Dan Lee
12-26-2009, 11:33 PM
Suy Niệm Phúc Âm Chúa Nhật Lễ Thánh Gia C
THÁNH GIA NAZARETH : GIA ĐÌNH THÁNH
============================ Lc 2:41-52
Gia Đình là nền tảng cûa xã hội. Một gia đình có nền giáo dục các thành viên tốt, thì xã hội së được an ninh, xóm làng luôn trật tự, hạnh phúc. Các nhà tâm lý thường so sánh: đứa trẻ có đầy đủ cha mẹ chăm sóc, quan tâm lo lắng... dễ nên người lễ độ, nhân cách và ngược lại: trẻ sinh ra đã mồ côi cả cha lẫn mẹ, không người giáo dục thường xuyên, bị hụt hẩng mất thăng bằng tình cảm, dễ thành kẻ cọc cằn, thô lỗ, ưa hung bạo, bất mãn cuộc đời.
Thánh Gia Nazareth có thể nói là một gia đình thánh thiện, một Giáo Hội tại gia gương mẫu, vì:
+ có Giuse là người cha cần cù, siêng năng làm việc, quan tâm chăm sóc cuộc sống gia đình.
+ có Maria là người cần mẫn khéo thu xếp việc nhà, việc bếp, việc con, việc cái...
+ có Giêsu là người con hiếu thảo, ngoan hiền, luôn vâng nghe và phụ giúp việc chung cha mẹ.
A. Gia Đình Thánh: lắng nghe, đón nhận và thực thi Thánh Ý Chúa.
Người xưa có câu: “Nước có quốc pháp, nhà có gia quy”. Một xã hội mà luật pháp quốc gia được tôn trọng, xử trị công minh; luật lệ gia đình được thực thi đúng mực, nghiêm chỉnh....xã hội ấy chắc chắn luôn vững bền, ổn định.
1. Hoa Kỳ xưa nay vốn được xem là một quốc gia văn minh, tiến bộ nhất thế giới vì trong sinh
hoạt chính trị: quyền dân chủ của người dân được tôn trọng, Hiến Pháp Quốc Gia được thực thi
đúng đắn, Luật Pháp được áp dụng bình đẳng cho mọi người.
+ Việc đóng thuế hàng năm luôn nghiêm nhặt: nếu bị khám phá trốn thuế, Chính Phủ sẽ phạt
nặng tối đa gấp nhiều lần.
+ Luật giao thông áp dụng kỷ lưỡng: kẻ vi phạm không thể nào biện minh, thoái thác được.
+ Năm 1974, Tổng Thống Richard Nixon phải từ chức vì phạm tội nghe lén vụ Watergate.
Năm 1998, Tổng Thống Bill Clinton suýt bị sa thải khỏi chức vụ vì dối trá trong vấn đề
tình cảm lem nhem với cô thư ký Monica Lewinsky.
2. Ông bà Chân Phước Louis và Marie-Zélie Martin, Song Thân thánh nữ Têrêsa Hài Đồng là
những nhà mô phạm nổi tiếng cho các gia đình Công Giáo.
+ Gia đình Martin luôn đặt Chúa làm chủ gia đình họ.
+ Quy luật gia đình: luôn kinh nguyện cùng nhau sớm tối, lễ dâng đầy đủ, cha mẹ giáo dục
con bằng gương sáng, viếng Mình Thánh Chúa mỗi khi chiều về.
+ Các con ước ao dâng mình cho Chúa: bố mẹ tôn trọng khát vọng con cái.
Nhìn vào Thánh Gia Nazareth, ta cũng thấy đó là một gia đình đạo đức, có gia quy áp dụng rõ
ràng, trong đó Thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Giêsu đều tôn trọng “mẫu số chung”: Sống Theo Ý
Thiên Chúa, Thực Thi Thánh Ý Chúa là trên hết.
1. Thánh Giuse: + vâng lời Sứ Thần, nhận Maria về nhà,, không nuôi ý định lià bỏ nàng nữa
(Mt 1:18-24).
+ vâng theo ý Chúa, đem Giêsu và Mẹ Người trốn sang Ai Cập (Mt 2:13-18).
