Dan Lee
01-21-2010, 10:21 PM
VINH QUY BÁI TỔ
(CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN, NĂM C)
(Bài Đọc I: Nehemia 8: 2-4, 5-6, 8-10; Bài Đọc II: 1Corintô 12: 12-30);
Bài Phúc Âm: Luca 1: 1-4, 4: 14-21)
http://thanhlinh.net/baivo/2010/HinhAnh/VinhQuy_clip_image002.jpg
Tại Việt Nam chúng ta thời xưa, các vị đã học hành đỗ đạt và thành danh, thường trở về quê hương để thăm viếng gia đình và kính bái tổ tiên; đó cũng là dịp khao vọng cho dân làng được hãnh diện. Tại Hoa Kỳ cũng có tục lệ trở về quê hương, trở về trường cũ (Home Coming).
Bài Phúc Âm hôm nay kể lại việc Chúa Giêsu trở về quê hương Nagiaret nơi Ngài đã lớn lên trong gia đình cùng với Thánh Giuse và Mẹ Maria suốt 30 năm. Trong thời gian này, Chúa Giêsu cũng làm nghề thợ mộc như Thánh Giuse để sinh sống, và cũng chia sẻ cuộc sống với dân làng như một người bình thường.
Theo tường thuật của Thánh Luca, thì Chúa Giêsu đã mở đầu cuộc sống Công Khai ra đi rao giảng bằng việc đến chịu phép rửa của Thánh Gioan Tẩy Giả tại sông Giordan. Rồi, Ngài vào hoang địa ăn chay, cầu nguyện và bị ma qủy cám dỗ. Sau đó, Ngài đã “được đầy ơn Chúa Thánh Thần” và bắt đầu ra đi rao giảng Tin Mừng từ vùng Galilêa (phía Bắc nước Do Thái, nơi có làng Nagiaret là quê hương của Chúa), và tiện dịp, Ngài đã ghé qua thăm Nagiaret. Nhưng Ngài không về quê hương để khao vọng để được vinh danh; nhưng là để rao giảng cho chính bà con quê quán của mình.
Theo lề luật, vào ngày Sa-bat, người Do Thái thường đến các Hội Đường để thờ phượng, tôn vinh Chúa, nghe đọc Sách Luật, và học hỏi Lời Chúa (xin xem Bài Đọc I). Vì thế, nhân ngày Sa-bat, Chúa Giêsu cũng vào sinh hoạt trong Hội Đường, và nhân đó rao giảng và tỏ cho dân làng biết: “Chính hôm nay ứng nghiệm lời Thánh Kinh anh em vừa nghe” để nói cho họ biết chính Ngài là Đấng đã được các ngôn sứ loan báo trước: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, xức dầu cho tôi và sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, loan báo tự do cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được sáng mắt, người bị áp bức được giải thoát, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa!”
Trong Bài Đọc II hôm nay, Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta về vai trò và sứ mệnh của mỗi tín hữu chúng ta; sau khi chúng ta đã được “thanh tẩy qua Bí tích Rửa Tội, và Bí Tích Thêm Sức, chúng ta được Chúa Thánh Thần thánh hiến, và chúng ta “cũng được sai đi” để loan truyền Lời Chúa cho mọi người chúng ta gặp gỡ trong cuộc sống hàng ngày, “nhất là những người nghèo khổ, bị áp bức, bị bỏ rơi…” để cùng nhau xây dựng “Nhiệm Thể Chúa Kitô là chính Giáo Hội Chúa.” Mỗi người có nhiệm vụ riêng của mình, tùy theo vai trò và địa vị là giáo sĩ, tu sĩ hay giáo dân. Nhưng để loan báo Tin Mừng, chúng ta cũng có bổn phận học hỏi để thông hiểu Lời Chúa trong Thánh Kinh qua những giờ Thánh Lễ cuối tuần, qua các buổi tĩnh tâm, các lớp học về Thánh Kinh v.v…
Theo Bài Đọc I thì “Ngày Sa-bat (ngày Thứ Bảy trong tuần) là ngày thánh dâng cho Chúa, mọi người phải nghỉ ngơi việc xác để họp mặt thờ phượng Chúa, chúc tụng Chúa và học hỏi Lề Luật của Chúa. Trong ngày của Chúa, mỗi người hãy quên đi nỗi ưu phiền để vui lên trong niềm vui của Chúa là Đấng nâng đỡ mọi người”. Đó là theo luật Cựu Ước căn cứ vào lời Chúa trong sách Khởi Nguyên (2: 1-3): “Ngày thứ Bảy, Thiên Chúa đã hoàn tất công việc Ngài làm. Ngày Thứ Bảy, Ngài nghỉ ngơi. Thiên Chúa đã chúc phúc cho ngày Thứ Bảy…”
Thực ra, công việc hình thành vũ trụ và thế giới, cũng như muôn loài, muôn vật và loài người là công cuộc phải trải qua nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, ông Moisê đã kể câu chuyện “Chúa tạo dựng vũ trụ và muôn loài trong sáu ngày, và nghỉ ngơi vào ngày Thứ Bảy” để dạy dân chúng hãy làm việc sáu ngày, còn ngày Thứ Bảy phải giữ lề luật ngày Sa-bat để nghỉ ngơi công việc thể xác và chuyên lo việc thờ phượng Chúa, học hỏi Lề Luật Chúa; đó là thánh hiến ngày Thứ Bảy, dâng trọn ngày Thứ Bảy cho Chúa.
