Sông Xanh
01-05-2010, 03:02 PM
http://farm5.static.flickr.com/4041/4241123739_17d17efd68.jpg
Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ngồi thiền nơi chùa của Ngài tại Ấn Độ
Nào Ngũ nhãn Lục thông, nào thần thông diệu dụng, đấy chẳng phải là thành quả rốt ráo của việc tu hành. Nhớ kỹ! Từ sớm đến tối chớ nghĩ đến thần thông, đến khai ngộ, đó là những cục đá buộc chân người tu. - Hòa Thượng Tuyên Hóa
TU TẬP ĐỂ ĐẠT THẦN THÔNG THÌ KHÔNG PHẢI LÀ PHẬT GIÁO-
NGƯỜI NGOÀI PHẬT GIÁO CŨNG CÓ KHẢ NĂNG THẦN THÔNG -
TÌNH BÁO NGA VÀ MỸ MUỐN DÙNG THẦN THÔNG NHƯNG THẤT BẠI
Lời khuyên cho người muốn tu tập theo Phật giáo:
Theo nguyên tắc chung, tôi nghĩ rằng tôn giáo của cha mẹ mình là tôn giáo thích nghi nhất cho mỗi người. Vả lại thật cũng không tốt nếu chạy theo một tín ngưỡng nào đó rồi sau này lại từ bỏ.
Ngày nay, nhiều người rất quan tâm đến đời sống tinh thần mà đặc biệt nhất là Phật giáo, nhưng thường thì họ không suy xét cẩn thận để ý thức mình đang dấn thân vào một lãnh vực tinh thần có những đặc tính như thế nào. Trước hết phải tìm hiểu xem con đường mà ta chọn lựa có thực sự phù hợp với bản chất và ước vọng của ta hay không. Hãy tự xét xem mình có đủ khả năng để theo đuổi hay không và sẽ gặt hái được những gì tốt lành sau khi tu tập. Hãy nghiên cứu những lời giáo huấn căn bản trước đã. Trước khi bước vào Phật giáo, ta không thể nào biết hết được, tuy nhiên ta vẫn có thể thâu thập được một số hiểu biết khá đầy đủ về những gì chính yếu và tiếp theo đó nên suy nghĩ một cách nghiêm túc hơn. Sau cùng, khi đã xem xét cẩn thận thì ta mới nên quyết định và như vậy thì mới thật là trọn vẹn. Được như thế chẳng những ta có thể đi xa hơn và nếu muốn thì có thể phát nguyện và xuất gia hẳn.
Người ta có thể tìm thấy trong Phật giáo rất nhiều phương pháp thiền định. Các phương pháp ấy gồm có sự lý luận phân giải, tập trung phi khái niệm vào một vật thể duy nhất, lắng thật sâu vào nội tâm. Các đối tượng của thiền định có thể là hiện tượng vô thường, tính vô ngã, sự khổ đau, tình thương yêu, lòng từ bi và nhiều chủ đề khác nữa. Tuy nhiên, muốn tu tập một cách nghiêm túc thì cần phải có một vị thầy kinh nghiệm và đáng tin cậy để hướng dẫn.
Vị thầy giảng dạy cho ta sẽ giữ một vai trò thật then chốt. Vì thế cũng phải nhận xét xem vị ấy có chân chính hay không, có hội đủ những phẩm tính đúng như mong muốn hay không, còn về phần ta thì đã sẵn sàng và quyết định theo vị thầy ấy chưa.
Nói vắn tắt là ta hãy hết sức thận trọng. Không nên trở thành người Phật tử mà không nghĩ suy và không biết gì cả. Hãy cố tránh trường hợp theo Phật giáo chỉ vì cảm thấy thích rồi về sau mới biết là cách tu tập này hay cách tu tập kia không phù hợp với mình hoặc là mình không đủ sức để thực hiện.
Một số người khi nghe nói có một vị lạt-ma thuyết giảng ở đâu đó, liền đổ xô tới và đặt hết tin tưởng vào vị này mà chẳng cần tìm hiểu gì cả và cũng không hề tìm hiểu xem vị ấy có hội đủ những phẩm tính cần thiết hay không. Sau một thời gian, họ mới thấy vị thầy ấy mang nhiều khiếm khuyết. Nhiều người Mỹ đã đến đây tìm tôi và kể lại một số trường hợp như thế. Họ nghe nói có một vị lạt-ma gần nơi họ ở, tức thời họ đặt hết lòng tin vào vị này mặc dù nhưng chưa kịp tìm hiểu cặn kẽ. Họ tiếp nhận những lời giáo huấn và nhất là chịu lễ thụ pháp, nhưng một hôm thái độ của họ bỗng dưng thay đổi hẳn. Họ đùng đùng nổi giận và tuyên bố xem có ai muốn nghe chuyện tên lạt-ma ấy đã lạm dụng tình dục với các người bạn gái của họ hay không, thế là họ đã vơ đũa cả nắm để nghĩ sai lầm về Phật giáo. Những người ấy tự giao mình cho những vị lạt-ma thiếu khả năng và đã làm mất đi uy tín của những lời giáo huấn đích thực, rồi sau đó lại đổ trách nhiệm cho Đức Phật đã làm họ thất vọng. Việc ấy từ đâu mà ra ? Chính là thái độ của những người không được đúng đắn. Trước khi quyết định điều gì, phải tìm hiểu thật cẩn thận.
