Dan Lee
01-22-2010, 11:52 PM
Ngôn Sứ Giữa Lòng Đời
Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, khoa học – kỹ thuật, con người ngày hôm nay phải đối diện với nhiều vấn đề liên quan đến sự sống, nhân phẩm của chính mình. Đây là thực trạng đang được đặt ra, đòi hỏi nhiều nỗ lực hợp tác của chúng ta nhằm đưa ra một giải pháp chung nhất, có thể đảm bảo những nguyên tắc luân lý. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại trên bình diện xã hội, chúng ta khó lòng đưa ra một định hướng hành động hiệu quả. Thực tế đã chứng minh điều ấy, khi thảm trạng về quyền và sự sống con người đang diễn ra ở mức báo động. Hạn chế này nhất thiết cần đến những tác động trên bình diện tôn giáo, trong vai trò hướng con người tới hạnh phúc tối hậu, được khởi đi từ hiện tại.
Kitô giáo đang là nhân tố trung tâm trong việc thúc đẩy nhân loại trở về với ơn gọi làm người trong chương trình của Thiên Chúa. Ơn gọi ấy là sự thể hiện và sống lời mời của Đức Kitô trong vai trò ngôn sứ của sự sống, và không ngừng phục vụ hạnh phúc con người. Chính Đức Kitô đã tiên phong khai mở con đường này từ những ngày đầu Ngài thực thi sứ vụ rao giảng Tin Mừng.
1. Khi lời Kinh Thánh được ứng nghiệm
Đấng mà Isaia loan báo từ ngàn xưa trong Cựu Ước đã đến với nhân loại thực sự từ đêm Ngài giáng sinh tại Bê-lem. Trong tư cách Ngôi Lời Nhập Thể, Ngài đã kiện toàn con người yếu đuối của chúng ta, khi chính Ngài mặc lấy thân phận phàm trần của kiếp người. Không chỉ dừng lại ở đó, Ngài đã nhắm con người tới hồng ân cứu độ khi Ngài bắt đầu sứ vụ rao giảng công khai.
Dưới tác động của Thần Khí, Đức Kitô nghiệm thấu được mối tương quan thiết yếu giữa Ngài và chúng ta trong đoạn Sách Thánh: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được thứ tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4, 18-19). Lời ngôn sứ Isaia (61, 2) đã báo trước được ứng nghiệm nơi Đức Kitô.
Đức Kitô đến trần gian, mở ra một kỷ nguyên mới và là đỉnh cao trong chương trình cứu độ. Đây là lúc mà con người nhận lại được vị thế cao cả của mình trong tương quan mật thiết với Thiên Chúa. Không chỉ ý thức về nhân phẩm của mình qua chính Lời Hằng Sống, chúng ta còn được hướng tới việc kết hiệp thân tình với Thiên Chúa nhờ hành vi dâng hiến của Đức Kitô. Chính Ngài là Ngôn Sứ vĩ đại nhất mà Isaia đã loan báo, được Thiên Chúa sai đến thực thi sứ vụ “công bố năm hồng ân của Thiên Chúa” cho chính chúng ta, là đối tượng trung tâm của công trình cứu độ.
Như vậy, nhân loại đã được đặt trong chiều hướng lạc quan về một thực tại tươi sáng nhờ “hồng ân của Chúa” qua Đức Kitô. Chúng ta không còn phải lo sợ hay bị ám ảnh về một thực tại đen tối do những hoàn cảnh xã hội ngoài mong muốn. Bởi Ngôi Hai Thiên Chúa từ địa vị vinh quang tuyệt đối, đã đứng vào hàng ngũ nhân loại với tư cách một “kẻ nghèo hèn” trong cuộc đời tại thế. Nhưng cũng chính từ thân phận đó mà Ngài có thể cảm thông và nâng chúng ta lên địa vị con cái Thiên Chúa.
Đức Kitô không chỉ biểu tỏ sống động vai trò của “Đấng được xức dầu” qua lời Ngài công bố, mà chính Ngài đã sống trọn vẹn điều ngôn sứ Isaia đã báo trước. Hồng ân Thiên Chúa được Đức Kitô trao ban dồi dào trong đời sống công khai của Ngài. Ngài đã công bố Tin Mừng cho những người nghèo: từ những mục đồng nghèo khó đến bà goá nghèo đã dâng cúng những gì mình có vào Đền Thờ; rồi “nghèo khó” được Ngài đặt là một trong những cốt yếu của các mối phúc.
