PDA

View Full Version : KHOA HỌC GIA VỀ KHÍ HẬU THAY ĐỔI



Nhím Hoàng Kim
02-05-2010, 11:36 PM
http://img85.imageshack.us/img85/2664/anchayg.jpg

http://img695.imageshack.us/img695/3995/anchayu.jpg

KHOA HỌC GIA VỀ KHÍ HẬU THAY ĐỔI

Hâm nóng toàn cầu & Khí đại dương : Phỏng vấn giáo sư Gerald ens Đại học Rice - Phần 1~2 (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_video_au&wr_id=10&url=link2_0#v)

Hâm nóng toàn cầu & Khí đại dương: Phỏng vấn giáo sư Gerald ens Đại học Rice

Chào mừng quý vị đến với Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái. Qua sự quan tâm ngày càng nhiều về sự thay đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó trên tinh cầu, Truyền Hình Vô Thượng Sư đã đến thăm viếng Tiến sĩ Gerald ens, phó giáo sư Khoa Học Địa Cầu ở Trường Đại Học Rice uy tín ở Houston, Texas, Hoa Kỳ. Tổ chức cá nhân đã nhận được sự kính trọng như là người tiên phong trong lĩnh vực kỹ thuật nano, phân tích cấu trúc hóa học, và khoa học không gian.

Là một trong những trường đại học nổi tiếng nhất ở Hoa Kỳ, nó thường được xếp thứ hạng cao trong nhiều bản tường trình. Giáo sư ens là người nghiên cứu quan trọng về lịch sử quá khứ của các đại dương trên thế giới, về sự thay đổi cấu trúc địa chất học, hóa học và sinh học của chúng.

Hiện nay, ông phục vụ như Tổng Biên Tập của tập san Cổ Đại Dương Học của “Nghiệp Đoàn Địa Vật Lý Học Hoa Kỳ,” được khen ngợi nhiều nhất trong lĩnh vực Khoa Học Địa Cầu trên khắp thế giới. Hôm nay Giáo Sư ens chia sẻ kiến thức phong phú và cung cấp kiến thức trung lập cho chúng ta để thấy rõ mối quan hệ giữa việc hâm nóng toàn cầu và địa chất học biển, và chúng ảnh hưởng tương lai của hành tinh chúng ta ra sao.

SupremeMasterTV: Chúng ta đang gặp gỡ Giáo Sư Gerald ens ông là giáo sư Khoa Học Địa Cầu ở Trường Đại Học Rice nơi đây ở Houston, Texas, Hoa Kỳ. Thật vui được ông tham dự chương trình Giáo Sư ens và chủ đề thảo luận của chúng ta hôm nay là khí đại dương và sự ảnh hưởng tiềm tàng của sự hâm nóng toàn cầu về khí đại dương này. Trước tiên ông có thể nói cho tôi biết, chúng ta đang nói về khí đại dương gì?

Giáo sư ens: Hầu hết đó là khí mê-tan, và sẽ có khí mê-tan được dự trữ trong những chất lắng xuống đáy của đại dương.

SupremeMasterTV: Tôi hiểu nó được dự trữ trong dạng tinh thể. Ông có thể giải thích điều đó?

Giáo sư ens: Vâng. Khí mê-tan có thể hòa tan trong nước, nó có thể như là bọt khí hay nó có thể là một kết cấu lạ, mà chúng ta gọi là hydrat mê-tan. Khi chúng ta lấy phân tử mê-tan và phân tử nước cho kết hợp lại với nhau để hình thành một cái khung, với khí mê-tan ở trong. Nó trông rất giống như là băng.

SupremeMasterTV: Tôi hiểu nó được gọi là “lửa trong băng.” Ông có thể giải thích điều đó?

Giáo sư ens: Vâng, vì nó trong rất giống băng, nhưng khi tan ra nó thải ra khí mê-tan, giống như khí được dùng trong khí thiên nhiên cho bếp nấu và những thứ giống như thế. Vậy bạn có thể tưởng tượng nếu bỏ vào đó một que diêm, nó trông giống một tảng băng có ngọn lửa ở trên.