+ vâng giữ luật Chúa, sẵn sàng dâng Con Trẻ vào đền thánh ( Lc 2:41-52).
+ tuân lệnh Sứ Thần, trở lại Bêlem khi Hêrôđê đã băng hà (Mt 2:19-23).
2. Đức Mẹ Maria: + dâng mình trong đền thờ từ thuở bé: thuộc về Chúa hoàn toàn.
+ xin vâng lời Sứ Thần truyền tin, ưng thuận chương trình Chúa muốn
( Lc 1:26-38).
+ vâng theo ý Chúa Giêsu truyền dạy: Người bảo gì, hãy làm theo
( Ga 2:1-11).
+ vâng theo lời trối của Chúa Giêsu trên thập giá: nhận Gioan làm con
( Ga 19:25-27).
3. Chúa Giêsu: + vâng theo Ý Chúa Cha, xuống thế làm người để cứu độ nhân loại.
+ luôn xem Ý Chúa Cha là chủ yếu: “Của ăn Ta là làm theo ý Đấng đã sai Ta”
( Ga 4:34).
+ dạy các Tông Đồ cầu nguyện: xin cho Nước Cha trị đến, Ý Cha được thể
hiện ( Mt 6:7-15).
+ dù hãi sợ nhưng vẫn sẵn sàng uống chén đắng, nguyện theo Ý Cha mà thôi
( Lc 22:42).
Cả ba Đấng trong Gia Đình Nazareth đều vâng theo Ý Thiên Chúa cách vui vẻ, không phàn nàn,
so đo tính toán. Họ thực sự là một Gia Đình Thánh vì đã biết dùng cuộc sống gia đình để nên thánh: lắng nghe, đón nhận và làm theo Ý Chúa trong cuộc đời.
B. Gia Đình Thánh: vui nhận khổ đau và giải quyết mọi sự theo Thánh Ý Chúa.
Bên cạnh việc lắng nghe và thực thi Ý Chúa, Thánh Gia Nazareth còn nhận thức và giải quyết
mọi sự kiện theo Thánh Ý Ngài.
1. Chấp nhận thử thách cuộc sống: Gia đình Nazareth đã trải qua nhiều gian nan khốn khó:
+ Nghèo: sinh con trong giá rét, không chăn ấm nệm êm, không nơi trọ bảo đảm.
+ Mất an ninh: bồng bế con thơ chạy tản cư tỵ nạn, trốn tránh kẻ làm hại mình.
+ Bơ vơ: bôn ba nơi xứ người (Ai Cập), không xưởng thợ, mù mịt tương lai.
+ Lạc loài: người con yêu lạc mất trong đoàn hành hương, cha mẹ lặn lội kiếm
tìm khắp nơi với bao nỗi băn khoăn lo lắng.
3. Giải toả mọi sự trong Thánh Ý: Giữa mọi tình huống, gia đình Nazareth luôn tìm gặp Chúa:
+ Sự kiện Maria mang thai bởi quyền năng Chúa Thánh Thần: dù hoài nghi trăn
trở, Giuse vẫn không xử sự theo thói đời tìm cách tố cáo nàng, nhưng cố gắng
suy nghĩ theo ý Chúa.
+ Biết rằng con trẻ Giêsu làm mệt mình khi phải tìm kiếm suốt 3 ngày dài, Giuse
và Maria cũng nhận thức sứ vụ cao qúy mà Con mình phải làm.
C. Gia Đình Việt Nam hải ngoại: sống Thánh giữa đời.
Rời bỏ quê hương đất Mẹ, sống du cư nơi xứ người, gia đình Việt Nam hôm nay cũng không
thiếu những cay đắng trăm chiều:
+ Đạo Lý: con cái thờ ơ sống đạo, quen thói ăn chơi, coi thường luân lý văn hoá.
+ Kinh Tế: cha mẹ phải làm việc tối đa, ổn định chi tiêu chung, ít để ý con cái.
+ Tình cảm: đồng tiền chi phối, vợ chồng con cái ít có thời gian gần gũi thường
xuyên, tình cảm phai nhạt, sự gắn bó thân thương giảm dần.