Sứ mạng của Đức Kitô là đem ơn cứu độ đến cho những “kẻ nghèo hèn”, tù đày, áp bức, bệnh tật…Ngài quan tâm đến những khổ đau của họ, coi sứ mạng của Ngài là phải làm sao giải thoát họ ra khỏi sự “giam cầm”, dành lại cho họ các quyền căn bản mà Thiên Chúa đã phú ban từ thuở ban đầu. Hồng ân cứu độ trước mắt Ngài là tái lập bộ mặt xã hội mới; trong đó, mọi người được sống xứng với nhân phẩm của mình dựa trên nền tảng Sự Thật, Công Lý và Tình Thương.
Tin Mừng mà Ngài rao giảng cho muôn dân là Tin Mừng Sự Sống, nhờ cuộc Phục Sinh vinh hiển sau cái chết nhục nhã, đau thương của Ngài. Nhân loại sẽ được dẫn lối trên con đường Ngài đã mở ra; dù hành trình ấy còn nhiều chướng ngại về mặt xã hội và tâm linh.
2. Trở nên ngôn sứ giữa lòng đời
Thực tế cuộc sống hôm nay đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến phẩm giá và địa vị của con người. Tin Mừng đã rọi sáng cho chúng ta một định hướng cụ thể, thiết thực, hiệu quả; nhờ việc tuân thủ các nguyên tắc luân lý và sống vai trò ngôn sứ theo gương Đức Kitô.
2.1. Những tín hiệu đáng mừng.
Chúng ta được chứng kiến nhiều nỗ lực của các tổ chức, hiệp đoàn, cá nhân đang ra sức bảo vệ các quyền cơ bản của con người. Họ như những ngôn sứ giữa lòng đời với con tim tràn đầy nhựa sống nhân ái, không ngừng dấn thân kiến tạo một xã hội tốt đẹp dựa trên xả kỷ và tình thương.
Dù ở bất cứ xã hội nào hay phải sống trong những hoàn cảnh khác biệt, hồng ân cứu độ của Đức Kitô đã phổ quát nơi họ và Thánh Thần đang thúc đẩy họ hành động. Họ không hề run sợ trước bất công, bạo lực đang diễn ra một cách cuồng loạn, phi nhân tính. Họ không ngại ngần khi lên tiếng bênh vực, nâng đỡ những phận đời đang ở dưới đáy xã hội và những tù nhân lương tâm. Họ có đủ bản lĩnh để đưa ra ánh sáng những gì là mờ ám, đen tối đang bị quyền lực sự dữ giam hãm lâu nay. Và vì công lý, họ như các ngôn sứ xưa, sẵn sàng chấp nhận phần thiệt thòi về bản thân cả danh dự và sự sống.
Tấm gương của nhiều bạn trẻ trong các nhóm tình nguyện bảo vệ sự sống, phục vụ người nghèo…là một khích lệ lớn lao đối với chúng ta. Đó như động cơ thúc đẩy ta thêm hăng hái trong việc phục vụ con người với tư cách là ngôn sứ của Đức Kitô.
2.2. Sống vai trò ngôn sứ.
Lời Chúa là yếu tố trước hết giúp ta sống vai trò ngôn sứ giữa đời. Nhờ cảm nghiệm sâu xa giá trị của hồng ân cứu độ qua hành động tận hiến của Đức Kitô, chúng ta ý thức được địa vị của con người trong chương trình của Thiên Chúa. Nhờ đó, chúng ta có thể đáp trả xứng hợp trong việc rao truyền Tin Mừng sự sống.
Mục tiêu mà chúng ta nhắm tới không ngoài sự sống và nhân phẩm của con người. Có nghĩa là, chúng phải loại trừ những tư tưởng và hành động xâm hại đến các quyền căn bản của các cá nhân, tổ chức, đoàn thể…
Vai trò ngôn sứ của ta chỉ có thể được chứng nghiệm bằng thái độ nhiệt thành, cản đảm, dám chấp nhận hy sinh đến mức có thể nhằm nâng cao địa vị và phẩm giá con người theo gương Đức Kitô.
“Năm hồng ân của Thiên Chúa” (Lc 4, 19) sẽ tiếp tục được mở rộng đến mọi người nhờ sự cộng tác của ta trong cương vị những sứ giả của tình thương, sự sống.
