Dan Lee
01-10-2010, 01:12 AM
Chúa nhật Chúa Giêsu chịu phép rửa C
Is 40, 1-5.9-11 ; Tl 2, 11-14. 3,4-7; Lc 3, 15-16.21.22
Sống mầu nhiệm Thanh Tẩy
Bí tích là gì ? Nhớ lại những này còn thơ bé, hơi bị vất vả để “gặm nhắm” những trang giáo lý trong quyển “Bổn đồng ấu”. Bài học khá gây ấn tượng nhưng cũng hết sức trừu tượng đó chính là loạt bài Bí tích. Bổn đồng ấu dạy rằng : Bí tích là dấu chỉ Chúa Giêsu đã lập để thông ban cho ta ơn bên trong ! dấu chỉ là dấu chỉ như thế nào và ơn bên trong là ơn ra làm sao ? Quá khó hiểu cho đầu óc còn thơ dại.
Lớn lên một chút, được các anh các chị hướng dẫn viên chỉ dạy : bí tích là những dấu chỉ hữu hình nhờ đó chúng ta được lãnh nhận ơn sủng của Chúa Kitô nhờ Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội. Đây là những phương tiện cứu rỗi hữu hiệu mà Chúa Kitô đã thiết lập để ban phát ơn cứu độ của Người trong Giáo Hội là thân thể nhiệm mầu của Chúa. (x. SGLGHCG số 774).
Điều kiện quan trọng để lãnh cách hiệu quả bất cứ bí tích nào, là phải có đức tin, tức là tin có hiệu quả thiêng liêng thật sự của bí tích muốn lãnh nhận hợp pháp trong Giáo Hội. Thí dụ, khi lãnh bí tích Thánh Thể, tức là rước Mình Máu Chúa Kitô, thì phải tin rằng có Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong hình bánh và rượu nho; nếu không, việc rước Chúa sẽ là vô ích. Cũng vậy, khi đi xưng tội, nếu hối nhân không tin có Chúa Giêsu hiện diện và tha tội cho mình qua tác vụ của một linh mục, dù là bất xứng dưới mắt người đời, thì việc xưng tội sẽ không mang lại lợi ích nào cho hối nhân.
Chính vì thiếu điều kiện đức tin này, nên có người đã nói : tôi được rửa tội rồi mà có thấy mình được “tái sinh” ở chỗ nào đâu, tôi vẫn thấy tôi nguyên vẹn như cũ ! hoặc “sau mỗi mùa chay và tuần thánh, tôi đâu có thấy mình chết đi và được sống lại với Chúa Kitô Phục Sinh như Giáo Hội nói đâu”!
Chỉ có đức tin mới cho phép ta tin có sự đổi mới trong tâm hồn sau khi nhận lãnh bí tích rửa tội, nhờ đó tội nguyên tổ và mọi tội cá nhân được tẩy sạch và đươc tái sinh trong sự sống mới, tức là “mặc lấy Chúa Ktô” như Thánh Phaolô đã dạy (x. Gl 3, 27).
Với những người không tin thì họ không thể lãnh nhận được các bí tích. Với những người không Nhìn vào phép rửa tội làm sao có thể tin được. Với một chút nước và với lời đọc bỗng dưng người ta lại được trở thành con cái Chúa. Thế mới gọi là mầu nhiệm. Sau khi lãnh nhận mầu nhiệm Thanh Tẩy - mầu nhiệm Phép rửa thì người nhận sẽ được ơn của mầu nhiệm ấy để đủ sức sống mầu nhiệm ấy một cách tốt đẹp như lòng Chúa mong muốn.
