lakichi
01-28-2010, 11:26 AM
Hôn Lễ
Hoàng Ngọc Tuấn
Trước khi chia tay vào một buổi chiều không mưa không nắng thật dửng dưng, chàng nói một câu rất tầm thường: Anh sẽ cưới em. Nàng bĩu môi giọng mỉa mai.
- Với bất cứ giá nào...
Chàng lắc đầu:
- Không. Với giá nào anh có thể chịu nổi. Em nhớ đi, anh không bao giờ nói câu "bất cứ giá nào".
Nàng có vẻ giận vì chuyện giá cả này. Nàng gỡ bàn tay chàng đang bao lấy những ngón tay nàng. Nàng cũng nhô mình ra trước để tránh khỏi cánh tay chàng đang quàng lên vai, với bàn tay thường thích xoắn những lọn tóc và búng nhè nhẹ trên vành tai nàng. Hai người đang ngồi trong một quán tối. Nàng uống một hớp nước cam vì muốn làm một cử động gì đó để khỏi bất động một cách khó chịu.
Chàng uống bia và hút thuốc lá.
Nàng nhăn mặt vì khói thuốc.
Chàng thì thầm với hơi đầy rượu bia. Nàng lại nhăn mặt. Những nếp nhăn làm ra vẻ bực mình và khó khăn của nàng trông thật đáng yêu. Chàng nói với nàng như thế. Nàng nghiêng má cho những vết nhăn nằm trong môi chàng. Sau đó là môi nàng không còn nói những lời trách móc cay đắng nữa, môi ấy hiền khô, im lặng và dịu ngọt.
Rồi sáng hôm sau, nàng về quê nhà của nàng. Chàng ở lại đây với một nghề nghiệp kỳ lạ nhất đã đeo dính trên người chàng từ mấy năm naỵ Đó là thất nghiệp.
Như thế mọi chuyện đều tạm kết thúc như thường lệ. Hai người yêu nhau, thỉnh thoảng gặp gỡ trong vài ngày rồi tạm biệt, đôi khi nhớ nhau rất nhiều, nhiều khi quên nhau rất dễ. Rồi lại gặp mặt, hôn, thấy mình yêu dữ thêm, và buông tay rồi quay lưng xa cách, hôn lễ của hai người vẫn chưa có được.
Nàng dạy lớp nhỏ ở tỉnh lẻ.
- Tại sao anh cứ muốn em làm nghề dạy học buồn chán và hao hơi tốn sức này, chắc em đau phổi quá.
- Tại vì anh thích hình ảnh về mấy cô giáo. Bề ngoài họ phải mang một bộ mặt nghiêm khắc, đạo đức, lạnh nhạt. Còn trong lòng thì rạo rực đam mê, sẵn sàng bốc cháy.
- Ai nói thế?
- Anh. Trời ơi anh yêu những cô giáo biết bao. Kể từ khi cô Dạ Thảo đánh thước trên tay anh sưng vù mà miệng cô cười êm ái. Còn có bao nhiêu cô giáo khác đã âu yếm lưu bút trên mấy chữ bài làm và học bạ của anh: " Zero; làm biếng học; không hiểu bài, tối dạ, cẩu thả, không thể tiến xa trên đường học vấn được..."
- Ai nói thế ?
- Lần này thì không phải anh nói. Đó là lời phê bình của người ta nói với anh. Nàng cười tỏ vẻ vui thích. Nàng gật gù với dáng của nhà mô phạm chính cống.
- Thế thì bây giờ em cũng thích làm cô giáo của anh. Em sẽ phê điểm anh xấu hơn nhiều.
Chàng nhún vai như một hiền triết.
- Anh bất cần. Thời kỳ thức thâu đêm gạo bài, chép tài liệu giấu trong tay áo để kiếm đủ điểm lên lớp của anh đã qua. Bây giờ anh không cần học cũng dư điểm để được em yêu. Toán, hệ số 4. Lý hóa, hệ số 3. Tình yêu, hệ số 10.
Nàng cắn vào vai chàng:
- Hừ... tình yêu, anh chưa đủ trung bình đâu.
Chàng trả đũa:
- Tại vì em ngăn cản, giới hạn. Chứ nếu không anh sẽ được hai mươi điểm trên hai mươi. Em thấy không, vì em mà anh đành làm một tên học trò dốt và chậm chạp như rùa.
Nàng đỏ mặt, chỉ dám lí nhí nói:
- Có những điều không nên khôn lanh quá, và tiến mau quá, em sợ.
Chàng dạy dỗ:
- Sợ hãi, nhút nhát thì làm sao học hành tiến bộ được.
- Ai mà thèm học mấy thứ quỷ đó ?
- Thật không ?
Trong tình yêu có nhiều điều không nằm trong chương trình giáo khoa của Bộ giáo dục, mặc dù chương trình này mỗi năm đều đổi mới và cập nhật luôn luôn. Điều ấy không ai dậy ai được, cả hai vừa là thầy vừa là trò.
Thí dụ 1:
Hôn: Lúc đầu chàng dạy cho nàng. Về sau nàng thông minh và tiến bộ nhanh đến nỗi trở thành một bà giáo tận tâm.
Thí dụ 2:
Viết thư tình: Nàng không cần học ai cả. Nàng là bậc thầy trong lãnh vực này, chàng không theo nàng kịp.
Thí dụ 3:
Đám cưới: Chàng hoàn toàn mù tịt về chuyện này. Nàng chỉ dẫn chi tiết cho chàng biết. Nào là vấn danh, dạm hỏi gì gì đó... Bao nhiêu cau trầu gì gì đó... Rất là rắc rối, hơn một bài tóan hình học không gian hóc búa nhất. Chàng không tài nào hiểu nổi và do đó chàng không tìm ra một kết quả nào đúng và tốt đẹp. Thế là mãi mãi chàng và nàng nắm tay nhau quanh quẩn rối như tơ vò trên trang giấy nháp mà vẫn chưa có đáp số.
Thật ra, nàng là một cô giáo còn rất non nớt. Có lần nàng kể chuyện nàng dạy một bọn nhóc tì lớp ba, khi tụi nó cười như bị chọc lét nàng cũng không nhịn cười được, khi tụi nó bị bắt nạt đến khóc òa nàng cũng rươm rướm nước mắt khóc theo.
Tóm lại, nàng có dạy học cả đời cũng không thể nào xuất sắc được. Nàng chỉ là cô giáo đáng yêu của riêng chàng. Dạy cho chàng mà không đòi một đồng lương. Thưởng cho chàng điểm cao bằng những nụ hôn như mưa bấc. Vào giờ học kéo dài bất tận chẳng ai còn nhớ còn nghe tiếng chuông tan trường về. Như thế là đúng như dự đoán của mấy cô giáo cũ, làm sao chàng có thể tiến xa trên đường học vấn được. Chàng chỉ tiến nhanh để trở thành chàng, vì nếu không có nàng, chàng không xứng đáng được gọi là chàng, mà chỉ là một kẻ bơ vơ, ngơ ngáo giữa đường đời. Mất tình yêu, là mất cội con người.
Chàng cám ơn nàng.
Có lẽ chàng đã lầm khi tưởng nàng thích một đám cưới để kết hợp hai người một cách chính thức, tốt đẹp và bền vững. Chàng yêu nàng đã gần ba năm naỵ Mỗi cuối năm, mùa xuân gần đến, chàng đều nói:
- Anh sẽ cưới em.
Nàng nhún vai:
- Bộ anh tưởng em thích điều đó sao ? Bộ anh tưởng em muốn lấy chồng lắm à ?
- Dĩ nhiên rồi. Con gái lớn lên đều muốn lấy chồng cả chứ.
- Còn lâu!
- Và thời buổi này lấy chồng đâu phải là một chuyện dễ.
- Chà... anh khinh thường con gái dữ.