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
(Đại Chủng viện Vinh – Thanh)
Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, khoa học – kỹ thuật, con người ngày hôm nay phải đối diện với nhiều vấn đề liên quan đến sự sống, nhân phẩm của chính mình. Đây là thực trạng đang được đặt ra, đòi hỏi nhiều nỗ lực hợp tác của chúng ta nhằm đưa ra một giải pháp chung nhất, có thể đảm bảo những nguyên tắc luân lý. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại trên bình diện xã hội, chúng ta khó lòng đưa ra một định hướng hành động hiệu quả. Thực tế đã chứng minh điều ấy, khi thảm trạng về quyền và sự sống con người đang diễn ra ở mức báo động. Hạn chế này nhất thiết cần đến những tác động trên bình diện tôn giáo, trong vai trò hướng con người tới hạnh phúc tối hậu, được khởi đi từ hiện tại.
Kitô giáo đang là nhân tố trung tâm trong việc thúc đẩy nhân loại trở về với ơn gọi làm người trong chương trình của Thiên Chúa. Ơn gọi ấy là sự thể hiện và sống lời mời của Đức Kitô trong vai trò ngôn sứ của sự sống, và không ngừng phục vụ hạnh phúc con người. Chính Đức Kitô đã tiên phong khai mở con đường này từ những ngày đầu Ngài thực thi sứ vụ rao giảng Tin Mừng.
1. Khi lời Kinh Thánh được ứng nghiệm
Đấng mà Isaia loan báo từ ngàn xưa trong Cựu Ước đã đến với nhân loại thực sự từ đêm Ngài giáng sinh tại Bê-lem. Trong tư cách Ngôi Lời Nhập Thể, Ngài đã kiện toàn con người yếu đuối của chúng ta, khi chính Ngài mặc lấy thân phận phàm trần của kiếp người. Không chỉ dừng lại ở đó, Ngài đã nhắm con người tới hồng ân cứu độ khi Ngài bắt đầu sứ vụ rao giảng công khai.
Dưới tác động của Thần Khí, Đức Kitô nghiệm thấu được mối tương quan thiết yếu giữa Ngài và chúng ta trong đoạn Sách Thánh: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được thứ tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4, 18-19). Lời ngôn sứ Isaia (61, 2) đã báo trước được ứng nghiệm nơi Đức Kitô.
Đức Kitô đến trần gian, mở ra một kỷ nguyên mới và là đỉnh cao trong chương trình cứu độ. Đây là lúc mà con người nhận lại được vị thế cao cả của mình trong tương quan mật thiết với Thiên Chúa. Không chỉ ý thức về nhân phẩm của mình qua chính Lời Hằng Sống, chúng ta còn được hướng tới việc kết hiệp thân tình với Thiên Chúa nhờ hành vi dâng hiến của Đức Kitô. Chính Ngài là Ngôn Sứ vĩ đại nhất mà Isaia đã loan báo, được Thiên Chúa sai đến thực thi sứ vụ “công bố năm hồng ân của Thiên Chúa” cho chính chúng ta, là đối tượng trung tâm của công trình cứu độ.
Như vậy, nhân loại đã được đặt trong chiều hướng lạc quan về một thực tại tươi sáng nhờ “hồng ân của Chúa” qua Đức Kitô. Chúng ta không còn phải lo sợ hay bị ám ảnh về một thực tại đen tối do những hoàn cảnh xã hội ngoài mong muốn. Bởi Ngôi Hai Thiên Chúa từ địa vị vinh quang tuyệt đối, đã đứng vào hàng ngũ nhân loại với tư cách một “kẻ nghèo hèn” trong cuộc đời tại thế. Nhưng cũng chính từ thân phận đó mà Ngài có thể cảm thông và nâng chúng ta lên địa vị con cái Thiên Chúa.
Đức Kitô không chỉ biểu tỏ sống động vai trò của “Đấng được xức dầu” qua lời Ngài công bố, mà chính Ngài đã sống trọn vẹn điều ngôn sứ Isaia đã báo trước. Hồng ân Thiên Chúa được Đức Kitô trao ban dồi dào trong đời sống công khai của Ngài. Ngài đã công bố Tin Mừng cho những người nghèo: từ những mục đồng nghèo khó đến bà goá nghèo đã dâng cúng những gì mình có vào Đền Thờ; rồi “nghèo khó” được Ngài đặt là một trong những cốt yếu của các mối phúc.