Phép rửa là cửa đưa vào sự sống và Nước Trời. Đó là Bí tích đầu tiên của Luật mới mà Chúa Kitô hiến cho mọi người để được sống đời đời. Đó cũng là Bí tích Người đã trao cho Hội Thánh cùng với Tin Mừng khi Người truyền cho các Tông Đồ “đi dạy dỗ muôn dân, rửa tội cho họ nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Vì thế, phép rửa là bí tích của đức tin: chính đức tin con người được Thánh Thần soi sáng, bày tỏ để đón nhận Tin Mừng của Chúa Kitô. Vì thế, điều mà Hội Thánh tha thiết mời gọi đó chính là lòng tin, thụ nhân cần có một đức tin chân thật và sống động, để theo Chúa Kitô và bắt đầu hoặc xác định lại lời cam kết trong giao ước mới.
Ngày hôm nay, Chúa Giêsu trước khi bắt đầu sứ vụ công khai của mình, Chúa Giêsu đã chịu phép rửa cùng với dân sau khi nghe lời của Gioan rao giảng. Hành động của Chúa Giêsu hôm nay như công nhận và công khai lập phép Thanh Tẩy. Hành động này như làm gương cho những ai muốn trở thành con cái Chúa, trở thành chi thể mầu nhiệm của Hội Thánh.
Sau khi nghe giảng, sau khi đón nhận Tin mừng nếu như thì người nghe tin nhận thì họ sẽ nhận nghi lễ thanh tẩy. Nghi lễ thanh tẩy, vừa tượng trưng cho, vừa xác nhận một sự thay đổi đang xảy ra trong tâm hồn những người nghe (Cv 2, 37-41; 16, 34-39). Việc thanh tẩy này là bằng chứng của việc họ đón nhận sứ điệp họ đã nghe, và bằng chứng của việc họ được hiệp nhất với sự chết và sống lại của Đức Kitô. Nhờ Ngài, họ chết đi đối với tội lỗi và được tái sinh vào trong một cuộc sống mới (Cv 8, 12-13; 16, 32-34). Đối với nhiều người trong họ, đây quả thực là một khởi đầu cho một cuộc sống, và một nếp sống mới. Ơn cứu độ là một cái gì đó rất thật đối với họ: họ được giải thoát khỏi một lối sống họ đã quen, và họ kinh nghiệm được ơn cứu độ cả trong việc thay đổi thái độ và trong việc gia nhập cộng đoàn vừa mới được thành lập.
Nghi lễ bí tích đặc biệt nhất là Bí tích Thanh Tẩy là nghi lễ đặt tay. Sách Công vụ kể lại, ngay sau khi Đức Kitô hiện ra lần cuối, một vài người trong các đồ đệ Ngài đã trải qua một kinh nghiệm tôn giáo hết sức sâu sắc làm thay đổi toàn bộ cuộc sống họ. Đó là dịp lễ Ngũ Tuần của người Do thái, nhưng kể từ ngày ấy, lễ này đã thành một lễ của Kitô giáo, lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, và cũng là “ngày khai sinh ra Hội Thánh Công giáo”.
Sách Công Vụ cũng cho thấy rằng lúc ấy các môn đệ đang ở trong phòng, họ nghe thấy những tiếng như thể cuồng phong, và họ thấy những lưỡi lửa xuất hiện trên đầu mỗi người. Bỗng họ thấy có một cái gì đó đang thay đổi từ bên trong họ, và họ được đầy tràn một thần khí mới. Đó cũng là thần khí đã thấm đẫm trên Chúa Giêsu. Họ tin rằng đó là Thần Khí Thiên Chúa.
Con người cũng có khả năng đem cho con người niềm hân hoan, hy vọng và can đảm như thế khi họ được chứng kiến những gì đã xảy ra cho thầy họ, vậy ta phải hiểu thế nào về những gì đã xảy ra cho các tông đồ trong những ngày ấy? Con người có thể làm cho các môn đệ diễn tả những gì đang xảy ra cho họ bằng một thứ ngôn ngữ họ chưa hề được nghe chăng? Như thế sự kiện này chắc chắn phải do chính Thiên Chúa và Thần Khí Ngài (xem Cv 2, 1-4).