Quán xét một người thầy là bước quan trọng đầu tiên trên đường tu học, kinh sách đều có nói đến điều này. Nếu chọn một một vị thầy tinh thần mà không kịp nghĩ suy gì cả, đến khi những khiếm khuyết của vị ấy xuất hiện, lẽ tất nhiên là ta sẽ có cảm giác như bị giáng cho một tai họa. Dù sao, khi đã phát nguyện và tiếp nhận lễ thụ pháp thì tốt hơn đừng để cho những ý nghĩ không tốt phát sinh.
Bất cứ một con người nào cũng có những phẩm tính tốt và những khuyết điểm. Kinh sách nói rằng một vị thầy tinh thần phải hội đủ những phẩm tính cao hơn chúng ta, nhưng thật sự câu ấy có nghĩa là thế nào ? Ví dụ một người nào đó được thụ giáo trực tiếp bằng khẩu truyền, một phương pháp tu tập mà ngày nay đã trở nên rất hiếm hoi, thì dù cho người ấy không có những hiểu biết lớn lao nhưng trên phương diện truyền thụ thì họ đạt được một cái gì đó mà ta không có, và trong giới hạn của ý nghĩa ấy thì họ vẫn hơn ta.
Nếu ta liên hệ với một vị thầy không tốt và đã tiếp nhận từ vị này những lời giáo huấn của Đức Phật thì vị ấy vẫn xứng đáng để cho ta mang ơn. Nếu nhìn dưới góc cạnh đó và nếu như ta xem người thầy là một kẻ tầm thường, hoặc tệ hại hơn là bất thần ta khinh ghét vị ấy, thì thái độ của ta không được đúng đắn lắm. Ngay cả trường hợp ta có hối tiếc đi nữa thì vị ấy cũng từng là người hướng dẫn tinh thần cho ta, vì thế ta cũng nên tránh những thái độ quá cực đoan.
Nói như thế không có nghĩa là ta bắt buộc phải tiếp tục tiếp nhận sự giáo huấn của vị ấy. Ta hoàn toàn tự do tránh không gặp vị ấy nữa. Nói chung, khi ta đã tiếp nhận những lời giáo huấn của Đức Phật qua một người nào đó thì nếu có thể và tốt hơn hết là nên trau dồi lòng tin tưởng của ta nơi người ấy. Nếu không thực hiện được thì thôi, nhưng phải giữ thái độ dung hoà, không nghĩ tốt mà cũng không nghĩ xấu.
Còn một điều nữa là không nên nghĩ rằng khi tu tập Phật giáo là ta có thể bay bổng lên trời xanh, đi xuyên ngang được vật chất hay nhìn thấy được tương lai. Mục đích của việc tu tập Phật giáo là chủ động tâm thức của chính mình chứ không phải để đạt được những quyền năng kỳ diệu. Cũng có thể khi đã khắc phục được tâm thức thì dần dần từng chút, vài khả năng nào đó mà người ta gọi là « kỳ diệu » cũng có thể xảy ra, nhưng đấy chỉ những gì phụ thuộc. Nếu ta xem những thứ ấy là đối tượng chính của sự tu tập thì thật sự tôi không tin chút nào rằng đấy là sự tu tập Phật giáo. Những người ngoài Phật giáo cũng có những loại khả năng như thế. Hình như có một lúc KGB và cả CIA cũng chú ý đến những khả năng này (1). Vì vậy ta hãy nên giữ lấy sự thận trọng cho chính mình.
Ghi chú :
1- KGB và CIA là các cơ quan tình báo của Nga và Mỹ. Các cơ quan này đã từng nghiên cứu việc dùng thần giao cách cảm ứng dụng vào việc truyền tin và gián điệp, nhưng hình như đã thất bại (?).
