Dan Lee
02-04-2010, 10:48 PM
NĂM THÁNH – HOÀ GIẢI VÀ HY VỌNG
Năm nay ngày quốc tế chống tham nhũng (8-12) diễn ra cùng lúc với Hội Nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu tại Copenhaghen. Liên Hiệp Quốc đã đứng ra tổ chức cả hai hội nghị này để tìm kiếm phương thức chống lại tác hại tàn phá môi trường sống của nhân loại trên hành tinh này. Hai sự kiện quan trọng này diễn ra cùng lúc cho thấy giữa tham nhũng và tàn phá môi trường có mối liên quan hỗ tương. Ông Ban Ki Moon, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc trong thông điệp nhân ngày quốc tế chống tham nhũng đã nhấn mạnh : “Đừng để tham nhũng giết chết phát triển.”
Rồi những hội nghị quốc tế rầm rộ này cũng qua đi. Vấn đề là sau hội nghị đó có được những biến đổi tích cực nào, hay cũng chỉ là những khẩu hiệu hô lên rồi để đấy. Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế vừa công bố bảng chỉ số tham nhũng 2009, theo đó Việt Nam vẫn đứng thứ hạng 120/180. Hội nghị Copenhaghen về biến đổi khí hậu là một lời nhắc nhớ đừng huỷ hoại mội trường sống của mình và nhân loại. Ở Việt Nam, trong 10 năm qua, mỗi năm mất đi 51.000ha rừng. 80% diện tích rừng ngập mặn đã mất đi hoặc suy giảm chất lượng (nguồn, báo Thanh Niên, 9-12-2009).
Đã qua rồi đêm diễn nguyện mừng khai mạc Năm Thánh thật ấn tượng do mười giáo phận thuộc giáo tỉnh Hà Nội tổ chức trên một quảng trường rộng gần 11.000m2 ngay trước phế tích nhà nguyện Đại Chủng Viện Kẻ Sở. Cũng qua rồi Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam tại Sở Kiện thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội với hơn 30 giám mục, hơn 400 linh mục, gần 1000 tu sĩ nam nữ chủng sinh, và khoảng 70000 giáo dân đến từ ba miền đất nước. Rồi những ngày Khai Mạc Năm Thánh tổ chức tại các Giáo Phận, các giáo hạt, giáo xứ cũng qua đi. Dư âm còn lại chăng phải là lời nhắn nhủ của Đức Giám Mục Phụ Tá GP.TPHCM : “Năm Thánh sẽ không chỉ là những lễ hội bên ngoài – dù sầm uất nhưng cũng sẽ qua đi – nhưng sẽ là thời gian thuận lợi để xây dựng và củng cố Giáo Hội trong cả ba chiều kích đã được Giáo Hội Việt Nam nhấn mạnh : mẩu nhiệm, hiệp thông, sứ vụ…”
Năm Thánh là thời gian dành đặc biệt cho Chúa là đấng Thánh. Mỗi người tín hữu phải thực sự thuộc trọn về Chúa, để Chúa làm chủ cuộc đời mình về mọi mặt. Đây cũng là thời gian tốt nhất để tập thể Giáo Hội cũng như cá nhân mỗi người dừng chân nhìn lại để thấy rõ chính mình hơn trong tương quan với Thiên Chúa và tha nhân. Dừng chân để sám hối, hoà giải và khơi lên niềm hy vọng. Đó chính là chủ đề của Năm Thánh 2010 được Đức Hồng Y Etchégaray phát biểu trước Thánh lễ khai mạc : “Hôm nay, trong ngày trọng đại này, chúng ta cùng bước vào Năm Thánh. Đó là sự hòa giải và niềm hy vọng.”
HOÀ GIẢI
Theo Đức Hồng Y Etchégaray, thế giới ngày nay đang bị chia rẽ bởi biết bao vấn đề khác nhau, có sự khác biệt rất lớn giữa con người với nhau, cho nên tất cả mọi người đều mong ước có sự hoà giải đích thực. Các Đức Giám Mục Việt Nam đã can đảm nhấn mạnh tới điều này. Nhờ đó chúng ta có thể nối lại tình huynh đệ với mọi anh chị em trong cùng một quốc gia.
Đức Thánh Cha Benêdictô XVI trong sứ điệp gởi Giáo Hội Việt Nam nhân dịp khai mạc Năm Thánh 2010 cũng nói đến điểm quan trọng này :
“Năm Thánh là một thời điểm chứa chan ân sủng, thuận lợi cho việc hòa giải với Thiên Chúa và anh em đồng loại. Trong ý hướng đó, chúng ta nên nhìn nhận những sai lỗi chúng ta đã phạm trong quá khứ và hiện tại, đối với anh em đồng đạo và anh em đồng bào, và xin mọi người tha thứ. ”
Bài chia sẻ với cộng đồng Dân Chúa trong Thánh lễ Khai Mạc Năm Thánh 2010 của Giáo hội Công Giáo Việt Nam, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Giám mục giáo phận Thanh Hóa (vì lý do sức khỏe, Đức Cha không thể giảng được, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên đọc thay) cũng nhân danh Giáo Hội Công giáo Việt Nam, thay mặt cho Đức Giám Mục Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, ngỏ lời với những ai không cùng niềm tin tôn giáo:
“Chúng tôi cảm thấy thật ấm lòng và rất cám ơn sự chiếu cố tận tình của đại biểu chính quyền các cấp, ngoại giao đoàn, tôn giáo bạn, bà con lương dân trong dịp đại lễ khai mạc năm thánh của Giáo Hội Công giáo. Nhiều người cho rằng người công giáo có xu hướng cục bộ, khép kín. Nhưng thực ra, sự hiện diện của quý vị và những gì diễn ra tại đây, đang chứng minh ngược lại. Do hoàn cảnh lịch sử xã hội phức tạp, do vô tình hoặc ác ý từ phía nọ phía kia, có khi do cách sống phần nào lệch lạc của một số tín đồ, mà hình ảnh Thiên Chúa đã bị xuyên tạc méo mó và Giáo Hội công giáo đã bị ngộ nhận hiểu lầm.