Điều ngạc nhiên hơn đối với những người đón nhận Tin Mừng là họ có thể trở nên công cụ đem Thần Khí ấy cho người khác. Họ bắt đầu công bố Tin Mừng về Chúa Giêsu cho tha nhân, và ai đã đón nhận Ngài là Chúa, đều được thánh tẩy trong danh Ngài. Họ sẽ đặt tay trên người ấy và xin cho người ấy được tràn đầy Thánh Thần như họ. Và điều kỳ diệu họ xin đã được chấp nhận. Người ấy sẽ có kinh nghiệm về việc được tràn đầy một Thần Khí mới. Và đôi khi họ còn được ngợi khen Thiên Chúa bằng các thứ tiếng lạ (Cv 19, 4-6). Việc đặt tay này thường xảy ra ngay sau khi Thánh Tẩy, nhưng thỉnh thoảng cũng phải chờ một thời gian (Cv 8, 14-17). Đặt tay chắc chắn là một hành vi bí tích. Vì đó là biểu tượng của một cái gì đó không thể thấy được, của việc Thần Khí đáp xuống trên một con người. Và đó cũng là một biểu tượng phát sinh hiệu quả. Và người ta có thể thấy được hiệu quả ấy trong thái độ của người ấy, và chính đương sự cũng cảm thấy hiệu quả ấy nữa. Vậy ý nghĩa của việc đặt tay chính là việc trao ban Thần Khí, thần khí tình yêu, vui mừng, bình an, nhẫn nại, nhân hậu, tốt lành, trung tín, hiền lành, và tiết độ (Gl 5, 22-23). Đó còn là một khẳng định rằng Thiên Chúa đã đón nhận họ, vì Ngài đã trao ban cho họ cùng một Thần Khí mà Ngài đã ban cho Chúa Giêsu.
Hôm nay, khi nhận bí tích Thanh Tẩy, Chúa Giêsu được Thần Khí ngự xuống trên Ngài và rồi cũng chính Thần Khí ấy đã ở với Ngài trong mọi nẻo đường, trong mọi hành trình của cuộc đời. Với thái độ, với tâm tình hoàn toàn vâng phục Thánh ý của Chúa Cha, Chúa Giêsu hôm nay được Cha xác nhận : Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con. Lời chân nhận của Cha hôm nay sao mà dễ thương quá, sao mà ấm cúng quá ! Cha với con và con với Cha ! Tình cảm giữa Cha và Con không còn khoảng cách nữa. Cha với Con là một. Thiển nghĩ điều mà Thiên Chúa cũng muốn nơi người tin cũng như là điều mà Chúa muốn nơi Chúa Giêsu đó là trở thành con yêu dấu của Ngài.
Nhận bí tích Thanh Tẩy nhưng sống bí tích Thanh Tẩy không phải là chuyện đơn giản. Phải luôn luôn nhờ ơn Chúa Thánh Thần thì ta mới có thể sống mầu nhiệm mà ta lãnh nhận khi chịu phép Thanh Tẩy được. Cũng như Chúa Giêsu, từng giây từng phút trong cuộc đời của Ngài, Ngài luôn kết hợp mật thiết với Chúa Thánh Thần để chu toàn sứ vụ mà Chúa Cha trao phó.
Hôm nay, nhớ lại ngày Chúa Giêsu chịu Thanh Tẩy cũng là dịp chúng ta nhớ ngày chúng ta nhận phép Thanh Tẩy. Mang trong mình phận hèn yếu đuối, dễ chạy theo tà thần, dễ chạy theo những danh vọng trần tục mà đánh mất đi ơn gọi cao quý là trở thành con Chúa cũng như hưởng vinh quang với Ngài. Xin Chúa ban thêm ơn của Thần Khí xuống trên cuộc đời mỗi người chúng ta để chúng ta sống sao cho tròn bổn phận, cho đẹp lòng Thiên Chúa Cha như Chúa Giêsu đã sống.
