Dan Lee
01-21-2010, 10:52 PM
Lời ngày ấy - Lời hôm nay
Chúa nhật 3 Thường Niên C (Nkm 8, 2-4a.5-6.8-10; 1 Cr 12, 12-30; Lc 1, 1-4; 4,14-21
Mỗi Thánh Lễ, chuẩn bị nghe Tin Mừng, cộng đoàn dân Chúa thường tung hô với nhau: Halleluia, Lời Chúa dẫn soi con đường đi, Halleluia, Lời Chúa khác chi như dòng suối, phúc cho người vui nghe, yêu mến gẫm suy Lời luôn. Tung hô Tin mừng là thế, còn Thánh Vịnh thì nhắc nhở: Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường cho con. Và hôm nay, một lần nữa, qua trang tin mừng khá vắn vỏi và câu nói vắn vỏi của Chúa quá sức hiệu nghiệm: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe."
Lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe đó là gì ? Xin thưa, Lời ấy nói rằng: “Được quyền năng Thần Khí thúc đẩy, Đức Giê-su trở về miền Galilê, và tiếng tăm Người đồn ra khắp vùng lân cận. Người giảng dạy trong các hội đường, và được mọi người tôn vinh. Rồi Đức Giê-su đến Nadarét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày Sabát, và đứng lên đọc Sách Thánh. Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ Isaia. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng: Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa”. Chúa Giêsu đọc lại lời của ngôn sứ Isaia. Lời Isaia cũng là Lời tự Thiên Chúa nói qua miệng ngôn sứ. Hôm nay khẳng định lại một lần nữa việc xuất hiện của Chúa Giêsu trên cõi đời này. Chúa Giêsu đến để loan Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, công bố cho kẻ bị giam cầm được tha, mù được sáng mắt, trả tự do cho người áp bức và công bố một năm hồng ân của Chúa.
Lời mà ta nghe ngày nảo ngày nao ấy nhưng sao nó lại am hợp cho bối cảnh của Giáo Hội Việt Nam như vậy. Lời ngày xưa vẫn còn giá và Lời năm nay vẫn còn trị.
Năm nay là năm thánh 2010, kỷ niệm 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam, đánh dấu 477 năm Tin mừng đến với quê hương đất Việt. Năm nay là năm hồng ân đến với Việt Nam ấy nhưng mà Tin mừng vẫn còn bị bóp nghẹt, còn bị bưng bít. Năm hồng ân có đó, Chúa Giêsu có đó nhưng hình như vẫn còn rào cản nào đó của con người. Con người đó có thể là ngoài Giáo Hội và cũng là con người trong Giáo Hội. Ngoài Giáo Hội họ bóp nghẹt Lời, họ chàp đạp Lời thì đã đành còn đàng này là người trong Giáo Hội thì đau lòng quá.
Lời bị bóp nghẹt, Tin mừng bị bưng bít, điều này cũng không lạ lắm vì trong Giáo Hội vẫn còn đó một dúm người chia năm xẻ bảy. Muốn Tin Mừng được loan báo thì những người loan báo Tin mừng, loan báo Lời ấy phải yêu thương, phải hiệp nhất.
Chúng ta đang sống trong tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất của Giáo Hội, của mọi người. Bởi vì sự chia rẽ quá nhiều nên lời khẩn nguyện cho sự hiệp nhất càng khẩn thiết hơn.
Sự chia rẽ, sự bất hoà không phải bây giờ mới có mà có tự lâu lắm rồi, từ cộng đoàn tiên khởi của các tông đồ. Đứng trước sự chia rẽ, sự bất hoà của cộng đoàn, Thánh Phaolô đã cho một bài thật là hay mà chúng ta vừa nghe: Thật vậy, ví như thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ phận, mà các bộ phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức Kitô cũng vậy. Thật thế, tất cả chúng ta, dầu là Do thái hay Hy lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất. Thật vậy, thân thể gồm nhiều bộ phận, chứ không phải chỉ có một mà thôi. Giả như chân có nói: "Tôi không phải là tay, nên tôi không thuộc về thân thể", thì cũng chẳng vì thế mà nó không thuộc về thân thể. Giả như tai có nói: "Tôi không phải là mắt, vậy tôi không thuộc về thân thể", thì cũng chẳng vì thế mà nó không thuộc về thân thể. Giả như toàn thân chỉ là mắt, thì lấy gì mà nghe? Giả như toàn thân chỉ là tai, thì lấy gì mà ngửi?
Thánh Phaolô dùng hình ảnh hết sức thực tế đó chính là cơ phận của con người. Tất cả các chi thể, các cơ phận tạo thành con người nên mỗi chi thể, mỗi cơ phận phải biết hiệp nhất, biết yêu thương thì cơ thể đó mới hạnh phúc.