Qua ngày khai mạc Năm Thánh hôm nay, chúng tôi muốn gửi đến tất cả những ai không cùng niềm tin, thông điệp của Đức Giêsu, Đấng sáng lập Kitô giáo, thông điệp của sự hòa đồng không biên giới, “mọi dân, mọi nước, mọi ngôn ngữ và màu da”. Chúng tôi muốn chia xẻ khát vọng mở rộng vòng tay thân ái của người có đạo, của Giáo Hội Công Giáo. Chúng tôi muốn nói lời xin lỗi với tất cả những ai, cách này hay cách khác, đã không hài lòng về người công giáo và về Giáo Hội công giáo.”
Đức Giám Mục chân thành khiêm tốn nhìn nhận công khai rằng :
“Đã đến lúc người Việt Nam phải thẳng thắn nhìn nhận rằng chúng ta đã làm khổ nhau quá nhiều vì bảo thủ chính kiến và thành kiến, vì độc tôn phe nhóm và tư lợi. Phải khép lại quá khứ tị hiềm, ngờ vực để thế hệ mai sau không quy trách thế hệ chúng ta. Hãy cùng nhau chia xẻ một giấc mơ chung về đất nước, quê hương, dân tộc, xã hội, để giới trẻ của chúng ta an lòng tin tưởng bước vào tương lai.”
Trong diễn văn khai mạc Năm Thánh, Đức Cha chủ tịch HĐGMVN cũng đưa ra lời kết : “Giáo Hội Chúa Kitô trên trần gian là Giáo Hội lữ hành, nghĩa là một cộng đoàn còn đang trên đường đi, chưa đạt tới đích điểm là Nước Trời. Vì thế, chúng ta không tránh khỏi những lỗi lầm và thiếu sót của cá nhân cũng như cộng đoàn. Chúng ta khiêm tốn nhìn nhận những lỗi lầm thiếu sót đó, chân thành xin Chúa và mọi người tha thứ, để với tâm hồn thanh thản, chúng ta mạnh mẽ tiến lên trên con đường loan báo Chúa Giêsu và Tin Mừng của Người cho anh chị em đồng bào của mình…”
Lời sám hối hoà giải của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, do giáo phận Thanh Hóa đại diện dọc trong nghi thức khai mạc đêm diễn nguyện Năm Thánh đã cụ thể hoá những nét chính yếu mà Giáo Hội cần sám hối. Thật bồi hồi xúc động khi nghe những lời “thú tội trước bình minh”:
“Giáo Hội chúng con xin chân thành thú tội! Giáo Hội chúng con xin cúi đầu tạ tội!
- Xin lỗi Chúa: Giáo Hội Chúa thiết lập là Giáo Hội Duy Nhất, nhưng chúng con đã làm rách tấm áo hiệp nhất của Chúa. Giáo Hội Chúa là Giáo Hội Thánh Thiện, nhưng chúng con đã làm hoen ố dung nhan hiền thê của Đức Kitô. Giáo Hội Chúa là Giáo Hội Công Giáo, nhưng chúng con đã biếng trễ, thoái thác công việc rao giảng Tin Mừng…
- Xin lỗi nhau: Chúng ta đã vô tình hay cố ý xúc phạm đến nhau, khai trừ nhau. Chúng ta đã kỳ thị nhau, đã không lắng nghe nhau, chưa đối xử với nhau như Lời Chúa dạy. Chủ chăn xin lỗi con chiên. Giáo dân xin lỗi linh mục. Bề trên xin lỗi bề dưới. Bề dưới xin lỗi bề trên. Vợ chồng con cái và thành viên cộng đoàn xin lỗi nhau về những gì đã làm cho nhau buồn lòng.
- Xin lỗi anh em đồng bào: Đức Giêsu Đấng sáng lập đạo Công Giáo đã dạy chúng tôi yêu thương mọi người, kể cả những người thù ghét mình. Lẽ ra chúng tôi phải thực hiện tinh thần đó mọi nơi mọi lúc và với mọi người. Nhưng chúng tôi nhận thấy do vô tình hay cố ý, chúng tôi đã làm cho quý vị phiền lòng, chúng tôi đã thiếu sót nhiều trong nghĩa vụ yêu thương. Chiều hôm nay, toàn thể Giáo Hội Công Giáo muốn nói lời xin lỗi về tất cả những điều ấy, với tất cả mọi người không phân biệt chính kiến, vị trí và tín ngưỡng tâm linh. Chúng tôi xin lỗi mọi thành phần xã hội, tôn giáo, vì chúng tôi đã chưa đủ hòa mình và đồng hành. Chúng tôi xin lỗi người nghèo, người hẩm hiu xấu số, người khuyết tật, đau khổ vì chúng tôi chưa đủ quan tâm.”