Anmai, CSsR
Is 40, 1-5.9-11 ; Tl 2, 11-14. 3,4-7; Lc 3, 15-16.21.22
Sống mầu nhiệm Thanh Tẩy
Bí tích là gì ? Nhớ lại những này còn thơ bé, hơi bị vất vả để “gặm nhắm” những trang giáo lý trong quyển “Bổn đồng ấu”. Bài học khá gây ấn tượng nhưng cũng hết sức trừu tượng đó chính là loạt bài Bí tích. Bổn đồng ấu dạy rằng : Bí tích là dấu chỉ Chúa Giêsu đã lập để thông ban cho ta ơn bên trong ! dấu chỉ là dấu chỉ như thế nào và ơn bên trong là ơn ra làm sao ? Quá khó hiểu cho đầu óc còn thơ dại.
Lớn lên một chút, được các anh các chị hướng dẫn viên chỉ dạy : bí tích là những dấu chỉ hữu hình nhờ đó chúng ta được lãnh nhận ơn sủng của Chúa Kitô nhờ Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội. Đây là những phương tiện cứu rỗi hữu hiệu mà Chúa Kitô đã thiết lập để ban phát ơn cứu độ của Người trong Giáo Hội là thân thể nhiệm mầu của Chúa. (x. SGLGHCG số 774).
Điều kiện quan trọng để lãnh cách hiệu quả bất cứ bí tích nào, là phải có đức tin, tức là tin có hiệu quả thiêng liêng thật sự của bí tích muốn lãnh nhận hợp pháp trong Giáo Hội. Thí dụ, khi lãnh bí tích Thánh Thể, tức là rước Mình Máu Chúa Kitô, thì phải tin rằng có Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong hình bánh và rượu nho; nếu không, việc rước Chúa sẽ là vô ích. Cũng vậy, khi đi xưng tội, nếu hối nhân không tin có Chúa Giêsu hiện diện và tha tội cho mình qua tác vụ của một linh mục, dù là bất xứng dưới mắt người đời, thì việc xưng tội sẽ không mang lại lợi ích nào cho hối nhân.
Chính vì thiếu điều kiện đức tin này, nên có người đã nói : tôi được rửa tội rồi mà có thấy mình được “tái sinh” ở chỗ nào đâu, tôi vẫn thấy tôi nguyên vẹn như cũ ! hoặc “sau mỗi mùa chay và tuần thánh, tôi đâu có thấy mình chết đi và được sống lại với Chúa Kitô Phục Sinh như Giáo Hội nói đâu”!
Chỉ có đức tin mới cho phép ta tin có sự đổi mới trong tâm hồn sau khi nhận lãnh bí tích rửa tội, nhờ đó tội nguyên tổ và mọi tội cá nhân được tẩy sạch và đươc tái sinh trong sự sống mới, tức là “mặc lấy Chúa Ktô” như Thánh Phaolô đã dạy (x. Gl 3, 27).
Với những người không tin thì họ không thể lãnh nhận được các bí tích. Với những người không Nhìn vào phép rửa tội làm sao có thể tin được. Với một chút nước và với lời đọc bỗng dưng người ta lại được trở thành con cái Chúa. Thế mới gọi là mầu nhiệm. Sau khi lãnh nhận mầu nhiệm Thanh Tẩy - mầu nhiệm Phép rửa thì người nhận sẽ được ơn của mầu nhiệm ấy để đủ sức sống mầu nhiệm ấy một cách tốt đẹp như lòng Chúa mong muốn.
