Dan Lee
01-15-2010, 12:03 AM
CẦU NGUYỆN
Nhân tuần lễ ”Cầu cho các Ki-tô hữu hợp nhất” (18 – 25/01/2010), xin có đôi lời về vấn đề xưa như trái đất, nhưng lúc nào cũng rất mới mẻ này : CẦU NGUYỆN.
DẪN NHẬP :
Người ta hỏi Mẹ Tê-rê-sa Calcutta làm thế nào để Mẹ yêu thương được đám người mà nhân loại đã coi như một đống phế liệu, Mẹ trả lời : “Bí quyết của tôi thật đơn giản : Tôi cầu nguyện”. Cuộc đời của Mẹ là cả một chuỗi dài hoạt động bác ái không ngưng nghỉ, vậy mà Mẹ chỉ có một bí quyết : “cầu nguyện” ! Sống trước Mẹ hàng thế kỷ, Thánh nữ Tê-rê-sa Hài đồng Giê-su (1873-1897) cũng đã chứng minh hùng hồn hiệu lực của “cầu nguyện”, vì cả cuộc đời ngắn ngủi của ngài sống trong 4 bức tường khép kín của tu viện chỉ là cầu nguyện và cầu nguyện.
Đến ngay như Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta – Người là Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa thật – mà cũng luôn luôn cầu nguyện, cầu nguyện đến độ đổ cả mồ hôi máu ra (nơi vườn Giệt-si-ma-ni). Và chính Người cũng đã nhiều lần dậy chúng ta cầu nguyện : ”Anh em hãy cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ” (Lc 22, 40) ; “Và bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, thì Thầy sẽ làm, để Chúa Cha được tôn vinh nơi người Con. Nếu anh em nhân danh Thầy mà xin Thầy điều gì, thì chính Thầy sẽ làm điều đó” (Ga 14, 13-14) ; "Thế nên Thầy bảo anh em : anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó ? Hoặc nó xin trứng lại cho nó bò cạp ? Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao? " (Lc 11, 11-13). Thử tìm hiểu xem cầu nguyện là gì và nên cầu nguyện như thế nào ?
I. KHÁI NIỆM :
Một cách khái quát, cầu nguyện là con người giao tiếp, giao hoà với thần linh (“cầu nguyện là nâng tâm hồn và trí khôn lên cùng Thiên Chúa” – Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 2590). Khi đã nói đến giao tiếp, giao hoà thì cầu nguyện không chỉ đơn thuần là “cách thế” này hay “phương thức” kia, mà phải là “tổng hơp tương giao sống động” của toàn-thân-người-cầu-nguyện với Thiên Chúa. Tiên vàn thì phải có Đức Tin + Đức Cậy + Đức Mến thực sự (phải thực lòng tin tưởng, mới hết lòng mến yêu và sẵn lòng cậy nhờ). Cầu nguyện là “dốc bầu tâm sự”, là “thổ lộ tâm can”, nhưng cũng đồng thời là “chiêm ngắm, suy niệm”, là “thinh lặng lắng nghe”. Cầu nguyện là “khẩu tụng tâm suy” khi đọc kinh, là “hiệp thông, hoà giải” khi dâng lễ, là “năng nổ, nhiệt tình” khi hoạt động tông đồ bác ái, là “quên mình, hy sinh” khi phục vụ. Tắt một lời, cầu nguyện là sống “hết mình, hết sức” trong giao tiếp với Thiên Chúa và hoà giải với anh em. Nếu chỉ hiểu cầu nguyện là xin, thì hãy xin cho được “ơn nước mắt” (x. Sách Lễ Rô-ma) với anh em khó nghèo, tật bệnh, hoạn nạn ; xin cho được “dũng khí, can đảm” trước ba thù ; xin cho được “ơn giải thích” (1 Cr 14, 13) trước nghịch cảnh, “ơn sáng suốt” khi bị cám dỗ. Tóm lại là hãy xin cho bản thân có được trọn vẹn điều răn quan trọng nhất trong “10 Điều Răn”, đó là điều răn YÊU THƯƠNG : “Mến Chúa, Yêu người” ; bởi vì và trên tất cả, “cầu nguyện là ân huệ của Chúa Thánh Thần”. Cầu nguyện đối với một tôn giáo được ví như hơi thở đối với một cơ thể sống. Một cơ thể không có hơi thở là một cơ thể chết. Cũng vậy, một tôn giáo không có cầu nguyện là một tôn giáo chết.
Như vậy, cầu nguyện là nâng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa hay là dâng lời cầu lên Thiên Chúa để xin những ơn lành phù hợp với thánh ý của Người. Cầu nguyện luôn là một hồng ân của Thiên Chúa, Đấng đến gặp gỡ con người. Cầu nguyện theo Ki-tô giáo là một liên hệ cá nhân và sống động của con cái với Cha là Thiên Chúa vô cùng nhân lành, với Con của Ngài là Đức Giê-su Ki-tô và với Chúa Thánh Thần, Đấng ngự trong tâm hồn họ. Cầu nguyện tất yếu là (xc Giáo Lý HTCG) :
Chúc tụng và thờ lạy : Cầu nguyện là sự gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người, giữa ân huệ Thiên Chúa ban tặng và niềm tri ân của con người dâng lên Thiên Chúa. Vì thế, khi cầu nguyện, con người dâng lời kinh thờ lạy và chúc tụng Thiên Chúa.
Khấn xin : Cầu tức là xin, vậy cầu nguyện chính là lời kinh khấn xin cho Nước Cha trị đến, xin ơn tha thứ, xin những ơn theo nhu cầu hàng ngày của cuộc sống.
Chuyển cầu : Khi tín hữu cầu nguyện cũng tức là không chỉ cầu nguyện cho riêng mình, mà là cho tất cả mọi người, kể cả kẻ thù của mình (Mt 6, 43-48). Chính Đức Giê-su hiệp cùng Chúa Thánh Thần sẽ chuyển cầu lời cầu nguyện của các thánh cho các tín hữu lên Chúa Cha. Sự hiệp thông ấy thể hiện đặc trưng của Ki-tô Giáo trong lời kinh chuyển cầu.
Tạ ơn : Mọi biến cố và mọi ân huệ trong đời sống đều có thể trở thành hiến lễ tạ ơn, như Thánh Phao-lô kêu gọi : "Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Giê-su Ki-tô" (1Tx 5,18). Vậy thì cầu nguyện cũng là dâng lời kinh Tạ Ơn lên Thiên Chúa vì những hồng ân Người ban tặng.
Ngợi khen : Cầu nguyện cũng chính là dâng lời ca tụng, ngợi khen Thiên Chúa, vì chính Người, vì vinh quang của Người chói ngời trên muôn loài và đến muôn vạn thủa.
II. MỤC DÍCH CỦA CẦU NGUYỆN :
Mục đích nhắm tới của cầu nguyện là : Cầu nguyện với ai ? Cầu nguyện cho ai ? Cầu nguyện những gi ?
II.1. CẦU NGUYỆN VỚI AI ? : Câu trả lời thật rõ ràng : Cầu nguyện với Thiên Chúa.
II.1a. Cầu nguyện với Chúa Cha : Cầu nguyện là hướng tâm hồn lên với Chúa Cha, mà Đức Giê-su là con đường duy nhất dẫn tín hữu đến với Người. Vì thế, dù là lời kinh cá nhân hay cộng đoàn, khẩu nguyện hay tâm nguyện, lời kinh ấy chỉ đến được với Chúa Cha, nhân danh Chúa Con là Đức Giê-su Ki-tô.