Chàng hùng hồn nói, tưởng chừngmình đang đại diện cho tất cả thanh niên Việt nam:
- Em nghĩ xem, thời này trai thiếu gái thừa. Trong ba người có đến hai người không dại gì lấy vợ để bị ràng buộc, chỉ muốn ăn chơi thả cửa. Chỉ còn một người duy nhất đứng đắn, muốn lấy vợ một cách đàng hoàng để nối dõi tông đường. Người duy nhất, độc nhất, số một đó chính là anh. Em gặp may đó mà không biết, còn chê gì nữa. Nàng có vẻ giận vì bị chạm tự ái. Nhưng tự ái đâu có lớn bằng ân ái giữa hai người. Bởi vì tự ái chỉ là yêu chính mình, còn tình yêu là yêu vô bờ cho mình và cho kẻ khác. Cũng giống như một mình soi gương gượng cười duyên nhạt nhẽo làm sao bằng soi mắt âu yếm trong mắt nhau, môi cười tươi rạng rỡ kề cận môi người yêu dấu. Vì thế, chẳng mấy chốc là nàng hết giận ngay. Chàng và nàng chẳng bao giờ có thể giận nhau dai được. Khóc đó, cười đó. Thề rằng sẽ không còn quen nhau nữa, rồi nuốt lời thề nhanh như gió, sà vào lòng nhau thủ thỉ. Yêu nhau như thế mà sao không cưới nhau cho rồi. Tại sao?
Tại chàng không tiền?
Không. Dù mẹ nàng có máu kinh doanh trong người nhưng đâu nỡ tính lời lỗ trên trái tim nàng. Dù bố nàng là viên chức, nhưng chưa đến nỗi ăn hối lộ để vào tù, khiến nàng phải bán mình chuộc cha như nàng Kiều.
Tại nàng không tiền?
Không. Chàng đâu phải là một tên sở khanh đào mỏ. Chàng cũng không bao giờ nghĩ đến của hồi môn một cách bần tiện, và con heo đất bùng binh của nàng để dành từ thuở lên năm, bây giờ đập ra chắc chỉ đếm đủ tiền may một chiếc áo ngủ (chi tiết: hàng " voan" trắng, thật nhẹ, thật mềm, thật mỏng, thật rộng và ngắn, chỉ được cột bằng một sợi dây thắt nút sơ sài, để khi chàng làm biếng, chàng có thể thổi nhẹ một cái là chiếc áo rớt xuống bay mất).
Thế thì tại sao?
Nhạc rẻ tiền đôi lúc nghe cũng có lý: " Không phải tại anh cũng không phải tại em... tại trời đất xui khiến, tại duyên kiếp lỡ làng, tại định mệnh éo le tréo cẳng ngỗng... vân vân".
Thôi, trong khi chờ đợi một đám cưới có thể có, có thể không, vào ngày mai có thể đến, có thể chẳng bao giờ đến được, thử tưởng tượng một hôn lễ giữa hai người. Một hôn lễ bình thường như của bao nhiêu người khác. Bình thường về thời gian. Bình thường về không gian. Dầu có theo đạo Thiên chúa hay không, nàng thường tỏ ý thích làm đám cưới tại một nhà thờ nho nhỏ xinh xắn. nàng bị ảnh hưởng bởi phim ảnh, thường có những cặp thật đẹp đôi đứng sát cạnh nhau dưới chân Thánh giá, vị linh mục nghiêm trang và cuốn Kinh Thánh dẫn đường vào cõi phúc, đàn organ ngân vang dìu dặt, vọng sâu trong vòm nhà thờ kính cẩn.
Những thứ đó mang một mùi vị linh thiêng bàng bạc khắp tâm hồn, tưởng chừng như trên cõi trời cao xa kia Chúa cũng đang chăm chú chứng kiến phút giây kết hợp, tác thành cho đôi trẻ yêu nhau trọn đời. Chỉ có lúc trao nhẫn là Chúa có mặt để dùng đôi mắt quyền lực vạn năng hay tra xét xem là nhẫn vàng ròng chính cống hay nhẫn giả. Còn sau đó, trong đêm tân hôn động phòng hoa chúc, theo truyền thuyết thì Chúa tế nhị và lịch sự tránh đi chỗ khác.
Chàng yêu màu áo cưới trắng tinh của nàng. Màu ấy không cần tượng trưng cho sự trinh bạch. Màu trắng ấy như một cuốn vở có hàng ngàn trang giấy trắng, hôm nay mới bắt đầu trang thứ nhất. Chàng và nàng sẽ cầm tay nhau nắn nót nghuệch ngoạc chữ đầu tiên, và đến cuối đời vở vẫn còn thơm mùi giấy mực mới. Đó, đó là ý nghĩa của màu trắng. Là còn rất nhiều ngày tháng, còn rất nhiều điều tươi đẹp, còn rất nhiều khai mở khám phá, còn rất nhiều tìm kiếm mới lạ tuyệt vời nơi nhau. Không bao giờ hết chuyện, không bao giờ nhàm chán, không bao giờ già nua cũ kỹ.
- Em biết không, đó là lý do tại sao anh thích màu trắng.
Áo cưới trắng, áo dài trắng, áo quần pyjama trắng, áo ngủ trắng...
Nàng nhắm mắt bịt tai lại.
Chàng tiếp tục:
- Màu trắng đứng hạng nhất. Được đứng hạng nhì là
màu vàng nhạt của hai thân thể. Thứ ba là màu đen của sự tắt điện. Thứ tư là màu xanh của mắt em...
Nàng bèn mở mắt.
- Thứ năm là màu hồng của môi em.
Môi nàng hé mở, phơn phớt hồng.
- Thứ sáu là màu đỏ thắm khi môi ấy được hôn.
Nàng liền đòi chàng hôn nàng. Chàng được nàng hôn một cách đắm đuối. Chàng không ngờ bài diễn thuyết vớ vẩn về màu sắc của chàng đã đem lại nhiều may mắn như thế.
Chàng cố gắng nặn óc để tiếp tục, nhưng lần này có vẻ hơi bịa đặt vì hết ý.
- Thứ bảy là màu trong.
Nàng nhìn chàng ngạc nhiên hỏi:
- Màu trong?
- Ờ. Đó là màu trong vắt, màu không màu, màu của sự... không mang mảnh vải nào trên người.
Trái với điều chờ đợi của chàng, nàng cẩn thận quan sát quần áo của mình.
Thế là chấm dứt dang dở một cách đáng tiếc. Chàng không thể nào kiên nhẫn đi lại từ đầu. Diễn giả bị ném cà chua thay vì được vỗ tay. Diễn giả xoay qua đề tài khác:
- Thay mặt cho Thượng Đế, tôi hỏi em một câu: em có chịu lấy tôi làm chồng không ?
Nàng đáp:
- Không.
Nàng thật không sợ Thượng Đế chút nào.
Chàng tìm kiếm những đấng vĩ đại hơn để dựa hơi dọa nàng:
- Thay mặt cho tim tôi, thân xác tôi, đầu óc tôi, ước vọng của tôi, lương bổng hàng tháng của tôi... Tôi hỏi em một câu: em có chịu lấy tôi làm chồng không?
Nàng nheo mắt nghi ngờ:
- Em biết trong tất cả những thứ anh vừa kể đó, anh thiếu một thứ.
Chàng buồn buồn gật đầu thú nhận. Nhưng vì lý do an ninh cá nhân, và bảo vệ tình yêu của hai người, chàng xin phép sẽ không tiết lộ cho ai biết cái thứ mà chàng thiếu là thứ nào.
Chỉ có nàng là đóan biết, và biết đúng điều thiếu sót của chàng. Nhưng nàng bất cần.
Không ai là hòan hảo cả, ai cũng có điều khiếm khuyết, chân lý ấy nhắc đi nhắc lại đến cũ mèm nhưng vẫn đúng.
Thấy chàng buồn bã, nàng ôm lấy chàng âu yếm và dịu dàng trả lời:
- Thay mặt cho những đứa con sẽ có trong tương lai của em, em xin trả lời ông: em yêu ông và nhắm mắt lấy ông làm chồng xong cho rồi.
Trước khi nhắm mắt, đôi mắt nàng thu nhỏ, mờ nhạt đi rồi khẽ rung động trong đôi môi hôn nhẹ của chàng. Đã rất nhiều lần chàng hôn nàng, không còn nhớ là bao nhiêu lần vì lúc đầu chàng còn đếm trên mười đầu ngón tay, rồi mười ngón chân, nhưng dần dần những nụ hôn gia tăng số lượng nhiều hơn những sợi tóc mây của nàng. Chàng cũng thích hôn tóc nàng lắm. Tóc nàng có mùi cỏ, rơm rạ và nắng gió.