SupremeMasterTV: Bây giờ tiếp theo là, chúng ta nói về những khí khác đặc biệt ở đại dương, hay chủ yếu là mê-tan?

Giáo sư ens: Vâng, có một lượng thán khí nhất định hòa tan trong đại dương và nó có vai trò quan trọng, nhưng chúng ta không thường nghĩ tới nó như vấn đề khí ở đó. Và thật ra, khí chính mà chúng ta đang nghĩ tới, trong giới hạn của lượng lớn khí trong hệ thống biển, là mê-tan.

SupremeMasterTV: Ông có thể nói khí mê-tan có thể phát sinh trong đại dương ra sao? Nó thật sự được phát sinh như thế nào?

Giáo sư ens: Hầu hết nó xuất hiện khi cacbon hữu cơ chìm xuống đáy biển. Nó có nghĩa là cơ thể, sinh vật, khi chúng chết, chúng rơi xuống nước chúng bị chìm xuống đáy đại dương. Khi chúng bị chôn vùi, nhiều vi khuẩn khác nhau bắt đầu ăn cacbon hữu cơ. Và một nhóm vi khuẩn là thời thái cổ, và một nhóm phụ khác của thời thái cổ là những vi khuẩn tạo ra ra khí mê-tan. Vì vậy chúng có những cấu tạo khác nhau từ cacbon hữu cơ gốc và biến đổi nó thành mê-tan.

SupremeMasterTV: Rất nên để ý, tôi hiểu có một hệ thống toàn bộ hệ sinh thái trong những cơ thể này chìm xuống đáy đại dương thành chất trầm tích.

Giáo sư ens: Vâng.

SupremeMasterTV: Khí mê-tan lưu lại trong đại dương ra sao? Cái gì đang lưu giữ khí mê-tan ở đó?

Giáo sư ens: Điều này hơi khá phức tạp để giải thích. Về cơ bản, nó luôn ở đó, nhưng nó luôn được thêm vào và mất đi. Nói cách khác, khi khí mê-tan đang được sản sinh, nó cũng đang được tiêu thụ.

Vì vậy chúng ta kết thúc với hệ thống trạng thái vững chắc có lẽ chức năng tốt nhất sẽ là rừng. Vì vậy, với sự quang hợp, chúng ta tạo cacbon hữu cơ trên cây và khi cây chết, chúng thải ra cacbon hữu cơ.

Giống như những gì xảy ra ở chất trầm tích đại dương. Vì vậy, khi cacbon hữu cơ hòa vào các chất này, Archaea biến nó thành mê-tan. Khí mê-tan đó hiện giờ nằm trong chất trầm tích, nhưng cùng lúc, nó từ từ thoát ra. Và khi thoát ra, nó được hấp thụ bởi dưỡng khí hay các loài sinh vật khác hòa tan trong nước chúng ta gọi là sun-phat. Vì vậy nó phần nào là sản lượng của chúng ta.

SupremeMasterTV: Ông có thể nói về nhiệt độ và áp suất của nước trong mối quan hệ giữa khí mê-tan và các thủy hợp của mê-tan không?

Giáo sư ens: Vâng. Trong chu trình mà chúng ta vừa nói đến, khi chúng ta tạo khí mê-tan, nếu có nhiều khí mê-tan được tạo và chúng ta trong tình trạng khá khẩn trương do nước gây ra, và nhiệt độ khá lạnh, như là đáy đại dương, sau đó, khi chúng ta bắt đầu tạo ra khí mê-tan, nó sẽ kết tủa thành dạng mắt lưới rắn mà chúng ta đã nói lúc ban đầu, nước và mê-tan kết hợp với nhau để tạo thành kết cấu băng giống như cái khung.

Và nó sẽ kết tủa và bít kín hết các lỗ nhỏ trong chất trầm tích. Vì vậy quý vị có thể tưởng tượng một ít khí mê-tan vào trong, một ít khí mê-tan ra ngoài. Nhưng hầu hết khí mê-tan trong nhiều nơi trên thế giới, được chứa trong chất rắn trong chất trầm tích.