II.1b. Cầu nguyện với Chúa Con : Dĩ nhiên lời cầu nguyện trước hết phải hướng về Chúa Cha, nhưng truyền thống phụng vụ còn để lại nhiều hình thức cầu nguyện trực tiếp với Chúa Con. Người được gọi bằng rất nhiều danh thánh, nhưng tên gọi cao cả và hàm chứa mọi sự là: GIÊ-SU. Tên gọi ấy chứa đựng cả Thiên Chúa, cùng với tất cả chương trình tạo dựng, cứu độ của Thiên Chúa. Khẩn cầu danh thánh GIÊ-SU là đường lối cầu nguyện đơn sơ nhất và rất phổ biến, có thể sử dụng ở mọi nơi moi lúc : "Lạy Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa, xin thương xót chúng con là kẻ có tội".
II.1c. Cầu nguyện với Chúa Thánh Thần : Nếu Đức Giê-su là con đường duy nhất đến với Chúa Cha, thì Thánh Thần lại là Đấng dẫn tín hữu đi vào con đường đó, vì "Không ai có thể nói rằng : "Đức Giê-su là Chúa", nếu người ấy không ở trong Thần Khí" (1Cr 12,3). Vì thế, Hội Thánh dạy tín hữu cầu khẩn với Chúa Thánh Thần hằng ngày, đặc biệt là khi khởi đầu và kết thúc những công việc quan trọng. Lời kinh trực tiếp và đơn sơ nhất là Kinh Chúa Thánh Thần. Có nhiều con đường cầu nguyện, nhưng Chúa Thánh Thần hoạt động trong tất cả, chính trong mối hiệp thông với Chúa Thánh Thần mà người tín hữu được dẫn vào đời cầu nguyện mỗi ngày một sâu đậm hơn.
II.1d. Hiệp thông với Đức Mẹ : Mẹ Maria chiếm một vị trí đặc biệt trong đời cầu nguyện của người Ki-tô hữu. Những lời kinh tín hữu dâng lên Đức Mẹ, bao giờ cũng diễn tả hai chiều : một đàng ca ngợi những kỳ công Thiên Chúa thực hiện cho Đức Mẹ, và qua đó, cho tất cả nhân loại ; đàng khác, dâng lời ngợi khen và cầu khẩn Mẹ nâng đỡ, phù trì. Nội dung đó được thể hiện rất rõ trong Kinh Kính Mừng : một đàng là lời chúc tụng Mẹ là "Đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giê-su con lòng Bà gồm phúc lạ"; đàng khác, là lời cầu khẩn "Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen".
II.2. CẦU NGUYỆN CHO AI ? : Cầu nguyện là cách thế thể hiện 3 nhân đức đối thần : Tin – Cậy – Mến. Có yêu mến hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, mới một lòng tin tưởng, cả lòng cậy trông và dốc lòng cầu khẩn. Như vậy, đủ biết nhân đức cao trọng hơn cả là đức MẾN (1Cr 13, 13), vì nó bao trùm cả ba nhân đức. Vì thế những đối tượng mà người tín hữu cầu nguyện cho phải là : cầu cho các linh hồn, cầu cho tha nhân, và cầu cho chính bản thân.
II.2a. Cầu cho các linh hồn : Tính chất căn bản của Giáo Hội Ki-tô Giáo là hiệp thông. Sự hiệp thông ấy như một dòng chảy khơi nguồn từ ơn thông hiệp của Ba Ngôi Thiên Chúa, xuyên suốt và chan hoà 3 Giáo Hội (lữ hành, thanh luyện và khải hoàn). Sự chan hoà và hợp nhất ấy có được là do cầu nguyện. Cầu nguyện là hơi thở, là nguồn sống của từng cá thể, từng chi thể trong một Giáo Hội sống động và thánh thiện. Vì thế, mọi tín hữu chỉ có thể kết hiệp với Thiên Chúa, hiệp thông với Giáo Hội qua cầu nguyện. Và khi cầu nguyện thì đối tượng đầu tiên để mình cầu cho phải là các linh hồn đang còn trong thời gian thanh luyện. Án phạt thanh luyện đối với con người sau khi từ giã cõi thế là cần thiết và rất đúng mức, công bằng, vì Thiên Chúa giàu tình thương xót không muốn mất đi bất cứ một đứa con nào. Điều đó chứng tỏ, nếu có lời van nài, cầu khẩn, Thiên Chúa sẽ giảm nhẹ án phạt để những tội nhân ấy mau được đoàn tụ với Người trên cõi phúc. Ngoài ra, cầu cho các linh hồn còn một lợi ích thiết thực cho bản thân người cầu nguyện, giống như đầu tư vốn vào ngân hàng Nước Trời, bởi sau khi các linh hồn được Chúa tha thứ và cho hưởng diễm phúc viên mãn trên Thiên đàng, thì chính các ngài lại chuyển cầu cùng Thiên Chúa cho những tín hữu còn tại thế.
II.2a. Cầu cho tha nhân : Chúa Giê-su Ki-tô dạy : "Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em" (Ga 13, 34). Người đã yêu thương nhân loại đến độ hy sinh chính cả mạng sống mình. Thế thì không lý gì những người đã tin vào Chúa và hết lòng trông cậy nơi Tình Yêu bao la của Người, lại không thể thực hiện được lời dạy "hãy yêu thương nhau". Chúa đã yêu thương loài người mà không cần đền đáp, nhưng không thể vì thế mà loài người không biết đáp trả. Cách đáp trả duy nhất chỉ có thể là "Yêu Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, và yêu anh em như yêu chính mình" (Mt 22, 37-40). Yêu anh em như yêu chính mình, vậy thì còn ngần ngại gì mà không sẵn sàng cầu nguyện cho anh em.
II.2a. Cầu cho bản thân : Chúa luôn dạy "yêu anh em như yêu chính mình", chớ Người không dạy yêu anh em nhưng ghét chính mình. Bởi con người là công trình tác tạo tuyệt vời của Thiên Chúa, Người không muổn một công trình nào của Người bị hư mất, không muốn bất cứ một con chiên nào đi lạc mà Người lại không tìm kiếm. Vậy thì có yêu bản thân mình mới có thể yêu tha nhân như yêu chính mình được. Tất nhiên cũng không thể vì yêu mình mà quên mất anh em, mà làm hại đến anh em (ich kỷ hại nhân). Vậy thì cầu nguyện cho bản thân cũng là điều tất yếu, chỉ có điều là cầu nguyện cho mình những gì và như thế nào ?
II.3. CẦU NGUYỆN NHỮNG GÌ ? : Nói chuyện, tâm sự với Chúa, cầu xin những ơn lành, những điều bổ ích cho cả 3 đối tượng : Các linh hồn, tha nhân, bản thân. Đây chính là dịp tìm về suối nguồn của cầu nguyện :
II.3a. Lời Chúa : Khi tín hữu đọc và suy niệm Lời Chúa, cầu nguyện thực sự trở thành cuộc tìm kiếm, gặp gỡ, đối thoại và khám phá thánh ý Thiên Chúa trong cuộc đời.
II.3b. Phụng vụ Hội Thánh : Các Bí tích chuyển thông ơn cứu độ cho Ki-tô hữu. Nếu các bí tích được cử hành với tất cả tâm hồn, thì chính trái tim người thụ hưởng trở nên bàn thờ, trên đó mầu nhiệm cứu độ được tái diễn từng giây từng phút trong cuộc đời.