Thời Cựu Ước đã chấm dứt, luật giữ ngày Sa-bat cũng chấm dứt. Chúa Giêsu là Đấng Kitô các tiên tri đã loan báo trước. Ngài đã đến để mở đầu thời đại Tân Ứớc. Ngài đã chịu nạn, chịu chết, nhưng đã sống lại ngày Thứ Nhất trong tuần (Ngày Chúa Nhật), vì thế, ngày nay chúng ta “giữ ngày Chúa Nhật” để kính nhớ cuộc sống lại của Chúa để mở đường cứu rỗi cho chúng ta. Từ đó, ngày Chúa Nhật, ngày thứ nhất trong tuần lễ là Ngày Thánh, chúng ta phải nghỉ ngơi, cùng nhau đến các Thánh Đường để thờ phượng Chúa và gặp gỡ nhau, chia sẻ tình thương của con cái Chúa, và học tập Lời Chúa, Lề Luật Chúa, tĩnh dưỡng đời sống tâm linh.
Mong rằng từ nay chúng ta biết ý thức hơn về bổn phận rao giảng Lời Chúa, và bổn phận thờ phượng Chúa bằng cả đời sống chúng ta. Đặc biệt vào ngày Chúa Nhật, chúng ta hãy cùng với gia đình, cùng với giáo xứ để cùng thờ phượng Chúa, chung vui ngày thánh của Chúa để nuôi dưỡng lòng đạo đức của chính chúng ta, gia đình chúng ta, giáo xứ chúng ta. Cuộc hành trình Đức Tin đầy gian khổ, nhưng chúng ta không phải đi một mình, mà chúng ta đồng hành với mọi anh chị em chúng ta trong gia đình Giáo Hội, cụ thể nơi mỗi giáo xứ chúng ta cư ngụ.
“Đi về Nhà Chúa, tim con reo hoan lạc Chúa ơi!
“Đi về Nhà Chúa, ôi bao nhiêu mến thương ngập trời…”
(Lan Thanh: Thánh Ca “Đi Về Nhà Chúa” )
(Linh Mục Anphong Trần Đức Phương)
(CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN, NĂM C)
(Bài Đọc I: Nehemia 8: 2-4, 5-6, 8-10; Bài Đọc II: 1Corintô 12: 12-30);
Bài Phúc Âm: Luca 1: 1-4, 4: 14-21)
http://thanhlinh.net/baivo/2010/HinhAnh/VinhQuy_clip_image002.jpg
Tại Việt Nam chúng ta thời xưa, các vị đã học hành đỗ đạt và thành danh, thường trở về quê hương để thăm viếng gia đình và kính bái tổ tiên; đó cũng là dịp khao vọng cho dân làng được hãnh diện. Tại Hoa Kỳ cũng có tục lệ trở về quê hương, trở về trường cũ (Home Coming).
Bài Phúc Âm hôm nay kể lại việc Chúa Giêsu trở về quê hương Nagiaret nơi Ngài đã lớn lên trong gia đình cùng với Thánh Giuse và Mẹ Maria suốt 30 năm. Trong thời gian này, Chúa Giêsu cũng làm nghề thợ mộc như Thánh Giuse để sinh sống, và cũng chia sẻ cuộc sống với dân làng như một người bình thường.
Theo tường thuật của Thánh Luca, thì Chúa Giêsu đã mở đầu cuộc sống Công Khai ra đi rao giảng bằng việc đến chịu phép rửa của Thánh Gioan Tẩy Giả tại sông Giordan. Rồi, Ngài vào hoang địa ăn chay, cầu nguyện và bị ma qủy cám dỗ. Sau đó, Ngài đã “được đầy ơn Chúa Thánh Thần” và bắt đầu ra đi rao giảng Tin Mừng từ vùng Galilêa (phía Bắc nước Do Thái, nơi có làng Nagiaret là quê hương của Chúa), và tiện dịp, Ngài đã ghé qua thăm Nagiaret. Nhưng Ngài không về quê hương để khao vọng để được vinh danh; nhưng là để rao giảng cho chính bà con quê quán của mình.
Theo lề luật, vào ngày Sa-bat, người Do Thái thường đến các Hội Đường để thờ phượng, tôn vinh Chúa, nghe đọc Sách Luật, và học hỏi Lời Chúa (xin xem Bài Đọc I). Vì thế, nhân ngày Sa-bat, Chúa Giêsu cũng vào sinh hoạt trong Hội Đường, và nhân đó rao giảng và tỏ cho dân làng biết: “Chính hôm nay ứng nghiệm lời Thánh Kinh anh em vừa nghe” để nói cho họ biết chính Ngài là Đấng đã được các ngôn sứ loan báo trước: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, xức dầu cho tôi và sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, loan báo tự do cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được sáng mắt, người bị áp bức được giải thoát, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa!”