Đức Hồng Y Gioan B. trong đêm khai mạc Năm Thánh của Giáo Phận TP.HCM cũng ngỏ lời với cộng đoàn : “Chúng ta không thể phủ nhận đã phạm sai sót trong quá khứ và hiện tại. Kỷ niệm 50 năm Hồng Ân là dịp để nhìn lại, xin lỗi Chúa, xin lỗi nhau và xin lỗi mọi người…”
Những lời xin lỗi đó không phải chỉ để “nói đại diện” hay chỉ người đại diện nhận lỗi, còn tất cả đều…vô tư! Nhưng đó phải là lời thú nhận của mỗi người, của từng người trong suốt Năm Thánh này. Nhận lỗi để không còn mắc lỗi nữa, để không còn đi vào vết xe đổ của quá khứ.
Thật là đẹp biết bao, lời chứng hùng hồn biết bao khi “Chủ chăn xin lỗi con chiên. Bề trên xin lỗi bề dưới. Cha mẹ xin lỗi con cái…” Người trên đã khiêm tốn cúi xuống nhận lỗi vì nhiều lần đã không gần gũi lắng nghe tiếng nói của những kẻ “bé cổ thấp họng”, nhiều lần đã có những quyết định nóng vội “nhân danh đức vâng lời” mà kẻ dưới chỉ biết cúi đầu “xin vâng”, nhiều lần đã chỉ nghe báo cáo, nghe dư luận mà không cho kẻ dưới có cơ hội trần tình nỗi oan khiên. “Không lắng nghe, không đối thoại” nên đã không hiểu nhau và làm khổ nhau, “làm cho nhau buồn lòng” hết năm này đến năm kia. Có khi…suốt cả đời người! Chờ đến khi nằm xuống mới nhận được lời minh oan thì đã…quá muộn màng!
Hình ảnh những thành viên trong gia đình, trong cộng đoàn, trong tập thể bắt tay làm hoà với nhau trong Năm Thánh này càng phải đề cao hơn nữa. Dù “Năm Giáo Dục Gia Đình” đã qua đi cách lặng lẽ, nhưng những vấn đề của gia đình, của cộng đoàn vẫn còn đấy! Anh em trong một nhà, đồng môn, đồng nghiệp, đồng đạo đã xử với nhau “cạn tầu ráo máng”. Đôi khi còn tệ hơn những người ngoài công giáo nữa. Con chiên “sát phạt” chủ chiên không tiếc lời. Có buồn không, khi những “kẻ ngoại đạo” lại đối xử với ta nhân bản hơn những “người trong đạo”? Mọi thành viên cùng sám hối và coi lại cách xử sự với nhau, ít nhất là cho có tình người. Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Benedicto XVI nói rõ “bác ái, chân lý, công bằng và ngay thẳng chính là những giá trị Phúc Âm. Nếu chúng ta sống các giá trị này theo gương đức Kitô thì chúng sẽ mang một chiều kích mới mẻ”, và ta mới có thể “làm chứng cho tình yêu cứu độ của Chúa chúng ta.”
Xin lỗi rồi thì phải tha lỗi. Không đổ lỗi, chữa lỗi hay bắt lỗi nhau nữa. Không còn “kỳ thị nhau, loại trừ nhau” nữa. Đó mới thật là con đường hoà giải. Đi vào con đường đó, ta mới xứng đáng lãnh nhận ơn Toàn Xá trong Năm Thánh. Nhưng than ôi! Thân phận con người yếu đuối, đầy tham sân si. Làm sao tha thứ thật lòng, xoá bỏ mọi thành kiến và quên đi những vết thương lòng được?
Trong sứ điệp của Bộ Phúc Âm hoá các Dân Tộc, Đức Hồng Y Ivan đã : “cầu chúc cho mục tiêu mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đề ra cho cuộc cử hành Năm Thánh sẽ được thực hiện một cách cụ thể, đó là: khích lệ và cổ vũ Dân Chúa đáp lại tình yêu bao la của Thiên Chúa và canh tân Giáo Hội tại Việt Nam theo ba chiều kích: Mầu nhiệm, Hiệp thông và Sứ vụ. Mục tiêu này đáp lại một cách thích đáng chương trình bao quát do Đức Gioan Phaolô II đề ra cho Giáo Hội toàn cầu trong Thiên Niên Kỷ Thứ Ba: “Xuất phát lại từ Chúa Kitô”, từ một Chúa Kitô mà chúng ta “cần hiểu biết, yêu mến và noi theo, để sống đời sống của Ba Ngôi Thiên Chúa trong Người, và để cùng với Người biến đổi lịch sử cho đến khi lịch sử được hoàn tất nơi Thành Thánh Giêrusalem thiên quốc…”
Vâng, chỉ khi nào mỗi người biết quay trở về “điểm xuất phát” là Chúa Kitô, để tình yêu Chúa chiếm hữu, để Đức Kitô sống trong mình như Phaolô, lúc đó ta mới có thể làm một cuộc sám hối hoán cải tận căn, bằng không lại chỉ là những nghi thức làm theo phong trào, hay phút giây cảm xúc hồ hởi chóng qua.
Niềm Hy Vọng
Mục tiêu thứ hai của Năm Thánh, đó là Niềm Hy Vọng. Theo DHY Etchégaray, vì chúng ta đang sống trong một xã hội có rất nhiều những khó khăn thử thách, phải đối diện với biết bao thất vọng, với hàng ngàn khuôn mặt khác nhau, thậm chí có “những khuôn mặt giả tạo của niềm hy vọng”, cho nên đòi hỏi phải có sự can đảm. Niềm hy vọng không phải là chuyện mơ tưởng hão huyền.
Đức Hồng Y nhấn mạnh : “Trái đất này không phải là một phòng đợi để chúng ta ngồi đó mà đợi một niềm hy vọng hạnh phúc ở một tương lai xa vời. Trên chính mảnh đất này, chính tại nơi đây, chúng ta phải hành động để làm chứng cho Tin Mừng của Đức Giêsu. Hy vọng và con đường dẫn tới hy vọng, chúng ta đã từng nói tới với biết bao sức mạnh. Không có một thiên đàng dọn sẵn cho ta. Một cộng đoàn và một giáo hội được thực hiện với những con người tự do và hăng say thực hiện đức công chính và tình huynh đệ. Chính vì thế chúng ta bước vào tương lai không phải như những con người thụ động mà là một bàn tay mở rộng để cùng nhau thực hiện đức công chính… Tất cả hãy dang rộng vòng tay của mình, trong suốt Năm Thánh này…Tất cả phải cùng hành động trong Năm Thánh này, để giáo hội Việt Nam trở thành giáo hội gần gũi với Thiên Chúa hơn, và gần gũi với mọi người hơn, không để một ai bị loại trừ. Chúng ta có thể khác biệt về tôn giáo, về lý tưởng, nhưng chúng ta đều là anh chị em với nhau và là con của một Cha trên trời! Nước Việt Nam là như vậy, giáo hội Việt Nam là như vậy!”
Để nuôi dưỡng niềm hy vọng đó, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, đã gửi tới cộng đoàn mong ước, thao thức của mình trong thư công bố Khai Mạc Năm Thánh 2010 trong gia đình giáo phận: “Chúng tôi mong ước mọi người, mọi gia đình, mọi cộng đoàn tín hữu trong thành phố này, chung sức cùng nhau viết lại định nghĩa “Đạo Chúa là Đạo Yêu Thương”, “người Công Giáo là người ý thức được Chúa yêu thương, đồng thời là người biết yêu thương anh em đồng đạo và đồng bào”, vì tất cả là con một Cha, là anh em một nhà…”
Viết lại định nghĩa trên không phải bằng bút mực, không phải bằng những biểu ngữ giăng ngập đường phố, nhưng bằng chính hành động, bằng chính cách sống của mỗi người, như Đức Cha Chủ tịch HĐGMVN nêu lên chứng từ của các tín hữu đầu tiên trên đất Thăng Long trong diễn văn khai mạc năm Thánh : “Các tín hữu thời ấy đã yêu thương gắn bó với nhau đến nỗi người ngoại gọi họ là những người theo ‘Đạo của Tình Yêu’.”
Viết lại định nghĩa đó bằng “quyết tâm đào sâu và phong phú hoá sự hiệp thông trong Giáo Hội và xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng, bằng con đường đối thoại chính trực, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cách lành mạnh với nhau.” (ĐTC Benedicto XVI).
Niềm hy vọng sẽ thực sự bừng sáng trong Năm Thánh này khi những ngày khai mạc rầm rộ qua đi mà vẫn còn để lại dư âm trong lòng người tham dự lời nhắn nhủ của Đức cha Chủ Tịch HĐGMVN : “cử hành Năm Thánh 2010 mời gọi và thúc đẩy tất cả chúng ta cùng nhau xây dựng một Giáo Hội hiệp thông; một Giáo Hội trong đó mỗi người đồng cảm với Giáo Hội, vui niềm vui của Giáo Hội và đau nỗi đau của Giáo Hội; một Giáo Hội trong đó mỗi người cảm nhận mình được yêu thương chăm sóc, đồng thời có trách nhiệm chăm lo cho người khác cũng như cho ích chung của Giáo Hội. Đó chính là cách thể hiện tư cách người môn đệ chân chính của Chúa như Người đã truyền dạy: “Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12) và “Cứ dấu này người ta nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em yêu thương nhau” (Ga 13,35).
Để kết, xin mượn lời cầu chúc của ĐHY Ivan Dias Bộ Phúc Âm hóa các Dân Tộc, “Nguyện xin Chúa cho Năm Thánh trở thành một năm ân sủng và một cơ hội thuận lợi để cho mỗi thành phần Dân Chúa thực sự dấn thân sống trọn vẹn điều mà các Mục Tử dũng cảm của Đất Nước cũng như vị Mục Tử của Giáo Hội toàn cầu đã đề ra, và nhất là tiếp tục theo đuổi “đời sống Kitô hữu viên mãn” và “đức ái trọn hảo” (GH, 40), tức là sự “thánh thiện”, đó phải là mối bận tâm hàng đầu của chúng ta trên trần gian này. Vậy, tôi mời gọi mọi người hãy quảng đại đáp lại lệnh truyền của Chúa: “Hãy đi…, công bố Tin Mừng cho mọi thụ tạo” (Mc 16,15). Dân tộc và xã hội Việt Nam chờ đợi Tin Mừng loan báo cho họ biết Con Đường, Sự Thật và Sự Sống vĩnh cửu. “Hãy ra khơi và thả lưới bắt cá” (Lc 5,4). Vâng, bây giờ là thời điểm ra tay hành động, là lúc để chúng ta mượn lời ông Simon mà nói lên trong kỷ nguyên mới này của lịch sử: “Thưa Thầy…, vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới” (Lc 5,5).
Lm. Giuse Trần Đình Long
Dòng Thánh Thể
Năm nay ngày quốc tế chống tham nhũng (8-12) diễn ra cùng lúc với Hội Nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu tại Copenhaghen. Liên Hiệp Quốc đã đứng ra tổ chức cả hai hội nghị này để tìm kiếm phương thức chống lại tác hại tàn phá môi trường sống của nhân loại trên hành tinh này. Hai sự kiện quan trọng này diễn ra cùng lúc cho thấy giữa tham nhũng và tàn phá môi trường có mối liên quan hỗ tương. Ông Ban Ki Moon, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc trong thông điệp nhân ngày quốc tế chống tham nhũng đã nhấn mạnh : “Đừng để tham nhũng giết chết phát triển.”
Rồi những hội nghị quốc tế rầm rộ này cũng qua đi. Vấn đề là sau hội nghị đó có được những biến đổi tích cực nào, hay cũng chỉ là những khẩu hiệu hô lên rồi để đấy. Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế vừa công bố bảng chỉ số tham nhũng 2009, theo đó Việt Nam vẫn đứng thứ hạng 120/180. Hội nghị Copenhaghen về biến đổi khí hậu là một lời nhắc nhớ đừng huỷ hoại mội trường sống của mình và nhân loại. Ở Việt Nam, trong 10 năm qua, mỗi năm mất đi 51.000ha rừng. 80% diện tích rừng ngập mặn đã mất đi hoặc suy giảm chất lượng (nguồn, báo Thanh Niên, 9-12-2009).
Đã qua rồi đêm diễn nguyện mừng khai mạc Năm Thánh thật ấn tượng do mười giáo phận thuộc giáo tỉnh Hà Nội tổ chức trên một quảng trường rộng gần 11.000m2 ngay trước phế tích nhà nguyện Đại Chủng Viện Kẻ Sở. Cũng qua rồi Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam tại Sở Kiện thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội với hơn 30 giám mục, hơn 400 linh mục, gần 1000 tu sĩ nam nữ chủng sinh, và khoảng 70000 giáo dân đến từ ba miền đất nước. Rồi những ngày Khai Mạc Năm Thánh tổ chức tại các Giáo Phận, các giáo hạt, giáo xứ cũng qua đi. Dư âm còn lại chăng phải là lời nhắn nhủ của Đức Giám Mục Phụ Tá GP.TPHCM : “Năm Thánh sẽ không chỉ là những lễ hội bên ngoài – dù sầm uất nhưng cũng sẽ qua đi – nhưng sẽ là thời gian thuận lợi để xây dựng và củng cố Giáo Hội trong cả ba chiều kích đã được Giáo Hội Việt Nam nhấn mạnh : mẩu nhiệm, hiệp thông, sứ vụ…”
Năm Thánh là thời gian dành đặc biệt cho Chúa là đấng Thánh. Mỗi người tín hữu phải thực sự thuộc trọn về Chúa, để Chúa làm chủ cuộc đời mình về mọi mặt. Đây cũng là thời gian tốt nhất để tập thể Giáo Hội cũng như cá nhân mỗi người dừng chân nhìn lại để thấy rõ chính mình hơn trong tương quan với Thiên Chúa và tha nhân. Dừng chân để sám hối, hoà giải và khơi lên niềm hy vọng. Đó chính là chủ đề của Năm Thánh 2010 được Đức Hồng Y Etchégaray phát biểu trước Thánh lễ khai mạc : “Hôm nay, trong ngày trọng đại này, chúng ta cùng bước vào Năm Thánh. Đó là sự hòa giải và niềm hy vọng.”
HOÀ GIẢI
Theo Đức Hồng Y Etchégaray, thế giới ngày nay đang bị chia rẽ bởi biết bao vấn đề khác nhau, có sự khác biệt rất lớn giữa con người với nhau, cho nên tất cả mọi người đều mong ước có sự hoà giải đích thực. Các Đức Giám Mục Việt Nam đã can đảm nhấn mạnh tới điều này. Nhờ đó chúng ta có thể nối lại tình huynh đệ với mọi anh chị em trong cùng một quốc gia.
Đức Thánh Cha Benêdictô XVI trong sứ điệp gởi Giáo Hội Việt Nam nhân dịp khai mạc Năm Thánh 2010 cũng nói đến điểm quan trọng này :
“Năm Thánh là một thời điểm chứa chan ân sủng, thuận lợi cho việc hòa giải với Thiên Chúa và anh em đồng loại. Trong ý hướng đó, chúng ta nên nhìn nhận những sai lỗi chúng ta đã phạm trong quá khứ và hiện tại, đối với anh em đồng đạo và anh em đồng bào, và xin mọi người tha thứ. ”
Bài chia sẻ với cộng đồng Dân Chúa trong Thánh lễ Khai Mạc Năm Thánh 2010 của Giáo hội Công Giáo Việt Nam, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Giám mục giáo phận Thanh Hóa (vì lý do sức khỏe, Đức Cha không thể giảng được, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên đọc thay) cũng nhân danh Giáo Hội Công giáo Việt Nam, thay mặt cho Đức Giám Mục Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, ngỏ lời với những ai không cùng niềm tin tôn giáo:
“Chúng tôi cảm thấy thật ấm lòng và rất cám ơn sự chiếu cố tận tình của đại biểu chính quyền các cấp, ngoại giao đoàn, tôn giáo bạn, bà con lương dân trong dịp đại lễ khai mạc năm thánh của Giáo Hội Công giáo. Nhiều người cho rằng người công giáo có xu hướng cục bộ, khép kín. Nhưng thực ra, sự hiện diện của quý vị và những gì diễn ra tại đây, đang chứng minh ngược lại. Do hoàn cảnh lịch sử xã hội phức tạp, do vô tình hoặc ác ý từ phía nọ phía kia, có khi do cách sống phần nào lệch lạc của một số tín đồ, mà hình ảnh Thiên Chúa đã bị xuyên tạc méo mó và Giáo Hội công giáo đã bị ngộ nhận hiểu lầm.