II.3c. Các nhân đức đối thần: Các nhân đức đối thần đưa tín hữu đến gặp gỡ, tâm sự, cầu xin Thiên Chúa. Đức Tin đưa con người đến với Thiên Chúa, đáp trả hồng ân của Người. Khi đã tin, thì sẽ cậy nhờ, Đức Cậy nói lên lòng tín thác của tín hữu với Thiên Chúa. Đức Ái thể hiện Tình Yêu Thiên Chúa, trong đó con người được Thiên Chúa yêu mến và có nghĩa vụ đáp trả bằng cách "Yêu Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và yêu anh em như yêu chính mình". Tìm về suối nguồn "các nhân đức đối thần" sẽ đạt đến đỉnh cao cầu nguyện.
III. NƠI CHỐN CẦU NGUYỆN :
Có thể cầu nguyện ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ giờ giấc, hoàn cảnh nào, vì Chúa ở khắp mọi nơi, và Người luôn lắng nghe con cái kêu cầu. Tuy nhiên, để nuôi dưỡng đời cầu nguyện, nơi chốn vẫn là vấn đề quan trọng cần lưu tâm : Thứ nhất là Nhà thờ, nhà của Chúa, là nơi thờ phượng Thánh Thể và cũng là nơi dành riêng cho việc cầu nguyện. Tiếp theo là nơi cái nôi ươm trồng các nhân đức : gia đình. Trong các gia đình, để nâng đỡ việc cầu nguyện cá nhân, nên có một "góc cầu nguyện" với Kinh Thánh, ảnh tượng. Góc cầu nguyện đó cũng là nơi cho gia đình cầu nguyện chung với nhau hằng ngày. Ngoài ra, các Tu viện là những nơi thuận tiện giúp các tín hữu có được sự cô tịch cần thiết, để đi sâu hơn vào đời cầu nguyện. Những cuộc hành hương cũng là những cơ hội đặc biệt cho việc canh tân đời cầu nguyện.
IV. PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN :
Dựa theo định nghĩa về cầu nguyện của Sách GLHTCG (Cầu nguyện là : “Chúc tụng và thờ lạy – Khấn xin – Chuyển cầu – Tạ ơn – Ngợi khen”), Thomas H. Green, S.J., tác giả cuốn “Opening to God” (Mở ra với Chúa) dùng cách ghép những mẫu tự đầu của mỗi từ làm nên một tổng thể đặc thù : “Cầu nguyện là : A doration (thờ lạy) + C ontriction (ăn năn) + T hanksgiving (tạ ơn) + S upplication (cầu xin) => ACTS (hành động). Vâng, quả nhiên cầu nguyện là hành động, muốn cầu nguyện phải hành động, chính bởi vì "Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại ; họ nghĩ rằng : cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin” (Mt 6, 7-8) ; “Vì thế, Thầy nói với anh em : tất cả những gì anh em cầu xin, anh em cứ tin là mình đã được rồi, thì sẽ được như ý. Khi anh em đứng cầu nguyện, nếu anh em có chuyện bất bình với ai, thì hãy tha thứ cho họ, để Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng tha lỗi cho anh em. (Nhưng nếu anh em không tha thứ, thì Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng sẽ không tha lỗi cho anh em)" (Mc 11, 24).
IV.1. Hình thức cầu nguyện :
IV.1a. Khẩu nguyện : Đối thoại, van nài thành tiếng, đọc kinh, hiệp dâng Thánh lễ … Khẩu nguyện là thiết yếu trong kinh nguyện Ki-tô giáo. Đó cũng là đòi hỏi tự nhiên nơi con người vốn là hồn và xác, nên cần phải biểu tỏ tình cảm bên trong bằng lời nói và cử chỉ bên ngoài. Khẩu nguyện là hình thức phổ biến nhất. Nhưng phải luôn luôn ý thức rằng : lời kinh đích thực phải phát xuất từ đáy sâu tâm hồn. "Khẩu tụng tâm suy" là châm ngôn phải theo.
IV.1b. Tâm nguyện : Chiêm niệm, tâm tình trong thinh lặng, lắng nghe, thầm thĩ tâm sự với Chúa. Chiêm niệm là đỉnh cao của đời cầu nguyện, đỉnh cao của cuộc gặp gỡ yêu thương giữa Thiên Chúa và con người. Trong chiêm niệm, người tín hữu muốn ở lại một mình với Chúa, để lắng nghe, và nhiều khi chỉ để chiêm ngắm, cảm nhận hạnh phúc được ở bên Đấng mình yêu mến. Tình yêu ấy không chỉ mang nặng cảm tính ; vì thế, vai trò của ý chí rất quan trọng để luôn trung thành với các giờ cầu nguyện, cho dù mệt mỏi hay khô khan. Nhờ đó, ta có thể đi sâu vào sự kết hợp với Chúa Kitô, và chia sẻ tâm tư với Ngài.
IV.1c. Trí nguyện : Suy niệm, động não xem Chúa dạy những gì, Chúa muốn mình làm gì. Suy niệm là kiếm tìm. Kiếm tìm lý do và ý nghĩa đời Ki-tô hữu. Kiếm tìm thánh ý Thiên Chúa để đáp trả. Sách thiêng liêng là phương thế rất tốt giúp Ki-tô hữu trong cuộc tìm kiếm ấy : Kinh Thánh, các bản văn phụng vụ, các bài viết về đời thiêng liêng. Đồng thời, chính cuộc sống cũng là một cuốn sách cho tín hữu đọc và suy niệm. Sự tìm kiếm ấy không thể chỉ ngưng lại ở bình diện trí tuệ, nhưng phải dẫn tới hành động, phải giúp ta nhận biết tình yêu của Đức Giê-su Ki-tô. Và chỉ khi đó, suy niệm mới có khả năng tác động toàn bộ cuộc đời người Ki-tô hữu : tư tưởng, cảm xúc, ước muốn.
Phân biệt Khẩu nguyện, Tâm nguyện và Trí nguyện là công việc của lý trí ; nhưng trong thực tế, cả ba có thể và phải hòa hợp với nhau làm một, vì cầu nguyện là đi vào cuộc gặp gỡ Thiên Chúa bằng tất cả con người của mình : linh hồn, trí khôn, thân xác; và để cuộc gặp gỡ ấy chi phối toàn bộ cuộc đời Ki-tô hữu.
IV.2. Cách thế cầu nguyện :
IV.2a. Cầu nguyện Phụng vụ : Trong khi hiệp dâng Thánh lễ, đọc Kinh Phụng vụ, kinh chung trong nhà thờ, nhà nguyện, kinh sáng tối trong gia đình..., đó là những dịp tín hữu cầu nguyện chung với cộng đoàn. Trong bầu khí thánh thiêng, nồng ấm, cầu nguyện Phụng vụ thể hiện sự hoà đồng, hiệp thông sâu sắc trong cộng đoan tín hữu, đồng thời cũng giúp từng cá nhân dễ nâng tâm hồn lên với Chúa, hoà giải với anh em.
IV.2b. Cầu nguyện kín : Ngoài những dịp cầu nguyện chung với cộng đoàn, tín hữu còn có thể cầu nguyện riêng một mình, gọi là “Cầu nguyện kín”. Cầu nguyện kín có cái lợi là mình luôn cảm thấy chỉ có mình với Chúa, gần Chúa hơn, thân thiết với Chúa hơn, nên dễ dốc bầu tâm sự, thổ lộ tâm tình với Chúa, không e ngại sự dòm ngó, tò mò của anh em. Tuy nhiên, lại cũng rất dễ bị “chia trí” bởi ngoại cảnh, cho nên lời khuyên thiết thực nhất vẫn là nên cầu nguyện ở nơi kín đáo, thanh vắng, hoặc nơi nhà nguyện, thánh đường ("Và khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả : chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em : chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh” (Mt 6, 5-6)..
