Dan Lee
02-05-2010, 06:34 PM
NHƯNG VÂNG LỜI THẦY CON SẼ THẢ LƯỚI
Cách đây 60 năm, vào năm 1950, vị Giám Mục thứ sáu của Hội Thánh Công Giáo Việt Nam và là vị Giám Mục Việt nam thứ nhì của giáo phận Bùi Chu được truyền chức, đó là Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi. Khẩu hiệu ngài chọn cho đời Giám Mục của mình chính là câu mà thánh bổn mạng của ngài đã thưa với Đức Giêsu trong Tin Mừng ngày Chúa Nhật thứ năm Quanh Năm C: “In Verbo Tuo, laxabo rete” (Vâng lời Thầy, con thả lưới).
Tông đồ Phêrô không chỉ cảm nhận rằng mình không thể bắt được cá hôm ấy, nhưng còn từ chính kinh nghiệm riêng của ông sau một đêm làm việc vất vả vẫn không thành công, ông đã muốn bỏ cuộc. Chính lúc đó Chúa Giêsu lại truyền cho ông mệnh lệnh hoàn toàn ngược với cảm nhận và kinh nghiệm của một ngư phủ lành nghề.
Cứ sự thường, ông ngư phủ có thể sẽ nói với bác thợ mộc Giêsu rằng Thầy ơi, con có đầy kinh nghiệm, còn Thầy làm thợ mộc sao Thầy biết chỗ nào có cá. Ấy vậy mà Phêrô không chú ý đến nhân thân của Đức Giêsu xét về mặt con người. Con người ngư phủ sành sõi và dày dặn của Phêrô biến mất. Con người thợ mộc Giêsu cũng ẩn đi. Và Phêrô với tư cách một tông đồ nói với Đấng mà ngay lúc ấy ông đã mơ hồ nhận ra là Đấng có uy quyền.
Vâng, có lẽ không phải chỉ sau này khi đến địa hạt Caesare Philippe, Phêrô mới được mạc khải về thần tính của Đức Giêsu. Trong chính lời giảng dạy của Đức Giêsu mà dân chúng chen nhau để nghe (trong đó hẳn là có Simon ngư phủ) và trong chính tiếng gọi nhẹ nhàng mà quả quyết của Đức Giêsu, Phêrô đã nhận ra uy quyền của Người.
Và Phêrô đáp lại mệnh lệnh của Đức Giêsu: "Thưa Thầy, chúng con đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới." Vất vả lắm rồi, thưa thầy, làm sao con đủ sức làm việc mà không nghỉ ngơi. Vất vả mà chẳng bắt được gì thưa thầy, làm sao cứ quăng lưới là có cá ngay được. Có lẽ ông nghĩ thế chăng. Nhưng mà, vâng, nhưng mà Thầy đã nói thì hẳn đó là Lời chân lý và quyền uy. Thế thì, dù có gì đi nữa, nhưng mà vì vâng lời Thầy, con thả lưới.
Niềm tin của Simon Phêrô qua sự kiện này đã là rất mãnh liệt. Câu nói ngắn nhưng lại là lời tuyên xưng niềm tin của ông. Và khi ông kéo mẻ lưới cá đầy hôm ấy đến nỗi như muốn rách cả lưới, thì không chỉ ông thành công, mà mầu nhiệm Nước Trời đã bắt đầu ló dạng.
Mầu nhiệm Nước Trời được mạc khải dần dần qua những sự kiện rất gần gũi với đời sống của một cộng đoàn, một dân tộc và khởi đi từ những đáp trả mau mắn của con người. Lời đáp trả ấy trước hết là do niềm tin và do cái nhìn siêu việt, vượt qua nhãn giới của kiếp người, vượt qua những giới hạn của nghề nghiệp, của hoàn cảnh và những suy tính của sự khôn khéo thông thường của đời người.