www.thuvienhoasen.org/hoangphong-nhungloikhuyen-02.htm#V (http://www.thuvienhoasen.org/hoangphong-nhungloikhuyen-02.htm#V)
ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
NHỮNG LỜI KHUYÊN TÂM HUYẾT
Thực hiện với sự hợp tác của MATTHIEU RICARD
Chuyển ngữ từ tiếng Tây tạng sang tiếng Pháp: CHRISTIAN BRUYAT
Chuyển ngữ Pháp Việt: Hoang Phong - Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội 2009
Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ngồi thiền nơi chùa của Ngài tại Ấn Độ
Nào Ngũ nhãn Lục thông, nào thần thông diệu dụng, đấy chẳng phải là thành quả rốt ráo của việc tu hành. Nhớ kỹ! Từ sớm đến tối chớ nghĩ đến thần thông, đến khai ngộ, đó là những cục đá buộc chân người tu. - Hòa Thượng Tuyên Hóa
TU TẬP ĐỂ ĐẠT THẦN THÔNG THÌ KHÔNG PHẢI LÀ PHẬT GIÁO-
NGƯỜI NGOÀI PHẬT GIÁO CŨNG CÓ KHẢ NĂNG THẦN THÔNG -
TÌNH BÁO NGA VÀ MỸ MUỐN DÙNG THẦN THÔNG NHƯNG THẤT BẠI
Lời khuyên cho người muốn tu tập theo Phật giáo:
Theo nguyên tắc chung, tôi nghĩ rằng tôn giáo của cha mẹ mình là tôn giáo thích nghi nhất cho mỗi người. Vả lại thật cũng không tốt nếu chạy theo một tín ngưỡng nào đó rồi sau này lại từ bỏ.
Ngày nay, nhiều người rất quan tâm đến đời sống tinh thần mà đặc biệt nhất là Phật giáo, nhưng thường thì họ không suy xét cẩn thận để ý thức mình đang dấn thân vào một lãnh vực tinh thần có những đặc tính như thế nào. Trước hết phải tìm hiểu xem con đường mà ta chọn lựa có thực sự phù hợp với bản chất và ước vọng của ta hay không. Hãy tự xét xem mình có đủ khả năng để theo đuổi hay không và sẽ gặt hái được những gì tốt lành sau khi tu tập. Hãy nghiên cứu những lời giáo huấn căn bản trước đã. Trước khi bước vào Phật giáo, ta không thể nào biết hết được, tuy nhiên ta vẫn có thể thâu thập được một số hiểu biết khá đầy đủ về những gì chính yếu và tiếp theo đó nên suy nghĩ một cách nghiêm túc hơn. Sau cùng, khi đã xem xét cẩn thận thì ta mới nên quyết định và như vậy thì mới thật là trọn vẹn. Được như thế chẳng những ta có thể đi xa hơn và nếu muốn thì có thể phát nguyện và xuất gia hẳn.
Người ta có thể tìm thấy trong Phật giáo rất nhiều phương pháp thiền định. Các phương pháp ấy gồm có sự lý luận phân giải, tập trung phi khái niệm vào một vật thể duy nhất, lắng thật sâu vào nội tâm. Các đối tượng của thiền định có thể là hiện tượng vô thường, tính vô ngã, sự khổ đau, tình thương yêu, lòng từ bi và nhiều chủ đề khác nữa. Tuy nhiên, muốn tu tập một cách nghiêm túc thì cần phải có một vị thầy kinh nghiệm và đáng tin cậy để hướng dẫn.
Vị thầy giảng dạy cho ta sẽ giữ một vai trò thật then chốt. Vì thế cũng phải nhận xét xem vị ấy có chân chính hay không, có hội đủ những phẩm tính đúng như mong muốn hay không, còn về phần ta thì đã sẵn sàng và quyết định theo vị thầy ấy chưa.
Nói vắn tắt là ta hãy hết sức thận trọng. Không nên trở thành người Phật tử mà không nghĩ suy và không biết gì cả. Hãy cố tránh trường hợp theo Phật giáo chỉ vì cảm thấy thích rồi về sau mới biết là cách tu tập này hay cách tu tập kia không phù hợp với mình hoặc là mình không đủ sức để thực hiện.
Một số người khi nghe nói có một vị lạt-ma thuyết giảng ở đâu đó, liền đổ xô tới và đặt hết tin tưởng vào vị này mà chẳng cần tìm hiểu gì cả và cũng không hề tìm hiểu xem vị ấy có hội đủ những phẩm tính cần thiết hay không. Sau một thời gian, họ mới thấy vị thầy ấy mang nhiều khiếm khuyết. Nhiều người Mỹ đã đến đây tìm tôi và kể lại một số trường hợp như thế. Họ nghe nói có một vị lạt-ma gần nơi họ ở, tức thời họ đặt hết lòng tin vào vị này mặc dù nhưng chưa kịp tìm hiểu cặn kẽ. Họ tiếp nhận những lời giáo huấn và nhất là chịu lễ thụ pháp, nhưng một hôm thái độ của họ bỗng dưng thay đổi hẳn. Họ đùng đùng nổi giận và tuyên bố xem có ai muốn nghe chuyện tên lạt-ma ấy đã lạm dụng tình dục với các người bạn gái của họ hay không, thế là họ đã vơ đũa cả nắm để nghĩ sai lầm về Phật giáo. Những người ấy tự giao mình cho những vị lạt-ma thiếu khả năng và đã làm mất đi uy tín của những lời giáo huấn đích thực, rồi sau đó lại đổ trách nhiệm cho Đức Phật đã làm họ thất vọng. Việc ấy từ đâu mà ra ? Chính là thái độ của những người không được đúng đắn. Trước khi quyết định điều gì, phải tìm hiểu thật cẩn thận.
