Dan Lee
02-04-2010, 11:26 PM
Thuyền Đời Tông Đồ
Người tông đồ của Chúa dù ở bất cứ thời đại nào cũng phải đối diện với những khó nhăn nhất định tuỳ thuộc vào từng bối cảnh lịch sử đặt ra. Điểm chung trong những khó khăn ấy chính là thử thách về niềm tin của người tông đồ trước lời mời gọi làm chứng cho tình yêu thập giá.
1. Từ kinh nghiệm của Phêrô
Phêrô là một trong những người đầu tiên đã mau mắn đáp trả lời kêu gọi làm tông đồ của Chúa Giêsu. Ngài đã sống kinh nghiệm đáp trả cách mãnh liệt và sinh động nhất.
Như bao con người bình thường khác, Phêrô cũng từng trải qua những thất bại cay đắng của cuộc sống. Việc ngài cùng những đồng nghiệp “đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả”, đó chỉ là một trong muôn vàn những éo le thường ngày. Tuy nhiên,vấn đề được hé mở từ đây, là niềm tin tuyệt đối của Phêrô khi được Đức Giêsu mời gọi.
Sự vâng phục là điểm nổi bật trong niềm tin của Phêrô. Trải nghiệm của một ngư phủ chuyên nghề lẽ ra đã khiến ngài phớt lờ lời chỉ dẫn của Chúa Giêsu. Nhưng không, Phêrô đã mau mắn nghe theo, mà không biện lý hay chống đối: “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới” (Lc 5, 5). Dấu lạ “hai thuyền đầy cá” là kết quả của niềm tin vâng phục của Phêrô vào lời Chúa Giêsu. Ý nghĩa biểu tượng này được làm tiền đề cho việc phát triển giá trị tâm linh về niềm tin của người tông đồ Chúa trong sứ vụ.
Niềm tin nơi Phêrô không dừng lại ở một vài lợi ích vật chất cá nhân. Mà sâu xa, nó là dấu chỉ thúc đẩy ngài nhận ra thế giá của chính Đấng có khả năng cải hoá những quy luật tự nhiên. “Sự kinh ngạc” của Phêrô và các đồng nghiệp trước mẻ cá lạ cho thấy chiều sâu hoá nội tâm, giúp họ vượt qua ngưỡng cảm thức tự nhiên để vươn tới đích điểm của lời mời gọi tông đồ.
Khi được chứng thực mẻ cá lạ lùng, Phêrô đã kịp thời nhận ra bàn tay quyền năng, đầy yêu thương của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu đang tác động lên cuộc đời ông. Do vậy, Phêrô đã “sấp mặt dưới chân Đức Giêsu và nói: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi” (Lc 5, 8b). Thái độ khiêm tốn này đã giúp cho đức tin của Phêrô được củng cố đến mức có thể“bỏ hết mọi sự” để đi theo Đức Giêsu.
2. Thuyền đời tông đồ
Trên con thuyền mưu sinh đời thường, Phêrô đã nhận ra Đức Kitô và mau mắn đáp trả bằng cả cuộc sống của mình. Kinh nghiệm ơn gọi tông đồ của vị Tông Đổ Cả đã hướng chúng ta tới việc nhận diện và có thái độ cần thiết, xứng hợp trước lời mời gọi của Thiên Chúa trong cuộc sống hôm nay.
Những khó khăn trong công cuộc rao giảng Tin Mừng mà Giáo hội đang phải đối diện ở giai đoạn hiện tại quả thực đã khiến cho nhiều người cảm thấy bi quan. Họ khác nào những ngư phủ xưa trong Tin Mừng “đã ra khỏi thuyền và đang giặt lưới” (Lc 5, 2b). Tuy nhiên chính Thiên Chúa vẫn không ngừng đồng hành và mời gọi chúng ta, như Đức Giêsu đã từng bảo Si-mon: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá” (Lc 5, 4).