Thật ra chẳng ai muốn làm mắt cả. Làm mắt phải nhìn đủ thứ hết, giá như nhìn cái tốt thì còn đỡ, nhìn cái xấu thì kẹt lắm ! Tay cũng thế ! Nếu như tay làm điều bác ái thì hay lắm nhưng nếu tay làm điều gian ác thì cũng sợ ! Và, tay cần chân, chân cần tay. Mắt cần tay và tay cũng cần mắt. Mỗi chi thể trong cơ thể đều bổ khuyết cho nhau. Có những cái nhỏ nhất nhưng lại quan trọng nhất. Có cái bé thôi nhưng lại đóng một vai trò hết sức lớn.
Liên hệ đến thân thể Đức Kitô, thánh Phaolô nói tiếp: Vậy anh em, anh em là thân thể Đức Ki-tô, và mỗi người là một bộ phận. Trong Hội Thánh, Thiên Chúa đã đặt một số người, thứ nhất là các Tông Đồ, thứ hai là các ngôn sứ, thứ ba là các thầy dạy, rồi đến những người được ơn làm phép lạ, được những đặc sủng để chữa bệnh, để giúp đỡ người khác, để quản trị, để nói các thứ tiếng lạ. Chẳng lẽ ai cũng là tông đồ? Chẳng lẽ ai cũng là ngôn sứ, ai cũng là thầy dạy sao? Chẳng lẽ ai cũng được ơn làm phép lạ, ai cũng được ơn chữa bệnh sao? Chẳng lẽ ai cũng nói được các tiếng lạ, ai cũng giải thích được các tiếng lạ sao?
Mỗi người một chức năng, mỗi người một phận vụ và nếu chức năng, phận vụ ấy hiệp nhất với nhau thì Lời sẽ phát triển và khi ấy Tin mừng sẽ hiển trị khắp mặt địa cầu.
Hơn lúc nào hết, trong những ngày này, ngày áp cuối của tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất khi nghe đoạn Tin mừng này, đoạn Tin mừng này lại thúc ép mỗi thành phần, mỗi chi thể trong Giáo Hội. Muốn hiệp nhất, muốn hiệp thông, muốn sứ vụ rao giảng Tin mừng, rao giảng Lời được như lòng Chúa mong muốn thì chúng ta cần dừng lạim dừng lại để nhìn Lời Chúa ngày xưa và nhìn Lời Chúa hôm nay.
Hôm nay, năm nay, Giáo Hội Việt Nam đang sống trong năm hồng ân, mùa hồng ân. Muốn hồng ân ấy được tỏ hiện thì mỗi thành viên trong Giáo hội phải yêu thương và hiệp nhất.
Những biến cố trong hiện tại về đất đai, về công lý, về sự thật đang diễn ra trên quê hương đất nước Việt Nam là một thách đố cho Lời.
Cách đây ít hôm, vào trang mạng công giáo nọ, người viết thấy hình ảnh của một ai đó “pốt” lên. Ở trên là hình ảnh của các thánh tử đạo ngày xưa, bất chấp gươm giáo, các thánh tử đạo Việt Nam đã anh dũng tuyên xưng đức tin của mình vào Chúa. Còn ảnh dưới, người ta “pốt” lên hình ảnh của một người hết sức hững hờ bằng cách khoanh tay trước thánh giá Chúa bị đập bể.
Cháy nhà mới lòi mặt chuột hay là khi hoạn nạn thì mới có thể biết ai đứng về phía Chúa Giêsu, ai đứng về phía Lời. Có những người có tiếng nói, có những người có trách nhiệm nhưng lại không dám nói vì họ sợ mất chức mất quyền, mất chỗ đứng trong xã hội. Trong khi đó những người nghèo, những người thấp cổ bé họng thì lại gào lên tiếng nói của mình để cầu mong cho sự thật, công lý hiển trị trên quê hương đất nước.
Lời vẫn là một thách thức, một giằng co cho sự chọn lựa.
Có những người dám mất mạng mình để công bố Lời. Có những lời bưng tai bịt mắt để Lời bị chà đạp.
Nguyện xin Ngôi Ba Thiên Chúa thổi một làn gió mới trên quê hương đất nước Việt Nam và nhất là ban thêm ân sủng của Ngài để cho những ai không dám công bố Lời nay dám nói về Lời.
Nguyện xin Ngôi Ba Thiên Chúa thêm sức mạnh cho những người bé cổ thấp họng can đảm hết sức mình để loan báo, để minh chứng Lời trên quê hương Việt Nam yêu dấu này.