IV.2c. Cầu nguyện liên lỉ : Thánh Phao-lô Tông dồ đã từng dạy : "Trong mọi hoàn cảnh và mọi sự, hãy nhân danh Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, mà cảm tạ Thiên Chúa là Cha ... Hãy dùng mọi lời kinh và mọi tiếng van nài mà cầu nguyện luôn mãi" (Ep 5,20; 6,18) Dù với cách thế nào, thì lời khuyên vẫn là : Phải cầu nguyện liên lỉ, không ngừng với tất cả nhiệt tình... Thái độ ấy chỉ có được nhờ đức tính khiêm tốn, nhẫn nại trong Tình yêu : MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI. Chính trong tình yêu ấy, ta khám phá ra rằng : Có thể cầu nguyện mọi nơi, mọi lúc và trong mọi hoàn cảnh, vì khi yêu, người ta gắn bó với nhau tự thâm sâu tâm hồn.
V. HƯỚNG DẪN CẦU NGUYỆN :
Có thể nói cầu nguyện là linh đạo dẫn đưa tín hữu đến cùng đích cuộc lữ hành đức tin nơi trần thế, vì đó chính là cái vốn ”kinh doanh vàng” hiệu quả nhất đầu tư vào ngân hàng Nước Trời mai sau. Việc cầu nguyện tưởng chừng như chỉ được thực hiện tự thân nơi các tín hữu, không cần phải hướng dẫn huấn luyện. Tuy nhiên, chính vì tính cách tư thân ấy, nên rất dễ bị chệch hướng, lạc đường, nên công việc cầu nguyện lại càng cần phải có bảng chỉ đường, ngưới hướng dẫn :
V.1. Học theo Thầy Chí Thánh : Người hướng dẫn tiên khởi, người thầy tiên khởi không ai khác hơn là chính Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa, Đấng đã được Thiên Chúa Cha tuyên phán : "Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người." (Mc 9, 7). Người đã từng dậy các môn đệ từ ý hướng đến nội dung, từ phương cách đến nơi chốn cầu nguyện (Mt 6, 7-15). Học nơi Thầy Chí Thánh, đi theo Thầy Chí Thánh, vì chính "Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống" (Ga 14, 6).
V.2. Theo gương các Thánh : Trong truyền thống cầu nguyện, các Thánh chiếm một vị trí quan trọng. Là những người đã được hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa, các ngài không ngừng cầu nguyện thay giúp chúng ta, và đó là ý nghĩa đích thực của cụm từ ”các Thánh thông công” trong Kinh Tin Kính). Vì thế, người tín hữu hướng lòng lên các Thánh, để xin các Ngài chuyển cầu cho mình và cho toàn thế giới. Cùng với các Thánh, nhiều nền linh đạo phong phú đã xuất hiện trong lịch sử Hội Thánh. Những nền linh đạo ấy xuất hiện vào một thời điểm cụ thể, cho thấy đức tin thấm nhập vào lịch sử và môi trường sống của con người; đồng thời những nền linh đạo ấy là những hướng dẫn quí báu cho con người tín hữu trong đời cầu nguyện.
V.3. Hướng dẫn cầu nguyện : Gia đình là nhà trường đầu tiên dạy cầu nguyện. Gia đình là "Hội Thánh tại gia", nơi con cái Thiên Chúa học cầu nguyện. Kinh nguyện hàng ngày trong gia đình là phương thế rất tốt để giáo duc về cầu nguyện, nhất là cho các trẻ em.
Đời Thánh hiến được nâng đỡ và phát triển nhờ cầu nguyện, và là một nguồn suối sống động hướng dẫn đời sống thiêng liêng của Hội Thánh. Những Thừa tác viên có chức Thánh la những người có trách nhiệm đặc biệt trong việc dạy cầu nguyện, hướng dẫn dân Chúa đến dòng nước hằng sống nhờ Lời Chúa, các Bí Tích, các nhân đức đối thần, cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Dạy giáo lý là đòi hỏi cần thiết, giúp người tín hữu suy niệm Lời Chúa, cử hành phụng vụ, nội tâm hóa Lời Chúa, và phát sinh hoa trái tốt đẹp trong cuộc đời.
Ngoài ra, những nhóm cầu nguyện xuất hiện rất nhiều ngày hôm nay cũng là một trong những dấu chỉ và sức mạnh canh tân đời cầu nguyện trong Hội Thánh. Thánh Thần ban tặng cho một số tín hữu những ân huệ đặc biệt nhằm phục vụ lời cầu nguyện. Những tín hữu đó là những tôi tớ đích thực trong truyền thong của Hội Thánh, thông qua họ, cộng đoàn Dân Chúa biết kín múc lấy dòng nước hằng sống từ những nguồn suối trong lành, và sự hiệp thông với Hội Thánh là một trong những dấu chỉ cho đời cầu nguyện đích thực..
KET LUẬN :
Cầu nguyện là nhu cầu thiết yếu cho đời sống tâm linh Ki-tô hữu, vì nếu không được Thánh Linh hướng dẫn, người tín hữu sẽ dễ dàng sa chước cám dỗ, rơi vào vòng tội lỗi ; mà người tín hữu chỉ có được hướng dẫn đó chính là nhờ cầu nguyện. Có thể khẳng định cầu nguyện gắn chặt với Ki-tô hữu, không thể tách rời ; vì Ki-tô hữu là ai, nếu không phải là người nhờ Chúa Thánh Thần, trở nên giống Đức Giê-su mỗi ngày một hơn, và sống theo chương trình yêu thương của Chúa Cha. Cuộc sống đó cũng là đích điểm của đời cầu nguyện. Có thể lặp lại ở đây ”Cầu nguyện đối với một tôn giáo ví như hơi thở đối với một cơ thể. Cơ thể thiếu hơi thở là cơ thể chết. Cũng vậy, tôn giáo thiếu cầu nguyện là tôn giáo chết”. Cơ thể thiếu hơi thở là cơ thể chết mà cầu nguyện chính là hơi thở của con người, vậy thì khi con người tín hữu không biết đến, không cần đến, thờ ơ với cầu nguyện, thì con người đó còn sinh khí hay không, hoặc giả đã trở thành gỗ đá, vô tri vô giác ?
Xin mượn lời Thánh Gia-cô-bê Tông đồ để kết thúc bài này : "Anh em đau khổ ư ? Người ấy hãy cầu nguyện. Ai vui vẻ chăng ? Người ấy hãy hát thánh ca. Ai trong anh em đau yếu ư ? Người ấy hãy mời các kỳ mục của Hội Thánh đến; họ sẽ cầu nguyện cho người ấy, sau khi xức dầu nhân danh Chúa. Lời cầu nguyện do lòng tin sẽ cứu người bệnh; người ấy được Chúa nâng dậy, và nếu người ấy đã phạm tội, thì sẽ được Chúa thứ tha. Anh em hãy thú tội với nhau và cầu nguyện cho nhau để được cứu thoát. Vì lời cầu xin tha thiết của người công chính rất có hiệu lực. Ông Ê-li-a xưa cũng là người cùng chung một thân phận như chúng ta; ông đã tha thiết cầu xin cho đừng có mưa, thì đã không có mưa xuống trên mặt đất suốt ba năm sáu tháng. Rồi ông lại cầu xin trời mưa xuống và đất trổ sinh hoa trái, thì trời liền mưa xuống và đất đã trổ sinh hoa trái. Thưa anh em, nếu có người nào trong anh em lạc xa chân lý và có ai đưa người ấy trở về, thì anh em hãy biết rằng: kẻ nào làm cho một tội nhân bỏ đường lầm lạc mà trở về, thì cứu được linh hồn ấy khỏi chết và che lấp được muôn vàn tội lỗi của mình" (Gc 5, 13-20)
JM. Lam Thy ĐVD.