Tuy nàng đã nhắm mắt và đã dâng trọn mình trong vòng tay và nụ hôn của chàng, nhưng nàng vẫn cương quyết đứng vững ở vị trí của một người yêu. Chứ nàng vẫn chưa chịu làm vợ, chưa chịu lấy chàng làm chồng như lời chàng đã hứa. Đó là điều khiếm khuyết duy nhất ở nàng.
Chàng yêu nàng ở tất cả mọi sự. Ngoại trừ sự tôn trọng hình thức của nàng. Như nhiều người con gái đang sắp sửa và suýt chút nữa thì trở thành đàn bà, nàng chỉ muốn trở thành một người vợ đúng nghĩa, một người đàn bà thật sự sau khi ở nhà thờ ra. Còn đối với chàng thì trước hay sau khi ở nhà thờ ra cũng vậy thôi.
- Đó, em thấy không. Với sự nhắm mắt làm lơ của Thượng Đế, anh và em có thể làm tất cả mọi sự. Sao em cứ bướng bỉnh, nông cạn, dại dột, mù quáng ngăn cản anh mãi.
- Vì bố em sẽ không làm lơ đâu. Và thiên hạ không phải ai cũng đều nhắm mắt hết.
- Kệ mẹ thiên hạ. Người nào mở mắt soi mói tò mò, người ấy mỏi mắt ráng chịu. " Tất cả những đuôi mắt của thiên hạ đều không bằng một đuôi mắt của mỹ nhân".
- Trời ơi, anh dùng thành ngữ điển tích sai rồi.
- Tất cả những ánh mắt cú vọ của thiên hạ không bằng một cái đá lông nheo của em.
- Lại sai hơn nữa.
Chàng vẫn chưa chịu dừng:
- Khi anh mở mắt, anh nhìn thấy khuôn mặt em kề cận. Khi anh nhắm mắt, anh nhìn thấy trái tim em gần gũi. Khi anh lim dim mắt, anh nhìn thấy thân người em chao động bồng bềnh như một vũ khúc mộng tưởng muôn màu.
- Eo ơi, anh đi hát cải lương là vừa.
Có lẽ nàng nói đúng. Vì yêu nàng, chàng đâm ra thích ba hoa tán tỉnh một cách hoa hòe hoa sói. Nhưng biết làm sao.
Có lẽ vì chưa có bằng tiến sĩ hay thạc sĩ về tình yêu trí thức, nên thông thường khi yêu nhau, ta nghĩ, ta nói, một cách thô sơ như chim líu lo mới biết hót, bồng bột phóng đại như một tên hề khóc cười không chừng không đổi. Đứng ở ngoài nhìn vào, mọi cuộc tình đều có vẻ khôi hài. Trong tình yêu nhìn ra, mọi người lạ đều có vẻ nhạt nhẽo, vô vị và thừa thãi. Không nhìn vào và cũng không nhìn ra, trong tình yêu say đắm nhìn nhau, thì thôi chỉ có thể tóm tắt trong một lời; yêu là đủ.
Chàng nói với nàng những ý nghĩ đó, nàng đồng ý. Thế là chàng có thể yên chí trò chuyện với nàng một cách lẩm cẩm mà không sợ ai cười. Hỏi lần thứ một ngàn lẻ một:
- Em có yêu anh không?
- Không.
Nhắc lại câu hỏi, trên một cái hôn nửa chừng trên môi nàng như đe dọa nếu nàng còn bướng bỉnh nói " không" chàng sẽ dứt ra ngay.
Sự đe dọa xem chừng đã hiệu nghiệm. Nàng ấp úng trả lời:
- Có.
- Có làm sao?
- Yêu.
- Yêu ai?
- Anh.
Cứ thế. Cứ luẩn quẩn mấy câu có vẻ tầm thường tẻ nhạt đó, chàng và nàng nói với nhau suốt ngày không biết chán. Và cũng không biết mệt.
Hãy tưởng tượng thêm về hôn lễ.
Đầu óc chàng rất nghèo nàn về chuyện này. Chàng không hình dung được rõ ràng muốn thực hiện một đám cưới thì phải có những điều kiện nào. Phải sửa sọan làm sao, phải tổ chức như thế nào... Chàng hoàn toàn mù tịt. Phải nhờ đến nàng. Theo nàng, có lẽ bậc bề trên của hai bên phải nói chuyện với nhau trước đã. Nói trắng ra là má chàng phải lặn lội tìm đến nhà nàng, gặp má nàng, rồi hai bà già có duyên số với nhau này sẽ thăm dò, bàn luận tính tóan dùm cho chàng và nàng.
Thật kỳ cục, hai bà già sẽ giữ miếng nhau từng tí, bà nào cũng nói bóng nói gió về tài năng và đức hạnh của con mình.
Đầu tiên là má chàng. Tội nghiệp và khó khăn biết bao, bà sẽ lúng túng ghê lắm khi cố tìm ra một điểm tốt để quảng cáo cho chàng, làm sao đưa đẩy chàng đến chỗ trở thành một người đẹp trai, con nhà giàu, học giỏi theo đúng như truyền thống. Thật khó khăn vì dầu tự kiêu đến đâu, chàng cũng biết mình hòan toàn không giống một chút gì với hình ảnh đẹp đẽ cổ truyền đó.
Thôi để cho má chàng tha hồ ngụy biện:
- Thằng con tôi trông vậy mà hiền lắm bác à. Nếu nó cạo râu ria sạch sẽ thì coi cũng trắng trẻo ra phết. Nếu nó mà không thi rớt hoài, bây giờ cũng đỗ cử nhân tiến sĩ như ai. Và nếu tôi không buôn bán thua lỗ thì nó đúng là con nhà giàu rồi.
Má chàng dừng lại một chút để hớp một miếng nước trà, có lẽ bà đang cảm thấy khô cổ và mệt nhọc tưởng tượng hơi nhiều về vị con trai cưng của bà.
Đến phiên má nàng, bà đằng hắng giọng, ôn tồn nói một cách khiêm nhường:
- Con gái tôi thì còn nhỏ lắm. Tôi muốn để cho nó tiếp tục học hành đến nơi đến chốn. Chà..., năm ngoái có ông bác sĩ nhờ mai mối, tháng trước có ông kỹ sư, tuần rồi có ông giáo sư... tôi đều xin phép từ chối cả. Chẳng dám khoe khoang gì với bác... Nhưng cháu nó ngoan lắm, ngoài những lúc đi chơi thì không bao giờ dám ló ra nhà một bước. Việc nấu nướng bếp núc nó khéo lắm. May vá, thêu thùa thì tiệm nào cắt đẹp, có kiểu gì mới nó đều sành cả. Chẳng dám khoe gì với bác... nhưng cháu nó xem thế mà học hành chăm chỉ lắm. Mới chừng ấy tuổi đầu mà năm tới nó đỗ tú tài đôi rồi đấy.
Má nàng cũng phải ngừng lại không phải để uống một miếng nước trà nguội ngắt do chính tay cô gái yêu của bà mới pha. Bà lịch sự đưa tay ra mời khách, để khoe năm ngón tay đầy nhẫn vàng y hay cẩm thạch gì đó, như muốn nói rằng năm xửa năm xưa bà làm cô dâu, đồ sính lễ đã nặng ký như thế huống gì là bây giờ.
Tất cả những bà mẹ đáng yêu trên thế giới đều chú ý đến đồ nữ trang. Họ biết rành rẽ giá cả lên xuống từng ngày của vàng tây, vàng ta, kim cương, ngọc thạch, ngọc trai... mà không biết rằng dẫu là một chiếc vòng làm bằng bạch kim nguyên chất cũng không giữ được tình vợ chồng. Và đôi kẻ yêu nhau chỉ cần se tóc mai làm nhẫn cưới, vòng tay ôm chặt thấm ướt mồ hôi đọng thành chuỗi hạt ngọc trai lóng lánh.
Rồi dĩ nhiên là buổi nói chuyện đầu tiên sẽ chẳng đi đến đâu. Sẽ có buổi thứ nhì, thứ ba, thứ tư... cho đến một lúc chính chàng cũng sững sờ khi thấy tên mình in đậm bằng chữ nhũ vàng bên cạnh tên nàng trên tấm thiệp mời đám cưới. Chàng lội bộ đem phân phát từng tấm cho bạn bè với một tâm trạng băn khoăn khó tả ( Chúa ơi, thế là con sắp có vợ rồi sao ? Hè phố ơi, như thế là một đời độc thân rong chơi đã đến ngày tàn rụi).
Chàng đọc tên mình trên tấm thiệp cưới, cảm thấy một điều gì thật kỳ cục, buồn cười và không tài hiểu nổi.
Thật giống như tấm thiệp mời xem một cuộc đấu bò rừng bất phân thắng bại, kéo dài dai dẳng cho đến ngày tận thế.
Nhưng nếu ba má của hai bên đều không bằng lòng cho hai người lấy nhau. Viện cớ: khắc tuổi ( thằng đó tuổi heo ma con nhỏ tuổi rắn, sợ heo hiền quá bị rắn ăn
hiếp cắn chết). Nếu như thế thì không cần người nào tác thành đồng ý nữa. Chàng và nàng sẽ tự động lấy nhau khỏi cần thủ tục rườm rà của loài người.
Đây là đám cưới của heo và rắn.
Thiệp cưới sẽ in thiếu tại một nhà in quen, chỉ có vài câu sơ sài mà đủ ý:
Chúng tôi sung sướng báo tin cho các bạn biết, ngày thành hôn và đêm kết hợp của chúng tôi là: X và Y
Sẽ bắt đầu vào lúc... tại...
Thân mời các bạn đến dự tiệc chia vui. Self Service: Xin quý bạn tự động mang theo rượu, bánh kẹo, thuốc lá... hoặc tùy hỉ mang theo tất cả những thức ăn gì mà bạn thấy cần trong bữa tiệc, vì đó là tất cả những gì mà bữa tiệc sẽ không có nếu bạn không tự túc mang
đến.
( Xin lưu ý: không nhận những quà tặng đám cưới to lớn cồngkềnh quá, chỉ nhận tiền mặt bỏ trong một chiếc phong bì thật nhẹ nhàng)
Sau đó trong căn phòng nhỏ thân mật, chiếc máy cassette dìu dặt vang lên vài bản tình ca. Khách khứa uống cà phê. Nàng sẽ lần lượt bắt tay tất cả những khách phái nam. Chàng sẽ hôn má tất cả những nữ khách (hôn rất nhẹ, vì coi chừng, nàng đang rình theo dõi). Cô dâu ôm một bó hoa hồng. Chú rể ngậm điếu thuốc lá thơm. Cười. Ráng mà cười. Chụp hình kỷ niệm...
Rồi giây phút quan trọng nhất bắt đầu. Chàng lục túi áo tìm chiếc nhẫn cưới đeo vào tay nàng. Nàng sẽ đánh mất chiếc nhẫn cưới đó trong những lúc vò giặt quần áo sau này nhưng không sao, chàng sẽ cột giữ nàng bằng thứ khác vững chắc hơn, đó là tình yêu của chàng. Có thể chàng sẽ đọc thơ giữa tiệc cưới. Câu đầu của Chinh Phụ ngâm:
Thuở trời đất nổi cơn gió bụị..
Vâng, cơn gió bụi đã bắt đầu nổi lên. Bão tố, sóng gió, mưa nắng thất thường trong đời sống vợ chồng đã bắt đầu xuất hiện. Tất cả những cơn thịnh nộ lẫn phút êm đềm của tình yêu sẽ luân phiên xảy đến. Khổ đau và hoan lạc, từ nay chúng ta hai người chia nhau cạn chén.
Rồi tiệc cưới chấm dứt. Chàng giả vờ nhìn đồng hồ tay, đã 9 giờ tối. Bạn bè hiểu ý, lục tục kéo nhau về hết. Chàng tiễn và nói cám ơn với từng người, dáng điệu chàng ngả nghiêng như say rượu, nhưng đó là chàng đóng kịch, chàng đâu dại gì uống rượu say trong đêm nay.
Căn phòng chỉ còn lại hai người. Trái với điều mong muốn, đêm nay, nàng cũng không có được một chiếc áo cưới đắt tiền màu trắng như tuyết. Áo cưới nàng màu vàng nhạt và màu trong. Sau đó là màu đen... Đó, hôn lễ đã cử hành một cách đơn giản như thế. Còn nhiều chi tiết sống động hơn, nhưng nàng bắt chàng giữ kín.
Nhưng hãy tưởng tượng rằng hôn lễ giữa hai người sẽ chẳng bao giờ có. Chàng sợ điều này không phải là tưởng tượng mà chính là sự thật.
Cuộc tình không thể kéo dài một cách lửng lơ khơi khơi mãi, cũng không đi đến một đọan kết tròn đầy. Chàng và nàng chẳng vỡ tan mà cũng chẳng gắn bó mãi mãi.
Rồi một ngày kia hai người nói lời vĩnh biệt. Dĩ nhiên chàng sẽ buồn nhưng không hối hận một điều gì. Nàng cũng không hối tiếc.
Nàng sẽ quên chàng , như quên tất cả những dấu vết nồng nhiệt trong tâm hồn, chỉ còn sót lại trong nàng đôi chút hình ảnh của kỷ niệm. Điều ấy giúp ích cho nàng rất nhiều. Nàng sẽ có một ít căn bản, vốn liếng vững chắc về ái tình để có thể kết luận rằng tình yêu là một cái gì thật vĩ đại trong hiện tại, và thật nhỏ nhoi như dấu chấm của một giọt mưa lắng khô mau trên cát nóng, khi đã là quá khứ.
Nàng sẽ có dịp biết đến một hôn lễ huy hoàng lý tưởng theo ý nàng với một người khác. Chàng xin làm kẻ đứng ngoài mọi cuộc rước dâu, đám cưới, tiệc tùng, qùy lạy ông bà hai họ. Và nàng thì không dám có mặt trong một kiểu đám cưới loại " bỏ túi" rất tân kỳ như chàng đã đề nghị ( nhạc, cà phê, thuốc lá, bạn bè...). Thế là thỉnh thoảng chàng tiếp tục khâm phục khi nhận được những tấm thiệp mời đám cưới của người quen, tổ chức theo lối cổ truyền dân tộc. Chàng tiếp tục kiên nhẫn kiếm ít tiền đăng lên báo chia lời mừng hai họ. Tên chàng mãi mãi ở dưới cùng trong cột tờ báo chúc mừng, chẳng bao giờ nhảy lên được vài phân mét.
Còn nàng ? Nàng ở đâu ? Đang làm gì ? Lấy chồng chưa ? Mấy con rồi ? Chàng không hề biết và cũng chẳng quan tâm đến làm gì nữa. Nàng muốn chàng quên nàng, chàng đã quên. Nàng muốn chàng vắng mặt hòan toàn trong tương lai của nàng, chàng đã vắng mặt và biệt tích mãi mãi. Dòng phấn trắng sẽ không bao giờ còn viết tên chàng lên bảng đen của lớp học yêu thương ngày cũ. Chàng và nàng, cả hai đều trở thành bậc thầy tài ba về bội bạc và quên lãng. Nàng nhớ chăng ?
- Anh sẽ cưới em.
- Với bất cứ giá nào ?
- Không. Với giá nào mà anh có thể chịu nổi.
Nếu nàng còn thắc mắc hỏi tiếp, chàng sẽ trả lời:
- Đó là cái giá của tình yêu không so đo tính tóan, không
chuộng hình thức, không bôi son vẽ phấn màu mè, không đòi hỏi khách sáo... đó là giá trị chứ không phải là giá cả của tình yêu.
Rất ít người đồng ý với chàng về điều trên, trong đó có cha mẹ nàng.
Nên rốt cuộc, hãy tưởng tượng về một hôn lễ.
Hãy tưởng tượng, và chỉ là tưởng tượng...
HNT
Hoàng Ngọc Tuấn
Trước khi chia tay vào một buổi chiều không mưa không nắng thật dửng dưng, chàng nói một câu rất tầm thường: Anh sẽ cưới em. Nàng bĩu môi giọng mỉa mai.
- Với bất cứ giá nào...
Chàng lắc đầu:
- Không. Với giá nào anh có thể chịu nổi. Em nhớ đi, anh không bao giờ nói câu "bất cứ giá nào".
Nàng có vẻ giận vì chuyện giá cả này. Nàng gỡ bàn tay chàng đang bao lấy những ngón tay nàng. Nàng cũng nhô mình ra trước để tránh khỏi cánh tay chàng đang quàng lên vai, với bàn tay thường thích xoắn những lọn tóc và búng nhè nhẹ trên vành tai nàng. Hai người đang ngồi trong một quán tối. Nàng uống một hớp nước cam vì muốn làm một cử động gì đó để khỏi bất động một cách khó chịu.
Chàng uống bia và hút thuốc lá.
Nàng nhăn mặt vì khói thuốc.
Chàng thì thầm với hơi đầy rượu bia. Nàng lại nhăn mặt. Những nếp nhăn làm ra vẻ bực mình và khó khăn của nàng trông thật đáng yêu. Chàng nói với nàng như thế. Nàng nghiêng má cho những vết nhăn nằm trong môi chàng. Sau đó là môi nàng không còn nói những lời trách móc cay đắng nữa, môi ấy hiền khô, im lặng và dịu ngọt.
Rồi sáng hôm sau, nàng về quê nhà của nàng. Chàng ở lại đây với một nghề nghiệp kỳ lạ nhất đã đeo dính trên người chàng từ mấy năm naỵ Đó là thất nghiệp.
Như thế mọi chuyện đều tạm kết thúc như thường lệ. Hai người yêu nhau, thỉnh thoảng gặp gỡ trong vài ngày rồi tạm biệt, đôi khi nhớ nhau rất nhiều, nhiều khi quên nhau rất dễ. Rồi lại gặp mặt, hôn, thấy mình yêu dữ thêm, và buông tay rồi quay lưng xa cách, hôn lễ của hai người vẫn chưa có được.
Nàng dạy lớp nhỏ ở tỉnh lẻ.
- Tại sao anh cứ muốn em làm nghề dạy học buồn chán và hao hơi tốn sức này, chắc em đau phổi quá.
- Tại vì anh thích hình ảnh về mấy cô giáo. Bề ngoài họ phải mang một bộ mặt nghiêm khắc, đạo đức, lạnh nhạt. Còn trong lòng thì rạo rực đam mê, sẵn sàng bốc cháy.
- Ai nói thế?
- Anh. Trời ơi anh yêu những cô giáo biết bao. Kể từ khi cô Dạ Thảo đánh thước trên tay anh sưng vù mà miệng cô cười êm ái. Còn có bao nhiêu cô giáo khác đã âu yếm lưu bút trên mấy chữ bài làm và học bạ của anh: " Zero; làm biếng học; không hiểu bài, tối dạ, cẩu thả, không thể tiến xa trên đường học vấn được..."
- Ai nói thế ?
- Lần này thì không phải anh nói. Đó là lời phê bình của người ta nói với anh. Nàng cười tỏ vẻ vui thích. Nàng gật gù với dáng của nhà mô phạm chính cống.
- Thế thì bây giờ em cũng thích làm cô giáo của anh. Em sẽ phê điểm anh xấu hơn nhiều.
Chàng nhún vai như một hiền triết.
- Anh bất cần. Thời kỳ thức thâu đêm gạo bài, chép tài liệu giấu trong tay áo để kiếm đủ điểm lên lớp của anh đã qua. Bây giờ anh không cần học cũng dư điểm để được em yêu. Toán, hệ số 4. Lý hóa, hệ số 3. Tình yêu, hệ số 10.
Nàng cắn vào vai chàng:
- Hừ... tình yêu, anh chưa đủ trung bình đâu.
Chàng trả đũa:
- Tại vì em ngăn cản, giới hạn. Chứ nếu không anh sẽ được hai mươi điểm trên hai mươi. Em thấy không, vì em mà anh đành làm một tên học trò dốt và chậm chạp như rùa.
Nàng đỏ mặt, chỉ dám lí nhí nói:
- Có những điều không nên khôn lanh quá, và tiến mau quá, em sợ.
Chàng dạy dỗ:
- Sợ hãi, nhút nhát thì làm sao học hành tiến bộ được.
- Ai mà thèm học mấy thứ quỷ đó ?
- Thật không ?
Trong tình yêu có nhiều điều không nằm trong chương trình giáo khoa của Bộ giáo dục, mặc dù chương trình này mỗi năm đều đổi mới và cập nhật luôn luôn. Điều ấy không ai dậy ai được, cả hai vừa là thầy vừa là trò.
Thí dụ 1:
Hôn: Lúc đầu chàng dạy cho nàng. Về sau nàng thông minh và tiến bộ nhanh đến nỗi trở thành một bà giáo tận tâm.
Thí dụ 2:
Viết thư tình: Nàng không cần học ai cả. Nàng là bậc thầy trong lãnh vực này, chàng không theo nàng kịp.
Thí dụ 3:
Đám cưới: Chàng hoàn toàn mù tịt về chuyện này. Nàng chỉ dẫn chi tiết cho chàng biết. Nào là vấn danh, dạm hỏi gì gì đó... Bao nhiêu cau trầu gì gì đó... Rất là rắc rối, hơn một bài tóan hình học không gian hóc búa nhất. Chàng không tài nào hiểu nổi và do đó chàng không tìm ra một kết quả nào đúng và tốt đẹp. Thế là mãi mãi chàng và nàng nắm tay nhau quanh quẩn rối như tơ vò trên trang giấy nháp mà vẫn chưa có đáp số.
Thật ra, nàng là một cô giáo còn rất non nớt. Có lần nàng kể chuyện nàng dạy một bọn nhóc tì lớp ba, khi tụi nó cười như bị chọc lét nàng cũng không nhịn cười được, khi tụi nó bị bắt nạt đến khóc òa nàng cũng rươm rướm nước mắt khóc theo.
Tóm lại, nàng có dạy học cả đời cũng không thể nào xuất sắc được. Nàng chỉ là cô giáo đáng yêu của riêng chàng. Dạy cho chàng mà không đòi một đồng lương. Thưởng cho chàng điểm cao bằng những nụ hôn như mưa bấc. Vào giờ học kéo dài bất tận chẳng ai còn nhớ còn nghe tiếng chuông tan trường về. Như thế là đúng như dự đoán của mấy cô giáo cũ, làm sao chàng có thể tiến xa trên đường học vấn được. Chàng chỉ tiến nhanh để trở thành chàng, vì nếu không có nàng, chàng không xứng đáng được gọi là chàng, mà chỉ là một kẻ bơ vơ, ngơ ngáo giữa đường đời. Mất tình yêu, là mất cội con người.
Chàng cám ơn nàng.
Có lẽ chàng đã lầm khi tưởng nàng thích một đám cưới để kết hợp hai người một cách chính thức, tốt đẹp và bền vững. Chàng yêu nàng đã gần ba năm naỵ Mỗi cuối năm, mùa xuân gần đến, chàng đều nói:
- Anh sẽ cưới em.
Nàng nhún vai:
- Bộ anh tưởng em thích điều đó sao ? Bộ anh tưởng em muốn lấy chồng lắm à ?
- Dĩ nhiên rồi. Con gái lớn lên đều muốn lấy chồng cả chứ.
- Còn lâu!
- Và thời buổi này lấy chồng đâu phải là một chuyện dễ.
- Chà... anh khinh thường con gái dữ.