Giáo hội hôm nay với biết bao con người nhiệt tâm, không quản ngại khó khăn, đã “vâng lời Thầy” đến những nơi hiểm nghèo nhất để đem nhiều linh hồn về cho Chúa. Họ sẵn sàng “chèo” đến những vùng “sóng cả” do nạn kỳ thị Ki-tô giáo để dựng xây hoà hợp, công bình, yêu thương.
Giữa một xã hội chạy theo trào lưu hưởng thụ, vẫn có nhiều bạn trẻ biết đặt niềm tin mãnh liệt vào lời mời gọi của Thầy Chí Thánh. Các bạn là hiện thân của những “Si-mon Phêrô” nhỏ giữa lòng đời hôm nay.
Niềm tin vào chính Đấng là chủ tể của tự nhiên và lịch sử sẽ giúp chúng ta lạc quan hơn nhiều trong việc cộng tác thông truyền ơn cứu độ của Chúa cho đồng loại. Nó được bắt đầu từ thái độ vâng phục và khiêm tốn của chúng ta trước tình thương và quyền năng của Thiên Chúa. Hoạt động tông đồ không thể là công việc của những kẻ nhát đảm, thiếu tin tưởng vào Thiên Chúa. Và nó càng không thể tiếp nhận những đối tượng kiêu căng, tự cho mình hoàn toàn có khả năng vực dậy những yếu đuối của nhân loại này.
Thuyền đời tông đồ chỉ có thể nhẹ nhàng lướt sóng khi chúng ta “bỏ hết mọi sự” không cần thiết trên đó để hướng về lý tưởng là tình yêu Đức Kitô. Như những tông đồ đầu tiên đã được mời gọi, chúng ta luôn tin tưởng và sống cho mục đích cao đẹp duy nhất là lợi ích các linh hồn.
Thuyền đời tông đồ sẽ cập bến khi chúng ta được kết hợp mật thiết với Đức KiTô trong quyền năng và tình thương của Ngài. Vấn đề là chúng ta biết để cho Ngài hành động và thánh hoá những nỗ lực của chúng ta khi truyền rao Lời Hằng Sống.
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
Người tông đồ của Chúa dù ở bất cứ thời đại nào cũng phải đối diện với những khó nhăn nhất định tuỳ thuộc vào từng bối cảnh lịch sử đặt ra. Điểm chung trong những khó khăn ấy chính là thử thách về niềm tin của người tông đồ trước lời mời gọi làm chứng cho tình yêu thập giá.
1. Từ kinh nghiệm của Phêrô
Phêrô là một trong những người đầu tiên đã mau mắn đáp trả lời kêu gọi làm tông đồ của Chúa Giêsu. Ngài đã sống kinh nghiệm đáp trả cách mãnh liệt và sinh động nhất.
Như bao con người bình thường khác, Phêrô cũng từng trải qua những thất bại cay đắng của cuộc sống. Việc ngài cùng những đồng nghiệp “đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả”, đó chỉ là một trong muôn vàn những éo le thường ngày. Tuy nhiên,vấn đề được hé mở từ đây, là niềm tin tuyệt đối của Phêrô khi được Đức Giêsu mời gọi.
Sự vâng phục là điểm nổi bật trong niềm tin của Phêrô. Trải nghiệm của một ngư phủ chuyên nghề lẽ ra đã khiến ngài phớt lờ lời chỉ dẫn của Chúa Giêsu. Nhưng không, Phêrô đã mau mắn nghe theo, mà không biện lý hay chống đối: “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới” (Lc 5, 5). Dấu lạ “hai thuyền đầy cá” là kết quả của niềm tin vâng phục của Phêrô vào lời Chúa Giêsu. Ý nghĩa biểu tượng này được làm tiền đề cho việc phát triển giá trị tâm linh về niềm tin của người tông đồ Chúa trong sứ vụ.