Nhân tuần lễ ”Cầu cho các Ki-tô hữu hợp nhất” (18 – 25/01/2010), xin có đôi lời về vấn đề xưa như trái đất, nhưng lúc nào cũng rất mới mẻ này : CẦU NGUYỆN.
DẪN NHẬP :
Người ta hỏi Mẹ Tê-rê-sa Calcutta làm thế nào để Mẹ yêu thương được đám người mà nhân loại đã coi như một đống phế liệu, Mẹ trả lời : “Bí quyết của tôi thật đơn giản : Tôi cầu nguyện”. Cuộc đời của Mẹ là cả một chuỗi dài hoạt động bác ái không ngưng nghỉ, vậy mà Mẹ chỉ có một bí quyết : “cầu nguyện” ! Sống trước Mẹ hàng thế kỷ, Thánh nữ Tê-rê-sa Hài đồng Giê-su (1873-1897) cũng đã chứng minh hùng hồn hiệu lực của “cầu nguyện”, vì cả cuộc đời ngắn ngủi của ngài sống trong 4 bức tường khép kín của tu viện chỉ là cầu nguyện và cầu nguyện.
Đến ngay như Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta – Người là Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa thật – mà cũng luôn luôn cầu nguyện, cầu nguyện đến độ đổ cả mồ hôi máu ra (nơi vườn Giệt-si-ma-ni). Và chính Người cũng đã nhiều lần dậy chúng ta cầu nguyện : ”Anh em hãy cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ” (Lc 22, 40) ; “Và bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, thì Thầy sẽ làm, để Chúa Cha được tôn vinh nơi người Con. Nếu anh em nhân danh Thầy mà xin Thầy điều gì, thì chính Thầy sẽ làm điều đó” (Ga 14, 13-14) ; "Thế nên Thầy bảo anh em : anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó ? Hoặc nó xin trứng lại cho nó bò cạp ? Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao? " (Lc 11, 11-13). Thử tìm hiểu xem cầu nguyện là gì và nên cầu nguyện như thế nào ?
I. KHÁI NIỆM :
Một cách khái quát, cầu nguyện là con người giao tiếp, giao hoà với thần linh (“cầu nguyện là nâng tâm hồn và trí khôn lên cùng Thiên Chúa” – Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 2590). Khi đã nói đến giao tiếp, giao hoà thì cầu nguyện không chỉ đơn thuần là “cách thế” này hay “phương thức” kia, mà phải là “tổng hơp tương giao sống động” của toàn-thân-người-cầu-nguyện với Thiên Chúa. Tiên vàn thì phải có Đức Tin + Đức Cậy + Đức Mến thực sự (phải thực lòng tin tưởng, mới hết lòng mến yêu và sẵn lòng cậy nhờ). Cầu nguyện là “dốc bầu tâm sự”, là “thổ lộ tâm can”, nhưng cũng đồng thời là “chiêm ngắm, suy niệm”, là “thinh lặng lắng nghe”. Cầu nguyện là “khẩu tụng tâm suy” khi đọc kinh, là “hiệp thông, hoà giải” khi dâng lễ, là “năng nổ, nhiệt tình” khi hoạt động tông đồ bác ái, là “quên mình, hy sinh” khi phục vụ. Tắt một lời, cầu nguyện là sống “hết mình, hết sức” trong giao tiếp với Thiên Chúa và hoà giải với anh em. Nếu chỉ hiểu cầu nguyện là xin, thì hãy xin cho được “ơn nước mắt” (x. Sách Lễ Rô-ma) với anh em khó nghèo, tật bệnh, hoạn nạn ; xin cho được “dũng khí, can đảm” trước ba thù ; xin cho được “ơn giải thích” (1 Cr 14, 13) trước nghịch cảnh, “ơn sáng suốt” khi bị cám dỗ. Tóm lại là hãy xin cho bản thân có được trọn vẹn điều răn quan trọng nhất trong “10 Điều Răn”, đó là điều răn YÊU THƯƠNG : “Mến Chúa, Yêu người” ; bởi vì và trên tất cả, “cầu nguyện là ân huệ của Chúa Thánh Thần”. Cầu nguyện đối với một tôn giáo được ví như hơi thở đối với một cơ thể sống. Một cơ thể không có hơi thở là một cơ thể chết. Cũng vậy, một tôn giáo không có cầu nguyện là một tôn giáo chết.
Như vậy, cầu nguyện là nâng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa hay là dâng lời cầu lên Thiên Chúa để xin những ơn lành phù hợp với thánh ý của Người. Cầu nguyện luôn là một hồng ân của Thiên Chúa, Đấng đến gặp gỡ con người. Cầu nguyện theo Ki-tô giáo là một liên hệ cá nhân và sống động của con cái với Cha là Thiên Chúa vô cùng nhân lành, với Con của Ngài là Đức Giê-su Ki-tô và với Chúa Thánh Thần, Đấng ngự trong tâm hồn họ. Cầu nguyện tất yếu là (xc Giáo Lý HTCG) :
Chúc tụng và thờ lạy : Cầu nguyện là sự gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người, giữa ân huệ Thiên Chúa ban tặng và niềm tri ân của con người dâng lên Thiên Chúa. Vì thế, khi cầu nguyện, con người dâng lời kinh thờ lạy và chúc tụng Thiên Chúa.
Khấn xin : Cầu tức là xin, vậy cầu nguyện chính là lời kinh khấn xin cho Nước Cha trị đến, xin ơn tha thứ, xin những ơn theo nhu cầu hàng ngày của cuộc sống.
Chuyển cầu : Khi tín hữu cầu nguyện cũng tức là không chỉ cầu nguyện cho riêng mình, mà là cho tất cả mọi người, kể cả kẻ thù của mình (Mt 6, 43-48). Chính Đức Giê-su hiệp cùng Chúa Thánh Thần sẽ chuyển cầu lời cầu nguyện của các thánh cho các tín hữu lên Chúa Cha. Sự hiệp thông ấy thể hiện đặc trưng của Ki-tô Giáo trong lời kinh chuyển cầu.
Tạ ơn : Mọi biến cố và mọi ân huệ trong đời sống đều có thể trở thành hiến lễ tạ ơn, như Thánh Phao-lô kêu gọi : "Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Giê-su Ki-tô" (1Tx 5,18). Vậy thì cầu nguyện cũng là dâng lời kinh Tạ Ơn lên Thiên Chúa vì những hồng ân Người ban tặng.
Ngợi khen : Cầu nguyện cũng chính là dâng lời ca tụng, ngợi khen Thiên Chúa, vì chính Người, vì vinh quang của Người chói ngời trên muôn loài và đến muôn vạn thủa.
II. MỤC DÍCH CỦA CẦU NGUYỆN :
Mục đích nhắm tới của cầu nguyện là : Cầu nguyện với ai ? Cầu nguyện cho ai ? Cầu nguyện những gi ?
II.1. CẦU NGUYỆN VỚI AI ? : Câu trả lời thật rõ ràng : Cầu nguyện với Thiên Chúa.
II.1a. Cầu nguyện với Chúa Cha : Cầu nguyện là hướng tâm hồn lên với Chúa Cha, mà Đức Giê-su là con đường duy nhất dẫn tín hữu đến với Người. Vì thế, dù là lời kinh cá nhân hay cộng đoàn, khẩu nguyện hay tâm nguyện, lời kinh ấy chỉ đến được với Chúa Cha, nhân danh Chúa Con là Đức Giê-su Ki-tô.
II.1b. Cầu nguyện với Chúa Con : Dĩ nhiên lời cầu nguyện trước hết phải hướng về Chúa Cha, nhưng truyền thống phụng vụ còn để lại nhiều hình thức cầu nguyện trực tiếp với Chúa Con. Người được gọi bằng rất nhiều danh thánh, nhưng tên gọi cao cả và hàm chứa mọi sự là: GIÊ-SU. Tên gọi ấy chứa đựng cả Thiên Chúa, cùng với tất cả chương trình tạo dựng, cứu độ của Thiên Chúa. Khẩn cầu danh thánh GIÊ-SU là đường lối cầu nguyện đơn sơ nhất và rất phổ biến, có thể sử dụng ở mọi nơi moi lúc : "Lạy Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa, xin thương xót chúng con là kẻ có tội".
II.1c. Cầu nguyện với Chúa Thánh Thần : Nếu Đức Giê-su là con đường duy nhất đến với Chúa Cha, thì Thánh Thần lại là Đấng dẫn tín hữu đi vào con đường đó, vì "Không ai có thể nói rằng : "Đức Giê-su là Chúa", nếu người ấy không ở trong Thần Khí" (1Cr 12,3). Vì thế, Hội Thánh dạy tín hữu cầu khẩn với Chúa Thánh Thần hằng ngày, đặc biệt là khi khởi đầu và kết thúc những công việc quan trọng. Lời kinh trực tiếp và đơn sơ nhất là Kinh Chúa Thánh Thần. Có nhiều con đường cầu nguyện, nhưng Chúa Thánh Thần hoạt động trong tất cả, chính trong mối hiệp thông với Chúa Thánh Thần mà người tín hữu được dẫn vào đời cầu nguyện mỗi ngày một sâu đậm hơn.
II.1d. Hiệp thông với Đức Mẹ : Mẹ Maria chiếm một vị trí đặc biệt trong đời cầu nguyện của người Ki-tô hữu. Những lời kinh tín hữu dâng lên Đức Mẹ, bao giờ cũng diễn tả hai chiều : một đàng ca ngợi những kỳ công Thiên Chúa thực hiện cho Đức Mẹ, và qua đó, cho tất cả nhân loại ; đàng khác, dâng lời ngợi khen và cầu khẩn Mẹ nâng đỡ, phù trì. Nội dung đó được thể hiện rất rõ trong Kinh Kính Mừng : một đàng là lời chúc tụng Mẹ là "Đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giê-su con lòng Bà gồm phúc lạ"; đàng khác, là lời cầu khẩn "Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen".
II.2. CẦU NGUYỆN CHO AI ? : Cầu nguyện là cách thế thể hiện 3 nhân đức đối thần : Tin – Cậy – Mến. Có yêu mến hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, mới một lòng tin tưởng, cả lòng cậy trông và dốc lòng cầu khẩn. Như vậy, đủ biết nhân đức cao trọng hơn cả là đức MẾN (1Cr 13, 13), vì nó bao trùm cả ba nhân đức. Vì thế những đối tượng mà người tín hữu cầu nguyện cho phải là : cầu cho các linh hồn, cầu cho tha nhân, và cầu cho chính bản thân.
II.2a. Cầu cho các linh hồn : Tính chất căn bản của Giáo Hội Ki-tô Giáo là hiệp thông. Sự hiệp thông ấy như một dòng chảy khơi nguồn từ ơn thông hiệp của Ba Ngôi Thiên Chúa, xuyên suốt và chan hoà 3 Giáo Hội (lữ hành, thanh luyện và khải hoàn). Sự chan hoà và hợp nhất ấy có được là do cầu nguyện. Cầu nguyện là hơi thở, là nguồn sống của từng cá thể, từng chi thể trong một Giáo Hội sống động và thánh thiện. Vì thế, mọi tín hữu chỉ có thể kết hiệp với Thiên Chúa, hiệp thông với Giáo Hội qua cầu nguyện. Và khi cầu nguyện thì đối tượng đầu tiên để mình cầu cho phải là các linh hồn đang còn trong thời gian thanh luyện. Án phạt thanh luyện đối với con người sau khi từ giã cõi thế là cần thiết và rất đúng mức, công bằng, vì Thiên Chúa giàu tình thương xót không muốn mất đi bất cứ một đứa con nào. Điều đó chứng tỏ, nếu có lời van nài, cầu khẩn, Thiên Chúa sẽ giảm nhẹ án phạt để những tội nhân ấy mau được đoàn tụ với Người trên cõi phúc. Ngoài ra, cầu cho các linh hồn còn một lợi ích thiết thực cho bản thân người cầu nguyện, giống như đầu tư vốn vào ngân hàng Nước Trời, bởi sau khi các linh hồn được Chúa tha thứ và cho hưởng diễm phúc viên mãn trên Thiên đàng, thì chính các ngài lại chuyển cầu cùng Thiên Chúa cho những tín hữu còn tại thế.
II.2a. Cầu cho tha nhân : Chúa Giê-su Ki-tô dạy : "Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em" (Ga 13, 34). Người đã yêu thương nhân loại đến độ hy sinh chính cả mạng sống mình. Thế thì không lý gì những người đã tin vào Chúa và hết lòng trông cậy nơi Tình Yêu bao la của Người, lại không thể thực hiện được lời dạy "hãy yêu thương nhau". Chúa đã yêu thương loài người mà không cần đền đáp, nhưng không thể vì thế mà loài người không biết đáp trả. Cách đáp trả duy nhất chỉ có thể là "Yêu Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, và yêu anh em như yêu chính mình" (Mt 22, 37-40). Yêu anh em như yêu chính mình, vậy thì còn ngần ngại gì mà không sẵn sàng cầu nguyện cho anh em.
II.2a. Cầu cho bản thân : Chúa luôn dạy "yêu anh em như yêu chính mình", chớ Người không dạy yêu anh em nhưng ghét chính mình. Bởi con người là công trình tác tạo tuyệt vời của Thiên Chúa, Người không muổn một công trình nào của Người bị hư mất, không muốn bất cứ một con chiên nào đi lạc mà Người lại không tìm kiếm. Vậy thì có yêu bản thân mình mới có thể yêu tha nhân như yêu chính mình được. Tất nhiên cũng không thể vì yêu mình mà quên mất anh em, mà làm hại đến anh em (ich kỷ hại nhân). Vậy thì cầu nguyện cho bản thân cũng là điều tất yếu, chỉ có điều là cầu nguyện cho mình những gì và như thế nào ?
II.3. CẦU NGUYỆN NHỮNG GÌ ? : Nói chuyện, tâm sự với Chúa, cầu xin những ơn lành, những điều bổ ích cho cả 3 đối tượng : Các linh hồn, tha nhân, bản thân. Đây chính là dịp tìm về suối nguồn của cầu nguyện :
II.3a. Lời Chúa : Khi tín hữu đọc và suy niệm Lời Chúa, cầu nguyện thực sự trở thành cuộc tìm kiếm, gặp gỡ, đối thoại và khám phá thánh ý Thiên Chúa trong cuộc đời.
II.3b. Phụng vụ Hội Thánh : Các Bí tích chuyển thông ơn cứu độ cho Ki-tô hữu. Nếu các bí tích được cử hành với tất cả tâm hồn, thì chính trái tim người thụ hưởng trở nên bàn thờ, trên đó mầu nhiệm cứu độ được tái diễn từng giây từng phút trong cuộc đời.