Trước những thực trạng đau buồn, đáng lo sợ như thế; thiết tưởng mỗi gia đình biết dành thời
gian nhìn lại: tìm đến Chúa và tìm gặp nhau nhiều hơn.
+ Đạo Lý: khuyến khích con tham gia sinh hoạt giáo xứ ( vào đoàn thể Công Giáo
Tiến Hành), tạo cho con biết hoà mình vào việc công đồng ( học Việt ngữ,
dự thi đua văn hoá truyền thống..), trẻ sẽ không mất gốc đức tin và tiếng
Việt mến yêu.
+ Kinh Tế: đặt Chúa làm trọng tâm, lấy con cái làm trọng điểm, cha mẹ làm việc
thế nào, giúp gia đình có nhiều thời giờ sinh hoạt chung vui vẻ đầy đủ.
+ Tình cảm: mỗi người liên kết, hiệp thông nhau trong cách sống Đạo, trong sự
biểu lộ niềm tin giữa gia đình với nhau, tạo phút giây đồng cảm thân thương.
Tóm lại, gia đình là một mái nhà chung, trong đó mọi phần tử liên đới nối kết nhau, cùng hít
thở bầu khí trong lành tươi mát của tình yêu thương ruột thịt, của di sản đức Tin truyền thống.
+ Đức Cố Giáo Hoàng Gioan XXIII đã xác nhận: “Không một trường nào dạy dỗ
con nên người bằng thời gian con ngồi trên chân bố mẹ”.
+ Đức Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn văn Thuận còn nhấn mạnh thêm: “Không có
vị giám đốc, nhà giáo dục nào tài ba bằng vai trò cha mẹ đứa trẻ”.
D. Lời Nguyện kết thúc:
Lạy Chúa Giêsu!
Chúa đã nhập thể làm người và cư ngụ giữa chúng con.
Chúa đã sống trong bầu khí thánh thiện tốt lành của gia đình Nazareth.
Xin nâng đỡ và gìn giữ mỗi gia đình chúng con nên giống như Thánh Gia Thất xưa. Amen”
Re. Dieu Tran, SDD
THÁNH GIA NAZARETH : GIA ĐÌNH THÁNH
============================ Lc 2:41-52
Gia Đình là nền tảng cûa xã hội. Một gia đình có nền giáo dục các thành viên tốt, thì xã hội së được an ninh, xóm làng luôn trật tự, hạnh phúc. Các nhà tâm lý thường so sánh: đứa trẻ có đầy đủ cha mẹ chăm sóc, quan tâm lo lắng... dễ nên người lễ độ, nhân cách và ngược lại: trẻ sinh ra đã mồ côi cả cha lẫn mẹ, không người giáo dục thường xuyên, bị hụt hẩng mất thăng bằng tình cảm, dễ thành kẻ cọc cằn, thô lỗ, ưa hung bạo, bất mãn cuộc đời.
Thánh Gia Nazareth có thể nói là một gia đình thánh thiện, một Giáo Hội tại gia gương mẫu, vì:
+ có Giuse là người cha cần cù, siêng năng làm việc, quan tâm chăm sóc cuộc sống gia đình.
+ có Maria là người cần mẫn khéo thu xếp việc nhà, việc bếp, việc con, việc cái...
+ có Giêsu là người con hiếu thảo, ngoan hiền, luôn vâng nghe và phụ giúp việc chung cha mẹ.
A. Gia Đình Thánh: lắng nghe, đón nhận và thực thi Thánh Ý Chúa.
Người xưa có câu: “Nước có quốc pháp, nhà có gia quy”. Một xã hội mà luật pháp quốc gia được tôn trọng, xử trị công minh; luật lệ gia đình được thực thi đúng mực, nghiêm chỉnh....xã hội ấy chắc chắn luôn vững bền, ổn định.
1. Hoa Kỳ xưa nay vốn được xem là một quốc gia văn minh, tiến bộ nhất thế giới vì trong sinh
hoạt chính trị: quyền dân chủ của người dân được tôn trọng, Hiến Pháp Quốc Gia được thực thi
đúng đắn, Luật Pháp được áp dụng bình đẳng cho mọi người.
