Dan Lee
02-05-2010, 12:13 AM
Chúa Nhật V thường niên - năm C
KÊU GỌI MÔN ĐỆ ĐẦU TIÊN
Suy Niệm 1. LẠY CHÚA, THEO LỜI CHÚA…
Thời gian ban đêm là thời gian để đánh cá. Nếu có người nào khác nói với Phêrô: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá” hẳn ông sẽ nói: “Bạn có điên không? Phải chăng bạn muốn tôi trở thành một kẻ điên trước mặt những bạn chài khác? Nếu bọn ngư phủ chúng tôi suốt đêm đã không bắt được con cá nào, thử hỏi chúng tôi còn có cơ may nào để bắt được cá giữa ban ngày?”.
Nhưng khi Đức Giêsu nói những lời ấy với Phêrô, câu trả lời tự phát của Phêrô là: “Thưa thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng theo lời Thầy, tôi sẽ thả lưới”.
Đối với Phêrô, lời của Đức Giêsu khác với lời của bất cứ ai. Lời người mang theo quyền bính mà lời người khác không có được. Vì thế nếu Đức Giêsu đã yêu cầu, thì dù tình thế có vẻ tuyệt vọng, dù Phêrô có mệt mỏi hoặc có vẻ điên rồ, ông cũng phải thử làm lại.
Phêrô hoàn toàn tín thác vào Đức Giêsu. Theo lời Người, ông được chuẩn bị để cố gắng làm điều không thể làm được. Sau này chúng ta còn thấy được điều này trong Tin Mừng khi ông cố gắng đi trên mặt nước theo lời của Đức Giêsu.
Có bao nhiêu người mà chúng ta coi lời họ là nghiêm chỉnh? Chúng ta hoàn toàn tín thác vào lời ai? Chúng ta hoàn toàn tin cậy vào lời ai? Câu trả lời là “rất ít”.
Đánh cá là một nghề xứng đáng. Tuy nhiên, Đức Giêsu thấy Phêrô có khả năng làm những việc khác. Đức Giêsu cần loại người như Phêrô để giúp đỡ Người trong công việc của Người. Đức Giêsu đã nhìn thấy những đức tính nào của Phêrô khiến Người kêu gọi ông chia sẻ công việc với Người? Ông có một đức tính hàng đầu và quan trọng nhất là đức tin vào Đức Giêsu. Ông cũng có đức khiêm nhường.
Câu chuyện Tin Mừng không còn là một câu chuyện về việc đánh cá, nhưng về lòng tín thác. Đức Giêsu đã nói với Phêrô: “Anh sẵn sàng tín thác vào Thày tới đâu?”. Đây là một khúc quanh trong cuộc đời của Phêrô. Điều gì bắt đầu từ một khởi điểm mới sau một thất bại thì bắt đầu với một phương hướng mới.
Đánh cá là một nghề quan trọng. Nhưng Đức Giêsu đã kêu gọi Phêrô và các bạn chài của ông đến với một công việc còn quan trọng hơn. Người đã mang lại cho họ không chỉ một công việc mới, nhưng một mục tiêu để họ cống hiến cả cuộc đời họ cho mục tiêu ấy. Họ biết rằng người kêu gọi họ để phục vụ những người khác: “Thày làm cho anh em thành những người đi đánh lưới người”. Khi các giáo chủ của các giáo phái kêu gọi người ta đi theo họ, họ biến đổi người ta thành những nô lệ của họ. Đức Giêsu kêu gọi các Tông đồ không phải để họ phục vụ Người, nhưng phục vụ người khác.
Chúa vẫn còn kêu gọi con người, và ngày nay nhu cầu ấy to lớn. Và vẫn còn có những người đáp lại lời Người. Một số người (như các tông đồ) được kêu gọi để tận hiến mình, đi theo Đức Kitô bằng một phương thế “chuyên nghiệp”. Nhưng không phải mọi Kitô hữu đều được kêu gọi theo Đức Kitô bằng cách ấy.
Bằng phép Rửa tội, chúng ta cũng được kêu gọi đi theo Đức Kitô. Nhưng đối với một người bình thường, đi theo Đức Kitô có nghĩa là gì? Là sống xứng danh một Kitô hữu trong ngành nghề của bạn ở bất cứ nơi nào bạn có mặt. Còn có nhiều cách phục vụ Đức Kitô và Tin Mừng Người hơn nữa. Ơn gọi ban đầu không hướng đến những tông đồ nhưng hướng đến những người môn đệ.