II.3c. Các nhân đức đối thần: Các nhân đức đối thần đưa tín hữu đến gặp gỡ, tâm sự, cầu xin Thiên Chúa. Đức Tin đưa con người đến với Thiên Chúa, đáp trả hồng ân của Người. Khi đã tin, thì sẽ cậy nhờ, Đức Cậy nói lên lòng tín thác của tín hữu với Thiên Chúa. Đức Ái thể hiện Tình Yêu Thiên Chúa, trong đó con người được Thiên Chúa yêu mến và có nghĩa vụ đáp trả bằng cách "Yêu Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và yêu anh em như yêu chính mình". Tìm về suối nguồn "các nhân đức đối thần" sẽ đạt đến đỉnh cao cầu nguyện.
III. NƠI CHỐN CẦU NGUYỆN :
Có thể cầu nguyện ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ giờ giấc, hoàn cảnh nào, vì Chúa ở khắp mọi nơi, và Người luôn lắng nghe con cái kêu cầu. Tuy nhiên, để nuôi dưỡng đời cầu nguyện, nơi chốn vẫn là vấn đề quan trọng cần lưu tâm : Thứ nhất là Nhà thờ, nhà của Chúa, là nơi thờ phượng Thánh Thể và cũng là nơi dành riêng cho việc cầu nguyện. Tiếp theo là nơi cái nôi ươm trồng các nhân đức : gia đình. Trong các gia đình, để nâng đỡ việc cầu nguyện cá nhân, nên có một "góc cầu nguyện" với Kinh Thánh, ảnh tượng. Góc cầu nguyện đó cũng là nơi cho gia đình cầu nguyện chung với nhau hằng ngày. Ngoài ra, các Tu viện là những nơi thuận tiện giúp các tín hữu có được sự cô tịch cần thiết, để đi sâu hơn vào đời cầu nguyện. Những cuộc hành hương cũng là những cơ hội đặc biệt cho việc canh tân đời cầu nguyện.
IV. PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN :
Dựa theo định nghĩa về cầu nguyện của Sách GLHTCG (Cầu nguyện là : “Chúc tụng và thờ lạy – Khấn xin – Chuyển cầu – Tạ ơn – Ngợi khen”), Thomas H. Green, S.J., tác giả cuốn “Opening to God” (Mở ra với Chúa) dùng cách ghép những mẫu tự đầu của mỗi từ làm nên một tổng thể đặc thù : “Cầu nguyện là : A doration (thờ lạy) + C ontriction (ăn năn) + T hanksgiving (tạ ơn) + S upplication (cầu xin) => ACTS (hành động). Vâng, quả nhiên cầu nguyện là hành động, muốn cầu nguyện phải hành động, chính bởi vì "Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại ; họ nghĩ rằng : cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin” (Mt 6, 7-8) ; “Vì thế, Thầy nói với anh em : tất cả những gì anh em cầu xin, anh em cứ tin là mình đã được rồi, thì sẽ được như ý. Khi anh em đứng cầu nguyện, nếu anh em có chuyện bất bình với ai, thì hãy tha thứ cho họ, để Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng tha lỗi cho anh em. (Nhưng nếu anh em không tha thứ, thì Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng sẽ không tha lỗi cho anh em)" (Mc 11, 24).
IV.1. Hình thức cầu nguyện :
IV.1a. Khẩu nguyện : Đối thoại, van nài thành tiếng, đọc kinh, hiệp dâng Thánh lễ … Khẩu nguyện là thiết yếu trong kinh nguyện Ki-tô giáo. Đó cũng là đòi hỏi tự nhiên nơi con người vốn là hồn và xác, nên cần phải biểu tỏ tình cảm bên trong bằng lời nói và cử chỉ bên ngoài. Khẩu nguyện là hình thức phổ biến nhất. Nhưng phải luôn luôn ý thức rằng : lời kinh đích thực phải phát xuất từ đáy sâu tâm hồn. "Khẩu tụng tâm suy" là châm ngôn phải theo.
IV.1b. Tâm nguyện : Chiêm niệm, tâm tình trong thinh lặng, lắng nghe, thầm thĩ tâm sự với Chúa. Chiêm niệm là đỉnh cao của đời cầu nguyện, đỉnh cao của cuộc gặp gỡ yêu thương giữa Thiên Chúa và con người. Trong chiêm niệm, người tín hữu muốn ở lại một mình với Chúa, để lắng nghe, và nhiều khi chỉ để chiêm ngắm, cảm nhận hạnh phúc được ở bên Đấng mình yêu mến. Tình yêu ấy không chỉ mang nặng cảm tính ; vì thế, vai trò của ý chí rất quan trọng để luôn trung thành với các giờ cầu nguyện, cho dù mệt mỏi hay khô khan. Nhờ đó, ta có thể đi sâu vào sự kết hợp với Chúa Kitô, và chia sẻ tâm tư với Ngài.
IV.1c. Trí nguyện : Suy niệm, động não xem Chúa dạy những gì, Chúa muốn mình làm gì. Suy niệm là kiếm tìm. Kiếm tìm lý do và ý nghĩa đời Ki-tô hữu. Kiếm tìm thánh ý Thiên Chúa để đáp trả. Sách thiêng liêng là phương thế rất tốt giúp Ki-tô hữu trong cuộc tìm kiếm ấy : Kinh Thánh, các bản văn phụng vụ, các bài viết về đời thiêng liêng. Đồng thời, chính cuộc sống cũng là một cuốn sách cho tín hữu đọc và suy niệm. Sự tìm kiếm ấy không thể chỉ ngưng lại ở bình diện trí tuệ, nhưng phải dẫn tới hành động, phải giúp ta nhận biết tình yêu của Đức Giê-su Ki-tô. Và chỉ khi đó, suy niệm mới có khả năng tác động toàn bộ cuộc đời người Ki-tô hữu : tư tưởng, cảm xúc, ước muốn.
Phân biệt Khẩu nguyện, Tâm nguyện và Trí nguyện là công việc của lý trí ; nhưng trong thực tế, cả ba có thể và phải hòa hợp với nhau làm một, vì cầu nguyện là đi vào cuộc gặp gỡ Thiên Chúa bằng tất cả con người của mình : linh hồn, trí khôn, thân xác; và để cuộc gặp gỡ ấy chi phối toàn bộ cuộc đời Ki-tô hữu.
IV.2. Cách thế cầu nguyện :
IV.2a. Cầu nguyện Phụng vụ : Trong khi hiệp dâng Thánh lễ, đọc Kinh Phụng vụ, kinh chung trong nhà thờ, nhà nguyện, kinh sáng tối trong gia đình..., đó là những dịp tín hữu cầu nguyện chung với cộng đoàn. Trong bầu khí thánh thiêng, nồng ấm, cầu nguyện Phụng vụ thể hiện sự hoà đồng, hiệp thông sâu sắc trong cộng đoan tín hữu, đồng thời cũng giúp từng cá nhân dễ nâng tâm hồn lên với Chúa, hoà giải với anh em.
IV.2b. Cầu nguyện kín : Ngoài những dịp cầu nguyện chung với cộng đoàn, tín hữu còn có thể cầu nguyện riêng một mình, gọi là “Cầu nguyện kín”. Cầu nguyện kín có cái lợi là mình luôn cảm thấy chỉ có mình với Chúa, gần Chúa hơn, thân thiết với Chúa hơn, nên dễ dốc bầu tâm sự, thổ lộ tâm tình với Chúa, không e ngại sự dòm ngó, tò mò của anh em. Tuy nhiên, lại cũng rất dễ bị “chia trí” bởi ngoại cảnh, cho nên lời khuyên thiết thực nhất vẫn là nên cầu nguyện ở nơi kín đáo, thanh vắng, hoặc nơi nhà nguyện, thánh đường ("Và khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả : chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em : chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh” (Mt 6, 5-6)..