Khi Đức Giêsu nói: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá”, thì dường như Simon Phêrô thấy không ổn. Cái khôn khéo thường tình là tránh chỗ sâu, tránh sự xung khắc, tránh phiền toái. Cái khôn khéo con người là cứ nghỉ ngơi cho khoẻ trước, rồi từ từ tính sau, sao cho đỡ phiền luỵ. Cái khôn khéo thường tình còn là bớt ồn ào huyên náo, tránh các phương tiện truyền thông, chỉ để một mình mình lo cho khỏi rắc rối, khỏi người đời dò trước dò sau. Nhưng mà, nhưng mà vì vâng lời Thầy mà con sẽ hành động.
Hành động của Simon Phêrô không phải vì lợi lộc, dù nghề nghiệp của ông đòi phải có kết quả. Hành động ấy của Phêrô là vì sự vâng phục, và cũng vì lòng yêu mến Thầy Giêsu, dù ông chỉ mới gặp gỡ Người. Sau này khi ông thưa với Đức Giêsu “Thầy biết con yêu mến Thầy”, hẳn là ông nhớ đến “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” mà lệnh truyền cùng lời giảng dạy của Người “ngàn năm hồ dễ đã ai quên”.
Chúa Giêsu sinh ra trong một lịch sử và vùng địa lý của một dòng tộc một đất nước có một nền văn hoá rõ rệt. Nền văn hoá ấy gắn liền với hoang mạc, sông hồ và việc chăn nuôi. Những dụ ngôn và hình ảnh Chúa Giêsu dùng để diễn tả Tin Mừng gắn liền với văn hoá ấy. Thế thì chúng ta thử hình dung, giả sử Chúa Giêsu giảng đạo hôm nay ở đất nước này thì lệnh truyền của Người sẽ gắn liền với hình ảnh nào và lời đáp trả của Simon Phêrô “nhưng vâng lời Thầy”, ông sẽ làm gì?
Những nỗ lực xây dựng xã hội công bằng và những đòi hỏi công lý và chân lý vẫn vang lên trong các cộng đoàn. Ưu tư của những vị mục tử nhân dũng và đoàn dân yếu thế đang được thử thách với những nỗ lực phi thường mà chưa thấy kết quả bao nhiêu. Lúc ấy Chúa sẽ nói với Simon Phêrô rằng ông hãy lên tiếng đi. Và ông cũng bảo “Nói gì nữa Thầy ơi, nhưng vâng lời Thầy, in Verbo Tuo…”
Nền văn hoá sự chết đang lan tràn với những khuyến khích cho lối sống không tiết độ và rồi giết chết các mầm sống dễ dàng như giết con kiến nhỏ. Đức Giêsu bảo Simon Phêrô rằng hãy ngăn cản họ đi. “Chúng con đã vất vả nhiều mà có ngăn cản được những hành động phi nhân đâu. Nhưng vâng lời Thầy, in Verbo Tuo…”
Sự chia rẽ lan tràn vì nhiều người ngại khó nhọc, sợ mất ghế, sợ không còn chỗ bám víu. Nhưng Chúa bảo “Thả lưới đi”. Nếu anh còn ngần ngại là anh thiếu lòng tin. Có ai liều mình thả luới cho Nước Trời mà lại thua thiệt, nếu họ vững tin rằng Đức Kytô là Chúa duy nhất của họ. Thưa Thầy, vâng lời Thầy, in Verbo Tuo.
Đức Giêsu là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Thả lưới cho Người chính là chiếu toả cho muôn dân ánh sáng của Người để thu hút họ đến với Người, chứ không thể soi sáng cho họ bằng thứ ánh sáng mờ ảo của sự yếu hèn và lo âu như đi giữa đêm đen. Và như thế, vâng lời Thầy chính là can đảm ra đi.
Đức Cha Phêrô Maria đã về nhà Cha. Nhưng tấm gương nhân hậu và anh dũng của ngài vẫn chiếu sáng cho người đi sau, và thái độ quả quyết của ngài như thánh Phêrô làm chúng ta ngưỡng mộ. Ước chi không vì bất cứ thế lực nào mà con người hôm nay từ chối lệnh truyền của Chúa, không dám thả lưới hoặc chỉ thả lưới theo lệnh truyền của ai khác ngoài Đấng Cứu độ duy nhất của trần gian.