SupremeMasterTV: Và nó được phân rải ở đâu? Chúng ta tìm thấy chất khí mê-tan này ở nơi nào của đáy đại dương?

Giáo sư ens: À, thông thường chúng ta cần một vài chỗ. Trước tiên chúng ta cần, thu các trầm tích mê-tan rất lớn này nơi mà mê-tan ở thể rắn, chúng ta cần cả nhiệt độ lạnh và áp suất khá cao. Chúng ta có thể nói thường là 500 mét gì đó sâu dưới nước.

Giáo sư ens: Thí dụ, nếu chúng ta ra giữa biển khơi, chúng ta có nhiệt độ rất lạnh ở đáy biển. Nước rất sâu. Nhưng có rất ít cacbon hữu cơ đi tới đại dương.

Vì vậy chúng ta không thấy rất nhiều khí mê-tan. Thật vậy, ở các phần giữa của đại đương, thật ra không có khí mê-tan. Tuy nhiên, khi chúng ta đến gần thềm lục địa, chúng ta có cả cacbon hữu cơ thoát khỏi các dòng sông, cũng như là chúng ta có những khu vực khá hữu ích.

Vì vậy quý vị có thể tưởng tượng nơi có chất mê-tan này, phần nào độ dốc của thềm lục địa, nơi chúng ta có cả sự nhập vào và cung cấp của cacbon hữu cơ, cộng với áp suất, cộng với nhiệt độ.

SupremeMasterTV: Cacbon hữu cơ là một chất như thế nào, chất phân hủy các sinh vật hoặc thực vật hay là gì…?

Giáo sư ens: Cách đơn giản nhất để một người bình thường suy xét về điều này là, cá chết và nó chìm xuống đáy biển. Nhưng trong phạm vi toàn thể mọi vật, phần lớn là phytoplankton. Vậy sinh vật đơn bào, tảo, tảo cát, các phytoplankton đang sống và chết rồi rơi xuống dưới đáy biển.

SupremeMasterTV: Có phải khí mê-tan được phân bố trên trái đất tại những dốc lục địa hay chúng tập trung nhiều hơn ở những khu vực khác trên thế giới?

Giáo sư ens: Khí mê-tan được phân bố nhiều hơn ở một số nơi so với những nơi khác. Nó đặc biệt có ở nhứng nơi mà chúng ta có nhiều chất cacbon hữu cơ ở dưới đáy biển trong khoảng thời gian khá dài. Không có hệ trong nào trong số đó là mới cả. Các chất này mất nhiều thời gian để tích lũy lượng Mê-tan lớn, phải mất hàng triệu năm. Quý vị cần nguồn cacbon hữu cơ trong khoảng thời gian dài.

Có một số nơi chúng ta có được nguồn cung cấp đó, và đó là những nơi mà chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều mê-tan. Điều này hơi phức tạp hơn một chút. Có một phần, trên thế giới có những vùng chưa từng được khám phá, vì vậy chúng ta không biết toàn bộ phân phối của nó. Nhưng tôi cho là chúng ta có lý khi cho rằng nó được phân phối không đều. Nhưng nói chung chúng ta đã tìm thấy nó ở tất cả các lục địa.

SupremeMasterTV: Những lợi ích hữu hiệu của mê-tan là gì, thưa ông?

Giáo sư ens: Tôi cho là điều này phụ thuộc vào việc ai được lợi ích. Ý tôi là, tất nhiên, đối với con người chúng ta thích dùng mê-tan như khí thiên nhiên. Hiện nay nó là một nguồn năng lượng lớn, ở nhiều nước, nó được chuyển hóa từ khí thiên nhiên. Và tất nhiên, như đã nói trước đây, quý vị có thể đốt Mê-tan Hy-đrat hay Mê-tan có nguồn gốc từ những chất này. Vậy nó có thể được dùng như một nguồn năng lượng. Tất nhiên, nó là một phần của hệ sinh thái lớn mà chúng ta mới chỉ vừa cào một phần của bề mặt. Chúng ta không thật sự hiểu điều này. Nhưng phần rất lớn này được gọi là vùng sinh quyển sâu rộng, mê-tan có vài trò tiên quyết với hệ sinh thái đó.