Qua ngày khai mạc Năm Thánh hôm nay, chúng tôi muốn gửi đến tất cả những ai không cùng niềm tin, thông điệp của Đức Giêsu, Đấng sáng lập Kitô giáo, thông điệp của sự hòa đồng không biên giới, “mọi dân, mọi nước, mọi ngôn ngữ và màu da”. Chúng tôi muốn chia xẻ khát vọng mở rộng vòng tay thân ái của người có đạo, của Giáo Hội Công Giáo. Chúng tôi muốn nói lời xin lỗi với tất cả những ai, cách này hay cách khác, đã không hài lòng về người công giáo và về Giáo Hội công giáo.”
Đức Giám Mục chân thành khiêm tốn nhìn nhận công khai rằng :
“Đã đến lúc người Việt Nam phải thẳng thắn nhìn nhận rằng chúng ta đã làm khổ nhau quá nhiều vì bảo thủ chính kiến và thành kiến, vì độc tôn phe nhóm và tư lợi. Phải khép lại quá khứ tị hiềm, ngờ vực để thế hệ mai sau không quy trách thế hệ chúng ta. Hãy cùng nhau chia xẻ một giấc mơ chung về đất nước, quê hương, dân tộc, xã hội, để giới trẻ của chúng ta an lòng tin tưởng bước vào tương lai.”
Trong diễn văn khai mạc Năm Thánh, Đức Cha chủ tịch HĐGMVN cũng đưa ra lời kết : “Giáo Hội Chúa Kitô trên trần gian là Giáo Hội lữ hành, nghĩa là một cộng đoàn còn đang trên đường đi, chưa đạt tới đích điểm là Nước Trời. Vì thế, chúng ta không tránh khỏi những lỗi lầm và thiếu sót của cá nhân cũng như cộng đoàn. Chúng ta khiêm tốn nhìn nhận những lỗi lầm thiếu sót đó, chân thành xin Chúa và mọi người tha thứ, để với tâm hồn thanh thản, chúng ta mạnh mẽ tiến lên trên con đường loan báo Chúa Giêsu và Tin Mừng của Người cho anh chị em đồng bào của mình…”
Lời sám hối hoà giải của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, do giáo phận Thanh Hóa đại diện dọc trong nghi thức khai mạc đêm diễn nguyện Năm Thánh đã cụ thể hoá những nét chính yếu mà Giáo Hội cần sám hối. Thật bồi hồi xúc động khi nghe những lời “thú tội trước bình minh”:
“Giáo Hội chúng con xin chân thành thú tội! Giáo Hội chúng con xin cúi đầu tạ tội!
- Xin lỗi Chúa: Giáo Hội Chúa thiết lập là Giáo Hội Duy Nhất, nhưng chúng con đã làm rách tấm áo hiệp nhất của Chúa. Giáo Hội Chúa là Giáo Hội Thánh Thiện, nhưng chúng con đã làm hoen ố dung nhan hiền thê của Đức Kitô. Giáo Hội Chúa là Giáo Hội Công Giáo, nhưng chúng con đã biếng trễ, thoái thác công việc rao giảng Tin Mừng…
- Xin lỗi nhau: Chúng ta đã vô tình hay cố ý xúc phạm đến nhau, khai trừ nhau. Chúng ta đã kỳ thị nhau, đã không lắng nghe nhau, chưa đối xử với nhau như Lời Chúa dạy. Chủ chăn xin lỗi con chiên. Giáo dân xin lỗi linh mục. Bề trên xin lỗi bề dưới. Bề dưới xin lỗi bề trên. Vợ chồng con cái và thành viên cộng đoàn xin lỗi nhau về những gì đã làm cho nhau buồn lòng.
- Xin lỗi anh em đồng bào: Đức Giêsu Đấng sáng lập đạo Công Giáo đã dạy chúng tôi yêu thương mọi người, kể cả những người thù ghét mình. Lẽ ra chúng tôi phải thực hiện tinh thần đó mọi nơi mọi lúc và với mọi người. Nhưng chúng tôi nhận thấy do vô tình hay cố ý, chúng tôi đã làm cho quý vị phiền lòng, chúng tôi đã thiếu sót nhiều trong nghĩa vụ yêu thương. Chiều hôm nay, toàn thể Giáo Hội Công Giáo muốn nói lời xin lỗi về tất cả những điều ấy, với tất cả mọi người không phân biệt chính kiến, vị trí và tín ngưỡng tâm linh. Chúng tôi xin lỗi mọi thành phần xã hội, tôn giáo, vì chúng tôi đã chưa đủ hòa mình và đồng hành. Chúng tôi xin lỗi người nghèo, người hẩm hiu xấu số, người khuyết tật, đau khổ vì chúng tôi chưa đủ quan tâm.”