Nguyện xin Ngôi Ba Thiên Chúa đổ muôn vàn hồng ân trên quê hương đất nước Việt Nam này để năm hồng ân 2010 này thật sự là một năm hồng ân của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Anmai, CSsR
Chúa nhật 3 Thường Niên C (Nkm 8, 2-4a.5-6.8-10; 1 Cr 12, 12-30; Lc 1, 1-4; 4,14-21
Mỗi Thánh Lễ, chuẩn bị nghe Tin Mừng, cộng đoàn dân Chúa thường tung hô với nhau: Halleluia, Lời Chúa dẫn soi con đường đi, Halleluia, Lời Chúa khác chi như dòng suối, phúc cho người vui nghe, yêu mến gẫm suy Lời luôn. Tung hô Tin mừng là thế, còn Thánh Vịnh thì nhắc nhở: Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường cho con. Và hôm nay, một lần nữa, qua trang tin mừng khá vắn vỏi và câu nói vắn vỏi của Chúa quá sức hiệu nghiệm: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe."
Lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe đó là gì ? Xin thưa, Lời ấy nói rằng: “Được quyền năng Thần Khí thúc đẩy, Đức Giê-su trở về miền Galilê, và tiếng tăm Người đồn ra khắp vùng lân cận. Người giảng dạy trong các hội đường, và được mọi người tôn vinh. Rồi Đức Giê-su đến Nadarét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày Sabát, và đứng lên đọc Sách Thánh. Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ Isaia. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng: Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa”. Chúa Giêsu đọc lại lời của ngôn sứ Isaia. Lời Isaia cũng là Lời tự Thiên Chúa nói qua miệng ngôn sứ. Hôm nay khẳng định lại một lần nữa việc xuất hiện của Chúa Giêsu trên cõi đời này. Chúa Giêsu đến để loan Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, công bố cho kẻ bị giam cầm được tha, mù được sáng mắt, trả tự do cho người áp bức và công bố một năm hồng ân của Chúa.
Lời mà ta nghe ngày nảo ngày nao ấy nhưng sao nó lại am hợp cho bối cảnh của Giáo Hội Việt Nam như vậy. Lời ngày xưa vẫn còn giá và Lời năm nay vẫn còn trị.
Năm nay là năm thánh 2010, kỷ niệm 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam, đánh dấu 477 năm Tin mừng đến với quê hương đất Việt. Năm nay là năm hồng ân đến với Việt Nam ấy nhưng mà Tin mừng vẫn còn bị bóp nghẹt, còn bị bưng bít. Năm hồng ân có đó, Chúa Giêsu có đó nhưng hình như vẫn còn rào cản nào đó của con người. Con người đó có thể là ngoài Giáo Hội và cũng là con người trong Giáo Hội. Ngoài Giáo Hội họ bóp nghẹt Lời, họ chàp đạp Lời thì đã đành còn đàng này là người trong Giáo Hội thì đau lòng quá.
Lời bị bóp nghẹt, Tin mừng bị bưng bít, điều này cũng không lạ lắm vì trong Giáo Hội vẫn còn đó một dúm người chia năm xẻ bảy. Muốn Tin Mừng được loan báo thì những người loan báo Tin mừng, loan báo Lời ấy phải yêu thương, phải hiệp nhất.
Chúng ta đang sống trong tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất của Giáo Hội, của mọi người. Bởi vì sự chia rẽ quá nhiều nên lời khẩn nguyện cho sự hiệp nhất càng khẩn thiết hơn.
Sự chia rẽ, sự bất hoà không phải bây giờ mới có mà có tự lâu lắm rồi, từ cộng đoàn tiên khởi của các tông đồ. Đứng trước sự chia rẽ, sự bất hoà của cộng đoàn, Thánh Phaolô đã cho một bài thật là hay mà chúng ta vừa nghe: Thật vậy, ví như thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ phận, mà các bộ phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức Kitô cũng vậy. Thật thế, tất cả chúng ta, dầu là Do thái hay Hy lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất. Thật vậy, thân thể gồm nhiều bộ phận, chứ không phải chỉ có một mà thôi. Giả như chân có nói: "Tôi không phải là tay, nên tôi không thuộc về thân thể", thì cũng chẳng vì thế mà nó không thuộc về thân thể. Giả như tai có nói: "Tôi không phải là mắt, vậy tôi không thuộc về thân thể", thì cũng chẳng vì thế mà nó không thuộc về thân thể. Giả như toàn thân chỉ là mắt, thì lấy gì mà nghe? Giả như toàn thân chỉ là tai, thì lấy gì mà ngửi?
Thánh Phaolô dùng hình ảnh hết sức thực tế đó chính là cơ phận của con người. Tất cả các chi thể, các cơ phận tạo thành con người nên mỗi chi thể, mỗi cơ phận phải biết hiệp nhất, biết yêu thương thì cơ thể đó mới hạnh phúc.