SupremeMasterTV: Trở lại với vấn đề này, sự kiện khí mê tan vẫn đang ẩn sâu dưới đại dương cho đến khi nhiệt độ đủ lạnh, đại dương đủ sâu, và có đủ áp lực. Còn về vấn đế hiệu ứng nhà kính? Toàn cầu đang nóng có những tác động sâu xa nào đến khí mê-tan ẩn sâu dưới đại dương, thưa ông?

Giáo sư ens: Chúng ta luôn luôn có một chút khí mê tan đã được sản sinh ra và một chút khí mê tan còn lại trong khối lượng mê-tan lớn đang nằm tại đây. Tuy nhiên, khối lượng lớn đó rất nhạy cảm với áp xuất, và nhiệt độ và vì vậy, điều mà chúng ta biết, ít nhất tại phòng thí nghiệm, là nếu chúng ta mang chất rắn ra và chúng ta tăng thêm nhiệt độ hoặc là giảm áp xuất, chất rắn này sẽ chuyển từ cấu trúc tinh thế như băng đá thành những phân tử riêng rẽ thành nước và khí.

Và vì vậy, điều chúng ta dự đoán đã xảy ra, và nó tất nhiên có khả năng xảy ra, như là khi bạn hâm nóng chất cặn của biển hoặc là giảm áp lực, chất rắn có thể biến thành khí và sau đó quý vị có một hệ thống áp xuất quá lớn, và chúng ta cho rằng có nhiều chất khí có thể thoát ra rất nhanh.

SupremeMasterTV: Trở lại với vấn đề này, sự kiện khí mê tan vẫn đang ẩn sâu dưới đại dương cho đến khi nhiệt độ đủ lạnh, đại dương đủ sâu, và có đủ áp lực. Còn về vấn đế hiệu ứng nhà kính? Toàn cầu đang nóng có những tác động sâu xa nào đến khí mê-tan ẩn sâu dưới đại dương, thưa ông?

Giáo sư ens: Chúng ta luôn luôn có một chút khí mê tan đã được sản sinh ra và một chút khí mê tan còn lại trong khối lượng mê-tan lớn đang nằm tại đây. Tuy nhiên, khối lượng lớn đó rất nhạy cảm với áp suất, và nhiệt độ và vì vậy, điều mà chúng ta biết, ít nhất tại phòng thí nghiệm, là nếu chúng ta mang chất rắn ra và chúng ta tăng thêm nhiệt độ hoặc là giảm áp suất, chất rắn này sẽ chuyển từ cấu trúc tinh thế như băng đá thành những phân tử riêng rẽ thành nước và khí. Và vì vậy, điều chúng ta dự đoán đã xảy ra, và nó tất nhiên có khả năng xảy ra, như là khi bạn hâm nóng chất cặn của biển hoặc là giảm áp lực, chất rắn có thể biến thành khí và sau đó quý vị có một hệ thống áp suất quá lớn, và chúng ta cho rằng có nhiều chất khí có thể thoát ra rất nhanh.

SupremeMasterTV: Vậy nó tác động gì đến thế giới? Đối với đời sống thực vật, đời sống con người bản thân tinh cầu, nếu nhiều khí mêtan thoát ra vì hậu quả của sự hâm nóng toàn cầu làm nóng đại dương ? Khả năng là gì?

Giáo sư ens: Vâng, điều đầu tiên nghĩ đến là, khí này đi đâu? Vậy nếu khí mêtan thoát ra khỏi chất trầm tích rất có thể có hai khả năng. Một là nó sẽ đi vào đại dương và bị oxy hóa trong đại dương, trong trường hợp này khí mêtan sẽ chuyển thành thán khí trong đại dương. Và chắc chắn ảnh hưởng quan trọng nhất ngay lập tức là oxy hóa. Vì vậy độ Ph giảm.

SupremeMasterTV: Vâng, đại dương sẽ trở thành axít phải không?