+ Việc đóng thuế hàng năm luôn nghiêm nhặt: nếu bị khám phá trốn thuế, Chính Phủ sẽ phạt
nặng tối đa gấp nhiều lần.
+ Luật giao thông áp dụng kỷ lưỡng: kẻ vi phạm không thể nào biện minh, thoái thác được.
+ Năm 1974, Tổng Thống Richard Nixon phải từ chức vì phạm tội nghe lén vụ Watergate.
Năm 1998, Tổng Thống Bill Clinton suýt bị sa thải khỏi chức vụ vì dối trá trong vấn đề
tình cảm lem nhem với cô thư ký Monica Lewinsky.
2. Ông bà Chân Phước Louis và Marie-Zélie Martin, Song Thân thánh nữ Têrêsa Hài Đồng là
những nhà mô phạm nổi tiếng cho các gia đình Công Giáo.
+ Gia đình Martin luôn đặt Chúa làm chủ gia đình họ.
+ Quy luật gia đình: luôn kinh nguyện cùng nhau sớm tối, lễ dâng đầy đủ, cha mẹ giáo dục
con bằng gương sáng, viếng Mình Thánh Chúa mỗi khi chiều về.
+ Các con ước ao dâng mình cho Chúa: bố mẹ tôn trọng khát vọng con cái.
Nhìn vào Thánh Gia Nazareth, ta cũng thấy đó là một gia đình đạo đức, có gia quy áp dụng rõ
ràng, trong đó Thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Giêsu đều tôn trọng “mẫu số chung”: Sống Theo Ý
Thiên Chúa, Thực Thi Thánh Ý Chúa là trên hết.
1. Thánh Giuse: + vâng lời Sứ Thần, nhận Maria về nhà,, không nuôi ý định lià bỏ nàng nữa
(Mt 1:18-24).
+ vâng theo ý Chúa, đem Giêsu và Mẹ Người trốn sang Ai Cập (Mt 2:13-18).
+ vâng giữ luật Chúa, sẵn sàng dâng Con Trẻ vào đền thánh ( Lc 2:41-52).
+ tuân lệnh Sứ Thần, trở lại Bêlem khi Hêrôđê đã băng hà (Mt 2:19-23).
2. Đức Mẹ Maria: + dâng mình trong đền thờ từ thuở bé: thuộc về Chúa hoàn toàn.
+ xin vâng lời Sứ Thần truyền tin, ưng thuận chương trình Chúa muốn
( Lc 1:26-38).
+ vâng theo ý Chúa Giêsu truyền dạy: Người bảo gì, hãy làm theo
( Ga 2:1-11).
+ vâng theo lời trối của Chúa Giêsu trên thập giá: nhận Gioan làm con
( Ga 19:25-27).
3. Chúa Giêsu: + vâng theo Ý Chúa Cha, xuống thế làm người để cứu độ nhân loại.
+ luôn xem Ý Chúa Cha là chủ yếu: “Của ăn Ta là làm theo ý Đấng đã sai Ta”
( Ga 4:34).
+ dạy các Tông Đồ cầu nguyện: xin cho Nước Cha trị đến, Ý Cha được thể
hiện ( Mt 6:7-15).
+ dù hãi sợ nhưng vẫn sẵn sàng uống chén đắng, nguyện theo Ý Cha mà thôi
( Lc 22:42).
Cả ba Đấng trong Gia Đình Nazareth đều vâng theo Ý Thiên Chúa cách vui vẻ, không phàn nàn,
so đo tính toán. Họ thực sự là một Gia Đình Thánh vì đã biết dùng cuộc sống gia đình để nên thánh: lắng nghe, đón nhận và làm theo Ý Chúa trong cuộc đời.
B. Gia Đình Thánh: vui nhận khổ đau và giải quyết mọi sự theo Thánh Ý Chúa.
Bên cạnh việc lắng nghe và thực thi Ý Chúa, Thánh Gia Nazareth còn nhận thức và giải quyết
mọi sự kiện theo Thánh Ý Ngài.