Suy Niệm 2. MỘT KHỞI ĐẦU TỐT ĐẸP
Isaia, Phaolô và Phêrô là trung tâm của các Bài đọc hôm nay. Cả ba người đã làm những điều vĩ đại cho Thiên Chúa. Tuy nhiên họ đều có mặc cảm tự ti. Họ có một quan điểm thấp kém về mình. Họ không đặt mình ra trước, nhưng được Thiên Chúa kêu gọi. Họ chấp nhận ơn gọi ấy một cách miễn cưỡng, nghĩ rằng họ không xứng đáng với ơn gọi.
Isaia nói: “Tôi là một người có đôi môi ô uế”. Phaolô nói: “Tôi là người nhỏ nhất trong các tông đồ. Tôi không xứng đáng mang danh tông đồ”. Và Phêrô tuyên bố: “Lạy Chúa, xin hãy tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi”. Đó không phải là một sự khiêm nhường giả tạo của ông mà là một chân lý rõ ràng.
Mỗi người bắt đầu bằng sự nhận ra sự bất xứng và không thích hợp của mình. Theo một quan điểm tâm linh, sự khởi đầu như thế là lý tưởng. Người nào đặt mình ra trước xem ra làm hại hơn có lợi. Người ấy chỉ cậy dựa sức mình là cát mà thôi và ngôi nhà tâm linh xây trên cát chắc chắn sẽ sụp đổ.
Mặt khác, khi chúng ta gặp một người lo sợ, miễn cưỡng ngần ngại, chúng ta nhận thấy người ấy đáng tin hơn, và nhân đạo hơn. Yếu tố miễn cưỡng này là cốt lõi của vấn đề, bởi lẽ nếu một thánh nhân hoặc tử đạo hăm hở đi tìm cái chết hoặc cực hình xem ra không chân thật.
Ở đây có một nghịch lý to lớn. Phaolô nói: “Khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2Cr 12,10). Nghĩa là khi ông nhận ra sự yếu đuối của mình và chạy đến Thiên Chúa, quyền năng của Thiên Chúa trở nên có hiệu lực nơi ông.
Khi chúng ta biết những yếu đuối của chúng ta, Thiên Chúa có thể làm chúng ta mạnh mẽ. Khi chúng ta biết sự trống rỗng của chúng ta, Thiên Chúa có thể đổ đầy chúng ta. Khi chúng ta biết sự nghèo nàn của chúng ta. Lúc đó, chúng ta thích hợp để làm công việc của Người, và Người hoàn thành trong chúng ta những việc mà chúng ta nghĩ mình không làm được.
Sự khiêm nhường là một khởi điểm. Điều đó không có nghĩa là chúng ta chỉ yếu đuối, vị kỷ và hèn nhát. Không có ân sủng, chúng ta không thể cứu lấy mình, càng không thể cứu người khác.
Tuy nhiên, người ta có thể dùng tội lỗi và yếu đuối của mình như một lá chắn. Isaia xin Thiên Chúa chọn người khác, người nào có cái miệng thanh sạch. Phêrô xin Đức Kitô tránh xa ông vì ông là kẻ tội lỗi. Khi chúng ta làm điều đó, chúng ta nhượng bộ sự yếu đuối của chúng ta. Chúng ta dùng sự yếu đuối của mình như một mánh khoé thách đố làm điều thiện hảo.
Theo Phêrô, Đức Giêsu là Đấng Thánh phải tránh xa ông là kẻ tội lỗi. Nhưng Đức Giêsu khước từ làm như thế. Người đã đến vì những người tội lỗi. Bằng cách ấy, Người đã thay đổi cách hiểu của con người về Thiên Chúa. Thiên Chúa không phải là Đấng xa lánh tội nhân, nhưng là một Thiên Chúa muốn họ được cứu, và đem đến cho họ một sự khởi đầu mới mẻ.
Isaia, Phaolô và Phêrô sau cùng đã chấp nhận lời mời gọi của Thiên Chúa, và cả ba đã làm một công việc sáng chói. Đây là một nghịch lý –sức mạnh vươn lên từ sự yếu đuối. Khi chúng ta đáp lại lời kêu gọi của Thiên Chúa, Người sẽ ban cho chúng ta sức mạnh để chúng ta có thể làm những điều mà chúng ta không bao giờ nghĩ mình làm được.
Chúng ta hãy xin Chúa cho chúng ta sự khiêm nhường để hiểu biết những yếu đuối của chúng ta, và cho chúng ta sức mạnh vượt lên yếu đuối. Lúc đó, chúng ta sẽ có được niềm vui để khám phá ra rằng chính khi chúng ta yếu là lúc chúng ta mạnh, bởi vì quyền năng của Chúa trở nên có hiệu lực đối với chúng ta.