Giáo sư ens: Khả năng thứ hai là, dĩ nhiên, quý vị có thể cho khí mêtan hòa vào không khí. Hoặc nó sẽ thành một hiện tượng thú vị khác mà chúng tôi đã khám phá là đôi khi những mảnh thủy hợp sẽ trôi lềnh bềnh, và vì vậy chúng có thể trôi lên nơi rất cạn và sau đó tách ra gần bề mặt đại dương. Vì vậy có cách để thu khí mêtan vào trong không khí. Hiện nay, nó trở thành, có gì thú vị về khí mêtan, nó là một khí nhà kính rất hiệu lực, hiệu lực hơn nhiều so với thán khí. Vì vậy tác động mạng lưới cơ bản của nó là tạo nên sự hâm nóng.

SupremeMasterTV: Cho nên ở đây chúng ta đang nói về những làn khí. Lượng khí mêtan là bao nhiêu? Tôi đã đọc có ước lượng lên đến 10 ngàn tỷ tấn khí mêtan trong đại dương.

Giáo sư ens: Hãy nghĩ đến điều này. Tôi thường nghĩ bằng gigaton và 1 gigaton là 1 ngàn tỷ tấn.

SupremeMasterTV: 1 ngàn tỷ tấn.

Giáo sư ens: Và vì vậy chúng tôi thường nghĩ một nơi nào đó khoảng 2.000 đến 20.000 gigaton là những ước lượng quá nhiều khí mêtan được dự trữ trong dạng tinh thể, bọt khí của nó cũng sẽ lại hòa tan. Và vì vậy tổng thể, chúng ta đang nói đến nơi có khoảng từ 2.000 đến 20.000 gigaton khí mêtan.

Giáo sư ens: Vâng, tôi không nghĩ nó sẽ có thể thải hết toàn bộ, nhưng chỉ cần một phần nhỏ thôi… Chúng ta có thể nghĩ đến, thí dụ, hiện nay con người đang làm gì. Cho nên chắc chắn, quý vị biết, nếu chúng ta đốt hết nhiên liệu hóa thạch có sẵn hiện nay, nơi nào đó khoảng 4.000 gigaton cacbon sẽ được thêm vào không khí. Vì vậy quý vị có thể tưởng tượng nếu 10,000 gigaton khí mêtan một con số ước lượng trung bình mà người ta đã tạo nên… Nếu 1/ 10 lượng khí thải ra, quý vị biết, lượng khí mà chúng ta đang tạo ra hiện nay, thêm vào một lượng thán khí.

SupremeMasterTV: Vậy khí mêtan có độc đối với con người không?

Giáo sư ens: Tất nhiên, nếu toàn bộ không khí xung quanh quý vị là khí mêtan, thì độc.

SupremeMasterTV: Không có dưỡng khí để thở.

Giáo sư ens: Nhưng một lượng nhỏ khí mêtan sẽ không độc, nhưng chắc chắn nó sẽ dễ cháy vì vậy không phải là ý hay để có nhiều khí mêtan.

SupremeMasterTV: Điều này có bao giờ xảy ra trong quá khứ không, nơi mà khí mêtan đã được thải vào không khí trên địa cầu?

Giáo sư ens: Chúng tôi nghĩ vậy. Chúng tôi tin chắc rằng có nhiều lần trong quá khứ nơi mà lượng lớn thán khí hòa vào đại dương hay không khí rất nhanh. Chúng tôi nghĩ rằng nguồn thán khí đó là khí mêtan bị oxy hóa. Cho nên khí mêtan đó hình thành hệ thống hoặc là hòa lẫn với dưỡng khí trong đại dương hoặc qua những phản ứng khác nhau trong không khí, nó tạo thành thán khí.

SupremeMasterTV: Và điều này xảy ra khi nào?

Giáo sư ens: Có lẽ nghiên cứu tốt nhất của những lần này là cách đây khoảng 55 triệu năm, ngay sau thời kỳ đầu kỷ nguyên thứ ba, thể eoxen. Và đó là một thời đại thú vị, mà chúng ta thấy hết các hậu quả của môi trường. Vì vậy có những điều rõ ràng đã xảy ra.