Phép rửa là cửa đưa vào sự sống và Nước Trời. Đó là Bí tích đầu tiên của Luật mới mà Chúa Kitô hiến cho mọi người để được sống đời đời. Đó cũng là Bí tích Người đã trao cho Hội Thánh cùng với Tin Mừng khi Người truyền cho các Tông Đồ “đi dạy dỗ muôn dân, rửa tội cho họ nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Vì thế, phép rửa là bí tích của đức tin: chính đức tin con người được Thánh Thần soi sáng, bày tỏ để đón nhận Tin Mừng của Chúa Kitô. Vì thế, điều mà Hội Thánh tha thiết mời gọi đó chính là lòng tin, thụ nhân cần có một đức tin chân thật và sống động, để theo Chúa Kitô và bắt đầu hoặc xác định lại lời cam kết trong giao ước mới.
Ngày hôm nay, Chúa Giêsu trước khi bắt đầu sứ vụ công khai của mình, Chúa Giêsu đã chịu phép rửa cùng với dân sau khi nghe lời của Gioan rao giảng. Hành động của Chúa Giêsu hôm nay như công nhận và công khai lập phép Thanh Tẩy. Hành động này như làm gương cho những ai muốn trở thành con cái Chúa, trở thành chi thể mầu nhiệm của Hội Thánh.
Sau khi nghe giảng, sau khi đón nhận Tin mừng nếu như thì người nghe tin nhận thì họ sẽ nhận nghi lễ thanh tẩy. Nghi lễ thanh tẩy, vừa tượng trưng cho, vừa xác nhận một sự thay đổi đang xảy ra trong tâm hồn những người nghe (Cv 2, 37-41; 16, 34-39). Việc thanh tẩy này là bằng chứng của việc họ đón nhận sứ điệp họ đã nghe, và bằng chứng của việc họ được hiệp nhất với sự chết và sống lại của Đức Kitô. Nhờ Ngài, họ chết đi đối với tội lỗi và được tái sinh vào trong một cuộc sống mới (Cv 8, 12-13; 16, 32-34). Đối với nhiều người trong họ, đây quả thực là một khởi đầu cho một cuộc sống, và một nếp sống mới. Ơn cứu độ là một cái gì đó rất thật đối với họ: họ được giải thoát khỏi một lối sống họ đã quen, và họ kinh nghiệm được ơn cứu độ cả trong việc thay đổi thái độ và trong việc gia nhập cộng đoàn vừa mới được thành lập.
Nghi lễ bí tích đặc biệt nhất là Bí tích Thanh Tẩy là nghi lễ đặt tay. Sách Công vụ kể lại, ngay sau khi Đức Kitô hiện ra lần cuối, một vài người trong các đồ đệ Ngài đã trải qua một kinh nghiệm tôn giáo hết sức sâu sắc làm thay đổi toàn bộ cuộc sống họ. Đó là dịp lễ Ngũ Tuần của người Do thái, nhưng kể từ ngày ấy, lễ này đã thành một lễ của Kitô giáo, lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, và cũng là “ngày khai sinh ra Hội Thánh Công giáo”.
Sách Công Vụ cũng cho thấy rằng lúc ấy các môn đệ đang ở trong phòng, họ nghe thấy những tiếng như thể cuồng phong, và họ thấy những lưỡi lửa xuất hiện trên đầu mỗi người. Bỗng họ thấy có một cái gì đó đang thay đổi từ bên trong họ, và họ được đầy tràn một thần khí mới. Đó cũng là thần khí đã thấm đẫm trên Chúa Giêsu. Họ tin rằng đó là Thần Khí Thiên Chúa.
Con người cũng có khả năng đem cho con người niềm hân hoan, hy vọng và can đảm như thế khi họ được chứng kiến những gì đã xảy ra cho thầy họ, vậy ta phải hiểu thế nào về những gì đã xảy ra cho các tông đồ trong những ngày ấy? Con người có thể làm cho các môn đệ diễn tả những gì đang xảy ra cho họ bằng một thứ ngôn ngữ họ chưa hề được nghe chăng? Như thế sự kiện này chắc chắn phải do chính Thiên Chúa và Thần Khí Ngài (xem Cv 2, 1-4).