Thật ra chẳng ai muốn làm mắt cả. Làm mắt phải nhìn đủ thứ hết, giá như nhìn cái tốt thì còn đỡ, nhìn cái xấu thì kẹt lắm ! Tay cũng thế ! Nếu như tay làm điều bác ái thì hay lắm nhưng nếu tay làm điều gian ác thì cũng sợ ! Và, tay cần chân, chân cần tay. Mắt cần tay và tay cũng cần mắt. Mỗi chi thể trong cơ thể đều bổ khuyết cho nhau. Có những cái nhỏ nhất nhưng lại quan trọng nhất. Có cái bé thôi nhưng lại đóng một vai trò hết sức lớn.
Liên hệ đến thân thể Đức Kitô, thánh Phaolô nói tiếp: Vậy anh em, anh em là thân thể Đức Ki-tô, và mỗi người là một bộ phận. Trong Hội Thánh, Thiên Chúa đã đặt một số người, thứ nhất là các Tông Đồ, thứ hai là các ngôn sứ, thứ ba là các thầy dạy, rồi đến những người được ơn làm phép lạ, được những đặc sủng để chữa bệnh, để giúp đỡ người khác, để quản trị, để nói các thứ tiếng lạ. Chẳng lẽ ai cũng là tông đồ? Chẳng lẽ ai cũng là ngôn sứ, ai cũng là thầy dạy sao? Chẳng lẽ ai cũng được ơn làm phép lạ, ai cũng được ơn chữa bệnh sao? Chẳng lẽ ai cũng nói được các tiếng lạ, ai cũng giải thích được các tiếng lạ sao?
Mỗi người một chức năng, mỗi người một phận vụ và nếu chức năng, phận vụ ấy hiệp nhất với nhau thì Lời sẽ phát triển và khi ấy Tin mừng sẽ hiển trị khắp mặt địa cầu.
Hơn lúc nào hết, trong những ngày này, ngày áp cuối của tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất khi nghe đoạn Tin mừng này, đoạn Tin mừng này lại thúc ép mỗi thành phần, mỗi chi thể trong Giáo Hội. Muốn hiệp nhất, muốn hiệp thông, muốn sứ vụ rao giảng Tin mừng, rao giảng Lời được như lòng Chúa mong muốn thì chúng ta cần dừng lạim dừng lại để nhìn Lời Chúa ngày xưa và nhìn Lời Chúa hôm nay.
Hôm nay, năm nay, Giáo Hội Việt Nam đang sống trong năm hồng ân, mùa hồng ân. Muốn hồng ân ấy được tỏ hiện thì mỗi thành viên trong Giáo hội phải yêu thương và hiệp nhất.
Những biến cố trong hiện tại về đất đai, về công lý, về sự thật đang diễn ra trên quê hương đất nước Việt Nam là một thách đố cho Lời.
Cách đây ít hôm, vào trang mạng công giáo nọ, người viết thấy hình ảnh của một ai đó “pốt” lên. Ở trên là hình ảnh của các thánh tử đạo ngày xưa, bất chấp gươm giáo, các thánh tử đạo Việt Nam đã anh dũng tuyên xưng đức tin của mình vào Chúa. Còn ảnh dưới, người ta “pốt” lên hình ảnh của một người hết sức hững hờ bằng cách khoanh tay trước thánh giá Chúa bị đập bể.
Cháy nhà mới lòi mặt chuột hay là khi hoạn nạn thì mới có thể biết ai đứng về phía Chúa Giêsu, ai đứng về phía Lời. Có những người có tiếng nói, có những người có trách nhiệm nhưng lại không dám nói vì họ sợ mất chức mất quyền, mất chỗ đứng trong xã hội. Trong khi đó những người nghèo, những người thấp cổ bé họng thì lại gào lên tiếng nói của mình để cầu mong cho sự thật, công lý hiển trị trên quê hương đất nước.
Lời vẫn là một thách thức, một giằng co cho sự chọn lựa.
Có những người dám mất mạng mình để công bố Lời. Có những lời bưng tai bịt mắt để Lời bị chà đạp.
Nguyện xin Ngôi Ba Thiên Chúa thổi một làn gió mới trên quê hương đất nước Việt Nam và nhất là ban thêm ân sủng của Ngài để cho những ai không dám công bố Lời nay dám nói về Lời.
Nguyện xin Ngôi Ba Thiên Chúa thêm sức mạnh cho những người bé cổ thấp họng can đảm hết sức mình để loan báo, để minh chứng Lời trên quê hương Việt Nam yêu dấu này.
Nguyện xin Ngôi Ba Thiên Chúa đổ muôn vàn hồng ân trên quê hương đất nước Việt Nam này để năm hồng ân 2010 này thật sự là một năm hồng ân của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Anmai, CSsR