Thật vậy, đó là lý do tại sao chúng ta có ranh giới ở đó, vì những sinh vật đang sống thay đổi quá đột ngột suốt giai đoạn của thời kỳ này. Và chúng ta thấy những điều như là nóng hơn 6, 7 độ khắp thế giới, kể cả vùng khí hậu ấm áp. Chúng ta thấy sự thay đổi trong chu trình thủy học, cho nên một vài nơi trở nên rất khô, một vài nơi trở nên rất ướt. Chúng ta thấy hiện tượng axit hóa đại dương. Chúng ta thấy sự thay đổi trong hàm lượng dưỡng khí trong đại dương. Quá nhiều sự thay đổi môi trường khác nhau xảy ra trong suốt thời gian này.

SupremeMasterTV: Điều này có bao giờ xảy ra trong quá khứ không, nơi mà khí mêtan được thải vào không khí trên địa cầu?

Chúng tôi nghĩ vậy. Chúng tôi tin chắc rằng có nhiều lần trong quá khứ nơi mà lượng thán khí lớn hòa vào đại dương hay không khí rất nhanh. Chúng tôi nghĩ rằng nguồn thán khí đó là khí methane bị oxy hóa. Cho nên khí methane đó hình thành hệ thống hoặc là hòa lẫn với dưỡng khí trong đại dương hoặc qua những phản ứng khác nhau trong không khí, nó tạo thành thán khí.

SupremeMasterTV: Và điều này xảy ra khi nào?

Giáo sư ens: Có lẽ nghiên cứu tốt nhất của những lần này là cách đây khoảng 55 triệu năm, ngay sau thời kỳ đầu kỷ nguyên thứ ba – thể eoxen. Và đó là một thời đại thú vị, mà chúng ta thấy đủ hậu quả của môi trường. Vì vậy có những điều rõ ràng đã xảy ra. Thật vậy, đó là lý do chúng ta có ranh giới ở đó, vì những sinh vật đang sống thay đổi quá đột ngột suốt giai đoạn của thời kỳ này. Và chúng ta thấy những điều như là nóng hơn 6, 7 độ khắp thế giới, kể cả vùng khí hậu ấm áp. Chúng ta thấy sự thay đổi trong chu trình thủy học, cho nên một vài nơi trở nên rất khô, một vài nơi trở nên rất ướt. Chúng ta thấy hiện tượng axit hóa đại dương. Chúng ta thấy sự thay đổi trong hàm lượng dưỡng khí trong đại dương. Quá nhiều sự thay đổi môi trường khác nhau xảy ra trong suốt thời gian này.

SupremeMasterTV: Điều gì xảy ra cho đời sống thú vật lúc đó? Có gì xảy ra cho đời sống thực vật? Có bằng chứng nào về những gì xảy ra cho chúng?

Giáo sư ens: Nó thật thú vị. Nếu cô nhìn vào sinh vật ở đáy lòng đại dương, nhiều thú vật trong chúng có vẻ như bị diệt chủng. Do đó đời sống không được tốt lắm ở dưới đáy đại dương. Trên cạn, có vẻ như có những phản ứng khác như là sinh vật di tản. Và chúng ta thấy sự phân phối của sinh vật thay đổi vô cùng nhanh.

Nếu chúng ta đi lên Bắc Cực và đào một cái lỗ ở đó rồi thâu thập chỗ cặn đã bị lắng xuống dưới đó 55 triệu năm trước, có vẻ như lúc đó nhiệt độ ở khoảng 70 độ, dù chúng ta không hoàn toàn chắc chắn có phải đó là nhiệt độ mùa hè hay nhiệt độ hàng năm. Dù sao đi nữa, nhiệt độ đó cũng rất ấm.

SupremeMasterTV: Rất thú vị. Và chúng ta đang nghĩ khí methane có lẽ là nguyên nhân vào lúc đó, phải không?