Lê Quang Vinh
Cách đây 60 năm, vào năm 1950, vị Giám Mục thứ sáu của Hội Thánh Công Giáo Việt Nam và là vị Giám Mục Việt nam thứ nhì của giáo phận Bùi Chu được truyền chức, đó là Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi. Khẩu hiệu ngài chọn cho đời Giám Mục của mình chính là câu mà thánh bổn mạng của ngài đã thưa với Đức Giêsu trong Tin Mừng ngày Chúa Nhật thứ năm Quanh Năm C: “In Verbo Tuo, laxabo rete” (Vâng lời Thầy, con thả lưới).
Tông đồ Phêrô không chỉ cảm nhận rằng mình không thể bắt được cá hôm ấy, nhưng còn từ chính kinh nghiệm riêng của ông sau một đêm làm việc vất vả vẫn không thành công, ông đã muốn bỏ cuộc. Chính lúc đó Chúa Giêsu lại truyền cho ông mệnh lệnh hoàn toàn ngược với cảm nhận và kinh nghiệm của một ngư phủ lành nghề.
Cứ sự thường, ông ngư phủ có thể sẽ nói với bác thợ mộc Giêsu rằng Thầy ơi, con có đầy kinh nghiệm, còn Thầy làm thợ mộc sao Thầy biết chỗ nào có cá. Ấy vậy mà Phêrô không chú ý đến nhân thân của Đức Giêsu xét về mặt con người. Con người ngư phủ sành sõi và dày dặn của Phêrô biến mất. Con người thợ mộc Giêsu cũng ẩn đi. Và Phêrô với tư cách một tông đồ nói với Đấng mà ngay lúc ấy ông đã mơ hồ nhận ra là Đấng có uy quyền.
Vâng, có lẽ không phải chỉ sau này khi đến địa hạt Caesare Philippe, Phêrô mới được mạc khải về thần tính của Đức Giêsu. Trong chính lời giảng dạy của Đức Giêsu mà dân chúng chen nhau để nghe (trong đó hẳn là có Simon ngư phủ) và trong chính tiếng gọi nhẹ nhàng mà quả quyết của Đức Giêsu, Phêrô đã nhận ra uy quyền của Người.
Và Phêrô đáp lại mệnh lệnh của Đức Giêsu: "Thưa Thầy, chúng con đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới." Vất vả lắm rồi, thưa thầy, làm sao con đủ sức làm việc mà không nghỉ ngơi. Vất vả mà chẳng bắt được gì thưa thầy, làm sao cứ quăng lưới là có cá ngay được. Có lẽ ông nghĩ thế chăng. Nhưng mà, vâng, nhưng mà Thầy đã nói thì hẳn đó là Lời chân lý và quyền uy. Thế thì, dù có gì đi nữa, nhưng mà vì vâng lời Thầy, con thả lưới.
Niềm tin của Simon Phêrô qua sự kiện này đã là rất mãnh liệt. Câu nói ngắn nhưng lại là lời tuyên xưng niềm tin của ông. Và khi ông kéo mẻ lưới cá đầy hôm ấy đến nỗi như muốn rách cả lưới, thì không chỉ ông thành công, mà mầu nhiệm Nước Trời đã bắt đầu ló dạng.
Mầu nhiệm Nước Trời được mạc khải dần dần qua những sự kiện rất gần gũi với đời sống của một cộng đoàn, một dân tộc và khởi đi từ những đáp trả mau mắn của con người. Lời đáp trả ấy trước hết là do niềm tin và do cái nhìn siêu việt, vượt qua nhãn giới của kiếp người, vượt qua những giới hạn của nghề nghiệp, của hoàn cảnh và những suy tính của sự khôn khéo thông thường của đời người.
Khi Đức Giêsu nói: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá”, thì dường như Simon Phêrô thấy không ổn. Cái khôn khéo thường tình là tránh chỗ sâu, tránh sự xung khắc, tránh phiền toái. Cái khôn khéo con người là cứ nghỉ ngơi cho khoẻ trước, rồi từ từ tính sau, sao cho đỡ phiền luỵ. Cái khôn khéo thường tình còn là bớt ồn ào huyên náo, tránh các phương tiện truyền thông, chỉ để một mình mình lo cho khỏi rắc rối, khỏi người đời dò trước dò sau. Nhưng mà, nhưng mà vì vâng lời Thầy mà con sẽ hành động.
Hành động của Simon Phêrô không phải vì lợi lộc, dù nghề nghiệp của ông đòi phải có kết quả. Hành động ấy của Phêrô là vì sự vâng phục, và cũng vì lòng yêu mến Thầy Giêsu, dù ông chỉ mới gặp gỡ Người. Sau này khi ông thưa với Đức Giêsu “Thầy biết con yêu mến Thầy”, hẳn là ông nhớ đến “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” mà lệnh truyền cùng lời giảng dạy của Người “ngàn năm hồ dễ đã ai quên”.
Chúa Giêsu sinh ra trong một lịch sử và vùng địa lý của một dòng tộc một đất nước có một nền văn hoá rõ rệt. Nền văn hoá ấy gắn liền với hoang mạc, sông hồ và việc chăn nuôi. Những dụ ngôn và hình ảnh Chúa Giêsu dùng để diễn tả Tin Mừng gắn liền với văn hoá ấy. Thế thì chúng ta thử hình dung, giả sử Chúa Giêsu giảng đạo hôm nay ở đất nước này thì lệnh truyền của Người sẽ gắn liền với hình ảnh nào và lời đáp trả của Simon Phêrô “nhưng vâng lời Thầy”, ông sẽ làm gì?
Những nỗ lực xây dựng xã hội công bằng và những đòi hỏi công lý và chân lý vẫn vang lên trong các cộng đoàn. Ưu tư của những vị mục tử nhân dũng và đoàn dân yếu thế đang được thử thách với những nỗ lực phi thường mà chưa thấy kết quả bao nhiêu. Lúc ấy Chúa sẽ nói với Simon Phêrô rằng ông hãy lên tiếng đi. Và ông cũng bảo “Nói gì nữa Thầy ơi, nhưng vâng lời Thầy, in Verbo Tuo…”
Nền văn hoá sự chết đang lan tràn với những khuyến khích cho lối sống không tiết độ và rồi giết chết các mầm sống dễ dàng như giết con kiến nhỏ. Đức Giêsu bảo Simon Phêrô rằng hãy ngăn cản họ đi. “Chúng con đã vất vả nhiều mà có ngăn cản được những hành động phi nhân đâu. Nhưng vâng lời Thầy, in Verbo Tuo…”
Sự chia rẽ lan tràn vì nhiều người ngại khó nhọc, sợ mất ghế, sợ không còn chỗ bám víu. Nhưng Chúa bảo “Thả lưới đi”. Nếu anh còn ngần ngại là anh thiếu lòng tin. Có ai liều mình thả luới cho Nước Trời mà lại thua thiệt, nếu họ vững tin rằng Đức Kytô là Chúa duy nhất của họ. Thưa Thầy, vâng lời Thầy, in Verbo Tuo.
Đức Giêsu là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Thả lưới cho Người chính là chiếu toả cho muôn dân ánh sáng của Người để thu hút họ đến với Người, chứ không thể soi sáng cho họ bằng thứ ánh sáng mờ ảo của sự yếu hèn và lo âu như đi giữa đêm đen. Và như thế, vâng lời Thầy chính là can đảm ra đi.
Đức Cha Phêrô Maria đã về nhà Cha. Nhưng tấm gương nhân hậu và anh dũng của ngài vẫn chiếu sáng cho người đi sau, và thái độ quả quyết của ngài như thánh Phêrô làm chúng ta ngưỡng mộ. Ước chi không vì bất cứ thế lực nào mà con người hôm nay từ chối lệnh truyền của Chúa, không dám thả lưới hoặc chỉ thả lưới theo lệnh truyền của ai khác ngoài Đấng Cứu độ duy nhất của trần gian.
Lê Quang Vinh