Đức Hồng Y Gioan B. trong đêm khai mạc Năm Thánh của Giáo Phận TP.HCM cũng ngỏ lời với cộng đoàn : “Chúng ta không thể phủ nhận đã phạm sai sót trong quá khứ và hiện tại. Kỷ niệm 50 năm Hồng Ân là dịp để nhìn lại, xin lỗi Chúa, xin lỗi nhau và xin lỗi mọi người…”
Những lời xin lỗi đó không phải chỉ để “nói đại diện” hay chỉ người đại diện nhận lỗi, còn tất cả đều…vô tư! Nhưng đó phải là lời thú nhận của mỗi người, của từng người trong suốt Năm Thánh này. Nhận lỗi để không còn mắc lỗi nữa, để không còn đi vào vết xe đổ của quá khứ.
Thật là đẹp biết bao, lời chứng hùng hồn biết bao khi “Chủ chăn xin lỗi con chiên. Bề trên xin lỗi bề dưới. Cha mẹ xin lỗi con cái…” Người trên đã khiêm tốn cúi xuống nhận lỗi vì nhiều lần đã không gần gũi lắng nghe tiếng nói của những kẻ “bé cổ thấp họng”, nhiều lần đã có những quyết định nóng vội “nhân danh đức vâng lời” mà kẻ dưới chỉ biết cúi đầu “xin vâng”, nhiều lần đã chỉ nghe báo cáo, nghe dư luận mà không cho kẻ dưới có cơ hội trần tình nỗi oan khiên. “Không lắng nghe, không đối thoại” nên đã không hiểu nhau và làm khổ nhau, “làm cho nhau buồn lòng” hết năm này đến năm kia. Có khi…suốt cả đời người! Chờ đến khi nằm xuống mới nhận được lời minh oan thì đã…quá muộn màng!
Hình ảnh những thành viên trong gia đình, trong cộng đoàn, trong tập thể bắt tay làm hoà với nhau trong Năm Thánh này càng phải đề cao hơn nữa. Dù “Năm Giáo Dục Gia Đình” đã qua đi cách lặng lẽ, nhưng những vấn đề của gia đình, của cộng đoàn vẫn còn đấy! Anh em trong một nhà, đồng môn, đồng nghiệp, đồng đạo đã xử với nhau “cạn tầu ráo máng”. Đôi khi còn tệ hơn những người ngoài công giáo nữa. Con chiên “sát phạt” chủ chiên không tiếc lời. Có buồn không, khi những “kẻ ngoại đạo” lại đối xử với ta nhân bản hơn những “người trong đạo”? Mọi thành viên cùng sám hối và coi lại cách xử sự với nhau, ít nhất là cho có tình người. Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Benedicto XVI nói rõ “bác ái, chân lý, công bằng và ngay thẳng chính là những giá trị Phúc Âm. Nếu chúng ta sống các giá trị này theo gương đức Kitô thì chúng sẽ mang một chiều kích mới mẻ”, và ta mới có thể “làm chứng cho tình yêu cứu độ của Chúa chúng ta.”
Xin lỗi rồi thì phải tha lỗi. Không đổ lỗi, chữa lỗi hay bắt lỗi nhau nữa. Không còn “kỳ thị nhau, loại trừ nhau” nữa. Đó mới thật là con đường hoà giải. Đi vào con đường đó, ta mới xứng đáng lãnh nhận ơn Toàn Xá trong Năm Thánh. Nhưng than ôi! Thân phận con người yếu đuối, đầy tham sân si. Làm sao tha thứ thật lòng, xoá bỏ mọi thành kiến và quên đi những vết thương lòng được?
Trong sứ điệp của Bộ Phúc Âm hoá các Dân Tộc, Đức Hồng Y Ivan đã : “cầu chúc cho mục tiêu mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đề ra cho cuộc cử hành Năm Thánh sẽ được thực hiện một cách cụ thể, đó là: khích lệ và cổ vũ Dân Chúa đáp lại tình yêu bao la của Thiên Chúa và canh tân Giáo Hội tại Việt Nam theo ba chiều kích: Mầu nhiệm, Hiệp thông và Sứ vụ. Mục tiêu này đáp lại một cách thích đáng chương trình bao quát do Đức Gioan Phaolô II đề ra cho Giáo Hội toàn cầu trong Thiên Niên Kỷ Thứ Ba: “Xuất phát lại từ Chúa Kitô”, từ một Chúa Kitô mà chúng ta “cần hiểu biết, yêu mến và noi theo, để sống đời sống của Ba Ngôi Thiên Chúa trong Người, và để cùng với Người biến đổi lịch sử cho đến khi lịch sử được hoàn tất nơi Thành Thánh Giêrusalem thiên quốc…”
Vâng, chỉ khi nào mỗi người biết quay trở về “điểm xuất phát” là Chúa Kitô, để tình yêu Chúa chiếm hữu, để Đức Kitô sống trong mình như Phaolô, lúc đó ta mới có thể làm một cuộc sám hối hoán cải tận căn, bằng không lại chỉ là những nghi thức làm theo phong trào, hay phút giây cảm xúc hồ hởi chóng qua.
Niềm Hy Vọng
Mục tiêu thứ hai của Năm Thánh, đó là Niềm Hy Vọng. Theo DHY Etchégaray, vì chúng ta đang sống trong một xã hội có rất nhiều những khó khăn thử thách, phải đối diện với biết bao thất vọng, với hàng ngàn khuôn mặt khác nhau, thậm chí có “những khuôn mặt giả tạo của niềm hy vọng”, cho nên đòi hỏi phải có sự can đảm. Niềm hy vọng không phải là chuyện mơ tưởng hão huyền.
Đức Hồng Y nhấn mạnh : “Trái đất này không phải là một phòng đợi để chúng ta ngồi đó mà đợi một niềm hy vọng hạnh phúc ở một tương lai xa vời. Trên chính mảnh đất này, chính tại nơi đây, chúng ta phải hành động để làm chứng cho Tin Mừng của Đức Giêsu. Hy vọng và con đường dẫn tới hy vọng, chúng ta đã từng nói tới với biết bao sức mạnh. Không có một thiên đàng dọn sẵn cho ta. Một cộng đoàn và một giáo hội được thực hiện với những con người tự do và hăng say thực hiện đức công chính và tình huynh đệ. Chính vì thế chúng ta bước vào tương lai không phải như những con người thụ động mà là một bàn tay mở rộng để cùng nhau thực hiện đức công chính… Tất cả hãy dang rộng vòng tay của mình, trong suốt Năm Thánh này…Tất cả phải cùng hành động trong Năm Thánh này, để giáo hội Việt Nam trở thành giáo hội gần gũi với Thiên Chúa hơn, và gần gũi với mọi người hơn, không để một ai bị loại trừ. Chúng ta có thể khác biệt về tôn giáo, về lý tưởng, nhưng chúng ta đều là anh chị em với nhau và là con của một Cha trên trời! Nước Việt Nam là như vậy, giáo hội Việt Nam là như vậy!”
Để nuôi dưỡng niềm hy vọng đó, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, đã gửi tới cộng đoàn mong ước, thao thức của mình trong thư công bố Khai Mạc Năm Thánh 2010 trong gia đình giáo phận: “Chúng tôi mong ước mọi người, mọi gia đình, mọi cộng đoàn tín hữu trong thành phố này, chung sức cùng nhau viết lại định nghĩa “Đạo Chúa là Đạo Yêu Thương”, “người Công Giáo là người ý thức được Chúa yêu thương, đồng thời là người biết yêu thương anh em đồng đạo và đồng bào”, vì tất cả là con một Cha, là anh em một nhà…”
Viết lại định nghĩa trên không phải bằng bút mực, không phải bằng những biểu ngữ giăng ngập đường phố, nhưng bằng chính hành động, bằng chính cách sống của mỗi người, như Đức Cha Chủ tịch HĐGMVN nêu lên chứng từ của các tín hữu đầu tiên trên đất Thăng Long trong diễn văn khai mạc năm Thánh : “Các tín hữu thời ấy đã yêu thương gắn bó với nhau đến nỗi người ngoại gọi họ là những người theo ‘Đạo của Tình Yêu’.”
Viết lại định nghĩa đó bằng “quyết tâm đào sâu và phong phú hoá sự hiệp thông trong Giáo Hội và xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng, bằng con đường đối thoại chính trực, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cách lành mạnh với nhau.” (ĐTC Benedicto XVI).
Niềm hy vọng sẽ thực sự bừng sáng trong Năm Thánh này khi những ngày khai mạc rầm rộ qua đi mà vẫn còn để lại dư âm trong lòng người tham dự lời nhắn nhủ của Đức cha Chủ Tịch HĐGMVN : “cử hành Năm Thánh 2010 mời gọi và thúc đẩy tất cả chúng ta cùng nhau xây dựng một Giáo Hội hiệp thông; một Giáo Hội trong đó mỗi người đồng cảm với Giáo Hội, vui niềm vui của Giáo Hội và đau nỗi đau của Giáo Hội; một Giáo Hội trong đó mỗi người cảm nhận mình được yêu thương chăm sóc, đồng thời có trách nhiệm chăm lo cho người khác cũng như cho ích chung của Giáo Hội. Đó chính là cách thể hiện tư cách người môn đệ chân chính của Chúa như Người đã truyền dạy: “Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12) và “Cứ dấu này người ta nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em yêu thương nhau” (Ga 13,35).
Để kết, xin mượn lời cầu chúc của ĐHY Ivan Dias Bộ Phúc Âm hóa các Dân Tộc, “Nguyện xin Chúa cho Năm Thánh trở thành một năm ân sủng và một cơ hội thuận lợi để cho mỗi thành phần Dân Chúa thực sự dấn thân sống trọn vẹn điều mà các Mục Tử dũng cảm của Đất Nước cũng như vị Mục Tử của Giáo Hội toàn cầu đã đề ra, và nhất là tiếp tục theo đuổi “đời sống Kitô hữu viên mãn” và “đức ái trọn hảo” (GH, 40), tức là sự “thánh thiện”, đó phải là mối bận tâm hàng đầu của chúng ta trên trần gian này. Vậy, tôi mời gọi mọi người hãy quảng đại đáp lại lệnh truyền của Chúa: “Hãy đi…, công bố Tin Mừng cho mọi thụ tạo” (Mc 16,15). Dân tộc và xã hội Việt Nam chờ đợi Tin Mừng loan báo cho họ biết Con Đường, Sự Thật và Sự Sống vĩnh cửu. “Hãy ra khơi và thả lưới bắt cá” (Lc 5,4). Vâng, bây giờ là thời điểm ra tay hành động, là lúc để chúng ta mượn lời ông Simon mà nói lên trong kỷ nguyên mới này của lịch sử: “Thưa Thầy…, vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới” (Lc 5,5).
Lm. Giuse Trần Đình Long
Dòng Thánh Thể