Giáo sư ens: Vì lý do gì đó... chúng ta nghĩ khí methane là một phần của cái này. Điều chúng ta không chắc chắn có phải nó gây ra hay là kết quả.

SupremeMasterTV: Chúng ta cũng đang nói chuyện về mình có thể làm gì để giúp đỡ với hâm nóng toàn cầu?

Giáo sư ens: Về khí methane, khi nói về hâm nóng toàn cầu, có lẽ, chắc chắn là trên 100 đến 200 năm tới, những khí tụ methane này ở dưới lòng đại dương sâu có lẽ sẽ không phản ứng trong thời gian đó. Mặt khác, nếu chúng ta đi lên vùng đất đóng băng, thì có thể khí methane sẽ thoát ra từ băng vĩnh cửu, và có thể tác động như sự hoàn ngược.

Do đó khi bắt đầu làm tan đất đóng băng, chúng ta thả ra khí methane dư. Về hâm nóng toàn cầu, đó chỉ là một vấn đề khổng lồ. Để tôi nói với cô về ý kiến cá nhân của tôi. Tôi nghĩ người ta sẽ phải có một quan niệm cấp tiến về thay đổi lối sống, cũng như kỹ thuật mới. Và thật sự cần phải có sự kết hợp của cả hai.

Có đủ loại hoàn ngược như vầy, và nhiều điều trong đó, chúng ta không thật hiểu rõ. Do đó, thí dụ, có một tờ báo, chỉ vài tuần trước, tóm tắt một bằng chứng gần đây, rằng khi mình bắt đầu hâm nóng đồ vật, bầu sinh quyển, cây cối bắt đầu thải ra nhiều thán khí hơn là chúng thâu vào.

Rồi khi mình bắt đầu làm nhiều việc, chúng bắt đầu thâu thán khí, nhưng rồi chúng bắt đầu đẩy nó ra lại. Cho nên nó như là, ôi chao. Chính phản ứng hoàn ngược thật sự là vấn đề. Nó không có trong mô hình của chúng ta. Và có nhiều thứ như vầy mà chúng ta hiện nay thật sự không hiểu lắm.

SupremeMasterTV: Tôi nhớ rằng tôi có đọc báo, ông nói rằng lượng thán khí trong khí methane thật ra giống một tụ điện khổng lồ mà người ta thật sự chưa nghĩ tới, và nó liên quan đến chu kỳ thán khí.

Giáo sư ens: Chu kỳ thán khí. Nếu cô nghĩ về ba cái hộp, đó là cách dễ nhất để nghĩ đến chu kỳ thán khí. Cô có một bầu khí quyển, một bầu sinh quyển và một đại dương.

Giáo sư ens: Bầu sinh quyển, cây, thực vật, như vậy bầu sinh quyển thuộc địa cầu. Và tất cả những thứ này đều liên quan đến nhau. Vậy cô nghĩ về ba cái hộp, cũng như tôi thích nghĩ về nó như một hồ bơi và hai hồ nước nóng. Rồi giữa mỗi những những hộp này, có ngõ vào và ngõ ra. Trong phép suy ra giữa hồ bơi và hồ tắm nước nóng, cơ bản đại dương là một hộp lớn. Và đó là một hiểu lầm chung của người bình thường, họ nghĩ rằng tất cả thán khí ở trong cây.

Nhưng hóa ra phần lớn thán khí, khoảng 93% trong đó, là ở trong đại dương, không phải trong cây hoặc khí quyển. Vậy chuyện đang xảy ra hiện nay là chúng ta đang thêm vào rất nhiều thán khí trong khí quyển. Nó được cho vào với tốc độ nhanh hơn là có thể ngấm vào sinh quyển hoặc vào đại dương. Vì lẽ đó lượng thán khí đang tăng vô cùng nhanh chóng. Nhưng đúng ra, nếu quý vị bỗng nhiên nhận ra có rất nhiều khí methane trên tinh cầu, ở nơi nào đó bây giờ có một hộp thứ tư.