Chàng hùng hồn nói, tưởng chừngmình đang đại diện cho tất cả thanh niên Việt nam:
- Em nghĩ xem, thời này trai thiếu gái thừa. Trong ba người có đến hai người không dại gì lấy vợ để bị ràng buộc, chỉ muốn ăn chơi thả cửa. Chỉ còn một người duy nhất đứng đắn, muốn lấy vợ một cách đàng hoàng để nối dõi tông đường. Người duy nhất, độc nhất, số một đó chính là anh. Em gặp may đó mà không biết, còn chê gì nữa. Nàng có vẻ giận vì bị chạm tự ái. Nhưng tự ái đâu có lớn bằng ân ái giữa hai người. Bởi vì tự ái chỉ là yêu chính mình, còn tình yêu là yêu vô bờ cho mình và cho kẻ khác. Cũng giống như một mình soi gương gượng cười duyên nhạt nhẽo làm sao bằng soi mắt âu yếm trong mắt nhau, môi cười tươi rạng rỡ kề cận môi người yêu dấu. Vì thế, chẳng mấy chốc là nàng hết giận ngay. Chàng và nàng chẳng bao giờ có thể giận nhau dai được. Khóc đó, cười đó. Thề rằng sẽ không còn quen nhau nữa, rồi nuốt lời thề nhanh như gió, sà vào lòng nhau thủ thỉ. Yêu nhau như thế mà sao không cưới nhau cho rồi. Tại sao?
Tại chàng không tiền?
Không. Dù mẹ nàng có máu kinh doanh trong người nhưng đâu nỡ tính lời lỗ trên trái tim nàng. Dù bố nàng là viên chức, nhưng chưa đến nỗi ăn hối lộ để vào tù, khiến nàng phải bán mình chuộc cha như nàng Kiều.
Tại nàng không tiền?
Không. Chàng đâu phải là một tên sở khanh đào mỏ. Chàng cũng không bao giờ nghĩ đến của hồi môn một cách bần tiện, và con heo đất bùng binh của nàng để dành từ thuở lên năm, bây giờ đập ra chắc chỉ đếm đủ tiền may một chiếc áo ngủ (chi tiết: hàng " voan" trắng, thật nhẹ, thật mềm, thật mỏng, thật rộng và ngắn, chỉ được cột bằng một sợi dây thắt nút sơ sài, để khi chàng làm biếng, chàng có thể thổi nhẹ một cái là chiếc áo rớt xuống bay mất).
Thế thì tại sao?
Nhạc rẻ tiền đôi lúc nghe cũng có lý: " Không phải tại anh cũng không phải tại em... tại trời đất xui khiến, tại duyên kiếp lỡ làng, tại định mệnh éo le tréo cẳng ngỗng... vân vân".
Thôi, trong khi chờ đợi một đám cưới có thể có, có thể không, vào ngày mai có thể đến, có thể chẳng bao giờ đến được, thử tưởng tượng một hôn lễ giữa hai người. Một hôn lễ bình thường như của bao nhiêu người khác. Bình thường về thời gian. Bình thường về không gian. Dầu có theo đạo Thiên chúa hay không, nàng thường tỏ ý thích làm đám cưới tại một nhà thờ nho nhỏ xinh xắn. nàng bị ảnh hưởng bởi phim ảnh, thường có những cặp thật đẹp đôi đứng sát cạnh nhau dưới chân Thánh giá, vị linh mục nghiêm trang và cuốn Kinh Thánh dẫn đường vào cõi phúc, đàn organ ngân vang dìu dặt, vọng sâu trong vòm nhà thờ kính cẩn.
Những thứ đó mang một mùi vị linh thiêng bàng bạc khắp tâm hồn, tưởng chừng như trên cõi trời cao xa kia Chúa cũng đang chăm chú chứng kiến phút giây kết hợp, tác thành cho đôi trẻ yêu nhau trọn đời. Chỉ có lúc trao nhẫn là Chúa có mặt để dùng đôi mắt quyền lực vạn năng hay tra xét xem là nhẫn vàng ròng chính cống hay nhẫn giả. Còn sau đó, trong đêm tân hôn động phòng hoa chúc, theo truyền thuyết thì Chúa tế nhị và lịch sự tránh đi chỗ khác.
Chàng yêu màu áo cưới trắng tinh của nàng. Màu ấy không cần tượng trưng cho sự trinh bạch. Màu trắng ấy như một cuốn vở có hàng ngàn trang giấy trắng, hôm nay mới bắt đầu trang thứ nhất. Chàng và nàng sẽ cầm tay nhau nắn nót nghuệch ngoạc chữ đầu tiên, và đến cuối đời vở vẫn còn thơm mùi giấy mực mới. Đó, đó là ý nghĩa của màu trắng. Là còn rất nhiều ngày tháng, còn rất nhiều điều tươi đẹp, còn rất nhiều khai mở khám phá, còn rất nhiều tìm kiếm mới lạ tuyệt vời nơi nhau. Không bao giờ hết chuyện, không bao giờ nhàm chán, không bao giờ già nua cũ kỹ.
- Em biết không, đó là lý do tại sao anh thích màu trắng.
Áo cưới trắng, áo dài trắng, áo quần pyjama trắng, áo ngủ trắng...
Nàng nhắm mắt bịt tai lại.
Chàng tiếp tục:
- Màu trắng đứng hạng nhất. Được đứng hạng nhì là
màu vàng nhạt của hai thân thể. Thứ ba là màu đen của sự tắt điện. Thứ tư là màu xanh của mắt em...
Nàng bèn mở mắt.
- Thứ năm là màu hồng của môi em.
Môi nàng hé mở, phơn phớt hồng.
- Thứ sáu là màu đỏ thắm khi môi ấy được hôn.
Nàng liền đòi chàng hôn nàng. Chàng được nàng hôn một cách đắm đuối. Chàng không ngờ bài diễn thuyết vớ vẩn về màu sắc của chàng đã đem lại nhiều may mắn như thế.
Chàng cố gắng nặn óc để tiếp tục, nhưng lần này có vẻ hơi bịa đặt vì hết ý.
- Thứ bảy là màu trong.
Nàng nhìn chàng ngạc nhiên hỏi:
- Màu trong?
- Ờ. Đó là màu trong vắt, màu không màu, màu của sự... không mang mảnh vải nào trên người.
Trái với điều chờ đợi của chàng, nàng cẩn thận quan sát quần áo của mình.
Thế là chấm dứt dang dở một cách đáng tiếc. Chàng không thể nào kiên nhẫn đi lại từ đầu. Diễn giả bị ném cà chua thay vì được vỗ tay. Diễn giả xoay qua đề tài khác:
- Thay mặt cho Thượng Đế, tôi hỏi em một câu: em có chịu lấy tôi làm chồng không ?
Nàng đáp:
- Không.
Nàng thật không sợ Thượng Đế chút nào.
Chàng tìm kiếm những đấng vĩ đại hơn để dựa hơi dọa nàng:
- Thay mặt cho tim tôi, thân xác tôi, đầu óc tôi, ước vọng của tôi, lương bổng hàng tháng của tôi... Tôi hỏi em một câu: em có chịu lấy tôi làm chồng không?
Nàng nheo mắt nghi ngờ:
- Em biết trong tất cả những thứ anh vừa kể đó, anh thiếu một thứ.
Chàng buồn buồn gật đầu thú nhận. Nhưng vì lý do an ninh cá nhân, và bảo vệ tình yêu của hai người, chàng xin phép sẽ không tiết lộ cho ai biết cái thứ mà chàng thiếu là thứ nào.
Chỉ có nàng là đóan biết, và biết đúng điều thiếu sót của chàng. Nhưng nàng bất cần.
Không ai là hòan hảo cả, ai cũng có điều khiếm khuyết, chân lý ấy nhắc đi nhắc lại đến cũ mèm nhưng vẫn đúng.
Thấy chàng buồn bã, nàng ôm lấy chàng âu yếm và dịu dàng trả lời:
- Thay mặt cho những đứa con sẽ có trong tương lai của em, em xin trả lời ông: em yêu ông và nhắm mắt lấy ông làm chồng xong cho rồi.
Trước khi nhắm mắt, đôi mắt nàng thu nhỏ, mờ nhạt đi rồi khẽ rung động trong đôi môi hôn nhẹ của chàng. Đã rất nhiều lần chàng hôn nàng, không còn nhớ là bao nhiêu lần vì lúc đầu chàng còn đếm trên mười đầu ngón tay, rồi mười ngón chân, nhưng dần dần những nụ hôn gia tăng số lượng nhiều hơn những sợi tóc mây của nàng. Chàng cũng thích hôn tóc nàng lắm. Tóc nàng có mùi cỏ, rơm rạ và nắng gió.
Tuy nàng đã nhắm mắt và đã dâng trọn mình trong vòng tay và nụ hôn của chàng, nhưng nàng vẫn cương quyết đứng vững ở vị trí của một người yêu. Chứ nàng vẫn chưa chịu làm vợ, chưa chịu lấy chàng làm chồng như lời chàng đã hứa. Đó là điều khiếm khuyết duy nhất ở nàng.
Chàng yêu nàng ở tất cả mọi sự. Ngoại trừ sự tôn trọng hình thức của nàng. Như nhiều người con gái đang sắp sửa và suýt chút nữa thì trở thành đàn bà, nàng chỉ muốn trở thành một người vợ đúng nghĩa, một người đàn bà thật sự sau khi ở nhà thờ ra. Còn đối với chàng thì trước hay sau khi ở nhà thờ ra cũng vậy thôi.
- Đó, em thấy không. Với sự nhắm mắt làm lơ của Thượng Đế, anh và em có thể làm tất cả mọi sự. Sao em cứ bướng bỉnh, nông cạn, dại dột, mù quáng ngăn cản anh mãi.
- Vì bố em sẽ không làm lơ đâu. Và thiên hạ không phải ai cũng đều nhắm mắt hết.
- Kệ mẹ thiên hạ. Người nào mở mắt soi mói tò mò, người ấy mỏi mắt ráng chịu. " Tất cả những đuôi mắt của thiên hạ đều không bằng một đuôi mắt của mỹ nhân".
- Trời ơi, anh dùng thành ngữ điển tích sai rồi.
- Tất cả những ánh mắt cú vọ của thiên hạ không bằng một cái đá lông nheo của em.
- Lại sai hơn nữa.
Chàng vẫn chưa chịu dừng:
- Khi anh mở mắt, anh nhìn thấy khuôn mặt em kề cận. Khi anh nhắm mắt, anh nhìn thấy trái tim em gần gũi. Khi anh lim dim mắt, anh nhìn thấy thân người em chao động bồng bềnh như một vũ khúc mộng tưởng muôn màu.
- Eo ơi, anh đi hát cải lương là vừa.
Có lẽ nàng nói đúng. Vì yêu nàng, chàng đâm ra thích ba hoa tán tỉnh một cách hoa hòe hoa sói. Nhưng biết làm sao.
Có lẽ vì chưa có bằng tiến sĩ hay thạc sĩ về tình yêu trí thức, nên thông thường khi yêu nhau, ta nghĩ, ta nói, một cách thô sơ như chim líu lo mới biết hót, bồng bột phóng đại như một tên hề khóc cười không chừng không đổi. Đứng ở ngoài nhìn vào, mọi cuộc tình đều có vẻ khôi hài. Trong tình yêu nhìn ra, mọi người lạ đều có vẻ nhạt nhẽo, vô vị và thừa thãi. Không nhìn vào và cũng không nhìn ra, trong tình yêu say đắm nhìn nhau, thì thôi chỉ có thể tóm tắt trong một lời; yêu là đủ.
Chàng nói với nàng những ý nghĩ đó, nàng đồng ý. Thế là chàng có thể yên chí trò chuyện với nàng một cách lẩm cẩm mà không sợ ai cười. Hỏi lần thứ một ngàn lẻ một:
- Em có yêu anh không?
- Không.
Nhắc lại câu hỏi, trên một cái hôn nửa chừng trên môi nàng như đe dọa nếu nàng còn bướng bỉnh nói " không" chàng sẽ dứt ra ngay.
Sự đe dọa xem chừng đã hiệu nghiệm. Nàng ấp úng trả lời:
- Có.
- Có làm sao?
- Yêu.
- Yêu ai?
- Anh.
Cứ thế. Cứ luẩn quẩn mấy câu có vẻ tầm thường tẻ nhạt đó, chàng và nàng nói với nhau suốt ngày không biết chán. Và cũng không biết mệt.
Hãy tưởng tượng thêm về hôn lễ.
Đầu óc chàng rất nghèo nàn về chuyện này. Chàng không hình dung được rõ ràng muốn thực hiện một đám cưới thì phải có những điều kiện nào. Phải sửa sọan làm sao, phải tổ chức như thế nào... Chàng hoàn toàn mù tịt. Phải nhờ đến nàng. Theo nàng, có lẽ bậc bề trên của hai bên phải nói chuyện với nhau trước đã. Nói trắng ra là má chàng phải lặn lội tìm đến nhà nàng, gặp má nàng, rồi hai bà già có duyên số với nhau này sẽ thăm dò, bàn luận tính tóan dùm cho chàng và nàng.
Thật kỳ cục, hai bà già sẽ giữ miếng nhau từng tí, bà nào cũng nói bóng nói gió về tài năng và đức hạnh của con mình.
Đầu tiên là má chàng. Tội nghiệp và khó khăn biết bao, bà sẽ lúng túng ghê lắm khi cố tìm ra một điểm tốt để quảng cáo cho chàng, làm sao đưa đẩy chàng đến chỗ trở thành một người đẹp trai, con nhà giàu, học giỏi theo đúng như truyền thống. Thật khó khăn vì dầu tự kiêu đến đâu, chàng cũng biết mình hòan toàn không giống một chút gì với hình ảnh đẹp đẽ cổ truyền đó.
Thôi để cho má chàng tha hồ ngụy biện:
- Thằng con tôi trông vậy mà hiền lắm bác à. Nếu nó cạo râu ria sạch sẽ thì coi cũng trắng trẻo ra phết. Nếu nó mà không thi rớt hoài, bây giờ cũng đỗ cử nhân tiến sĩ như ai. Và nếu tôi không buôn bán thua lỗ thì nó đúng là con nhà giàu rồi.
Má chàng dừng lại một chút để hớp một miếng nước trà, có lẽ bà đang cảm thấy khô cổ và mệt nhọc tưởng tượng hơi nhiều về vị con trai cưng của bà.
Đến phiên má nàng, bà đằng hắng giọng, ôn tồn nói một cách khiêm nhường:
- Con gái tôi thì còn nhỏ lắm. Tôi muốn để cho nó tiếp tục học hành đến nơi đến chốn. Chà..., năm ngoái có ông bác sĩ nhờ mai mối, tháng trước có ông kỹ sư, tuần rồi có ông giáo sư... tôi đều xin phép từ chối cả. Chẳng dám khoe khoang gì với bác... Nhưng cháu nó ngoan lắm, ngoài những lúc đi chơi thì không bao giờ dám ló ra nhà một bước. Việc nấu nướng bếp núc nó khéo lắm. May vá, thêu thùa thì tiệm nào cắt đẹp, có kiểu gì mới nó đều sành cả. Chẳng dám khoe gì với bác... nhưng cháu nó xem thế mà học hành chăm chỉ lắm. Mới chừng ấy tuổi đầu mà năm tới nó đỗ tú tài đôi rồi đấy.
Má nàng cũng phải ngừng lại không phải để uống một miếng nước trà nguội ngắt do chính tay cô gái yêu của bà mới pha. Bà lịch sự đưa tay ra mời khách, để khoe năm ngón tay đầy nhẫn vàng y hay cẩm thạch gì đó, như muốn nói rằng năm xửa năm xưa bà làm cô dâu, đồ sính lễ đã nặng ký như thế huống gì là bây giờ.
Tất cả những bà mẹ đáng yêu trên thế giới đều chú ý đến đồ nữ trang. Họ biết rành rẽ giá cả lên xuống từng ngày của vàng tây, vàng ta, kim cương, ngọc thạch, ngọc trai... mà không biết rằng dẫu là một chiếc vòng làm bằng bạch kim nguyên chất cũng không giữ được tình vợ chồng. Và đôi kẻ yêu nhau chỉ cần se tóc mai làm nhẫn cưới, vòng tay ôm chặt thấm ướt mồ hôi đọng thành chuỗi hạt ngọc trai lóng lánh.
Rồi dĩ nhiên là buổi nói chuyện đầu tiên sẽ chẳng đi đến đâu. Sẽ có buổi thứ nhì, thứ ba, thứ tư... cho đến một lúc chính chàng cũng sững sờ khi thấy tên mình in đậm bằng chữ nhũ vàng bên cạnh tên nàng trên tấm thiệp mời đám cưới. Chàng lội bộ đem phân phát từng tấm cho bạn bè với một tâm trạng băn khoăn khó tả ( Chúa ơi, thế là con sắp có vợ rồi sao ? Hè phố ơi, như thế là một đời độc thân rong chơi đã đến ngày tàn rụi).
Chàng đọc tên mình trên tấm thiệp cưới, cảm thấy một điều gì thật kỳ cục, buồn cười và không tài hiểu nổi.
Thật giống như tấm thiệp mời xem một cuộc đấu bò rừng bất phân thắng bại, kéo dài dai dẳng cho đến ngày tận thế.
Nhưng nếu ba má của hai bên đều không bằng lòng cho hai người lấy nhau. Viện cớ: khắc tuổi ( thằng đó tuổi heo ma con nhỏ tuổi rắn, sợ heo hiền quá bị rắn ăn
hiếp cắn chết). Nếu như thế thì không cần người nào tác thành đồng ý nữa. Chàng và nàng sẽ tự động lấy nhau khỏi cần thủ tục rườm rà của loài người.
Đây là đám cưới của heo và rắn.
Thiệp cưới sẽ in thiếu tại một nhà in quen, chỉ có vài câu sơ sài mà đủ ý:
Chúng tôi sung sướng báo tin cho các bạn biết, ngày thành hôn và đêm kết hợp của chúng tôi là: X và Y
Sẽ bắt đầu vào lúc... tại...
Thân mời các bạn đến dự tiệc chia vui. Self Service: Xin quý bạn tự động mang theo rượu, bánh kẹo, thuốc lá... hoặc tùy hỉ mang theo tất cả những thức ăn gì mà bạn thấy cần trong bữa tiệc, vì đó là tất cả những gì mà bữa tiệc sẽ không có nếu bạn không tự túc mang
đến.
( Xin lưu ý: không nhận những quà tặng đám cưới to lớn cồngkềnh quá, chỉ nhận tiền mặt bỏ trong một chiếc phong bì thật nhẹ nhàng)
Sau đó trong căn phòng nhỏ thân mật, chiếc máy cassette dìu dặt vang lên vài bản tình ca. Khách khứa uống cà phê. Nàng sẽ lần lượt bắt tay tất cả những khách phái nam. Chàng sẽ hôn má tất cả những nữ khách (hôn rất nhẹ, vì coi chừng, nàng đang rình theo dõi). Cô dâu ôm một bó hoa hồng. Chú rể ngậm điếu thuốc lá thơm. Cười. Ráng mà cười. Chụp hình kỷ niệm...
Rồi giây phút quan trọng nhất bắt đầu. Chàng lục túi áo tìm chiếc nhẫn cưới đeo vào tay nàng. Nàng sẽ đánh mất chiếc nhẫn cưới đó trong những lúc vò giặt quần áo sau này nhưng không sao, chàng sẽ cột giữ nàng bằng thứ khác vững chắc hơn, đó là tình yêu của chàng. Có thể chàng sẽ đọc thơ giữa tiệc cưới. Câu đầu của Chinh Phụ ngâm:
Thuở trời đất nổi cơn gió bụị..
Vâng, cơn gió bụi đã bắt đầu nổi lên. Bão tố, sóng gió, mưa nắng thất thường trong đời sống vợ chồng đã bắt đầu xuất hiện. Tất cả những cơn thịnh nộ lẫn phút êm đềm của tình yêu sẽ luân phiên xảy đến. Khổ đau và hoan lạc, từ nay chúng ta hai người chia nhau cạn chén.
Rồi tiệc cưới chấm dứt. Chàng giả vờ nhìn đồng hồ tay, đã 9 giờ tối. Bạn bè hiểu ý, lục tục kéo nhau về hết. Chàng tiễn và nói cám ơn với từng người, dáng điệu chàng ngả nghiêng như say rượu, nhưng đó là chàng đóng kịch, chàng đâu dại gì uống rượu say trong đêm nay.
Căn phòng chỉ còn lại hai người. Trái với điều mong muốn, đêm nay, nàng cũng không có được một chiếc áo cưới đắt tiền màu trắng như tuyết. Áo cưới nàng màu vàng nhạt và màu trong. Sau đó là màu đen... Đó, hôn lễ đã cử hành một cách đơn giản như thế. Còn nhiều chi tiết sống động hơn, nhưng nàng bắt chàng giữ kín.
Nhưng hãy tưởng tượng rằng hôn lễ giữa hai người sẽ chẳng bao giờ có. Chàng sợ điều này không phải là tưởng tượng mà chính là sự thật.
Cuộc tình không thể kéo dài một cách lửng lơ khơi khơi mãi, cũng không đi đến một đọan kết tròn đầy. Chàng và nàng chẳng vỡ tan mà cũng chẳng gắn bó mãi mãi.
Rồi một ngày kia hai người nói lời vĩnh biệt. Dĩ nhiên chàng sẽ buồn nhưng không hối hận một điều gì. Nàng cũng không hối tiếc.
Nàng sẽ quên chàng , như quên tất cả những dấu vết nồng nhiệt trong tâm hồn, chỉ còn sót lại trong nàng đôi chút hình ảnh của kỷ niệm. Điều ấy giúp ích cho nàng rất nhiều. Nàng sẽ có một ít căn bản, vốn liếng vững chắc về ái tình để có thể kết luận rằng tình yêu là một cái gì thật vĩ đại trong hiện tại, và thật nhỏ nhoi như dấu chấm của một giọt mưa lắng khô mau trên cát nóng, khi đã là quá khứ.
Nàng sẽ có dịp biết đến một hôn lễ huy hoàng lý tưởng theo ý nàng với một người khác. Chàng xin làm kẻ đứng ngoài mọi cuộc rước dâu, đám cưới, tiệc tùng, qùy lạy ông bà hai họ. Và nàng thì không dám có mặt trong một kiểu đám cưới loại " bỏ túi" rất tân kỳ như chàng đã đề nghị ( nhạc, cà phê, thuốc lá, bạn bè...). Thế là thỉnh thoảng chàng tiếp tục khâm phục khi nhận được những tấm thiệp mời đám cưới của người quen, tổ chức theo lối cổ truyền dân tộc. Chàng tiếp tục kiên nhẫn kiếm ít tiền đăng lên báo chia lời mừng hai họ. Tên chàng mãi mãi ở dưới cùng trong cột tờ báo chúc mừng, chẳng bao giờ nhảy lên được vài phân mét.
Còn nàng ? Nàng ở đâu ? Đang làm gì ? Lấy chồng chưa ? Mấy con rồi ? Chàng không hề biết và cũng chẳng quan tâm đến làm gì nữa. Nàng muốn chàng quên nàng, chàng đã quên. Nàng muốn chàng vắng mặt hòan toàn trong tương lai của nàng, chàng đã vắng mặt và biệt tích mãi mãi. Dòng phấn trắng sẽ không bao giờ còn viết tên chàng lên bảng đen của lớp học yêu thương ngày cũ. Chàng và nàng, cả hai đều trở thành bậc thầy tài ba về bội bạc và quên lãng. Nàng nhớ chăng ?
- Anh sẽ cưới em.
- Với bất cứ giá nào ?
- Không. Với giá nào mà anh có thể chịu nổi.
Nếu nàng còn thắc mắc hỏi tiếp, chàng sẽ trả lời:
- Đó là cái giá của tình yêu không so đo tính tóan, không
chuộng hình thức, không bôi son vẽ phấn màu mè, không đòi hỏi khách sáo... đó là giá trị chứ không phải là giá cả của tình yêu.
Rất ít người đồng ý với chàng về điều trên, trong đó có cha mẹ nàng.
Nên rốt cuộc, hãy tưởng tượng về một hôn lễ.
Hãy tưởng tượng, và chỉ là tưởng tượng...
HNT