Quán xét một người thầy là bước quan trọng đầu tiên trên đường tu học, kinh sách đều có nói đến điều này. Nếu chọn một một vị thầy tinh thần mà không kịp nghĩ suy gì cả, đến khi những khiếm khuyết của vị ấy xuất hiện, lẽ tất nhiên là ta sẽ có cảm giác như bị giáng cho một tai họa. Dù sao, khi đã phát nguyện và tiếp nhận lễ thụ pháp thì tốt hơn đừng để cho những ý nghĩ không tốt phát sinh.
Bất cứ một con người nào cũng có những phẩm tính tốt và những khuyết điểm. Kinh sách nói rằng một vị thầy tinh thần phải hội đủ những phẩm tính cao hơn chúng ta, nhưng thật sự câu ấy có nghĩa là thế nào ? Ví dụ một người nào đó được thụ giáo trực tiếp bằng khẩu truyền, một phương pháp tu tập mà ngày nay đã trở nên rất hiếm hoi, thì dù cho người ấy không có những hiểu biết lớn lao nhưng trên phương diện truyền thụ thì họ đạt được một cái gì đó mà ta không có, và trong giới hạn của ý nghĩa ấy thì họ vẫn hơn ta.
Nếu ta liên hệ với một vị thầy không tốt và đã tiếp nhận từ vị này những lời giáo huấn của Đức Phật thì vị ấy vẫn xứng đáng để cho ta mang ơn. Nếu nhìn dưới góc cạnh đó và nếu như ta xem người thầy là một kẻ tầm thường, hoặc tệ hại hơn là bất thần ta khinh ghét vị ấy, thì thái độ của ta không được đúng đắn lắm. Ngay cả trường hợp ta có hối tiếc đi nữa thì vị ấy cũng từng là người hướng dẫn tinh thần cho ta, vì thế ta cũng nên tránh những thái độ quá cực đoan.
Nói như thế không có nghĩa là ta bắt buộc phải tiếp tục tiếp nhận sự giáo huấn của vị ấy. Ta hoàn toàn tự do tránh không gặp vị ấy nữa. Nói chung, khi ta đã tiếp nhận những lời giáo huấn của Đức Phật qua một người nào đó thì nếu có thể và tốt hơn hết là nên trau dồi lòng tin tưởng của ta nơi người ấy. Nếu không thực hiện được thì thôi, nhưng phải giữ thái độ dung hoà, không nghĩ tốt mà cũng không nghĩ xấu.
Còn một điều nữa là không nên nghĩ rằng khi tu tập Phật giáo là ta có thể bay bổng lên trời xanh, đi xuyên ngang được vật chất hay nhìn thấy được tương lai. Mục đích của việc tu tập Phật giáo là chủ động tâm thức của chính mình chứ không phải để đạt được những quyền năng kỳ diệu. Cũng có thể khi đã khắc phục được tâm thức thì dần dần từng chút, vài khả năng nào đó mà người ta gọi là « kỳ diệu » cũng có thể xảy ra, nhưng đấy chỉ những gì phụ thuộc. Nếu ta xem những thứ ấy là đối tượng chính của sự tu tập thì thật sự tôi không tin chút nào rằng đấy là sự tu tập Phật giáo. Những người ngoài Phật giáo cũng có những loại khả năng như thế. Hình như có một lúc KGB và cả CIA cũng chú ý đến những khả năng này (1). Vì vậy ta hãy nên giữ lấy sự thận trọng cho chính mình.
Ghi chú :
1- KGB và CIA là các cơ quan tình báo của Nga và Mỹ. Các cơ quan này đã từng nghiên cứu việc dùng thần giao cách cảm ứng dụng vào việc truyền tin và gián điệp, nhưng hình như đã thất bại (?).
www.thuvienhoasen.org/hoangphong-nhungloikhuyen-02.htm#V (http://www.thuvienhoasen.org/hoangphong-nhungloikhuyen-02.htm#V)
ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
NHỮNG LỜI KHUYÊN TÂM HUYẾT
Thực hiện với sự hợp tác của MATTHIEU RICARD
Chuyển ngữ từ tiếng Tây tạng sang tiếng Pháp: CHRISTIAN BRUYAT
Chuyển ngữ Pháp Việt: Hoang Phong - Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội 2009