Dan Lee
01-21-2010, 10:00 PM
Suy Niệm Thánh Kinh Chúa Nhật III Quanh Năm C
(Neh 8, 1-4; 5-6; 8-10)
Năm 538 trước công nguyên, vua Kyrô ra sắc chỉ cho phép mọi người Do thái bị bắt lưu đầy ở Babylon được hồi hương. Dân rất vui mừng, họ đi về và quyết định xây dựng lại quê cha đất tổ, tái thiết Jerusalem và đền thờ Thiên Chúa, dưới sự điều hành của Et-ra và Nehemia.
Bài đọc một hôm nay tả lại quang cảnh rất cảm động một buổi dân chúng tập trung, nghe Et-ra đọc lề luật Chúa, để toàn dân biết và tuân giữ. Cuộc họp có tính cách toàn dân:
“…muôn người như một tập họp ở quảng trường trước cửa Nước” (câu 1)
“…đàn ông đàn bà và tất cả các trẻ em đã đến tuổi khôn” (câu 2)
Những năm lưu đầy xa quê hương là thời gian thuận tiện để họ hồi tâm lại, nhận biết rằng lưu đầy gian nan tủi nhục là kiếp sống của những người bỏ lề luật Chúa, nên khi được trở lại quê hương, chính họ tự ý xin ông Et-ra là kinh sư và tư tế đọc lề luật cho dân nghe:
“Họ xin ông Et-ra là kinh sư đem luật Môsê ra đọc” (câu 1)
Nơi tụ họp là quãng trường rộng rãi, có bục gỗ cao dọn sẵn, đứng cao hơn mọi người. Có các thầy Lêvi giải thích thêm cho rõ ràng. Thái độ của dân rất đáng ca ngợi, họ chăm chú nghe để hiểu lề luật và quyết tâm thi hành:
“Toàn dân lắng nghe ông Et-ra đọc lề luật từ sáng đến trưa”
“Khi ông mở sách ra thì mọi người đứng dậy (câu 5)
Khi ông chúc tụng Đức Chúa…thì dân đáp lại Amen, Amen, và sấp mặt sát đất thờ lạy Đức Chúa” (câu 6)
Đồng tâm hiệp lực rao giảng lề luật và quyết chí tuân giữ là phương thế hữu hiệu nhất để đón nhận được ơn Chúa ban xuống cho dân của Người.
Ngày nay Giáo hội cũng đề cao việc rao giảng Lời Chúa trước các cuộc hội họp, nhất là trong Thánh lễ. Giáo hội còn khuyến khích việc đọc Kinh Thánh trong gia đình, nhất là buổi tối khi mọi người tụ họp trước bàn thờ. Siêng năng đọc, tìm hiểu và tuân giữ lời Kinh Thánh là yếu tố quan trọng trong việc duy trì và phát triển đức tin.
Lm. Giuse Nguyễn Ngọc Lưu, SDD
(Neh 8, 1-4; 5-6; 8-10)
Năm 538 trước công nguyên, vua Kyrô ra sắc chỉ cho phép mọi người Do thái bị bắt lưu đầy ở Babylon được hồi hương. Dân rất vui mừng, họ đi về và quyết định xây dựng lại quê cha đất tổ, tái thiết Jerusalem và đền thờ Thiên Chúa, dưới sự điều hành của Et-ra và Nehemia.
Bài đọc một hôm nay tả lại quang cảnh rất cảm động một buổi dân chúng tập trung, nghe Et-ra đọc lề luật Chúa, để toàn dân biết và tuân giữ. Cuộc họp có tính cách toàn dân:
“…muôn người như một tập họp ở quảng trường trước cửa Nước” (câu 1)
“…đàn ông đàn bà và tất cả các trẻ em đã đến tuổi khôn” (câu 2)
Những năm lưu đầy xa quê hương là thời gian thuận tiện để họ hồi tâm lại, nhận biết rằng lưu đầy gian nan tủi nhục là kiếp sống của những người bỏ lề luật Chúa, nên khi được trở lại quê hương, chính họ tự ý xin ông Et-ra là kinh sư và tư tế đọc lề luật cho dân nghe:
“Họ xin ông Et-ra là kinh sư đem luật Môsê ra đọc” (câu 1)
Nơi tụ họp là quãng trường rộng rãi, có bục gỗ cao dọn sẵn, đứng cao hơn mọi người. Có các thầy Lêvi giải thích thêm cho rõ ràng. Thái độ của dân rất đáng ca ngợi, họ chăm chú nghe để hiểu lề luật và quyết tâm thi hành:
“Toàn dân lắng nghe ông Et-ra đọc lề luật từ sáng đến trưa”
“Khi ông mở sách ra thì mọi người đứng dậy (câu 5)
Khi ông chúc tụng Đức Chúa…thì dân đáp lại Amen, Amen, và sấp mặt sát đất thờ lạy Đức Chúa” (câu 6)
Đồng tâm hiệp lực rao giảng lề luật và quyết chí tuân giữ là phương thế hữu hiệu nhất để đón nhận được ơn Chúa ban xuống cho dân của Người.
Ngày nay Giáo hội cũng đề cao việc rao giảng Lời Chúa trước các cuộc hội họp, nhất là trong Thánh lễ. Giáo hội còn khuyến khích việc đọc Kinh Thánh trong gia đình, nhất là buổi tối khi mọi người tụ họp trước bàn thờ. Siêng năng đọc, tìm hiểu và tuân giữ lời Kinh Thánh là yếu tố quan trọng trong việc duy trì và phát triển đức tin.
Lm. Giuse Nguyễn Ngọc Lưu, SDD