Điều ngạc nhiên hơn đối với những người đón nhận Tin Mừng là họ có thể trở nên công cụ đem Thần Khí ấy cho người khác. Họ bắt đầu công bố Tin Mừng về Chúa Giêsu cho tha nhân, và ai đã đón nhận Ngài là Chúa, đều được thánh tẩy trong danh Ngài. Họ sẽ đặt tay trên người ấy và xin cho người ấy được tràn đầy Thánh Thần như họ. Và điều kỳ diệu họ xin đã được chấp nhận. Người ấy sẽ có kinh nghiệm về việc được tràn đầy một Thần Khí mới. Và đôi khi họ còn được ngợi khen Thiên Chúa bằng các thứ tiếng lạ (Cv 19, 4-6). Việc đặt tay này thường xảy ra ngay sau khi Thánh Tẩy, nhưng thỉnh thoảng cũng phải chờ một thời gian (Cv 8, 14-17). Đặt tay chắc chắn là một hành vi bí tích. Vì đó là biểu tượng của một cái gì đó không thể thấy được, của việc Thần Khí đáp xuống trên một con người. Và đó cũng là một biểu tượng phát sinh hiệu quả. Và người ta có thể thấy được hiệu quả ấy trong thái độ của người ấy, và chính đương sự cũng cảm thấy hiệu quả ấy nữa. Vậy ý nghĩa của việc đặt tay chính là việc trao ban Thần Khí, thần khí tình yêu, vui mừng, bình an, nhẫn nại, nhân hậu, tốt lành, trung tín, hiền lành, và tiết độ (Gl 5, 22-23). Đó còn là một khẳng định rằng Thiên Chúa đã đón nhận họ, vì Ngài đã trao ban cho họ cùng một Thần Khí mà Ngài đã ban cho Chúa Giêsu.
Hôm nay, khi nhận bí tích Thanh Tẩy, Chúa Giêsu được Thần Khí ngự xuống trên Ngài và rồi cũng chính Thần Khí ấy đã ở với Ngài trong mọi nẻo đường, trong mọi hành trình của cuộc đời. Với thái độ, với tâm tình hoàn toàn vâng phục Thánh ý của Chúa Cha, Chúa Giêsu hôm nay được Cha xác nhận : Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con. Lời chân nhận của Cha hôm nay sao mà dễ thương quá, sao mà ấm cúng quá ! Cha với con và con với Cha ! Tình cảm giữa Cha và Con không còn khoảng cách nữa. Cha với Con là một. Thiển nghĩ điều mà Thiên Chúa cũng muốn nơi người tin cũng như là điều mà Chúa muốn nơi Chúa Giêsu đó là trở thành con yêu dấu của Ngài.
Nhận bí tích Thanh Tẩy nhưng sống bí tích Thanh Tẩy không phải là chuyện đơn giản. Phải luôn luôn nhờ ơn Chúa Thánh Thần thì ta mới có thể sống mầu nhiệm mà ta lãnh nhận khi chịu phép Thanh Tẩy được. Cũng như Chúa Giêsu, từng giây từng phút trong cuộc đời của Ngài, Ngài luôn kết hợp mật thiết với Chúa Thánh Thần để chu toàn sứ vụ mà Chúa Cha trao phó.
Hôm nay, nhớ lại ngày Chúa Giêsu chịu Thanh Tẩy cũng là dịp chúng ta nhớ ngày chúng ta nhận phép Thanh Tẩy. Mang trong mình phận hèn yếu đuối, dễ chạy theo tà thần, dễ chạy theo những danh vọng trần tục mà đánh mất đi ơn gọi cao quý là trở thành con Chúa cũng như hưởng vinh quang với Ngài. Xin Chúa ban thêm ơn của Thần Khí xuống trên cuộc đời mỗi người chúng ta để chúng ta sống sao cho tròn bổn phận, cho đẹp lòng Thiên Chúa Cha như Chúa Giêsu đã sống.
Anmai, CSsR