McCarthy
KÊU GỌI MÔN ĐỆ ĐẦU TIÊN
Suy Niệm 1. LẠY CHÚA, THEO LỜI CHÚA…
Thời gian ban đêm là thời gian để đánh cá. Nếu có người nào khác nói với Phêrô: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá” hẳn ông sẽ nói: “Bạn có điên không? Phải chăng bạn muốn tôi trở thành một kẻ điên trước mặt những bạn chài khác? Nếu bọn ngư phủ chúng tôi suốt đêm đã không bắt được con cá nào, thử hỏi chúng tôi còn có cơ may nào để bắt được cá giữa ban ngày?”.
Nhưng khi Đức Giêsu nói những lời ấy với Phêrô, câu trả lời tự phát của Phêrô là: “Thưa thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng theo lời Thầy, tôi sẽ thả lưới”.
Đối với Phêrô, lời của Đức Giêsu khác với lời của bất cứ ai. Lời người mang theo quyền bính mà lời người khác không có được. Vì thế nếu Đức Giêsu đã yêu cầu, thì dù tình thế có vẻ tuyệt vọng, dù Phêrô có mệt mỏi hoặc có vẻ điên rồ, ông cũng phải thử làm lại.
Phêrô hoàn toàn tín thác vào Đức Giêsu. Theo lời Người, ông được chuẩn bị để cố gắng làm điều không thể làm được. Sau này chúng ta còn thấy được điều này trong Tin Mừng khi ông cố gắng đi trên mặt nước theo lời của Đức Giêsu.
Có bao nhiêu người mà chúng ta coi lời họ là nghiêm chỉnh? Chúng ta hoàn toàn tín thác vào lời ai? Chúng ta hoàn toàn tin cậy vào lời ai? Câu trả lời là “rất ít”.
Đánh cá là một nghề xứng đáng. Tuy nhiên, Đức Giêsu thấy Phêrô có khả năng làm những việc khác. Đức Giêsu cần loại người như Phêrô để giúp đỡ Người trong công việc của Người. Đức Giêsu đã nhìn thấy những đức tính nào của Phêrô khiến Người kêu gọi ông chia sẻ công việc với Người? Ông có một đức tính hàng đầu và quan trọng nhất là đức tin vào Đức Giêsu. Ông cũng có đức khiêm nhường.
Câu chuyện Tin Mừng không còn là một câu chuyện về việc đánh cá, nhưng về lòng tín thác. Đức Giêsu đã nói với Phêrô: “Anh sẵn sàng tín thác vào Thày tới đâu?”. Đây là một khúc quanh trong cuộc đời của Phêrô. Điều gì bắt đầu từ một khởi điểm mới sau một thất bại thì bắt đầu với một phương hướng mới.
Đánh cá là một nghề quan trọng. Nhưng Đức Giêsu đã kêu gọi Phêrô và các bạn chài của ông đến với một công việc còn quan trọng hơn. Người đã mang lại cho họ không chỉ một công việc mới, nhưng một mục tiêu để họ cống hiến cả cuộc đời họ cho mục tiêu ấy. Họ biết rằng người kêu gọi họ để phục vụ những người khác: “Thày làm cho anh em thành những người đi đánh lưới người”. Khi các giáo chủ của các giáo phái kêu gọi người ta đi theo họ, họ biến đổi người ta thành những nô lệ của họ. Đức Giêsu kêu gọi các Tông đồ không phải để họ phục vụ Người, nhưng phục vụ người khác.
Chúa vẫn còn kêu gọi con người, và ngày nay nhu cầu ấy to lớn. Và vẫn còn có những người đáp lại lời Người. Một số người (như các tông đồ) được kêu gọi để tận hiến mình, đi theo Đức Kitô bằng một phương thế “chuyên nghiệp”. Nhưng không phải mọi Kitô hữu đều được kêu gọi theo Đức Kitô bằng cách ấy.
Bằng phép Rửa tội, chúng ta cũng được kêu gọi đi theo Đức Kitô. Nhưng đối với một người bình thường, đi theo Đức Kitô có nghĩa là gì? Là sống xứng danh một Kitô hữu trong ngành nghề của bạn ở bất cứ nơi nào bạn có mặt. Còn có nhiều cách phục vụ Đức Kitô và Tin Mừng Người hơn nữa. Ơn gọi ban đầu không hướng đến những tông đồ nhưng hướng đến những người môn đệ.
