Dan Lee
02-05-2010, 09:18 PM
Thần Lực
Đức Kitô hỏi mượn thuyền của Simon. Dù không nói ra, thâm tâm Ngài, có ý định trả công cho Simon sau khi dùng xong. Simon, trái lại không đoán biết được ý định của Đức Kitô. Ông chỉ biết cho mượn thuyền. Vấn đề lợi nhuận không bàn tới.
http://vietcatholic.net/pics/boathouse.jpg
Đức Kitô hỏi mượn vào lúc ngặt nghèo, buổi sáng sớm, khi cơ thể người chài mệt mỏi, rã rời. Hy vọng một đêm thu hoạch ít nhiều tiêu tan như chính Simon tự thú
Thưa Thầy, chúng tôi vất vả cả suốt đêm mà không bắt được gì cả.
Không còn tinh thần làm việc sau đêm dài mất công, vô ích. Simon mong yên thân, nằm nghỉ. Ước mong của các ông là sau khi vá lưới xong sẽ đi ngủ, nghỉ cho lại sức.
Vất vả suốt đêm, lưới chỗ rách, chỗ dính đầy rong, chỗ cành chà xoắn, lưới dính cục, dính đùm. Thấy phát ngán. Chính lúc chán nản, thất vọng, tinh thần mệt mỏi, Đức Kitô hỏi mượn thuyền.
Chủ nhân
Thời buổi nào cũng thế, vừa làm chủ vừa có tiền thuê công nhân được coi là chủ nhân, thuộc hàng tư bản. Simon có lẽ là một đại gia. Gia đình có vựa cá, cung cấp hải sản thu hoạch cho dân chúng trong thành. Tôm cá đánh bắt được, bán trực tiếp cho dân mà không cần qua trung gian.
Một tấm lòng
Simon vừa là chủ tầu đánh cá, vừa có tiền thuê công nhân, nên ông không thuộc giai cấp nghèo. Thất thu một đêm không mấy chi ảnh hưởng đến tài chánh gia đình. Vì thế khi Đức Kitô hỏi mượn thuyền Simon không lấy gì làm sốt sắng. Tuy nhiên ông ngưng tay, bỏ dở công việc lên thuyền với Ngài. Đức Kitô xem ra đòi hỏi chủ thuyền hơi nhiều. Cho mượn thuyền vẫn chưa xong, còn phải chèo thuyền đến đúng nơi, theo ý Ngài muốn. Simon vâng lời chiều theo ý Đức Kitô. Vâng lời lần đầu.
http://vietcatholic.net/pics/boat_on_lake.jpg
Hơn nữa Simon cũng không phải là người ham danh, mê của. Ông cho Đức Kitô mượn thuyền mà không đưa điều kiện, ra giá, không đòi hỏi lợi nhuận. Những cảm tình nồng ấm đó nói lên tấm lòng một con người. Một người tử tế, có lòng, sẵn sàng giúp đỡ khi có yêu cầu.
Cho mượn thuyền vẫn chưa xong. Đức Kitô còn yêu cầu chèo thuyền ra xa bờ, vất vả, mệt mỏi thêm. Simon có thể đưa ý kiến phản bác, nhưng ông im lặng làm theo. Thuyền xa bờ, gió thổi, sóng vỗ, sẽ nghe không rõ bằng thuyền gần bờ. Thuyền gần bờ dân chúng có chen lấn nhưng nghe rõ hơn. Vâng lời lần thứ hai.
Gương hy sinh
Cách xử thế của Simon cho biết ông là một người trực tính nhưng tốt bụng. Sẵn lòng giúp đỡ người khác khi cần. Lúc bình thường hy sinh dễ. Khi mệt mỏi gây nên bởi vất vả, khó khăn, hy sinh khó hơn. Simon, trái lại, dù mệt mỏi rã rời ông vẫn cố gắng. Đức tính đó cho biết ông là một người giầu lòng bác ái, hy sinh. Ngay cả trường hợp phải hy sinh hơn mức bình thường ông cũng không từ nan.
Hy sinh thời gian, công sức dễ hơn hy sinh, từ bỏ ý riêng mình, nhất là ý đó thuộc lãnh vực chuyên môn. Simon vẫn chấp nhận. Đức Kitô không phải là dân chài lưới chuyên nghiệp. Ít ra không sống bằng nghề chài lưới, kinh nghiệm về cá ít hơn Simon và kinh nghiệm chèo ghe, đi biển cũng không từng trải bằng Simon.