Trong Bài Đọc II hôm nay, Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta về vai trò và sứ mệnh của mỗi tín hữu chúng ta; sau khi chúng ta đã được “thanh tẩy qua Bí tích Rửa Tội, và Bí Tích Thêm Sức, chúng ta được Chúa Thánh Thần thánh hiến, và chúng ta “cũng được sai đi” để loan truyền Lời Chúa cho mọi người chúng ta gặp gỡ trong cuộc sống hàng ngày, “nhất là những người nghèo khổ, bị áp bức, bị bỏ rơi…” để cùng nhau xây dựng “Nhiệm Thể Chúa Kitô là chính Giáo Hội Chúa.” Mỗi người có nhiệm vụ riêng của mình, tùy theo vai trò và địa vị là giáo sĩ, tu sĩ hay giáo dân. Nhưng để loan báo Tin Mừng, chúng ta cũng có bổn phận học hỏi để thông hiểu Lời Chúa trong Thánh Kinh qua những giờ Thánh Lễ cuối tuần, qua các buổi tĩnh tâm, các lớp học về Thánh Kinh v.v…
Theo Bài Đọc I thì “Ngày Sa-bat (ngày Thứ Bảy trong tuần) là ngày thánh dâng cho Chúa, mọi người phải nghỉ ngơi việc xác để họp mặt thờ phượng Chúa, chúc tụng Chúa và học hỏi Lề Luật của Chúa. Trong ngày của Chúa, mỗi người hãy quên đi nỗi ưu phiền để vui lên trong niềm vui của Chúa là Đấng nâng đỡ mọi người”. Đó là theo luật Cựu Ước căn cứ vào lời Chúa trong sách Khởi Nguyên (2: 1-3): “Ngày thứ Bảy, Thiên Chúa đã hoàn tất công việc Ngài làm. Ngày Thứ Bảy, Ngài nghỉ ngơi. Thiên Chúa đã chúc phúc cho ngày Thứ Bảy…”
Thực ra, công việc hình thành vũ trụ và thế giới, cũng như muôn loài, muôn vật và loài người là công cuộc phải trải qua nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, ông Moisê đã kể câu chuyện “Chúa tạo dựng vũ trụ và muôn loài trong sáu ngày, và nghỉ ngơi vào ngày Thứ Bảy” để dạy dân chúng hãy làm việc sáu ngày, còn ngày Thứ Bảy phải giữ lề luật ngày Sa-bat để nghỉ ngơi công việc thể xác và chuyên lo việc thờ phượng Chúa, học hỏi Lề Luật Chúa; đó là thánh hiến ngày Thứ Bảy, dâng trọn ngày Thứ Bảy cho Chúa.
Thời Cựu Ước đã chấm dứt, luật giữ ngày Sa-bat cũng chấm dứt. Chúa Giêsu là Đấng Kitô các tiên tri đã loan báo trước. Ngài đã đến để mở đầu thời đại Tân Ứớc. Ngài đã chịu nạn, chịu chết, nhưng đã sống lại ngày Thứ Nhất trong tuần (Ngày Chúa Nhật), vì thế, ngày nay chúng ta “giữ ngày Chúa Nhật” để kính nhớ cuộc sống lại của Chúa để mở đường cứu rỗi cho chúng ta. Từ đó, ngày Chúa Nhật, ngày thứ nhất trong tuần lễ là Ngày Thánh, chúng ta phải nghỉ ngơi, cùng nhau đến các Thánh Đường để thờ phượng Chúa và gặp gỡ nhau, chia sẻ tình thương của con cái Chúa, và học tập Lời Chúa, Lề Luật Chúa, tĩnh dưỡng đời sống tâm linh.
Mong rằng từ nay chúng ta biết ý thức hơn về bổn phận rao giảng Lời Chúa, và bổn phận thờ phượng Chúa bằng cả đời sống chúng ta. Đặc biệt vào ngày Chúa Nhật, chúng ta hãy cùng với gia đình, cùng với giáo xứ để cùng thờ phượng Chúa, chung vui ngày thánh của Chúa để nuôi dưỡng lòng đạo đức của chính chúng ta, gia đình chúng ta, giáo xứ chúng ta. Cuộc hành trình Đức Tin đầy gian khổ, nhưng chúng ta không phải đi một mình, mà chúng ta đồng hành với mọi anh chị em chúng ta trong gia đình Giáo Hội, cụ thể nơi mỗi giáo xứ chúng ta cư ngụ.
“Đi về Nhà Chúa, tim con reo hoan lạc Chúa ơi!
“Đi về Nhà Chúa, ôi bao nhiêu mến thương ngập trời…”
(Lan Thanh: Thánh Ca “Đi Về Nhà Chúa” )
(Linh Mục Anphong Trần Đức Phương)