Suy Niệm 2. MỘT KHỞI ĐẦU TỐT ĐẸP
Isaia, Phaolô và Phêrô là trung tâm của các Bài đọc hôm nay. Cả ba người đã làm những điều vĩ đại cho Thiên Chúa. Tuy nhiên họ đều có mặc cảm tự ti. Họ có một quan điểm thấp kém về mình. Họ không đặt mình ra trước, nhưng được Thiên Chúa kêu gọi. Họ chấp nhận ơn gọi ấy một cách miễn cưỡng, nghĩ rằng họ không xứng đáng với ơn gọi.
Isaia nói: “Tôi là một người có đôi môi ô uế”. Phaolô nói: “Tôi là người nhỏ nhất trong các tông đồ. Tôi không xứng đáng mang danh tông đồ”. Và Phêrô tuyên bố: “Lạy Chúa, xin hãy tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi”. Đó không phải là một sự khiêm nhường giả tạo của ông mà là một chân lý rõ ràng.
Mỗi người bắt đầu bằng sự nhận ra sự bất xứng và không thích hợp của mình. Theo một quan điểm tâm linh, sự khởi đầu như thế là lý tưởng. Người nào đặt mình ra trước xem ra làm hại hơn có lợi. Người ấy chỉ cậy dựa sức mình là cát mà thôi và ngôi nhà tâm linh xây trên cát chắc chắn sẽ sụp đổ.
Mặt khác, khi chúng ta gặp một người lo sợ, miễn cưỡng ngần ngại, chúng ta nhận thấy người ấy đáng tin hơn, và nhân đạo hơn. Yếu tố miễn cưỡng này là cốt lõi của vấn đề, bởi lẽ nếu một thánh nhân hoặc tử đạo hăm hở đi tìm cái chết hoặc cực hình xem ra không chân thật.
Ở đây có một nghịch lý to lớn. Phaolô nói: “Khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2Cr 12,10). Nghĩa là khi ông nhận ra sự yếu đuối của mình và chạy đến Thiên Chúa, quyền năng của Thiên Chúa trở nên có hiệu lực nơi ông.
Khi chúng ta biết những yếu đuối của chúng ta, Thiên Chúa có thể làm chúng ta mạnh mẽ. Khi chúng ta biết sự trống rỗng của chúng ta, Thiên Chúa có thể đổ đầy chúng ta. Khi chúng ta biết sự nghèo nàn của chúng ta. Lúc đó, chúng ta thích hợp để làm công việc của Người, và Người hoàn thành trong chúng ta những việc mà chúng ta nghĩ mình không làm được.
Sự khiêm nhường là một khởi điểm. Điều đó không có nghĩa là chúng ta chỉ yếu đuối, vị kỷ và hèn nhát. Không có ân sủng, chúng ta không thể cứu lấy mình, càng không thể cứu người khác.
Tuy nhiên, người ta có thể dùng tội lỗi và yếu đuối của mình như một lá chắn. Isaia xin Thiên Chúa chọn người khác, người nào có cái miệng thanh sạch. Phêrô xin Đức Kitô tránh xa ông vì ông là kẻ tội lỗi. Khi chúng ta làm điều đó, chúng ta nhượng bộ sự yếu đuối của chúng ta. Chúng ta dùng sự yếu đuối của mình như một mánh khoé thách đố làm điều thiện hảo.
Theo Phêrô, Đức Giêsu là Đấng Thánh phải tránh xa ông là kẻ tội lỗi. Nhưng Đức Giêsu khước từ làm như thế. Người đã đến vì những người tội lỗi. Bằng cách ấy, Người đã thay đổi cách hiểu của con người về Thiên Chúa. Thiên Chúa không phải là Đấng xa lánh tội nhân, nhưng là một Thiên Chúa muốn họ được cứu, và đem đến cho họ một sự khởi đầu mới mẻ.
Isaia, Phaolô và Phêrô sau cùng đã chấp nhận lời mời gọi của Thiên Chúa, và cả ba đã làm một công việc sáng chói. Đây là một nghịch lý –sức mạnh vươn lên từ sự yếu đuối. Khi chúng ta đáp lại lời kêu gọi của Thiên Chúa, Người sẽ ban cho chúng ta sức mạnh để chúng ta có thể làm những điều mà chúng ta không bao giờ nghĩ mình làm được.
Chúng ta hãy xin Chúa cho chúng ta sự khiêm nhường để hiểu biết những yếu đuối của chúng ta, và cho chúng ta sức mạnh vượt lên yếu đuối. Lúc đó, chúng ta sẽ có được niềm vui để khám phá ra rằng chính khi chúng ta yếu là lúc chúng ta mạnh, bởi vì quyền năng của Chúa trở nên có hiệu lực đối với chúng ta.
McCarthy