Sứ mạng của Đức Kitô là đem ơn cứu độ đến cho những “kẻ nghèo hèn”, tù đày, áp bức, bệnh tật…Ngài quan tâm đến những khổ đau của họ, coi sứ mạng của Ngài là phải làm sao giải thoát họ ra khỏi sự “giam cầm”, dành lại cho họ các quyền căn bản mà Thiên Chúa đã phú ban từ thuở ban đầu. Hồng ân cứu độ trước mắt Ngài là tái lập bộ mặt xã hội mới; trong đó, mọi người được sống xứng với nhân phẩm của mình dựa trên nền tảng Sự Thật, Công Lý và Tình Thương.
Tin Mừng mà Ngài rao giảng cho muôn dân là Tin Mừng Sự Sống, nhờ cuộc Phục Sinh vinh hiển sau cái chết nhục nhã, đau thương của Ngài. Nhân loại sẽ được dẫn lối trên con đường Ngài đã mở ra; dù hành trình ấy còn nhiều chướng ngại về mặt xã hội và tâm linh.
2. Trở nên ngôn sứ giữa lòng đời
Thực tế cuộc sống hôm nay đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến phẩm giá và địa vị của con người. Tin Mừng đã rọi sáng cho chúng ta một định hướng cụ thể, thiết thực, hiệu quả; nhờ việc tuân thủ các nguyên tắc luân lý và sống vai trò ngôn sứ theo gương Đức Kitô.
2.1. Những tín hiệu đáng mừng.
Chúng ta được chứng kiến nhiều nỗ lực của các tổ chức, hiệp đoàn, cá nhân đang ra sức bảo vệ các quyền cơ bản của con người. Họ như những ngôn sứ giữa lòng đời với con tim tràn đầy nhựa sống nhân ái, không ngừng dấn thân kiến tạo một xã hội tốt đẹp dựa trên xả kỷ và tình thương.
Dù ở bất cứ xã hội nào hay phải sống trong những hoàn cảnh khác biệt, hồng ân cứu độ của Đức Kitô đã phổ quát nơi họ và Thánh Thần đang thúc đẩy họ hành động. Họ không hề run sợ trước bất công, bạo lực đang diễn ra một cách cuồng loạn, phi nhân tính. Họ không ngại ngần khi lên tiếng bênh vực, nâng đỡ những phận đời đang ở dưới đáy xã hội và những tù nhân lương tâm. Họ có đủ bản lĩnh để đưa ra ánh sáng những gì là mờ ám, đen tối đang bị quyền lực sự dữ giam hãm lâu nay. Và vì công lý, họ như các ngôn sứ xưa, sẵn sàng chấp nhận phần thiệt thòi về bản thân cả danh dự và sự sống.
Tấm gương của nhiều bạn trẻ trong các nhóm tình nguyện bảo vệ sự sống, phục vụ người nghèo…là một khích lệ lớn lao đối với chúng ta. Đó như động cơ thúc đẩy ta thêm hăng hái trong việc phục vụ con người với tư cách là ngôn sứ của Đức Kitô.
2.2. Sống vai trò ngôn sứ.
Lời Chúa là yếu tố trước hết giúp ta sống vai trò ngôn sứ giữa đời. Nhờ cảm nghiệm sâu xa giá trị của hồng ân cứu độ qua hành động tận hiến của Đức Kitô, chúng ta ý thức được địa vị của con người trong chương trình của Thiên Chúa. Nhờ đó, chúng ta có thể đáp trả xứng hợp trong việc rao truyền Tin Mừng sự sống.
Mục tiêu mà chúng ta nhắm tới không ngoài sự sống và nhân phẩm của con người. Có nghĩa là, chúng phải loại trừ những tư tưởng và hành động xâm hại đến các quyền căn bản của các cá nhân, tổ chức, đoàn thể…
Vai trò ngôn sứ của ta chỉ có thể được chứng nghiệm bằng thái độ nhiệt thành, cản đảm, dám chấp nhận hy sinh đến mức có thể nhằm nâng cao địa vị và phẩm giá con người theo gương Đức Kitô.
“Năm hồng ân của Thiên Chúa” (Lc 4, 19) sẽ tiếp tục được mở rộng đến mọi người nhờ sự cộng tác của ta trong cương vị những sứ giả của tình thương, sự sống.
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
(Đại Chủng viện Vinh – Thanh)