IV.2c. Cầu nguyện liên lỉ : Thánh Phao-lô Tông dồ đã từng dạy : "Trong mọi hoàn cảnh và mọi sự, hãy nhân danh Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, mà cảm tạ Thiên Chúa là Cha ... Hãy dùng mọi lời kinh và mọi tiếng van nài mà cầu nguyện luôn mãi" (Ep 5,20; 6,18) Dù với cách thế nào, thì lời khuyên vẫn là : Phải cầu nguyện liên lỉ, không ngừng với tất cả nhiệt tình... Thái độ ấy chỉ có được nhờ đức tính khiêm tốn, nhẫn nại trong Tình yêu : MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI. Chính trong tình yêu ấy, ta khám phá ra rằng : Có thể cầu nguyện mọi nơi, mọi lúc và trong mọi hoàn cảnh, vì khi yêu, người ta gắn bó với nhau tự thâm sâu tâm hồn.
V. HƯỚNG DẪN CẦU NGUYỆN :
Có thể nói cầu nguyện là linh đạo dẫn đưa tín hữu đến cùng đích cuộc lữ hành đức tin nơi trần thế, vì đó chính là cái vốn ”kinh doanh vàng” hiệu quả nhất đầu tư vào ngân hàng Nước Trời mai sau. Việc cầu nguyện tưởng chừng như chỉ được thực hiện tự thân nơi các tín hữu, không cần phải hướng dẫn huấn luyện. Tuy nhiên, chính vì tính cách tư thân ấy, nên rất dễ bị chệch hướng, lạc đường, nên công việc cầu nguyện lại càng cần phải có bảng chỉ đường, ngưới hướng dẫn :
V.1. Học theo Thầy Chí Thánh : Người hướng dẫn tiên khởi, người thầy tiên khởi không ai khác hơn là chính Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa, Đấng đã được Thiên Chúa Cha tuyên phán : "Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người." (Mc 9, 7). Người đã từng dậy các môn đệ từ ý hướng đến nội dung, từ phương cách đến nơi chốn cầu nguyện (Mt 6, 7-15). Học nơi Thầy Chí Thánh, đi theo Thầy Chí Thánh, vì chính "Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống" (Ga 14, 6).
V.2. Theo gương các Thánh : Trong truyền thống cầu nguyện, các Thánh chiếm một vị trí quan trọng. Là những người đã được hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa, các ngài không ngừng cầu nguyện thay giúp chúng ta, và đó là ý nghĩa đích thực của cụm từ ”các Thánh thông công” trong Kinh Tin Kính). Vì thế, người tín hữu hướng lòng lên các Thánh, để xin các Ngài chuyển cầu cho mình và cho toàn thế giới. Cùng với các Thánh, nhiều nền linh đạo phong phú đã xuất hiện trong lịch sử Hội Thánh. Những nền linh đạo ấy xuất hiện vào một thời điểm cụ thể, cho thấy đức tin thấm nhập vào lịch sử và môi trường sống của con người; đồng thời những nền linh đạo ấy là những hướng dẫn quí báu cho con người tín hữu trong đời cầu nguyện.
V.3. Hướng dẫn cầu nguyện : Gia đình là nhà trường đầu tiên dạy cầu nguyện. Gia đình là "Hội Thánh tại gia", nơi con cái Thiên Chúa học cầu nguyện. Kinh nguyện hàng ngày trong gia đình là phương thế rất tốt để giáo duc về cầu nguyện, nhất là cho các trẻ em.
Đời Thánh hiến được nâng đỡ và phát triển nhờ cầu nguyện, và là một nguồn suối sống động hướng dẫn đời sống thiêng liêng của Hội Thánh. Những Thừa tác viên có chức Thánh la những người có trách nhiệm đặc biệt trong việc dạy cầu nguyện, hướng dẫn dân Chúa đến dòng nước hằng sống nhờ Lời Chúa, các Bí Tích, các nhân đức đối thần, cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Dạy giáo lý là đòi hỏi cần thiết, giúp người tín hữu suy niệm Lời Chúa, cử hành phụng vụ, nội tâm hóa Lời Chúa, và phát sinh hoa trái tốt đẹp trong cuộc đời.
Ngoài ra, những nhóm cầu nguyện xuất hiện rất nhiều ngày hôm nay cũng là một trong những dấu chỉ và sức mạnh canh tân đời cầu nguyện trong Hội Thánh. Thánh Thần ban tặng cho một số tín hữu những ân huệ đặc biệt nhằm phục vụ lời cầu nguyện. Những tín hữu đó là những tôi tớ đích thực trong truyền thong của Hội Thánh, thông qua họ, cộng đoàn Dân Chúa biết kín múc lấy dòng nước hằng sống từ những nguồn suối trong lành, và sự hiệp thông với Hội Thánh là một trong những dấu chỉ cho đời cầu nguyện đích thực..
KET LUẬN :
Cầu nguyện là nhu cầu thiết yếu cho đời sống tâm linh Ki-tô hữu, vì nếu không được Thánh Linh hướng dẫn, người tín hữu sẽ dễ dàng sa chước cám dỗ, rơi vào vòng tội lỗi ; mà người tín hữu chỉ có được hướng dẫn đó chính là nhờ cầu nguyện. Có thể khẳng định cầu nguyện gắn chặt với Ki-tô hữu, không thể tách rời ; vì Ki-tô hữu là ai, nếu không phải là người nhờ Chúa Thánh Thần, trở nên giống Đức Giê-su mỗi ngày một hơn, và sống theo chương trình yêu thương của Chúa Cha. Cuộc sống đó cũng là đích điểm của đời cầu nguyện. Có thể lặp lại ở đây ”Cầu nguyện đối với một tôn giáo ví như hơi thở đối với một cơ thể. Cơ thể thiếu hơi thở là cơ thể chết. Cũng vậy, tôn giáo thiếu cầu nguyện là tôn giáo chết”. Cơ thể thiếu hơi thở là cơ thể chết mà cầu nguyện chính là hơi thở của con người, vậy thì khi con người tín hữu không biết đến, không cần đến, thờ ơ với cầu nguyện, thì con người đó còn sinh khí hay không, hoặc giả đã trở thành gỗ đá, vô tri vô giác ?
Xin mượn lời Thánh Gia-cô-bê Tông đồ để kết thúc bài này : "Anh em đau khổ ư ? Người ấy hãy cầu nguyện. Ai vui vẻ chăng ? Người ấy hãy hát thánh ca. Ai trong anh em đau yếu ư ? Người ấy hãy mời các kỳ mục của Hội Thánh đến; họ sẽ cầu nguyện cho người ấy, sau khi xức dầu nhân danh Chúa. Lời cầu nguyện do lòng tin sẽ cứu người bệnh; người ấy được Chúa nâng dậy, và nếu người ấy đã phạm tội, thì sẽ được Chúa thứ tha. Anh em hãy thú tội với nhau và cầu nguyện cho nhau để được cứu thoát. Vì lời cầu xin tha thiết của người công chính rất có hiệu lực. Ông Ê-li-a xưa cũng là người cùng chung một thân phận như chúng ta; ông đã tha thiết cầu xin cho đừng có mưa, thì đã không có mưa xuống trên mặt đất suốt ba năm sáu tháng. Rồi ông lại cầu xin trời mưa xuống và đất trổ sinh hoa trái, thì trời liền mưa xuống và đất đã trổ sinh hoa trái. Thưa anh em, nếu có người nào trong anh em lạc xa chân lý và có ai đưa người ấy trở về, thì anh em hãy biết rằng: kẻ nào làm cho một tội nhân bỏ đường lầm lạc mà trở về, thì cứu được linh hồn ấy khỏi chết và che lấp được muôn vàn tội lỗi của mình" (Gc 5, 13-20)
JM. Lam Thy ĐVD.