Niềm tin nơi Phêrô không dừng lại ở một vài lợi ích vật chất cá nhân. Mà sâu xa, nó là dấu chỉ thúc đẩy ngài nhận ra thế giá của chính Đấng có khả năng cải hoá những quy luật tự nhiên. “Sự kinh ngạc” của Phêrô và các đồng nghiệp trước mẻ cá lạ cho thấy chiều sâu hoá nội tâm, giúp họ vượt qua ngưỡng cảm thức tự nhiên để vươn tới đích điểm của lời mời gọi tông đồ.
Khi được chứng thực mẻ cá lạ lùng, Phêrô đã kịp thời nhận ra bàn tay quyền năng, đầy yêu thương của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu đang tác động lên cuộc đời ông. Do vậy, Phêrô đã “sấp mặt dưới chân Đức Giêsu và nói: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi” (Lc 5, 8b). Thái độ khiêm tốn này đã giúp cho đức tin của Phêrô được củng cố đến mức có thể“bỏ hết mọi sự” để đi theo Đức Giêsu.
2. Thuyền đời tông đồ
Trên con thuyền mưu sinh đời thường, Phêrô đã nhận ra Đức Kitô và mau mắn đáp trả bằng cả cuộc sống của mình. Kinh nghiệm ơn gọi tông đồ của vị Tông Đổ Cả đã hướng chúng ta tới việc nhận diện và có thái độ cần thiết, xứng hợp trước lời mời gọi của Thiên Chúa trong cuộc sống hôm nay.
Những khó khăn trong công cuộc rao giảng Tin Mừng mà Giáo hội đang phải đối diện ở giai đoạn hiện tại quả thực đã khiến cho nhiều người cảm thấy bi quan. Họ khác nào những ngư phủ xưa trong Tin Mừng “đã ra khỏi thuyền và đang giặt lưới” (Lc 5, 2b). Tuy nhiên chính Thiên Chúa vẫn không ngừng đồng hành và mời gọi chúng ta, như Đức Giêsu đã từng bảo Si-mon: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá” (Lc 5, 4).
Giáo hội hôm nay với biết bao con người nhiệt tâm, không quản ngại khó khăn, đã “vâng lời Thầy” đến những nơi hiểm nghèo nhất để đem nhiều linh hồn về cho Chúa. Họ sẵn sàng “chèo” đến những vùng “sóng cả” do nạn kỳ thị Ki-tô giáo để dựng xây hoà hợp, công bình, yêu thương.
Giữa một xã hội chạy theo trào lưu hưởng thụ, vẫn có nhiều bạn trẻ biết đặt niềm tin mãnh liệt vào lời mời gọi của Thầy Chí Thánh. Các bạn là hiện thân của những “Si-mon Phêrô” nhỏ giữa lòng đời hôm nay.
Niềm tin vào chính Đấng là chủ tể của tự nhiên và lịch sử sẽ giúp chúng ta lạc quan hơn nhiều trong việc cộng tác thông truyền ơn cứu độ của Chúa cho đồng loại. Nó được bắt đầu từ thái độ vâng phục và khiêm tốn của chúng ta trước tình thương và quyền năng của Thiên Chúa. Hoạt động tông đồ không thể là công việc của những kẻ nhát đảm, thiếu tin tưởng vào Thiên Chúa. Và nó càng không thể tiếp nhận những đối tượng kiêu căng, tự cho mình hoàn toàn có khả năng vực dậy những yếu đuối của nhân loại này.
Thuyền đời tông đồ chỉ có thể nhẹ nhàng lướt sóng khi chúng ta “bỏ hết mọi sự” không cần thiết trên đó để hướng về lý tưởng là tình yêu Đức Kitô. Như những tông đồ đầu tiên đã được mời gọi, chúng ta luôn tin tưởng và sống cho mục đích cao đẹp duy nhất là lợi ích các linh hồn.
Thuyền đời tông đồ sẽ cập bến khi chúng ta được kết hợp mật thiết với Đức KiTô trong quyền năng và tình thương của Ngài. Vấn đề là chúng ta biết để cho Ngài hành động và thánh hoá những nỗ lực của chúng ta khi truyền rao Lời Hằng Sống.
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn