thách, đau khổ, bất hạnh, tai nạn, bệnh tật, bất hòa … hãy tập giữ thinh lặng, đừng nói gì và cũng đừng làm gì cả. Đừng trách, đừng móc, cũng đừng đổ lỗi cho nhau và chớ nên có cái kiểu giận cá chém thớt, hay quăng mèo ném chó, bạ đâu phang đó … Có khi nào bạn giăng buồm ra khơi khi bão tố nổi lên không? Nếu có thì bạn là người ngu dại và… điên đấy chứ không phải người khôn ngoan và bình thường đâu! Khi nóng giận, khi bất bình, khi gặp những thử thách đau khổ, mà bạn còn mở miệng ra nói, còn la, còn hét … thì bảo đảm, con thuyền gia đình của bạn sẽ lật úp ngay cho mà coi, chớ có dại!
Và cuối cùng, ngoài ba nhân đức AN PHẬN, VÂNG PHỤC & NÓI ÍT ra, muốn cho gia đình của bạn được nên giống như gia đình Thánh Gia, thì bạn hãy ghi nhớ, là bạn cần phải có Chúa Giêsu ở với bạn, bởi vì Chúa Giêsu chính là Thiên Chúa và Thiên Chúa là Tình Yêu (1 Ga 4:8). Và nếu muốn có Chúa Giêsu ở trong bạn thì bạn hãy chịu khó xưng tội, tham dự thánh lễ và rước lễ bởi vì Chúa Giêsu đã hứa rằng: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6:56).
Xin Chúa qua lời chuyển cầu của Thánh Gia Thất, chúc lành và giúp cho mọi người trong gia đình bạn nhận ra giá trị của ba nhân đức an phận, vâng phục và nói ít, để nhờ vậy gia đình của bạn sẽ sống hạnh phúc y như gia đình Thánh Gia vậy. Amen![/COLOR]
Lm. Ansgar Phạm Tĩnh, SDD
Bạn nghĩ gì và nghĩ sao khi nghe nói đến gia đình Thánh Gia vậy? Riêng cá nhân tôi, mỗi lần nghe đến Gia Đình Thánh Gia, thì tôi liền liên tưởng ngay đến những sự nhỏ bé, mộc mạc, đơn sơ, nghèo khó và tầm thường. Thật vậy!
Làng Na-da-rét, nơi gia đình Thánh Gia định cư, chẳng có gì là đặc biệt cả, cho nên ông Na-tha-na-en mới nói: ]“Từ Na-da-rét, làm sao có cái gì hay được?”(Ga 1:46).
Thánh Giuse là một con người bình dân, âm thầm và lặng lẽ, cho nên Phúc Âm chỉ nhắc đến tên của ngài vỏn vẹn chỉ có 16 lần.
Thánh Giuse làm nghề thợ mộc, vừa vất vả, vừa khó khọc, chỉ vừa đủ ăn mà thôi, cho nên khi Chúa Giêsu đi rao giảng, Chúa Giêsu chẳng có gì đem theo cả: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu" (Mt 8:20)!
Giả như bạn và tôi phải sống trong một ngôi làng nhỏ bé, tầm thường, và có cha mẹ là những người chất phác, âm thầm, tầm thường, và sống trong một hoàn hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn như Thánh Gia Thất khi xưa, thì liệu gia đình của chúng mình có được sự bình an và sống trong hạnh phúc được không vậy? Khó lắm! Cứ sự thường mà nói, nghèo thường đi liền với khổ, cho nên người ta mới hay nói nghèo khổ là vậy!
Thế nhưng nói như vậy không có nghĩa là hễ ai sống trong sung túc, sống trong lụa là nhung lượt, ăn uống no đủ, tiền dư bạc thừa … thì người ấy sẽ có hạnh phúc và bình an, không dám đâu! Bạn đọc báo, xem TV, đọc trên internet và nhìn những người nổi tiếng là giàu có, là đại gia, là trọc phú … thử đi rồi bạn sẽ thấy, hạnh phúc và bình an là hai món hàng xa sỉ mà họ đang tìm kiếm mà vẫn chưa tìm được đấy!
Như vậy thì làm thế nào để các gia đình tìm được sự hạnh phúc, bình an và ấm êm đây? Mời bạn cùng với tôi điểm qua ba nhân đức, mà tôi tin rằng, nhờ ba nhân đức này mà Thánh Gia Thất mới có thể kiến tạo, xây dựng, bảo vệ và gìn giữ hạnh phúc cũng như bình an được:
Thứ nhất là sống an phận. Tại sao lại an phận? Xin thưa là bởi vì thánh Mát-thêu ghi lại rằng thánh Giuse xuất thân từ một dòng tộc vua chúa, ngài là một người quý phái, là hậu duệ của vua Đa-vít chứ không phải là người xuất thân trong một dòng họ tầm thường (Mt 1:1-17). Một người xuất thân từ dòng dõi quý phái mà lại vui vẻ làm thợ mộc, cầm búa, cầm cưa, dùi, đục, khoan, thước … chấp nhận đổ mồ hôi, sôi nước mắt để kiếm cơm như vậy thì không phải là người biết an phận hay sao? Sống an phận với hoàn cảnh hiện tại chính là bí quyết mà thánh Giuse dùng để tạo nên và gìn giữ hạnh phúc gia đình của ngài.
Thứ hai là nhờ vào sự vâng phục. Phúc Âm ghi lại những sự kiện cho chúng ta thấy cả ba Đấng: thánh Giuse, Mẹ Maria và Hài Nhi Giêsu đều là những tấm gương sáng chói về đức vâng phục.
Thánh Giuse đã vâng theo những kế hoạch của Thiên Chúa an bài, không thắc mắc, không than phiền, không phản đối. "Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về … [Hãy trỗi] dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập …” (Mt 1:20-21; 2:13).
Mẹ Maria đã tuân theo thánh ý của Thiên Chúa hơn là ý riêng của Mẹ: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói" (Lc 1:38).
Chúa Giêsu đã vâng phục cha mẹ của Ngài. Sau khi cha mẹ tìm được Ngài ở trong đền thờ, thì Ngài đã trở về Na-da-rét và hằng vâng phục [thánh Giuse và Mẹ Maria] (Lc 2:46).
Thứ ba là nhờ vào sự thinh lặng (tức là NÓI ÍT đó mờ!). Khi phát hiện ra con trẻ bị thất lạc, hai ông bà không la ó, không chửi nhau, cũng không đổ lỗi cho nhau nhưng các ngài đã chia nhau đi tìm kiếm giữa đám bà con và người quen thuộc (Lc 2:44). Rồi khi tìm được con trẻ, thánh Giuse chẳng nói, cũng chẳng phiền trách hay càm ràm la ó. Còn Mẹ Maria, khi thấy các mục đồng đến thờ lạy và hát mừng, khi chứng kiến cảnh các nhà chiêm tinh lặn lội từ phương xa đến quỳ gối bái lạy, và khi nghe những lời tuyên sấm của ông Simeon về những gian nan khốn khó và đau khổ mà mình phải chịu đựng … Mẹ Maria không nói, không than, không phiền, chẳng trách … nhưng chỉ âm thầm ghi nhớ tất cả những điều ấy và suy niệm trong lòng (Lc 2:19, 51).
Bạn thân mến, bạn có tin là nếu mỗi gia đình, bất luận là giàu hay nghèo, trong đó vợ chồng, cha mẹ, con cái chịu khó noi gương bắt chước thánh Giuse, Mẹ Maria và Hài Nhi Giêsu thực hành ba nhân đức AN PHẬN, VÂNG PHỤC & NÓI ÍT, thì gia đình ấy sẽ sống trong hạnh phúc, bình an và sẽ êm ấm thuận hòa không? Nếu bạn tin như vậy, thì tôi xin có một vài đề nghị nho nhỏ sau đây:
Chồng, vợ, con cái hãy noi gương bắt chước thánh Giuse, biết thích ứng với hoàn cảnh chứ đừng nuối tiếc quá khứ, đừng nhớ những dĩ vãng những thời vàng son đã qua. Quá khứ đã qua, không ai níu kéo lại được, một phút, một giờ trước đây đã trôi vào dĩ vãng rồi, huống hồ chi là mấy chục năm về trước? Nuối tiếc làm chi cho thêm đau thêm khổ? Chuyện gì đã qua hãy cho nó trôi vào dĩ vãng, đừng nuối tiếc, đừng xuýt xoa và đừng bao giờ nói “Giá mà hồi đó …”
Hãy bằng lòng với những gì mình đang có: nhà cửa, công việc làm, xe cộ, vợ, chồng, con cái … hãy sống an phận, đừng có cái kiểu đứng núi này trông núi nọ, đừng so sánh, cũng đừng bì tị, hoặc ghen tuông với … hàng xóm láng giềng … thuyền to thì sóng lớn, báu bở gì mà cứ mơ với ước của người ta làm chi dzậy?
Con cái trong gia đình hãy vâng phục bố mẹ bởi vì các ngài là những người đại diện cho Chúa để chăm sóc, lo lắng và giáo dục mình. Đừng phản đối, đừng chống báng, đừng hỗn hào, và đừng tỏ ra mình khôn ngoan và tài giỏi hơn cha mẹ. Khi vợ tuân phục chồng, khi chồng kính trọng vợ, khi con cái vâng lời và làm theo những sự dạy dỗ của cha mẹ, thì gia đình đó chắc chắn sẽ có hạnh phúc!
Khi đối diện với những thử thách, đau khổ, bất hạnh, tai nạn, bệnh tật, bất hòa … hãy tập giữ thinh lặng, đừng nói gì và cũng đừng làm gì cả. Đừng trách, đừng móc, cũng đừng đổ lỗi cho nhau và chớ nên có cái kiểu giận cá chém thớt, hay quăng mèo ném chó, bạ đâu phang đó … Có khi nào bạn giăng buồm ra khơi khi bão tố nổi lên không? Nếu có thì bạn là người ngu dại và… điên đấy chứ không phải người khôn ngoan và bình thường đâu! Khi nóng giận, khi bất bình, khi gặp những thử thách đau khổ, mà bạn còn mở miệng ra nói, còn la, còn hét … thì bảo đảm, con thuyền gia đình của bạn sẽ lật úp ngay cho mà coi, chớ có dại!
Và cuối cùng, ngoài ba nhân đức AN PHẬN, VÂNG PHỤC & NÓI ÍT ra, muốn cho gia đình của bạn được nên giống như gia đình Thánh Gia, thì bạn hãy ghi nhớ, là bạn cần phải có Chúa Giêsu ở với bạn, bởi vì Chúa Giêsu chính là Thiên Chúa và Thiên Chúa là Tình Yêu (1 Ga 4:8). Và nếu muốn có Chúa Giêsu ở trong bạn thì bạn hãy chịu khó xưng tội, tham dự thánh lễ và rước lễ bởi vì Chúa Giêsu đã hứa rằng: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6:56).
Xin Chúa qua lời chuyển cầu của Thánh Gia Thất, chúc lành và giúp cho mọi người trong gia đình bạn nhận ra giá trị của ba nhân đức an phận, vâng phục và nói ít, để nhờ vậy gia đình của bạn sẽ sống hạnh phúc y như gia đình Thánh Gia vậy. Amen![/COLOR]
Lm. Ansgar Phạm Tĩnh, SDD