Thế mà Simon vâng lời, nghe theo, chiều ý Đức Kitô. Ông có lên tiếng phản đối một cách nhẹ nhàng, không quyết liệt, nhưng vẫn tỏ ra là người lịch sự, biết lắng nghe và chiều theo ý.
Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới.
Câu nói cho thấy trong trường hợp người làm của tôi không vâng lời Thầy, một mình tôi sẵn sàng vâng phục. Đầu câu là đại danh từ chúng tôi. Cuối câu chủ từ còn lại là một cá nhân– tôi- diễn tả một thái độ vâng phục quyết liệt. Không phải chúng tôi mà chính tôi vâng phục.
Vâng lời thầy, tôi sẽ thả lưới.
Phúc Âm không thuật lại bài giảng dài hay ngắn bao lâu. Dù lâu hay mau, Simon tâm trí đâu mà nghe giảng, nếu có cũng câu được, câu mất. Thân thể mệt mỏi, rã rời không phải là lúc tốt để nghe giảng. Cầm lòng không đặng, mắt dí lại đòi ngủ, Simon vẫn vâng phục. Vì thế ông gặt hái hai ngạc nhiên bất ngờ.
http://vietcatholic.net/pics/fish_texture.jpg
-Đời ông chưa bao giờ bắt nhiều cá như thế.
-Dẫu thế lưới vẫn không rách.
Lúc này đã tỉnh ngủ. Simon nhận biết mình nhiều hơn. Ông cảm thấy không xứng đáng nói chuyện với Đức Kitô và cũng không xứng đáng đứng gần Ngài. Vì thế ông lên tiếng
Lậy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi.
Tội coi thường, không lắng nghe, không sốt sắng đón nhận lời Ngài.
Đức Kitô không để ý đến tội của Simon và thái độ kinh sợ của ông. Ngài kêu gọi ông đi theo Ngài
Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta
Simon vâng lời từ bỏ chính mình để theo Đức Kitô. Phúc âm dùng câu bỏ hết mọi sự mà theo Ngài.
Lm Vũ đình Tường
Đức Kitô hỏi mượn thuyền của Simon. Dù không nói ra, thâm tâm Ngài, có ý định trả công cho Simon sau khi dùng xong. Simon, trái lại không đoán biết được ý định của Đức Kitô. Ông chỉ biết cho mượn thuyền. Vấn đề lợi nhuận không bàn tới.
http://vietcatholic.net/pics/boathouse.jpg
Đức Kitô hỏi mượn vào lúc ngặt nghèo, buổi sáng sớm, khi cơ thể người chài mệt mỏi, rã rời. Hy vọng một đêm thu hoạch ít nhiều tiêu tan như chính Simon tự thú
Thưa Thầy, chúng tôi vất vả cả suốt đêm mà không bắt được gì cả.
Không còn tinh thần làm việc sau đêm dài mất công, vô ích. Simon mong yên thân, nằm nghỉ. Ước mong của các ông là sau khi vá lưới xong sẽ đi ngủ, nghỉ cho lại sức.
Vất vả suốt đêm, lưới chỗ rách, chỗ dính đầy rong, chỗ cành chà xoắn, lưới dính cục, dính đùm. Thấy phát ngán. Chính lúc chán nản, thất vọng, tinh thần mệt mỏi, Đức Kitô hỏi mượn thuyền.
Chủ nhân
Thời buổi nào cũng thế, vừa làm chủ vừa có tiền thuê công nhân được coi là chủ nhân, thuộc hàng tư bản. Simon có lẽ là một đại gia. Gia đình có vựa cá, cung cấp hải sản thu hoạch cho dân chúng trong thành. Tôm cá đánh bắt được, bán trực tiếp cho dân mà không cần qua trung gian.
Một tấm lòng
Simon vừa là chủ tầu đánh cá, vừa có tiền thuê công nhân, nên ông không thuộc giai cấp nghèo. Thất thu một đêm không mấy chi ảnh hưởng đến tài chánh gia đình. Vì thế khi Đức Kitô hỏi mượn thuyền Simon không lấy gì làm sốt sắng. Tuy nhiên ông ngưng tay, bỏ dở công việc lên thuyền với Ngài. Đức Kitô xem ra đòi hỏi chủ thuyền hơi nhiều. Cho mượn thuyền vẫn chưa xong, còn phải chèo thuyền đến đúng nơi, theo ý Ngài muốn. Simon vâng lời chiều theo ý Đức Kitô. Vâng lời lần đầu.
http://vietcatholic.net/pics/boat_on_lake.jpg
Hơn nữa Simon cũng không phải là người ham danh, mê của. Ông cho Đức Kitô mượn thuyền mà không đưa điều kiện, ra giá, không đòi hỏi lợi nhuận. Những cảm tình nồng ấm đó nói lên tấm lòng một con người. Một người tử tế, có lòng, sẵn sàng giúp đỡ khi có yêu cầu.
Cho mượn thuyền vẫn chưa xong. Đức Kitô còn yêu cầu chèo thuyền ra xa bờ, vất vả, mệt mỏi thêm. Simon có thể đưa ý kiến phản bác, nhưng ông im lặng làm theo. Thuyền xa bờ, gió thổi, sóng vỗ, sẽ nghe không rõ bằng thuyền gần bờ. Thuyền gần bờ dân chúng có chen lấn nhưng nghe rõ hơn. Vâng lời lần thứ hai.
Gương hy sinh
Cách xử thế của Simon cho biết ông là một người trực tính nhưng tốt bụng. Sẵn lòng giúp đỡ người khác khi cần. Lúc bình thường hy sinh dễ. Khi mệt mỏi gây nên bởi vất vả, khó khăn, hy sinh khó hơn. Simon, trái lại, dù mệt mỏi rã rời ông vẫn cố gắng. Đức tính đó cho biết ông là một người giầu lòng bác ái, hy sinh. Ngay cả trường hợp phải hy sinh hơn mức bình thường ông cũng không từ nan.
Hy sinh thời gian, công sức dễ hơn hy sinh, từ bỏ ý riêng mình, nhất là ý đó thuộc lãnh vực chuyên môn. Simon vẫn chấp nhận. Đức Kitô không phải là dân chài lưới chuyên nghiệp. Ít ra không sống bằng nghề chài lưới, kinh nghiệm về cá ít hơn Simon và kinh nghiệm chèo ghe, đi biển cũng không từng trải bằng Simon.
Thế mà Simon vâng lời, nghe theo, chiều ý Đức Kitô. Ông có lên tiếng phản đối một cách nhẹ nhàng, không quyết liệt, nhưng vẫn tỏ ra là người lịch sự, biết lắng nghe và chiều theo ý.
Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới.
Câu nói cho thấy trong trường hợp người làm của tôi không vâng lời Thầy, một mình tôi sẵn sàng vâng phục. Đầu câu là đại danh từ chúng tôi. Cuối câu chủ từ còn lại là một cá nhân– tôi- diễn tả một thái độ vâng phục quyết liệt. Không phải chúng tôi mà chính tôi vâng phục.
Vâng lời thầy, tôi sẽ thả lưới.
Phúc Âm không thuật lại bài giảng dài hay ngắn bao lâu. Dù lâu hay mau, Simon tâm trí đâu mà nghe giảng, nếu có cũng câu được, câu mất. Thân thể mệt mỏi, rã rời không phải là lúc tốt để nghe giảng. Cầm lòng không đặng, mắt dí lại đòi ngủ, Simon vẫn vâng phục. Vì thế ông gặt hái hai ngạc nhiên bất ngờ.
http://vietcatholic.net/pics/fish_texture.jpg
-Đời ông chưa bao giờ bắt nhiều cá như thế.
-Dẫu thế lưới vẫn không rách.
Lúc này đã tỉnh ngủ. Simon nhận biết mình nhiều hơn. Ông cảm thấy không xứng đáng nói chuyện với Đức Kitô và cũng không xứng đáng đứng gần Ngài. Vì thế ông lên tiếng
Lậy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi.
Tội coi thường, không lắng nghe, không sốt sắng đón nhận lời Ngài.
Đức Kitô không để ý đến tội của Simon và thái độ kinh sợ của ông. Ngài kêu gọi ông đi theo Ngài
Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta
Simon vâng lời từ bỏ chính mình để theo Đức Kitô. Phúc âm dùng câu bỏ hết mọi sự mà theo Ngài.
Lm Vũ đình Tường