1. Chấp nhận thử thách cuộc sống: Gia đình Nazareth đã trải qua nhiều gian nan khốn khó:
+ Nghèo: sinh con trong giá rét, không chăn ấm nệm êm, không nơi trọ bảo đảm.
+ Mất an ninh: bồng bế con thơ chạy tản cư tỵ nạn, trốn tránh kẻ làm hại mình.
+ Bơ vơ: bôn ba nơi xứ người (Ai Cập), không xưởng thợ, mù mịt tương lai.
+ Lạc loài: người con yêu lạc mất trong đoàn hành hương, cha mẹ lặn lội kiếm
tìm khắp nơi với bao nỗi băn khoăn lo lắng.
3. Giải toả mọi sự trong Thánh Ý: Giữa mọi tình huống, gia đình Nazareth luôn tìm gặp Chúa:
+ Sự kiện Maria mang thai bởi quyền năng Chúa Thánh Thần: dù hoài nghi trăn
trở, Giuse vẫn không xử sự theo thói đời tìm cách tố cáo nàng, nhưng cố gắng
suy nghĩ theo ý Chúa.
+ Biết rằng con trẻ Giêsu làm mệt mình khi phải tìm kiếm suốt 3 ngày dài, Giuse
và Maria cũng nhận thức sứ vụ cao qúy mà Con mình phải làm.
C. Gia Đình Việt Nam hải ngoại: sống Thánh giữa đời.
Rời bỏ quê hương đất Mẹ, sống du cư nơi xứ người, gia đình Việt Nam hôm nay cũng không
thiếu những cay đắng trăm chiều:
+ Đạo Lý: con cái thờ ơ sống đạo, quen thói ăn chơi, coi thường luân lý văn hoá.
+ Kinh Tế: cha mẹ phải làm việc tối đa, ổn định chi tiêu chung, ít để ý con cái.
+ Tình cảm: đồng tiền chi phối, vợ chồng con cái ít có thời gian gần gũi thường
xuyên, tình cảm phai nhạt, sự gắn bó thân thương giảm dần.
Trước những thực trạng đau buồn, đáng lo sợ như thế; thiết tưởng mỗi gia đình biết dành thời
gian nhìn lại: tìm đến Chúa và tìm gặp nhau nhiều hơn.
+ Đạo Lý: khuyến khích con tham gia sinh hoạt giáo xứ ( vào đoàn thể Công Giáo
Tiến Hành), tạo cho con biết hoà mình vào việc công đồng ( học Việt ngữ,
dự thi đua văn hoá truyền thống..), trẻ sẽ không mất gốc đức tin và tiếng
Việt mến yêu.
+ Kinh Tế: đặt Chúa làm trọng tâm, lấy con cái làm trọng điểm, cha mẹ làm việc
thế nào, giúp gia đình có nhiều thời giờ sinh hoạt chung vui vẻ đầy đủ.
+ Tình cảm: mỗi người liên kết, hiệp thông nhau trong cách sống Đạo, trong sự
biểu lộ niềm tin giữa gia đình với nhau, tạo phút giây đồng cảm thân thương.
Tóm lại, gia đình là một mái nhà chung, trong đó mọi phần tử liên đới nối kết nhau, cùng hít
thở bầu khí trong lành tươi mát của tình yêu thương ruột thịt, của di sản đức Tin truyền thống.
+ Đức Cố Giáo Hoàng Gioan XXIII đã xác nhận: “Không một trường nào dạy dỗ
con nên người bằng thời gian con ngồi trên chân bố mẹ”.
+ Đức Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn văn Thuận còn nhấn mạnh thêm: “Không có
vị giám đốc, nhà giáo dục nào tài ba bằng vai trò cha mẹ đứa trẻ”.
D. Lời Nguyện kết thúc:
Lạy Chúa Giêsu!
Chúa đã nhập thể làm người và cư ngụ giữa chúng con.
Chúa đã sống trong bầu khí thánh thiện tốt lành của gia đình Nazareth.
Xin nâng đỡ và gìn giữ mỗi gia đình chúng con nên giống như Thánh Gia Thất xưa. Amen”
Re. Dieu Tran, SDD