Cho nên mình không thể có một đại dương với số lượng 35.000 tỷ tấn rồi bỗng nhiên nói về khí methane có đến 10 hay 20.000 tỷ tấn. Có một hộp khác trong hệ thống. Cho nên cách đơn giản nhất để nghĩ về điều đó là bình tụ điện. Mình có thán khí thiên nhiên. Cách bình thường người ta nghĩ về chu kỳ thán khí là, mình có một chút thán khí đi vào trong hệ thống, qua các núi lửa phun hoặc vì khí hậu, và một chút thán khí ra khỏi hệ thống. Do đó mình có một hộp lớn, đầu nhập nhỏ và đầu ra nhỏ và chu kỳ thán khí ở giữa những cái này. Rồi, trên cơ bản khi thêm vào khí methane, mình phải nói là, vài phần của thán khí thiên nhiên ra khỏi hệ thống và bị đổi thành khí methane, rồi thêm vào một hộp mới. Rồi chút thán khí thoát ra và đi trở lại vào đại dương.

Chủ ý của bình tụ điện là chỗ đi ra có thể đột ngột thay đổi trong một khoảng thời gian. Đôi khi chúng ta có thể có rất nhiều khí methane thoát ra rất nhanh.

SupremeMasterTV: Với thay đổi nhiệt độ.

Giáo sư ens: Với sự thay đổi nhiệt độ.

SupremeMasterTV: Và thay đổi áp suất.

Giáo sư ens: Phải.

SupremeMasterTV: Ông còn có lời khuyên hoặc điều gì khác ông nghĩ rằng đại chúng nên biết không?

Giáo sư ens: Sự việc hay nhất là, tôi nghĩ tôi có đề cập với cô lúc nãy hôm nay, rằng 15 năm trước, tôi không nghĩ sẽ có bất cứ ai hỏi tôi về điều đó. Tôi chỉ làm việc riêng của tôi và nghiên cứu khí methane và thay đổi khí hậu. Bây giờ người ta thật sự có hứng thú muốn biết.

SupremeMasterTV: Đó là một đề tài rất quan trọng, rất quan trọng. Chúng tôi rất hân hạnh có ông trong chương trình của chúng tôi, Giáo sư ens. Cám ơn ông rất nhiều vì đã cho phép chúng tôi phỏng vấn ông.

Giáo sư ens: Cám ơn quý vị đã mời tôi.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chân thành cám ơn Tiến sĩ ens đã chia sẻ với chúng tôi về nghiên cứu hiện nay của sự liên hệ giữa khí đại dương và hâm nóng toàn cầu. Thành thật kính chúc ông mọi điều tốt nhất trong nỗ lực ông làm để tăng hiểu biết của chúng ta trong lãnh vực nghiên cứu rất quan trọng này.

Nhím Hoàng Kim
02-08-2010, 04:02 PM
KHOA HỌC GIA VỀ KHÍ HẬU THAY ĐỔI

Từ thán khí đến thay đổi khí hậu : Phỏng vấn David Archer , Tiến sĩ địa vật lý - Phần 1~2 (http://suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_video_au&wr_id=11&url=link2_0#v)

Từ thán khí đến thay đổi khí hậu: Phỏng vấn David Archer, Tiến sĩ địa vật lý

Gần đây, càng ngày càng có nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy có một số lượng khí mê-tan khổng lồ và nhiều khí thải nhà kính khác chứa đựng trong đại dương, vùng đóng băng vĩnh viễn và lãnh nguyên Bắc Cực đang có nguy cơ bị thoát ra vào khí quyển do hâm nóng toàn cầu.

Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, Truyền Hình Vô Thượng Sư gần đây đã phỏng vấn David Archer, có bằng tiến sĩ về địa chất. Trong 15 năm qua, ông là giáo sư tại Đại học Chicago ở Illinois, Hoa Kỳ. Tiến sĩ Archer là một chuyên gia về đề tài chu kỳ thán khí toàn cầu và chuyên môn nghiên cứu quá trình trầm tích của đại dương. Ông dạy các lớp học về hâm nóng toàn cầu, hóa học môi sinh, và chu kỳ địa hóa học của địa cầu.

Tiến sĩ Archer còn là tác giả của cuốn sách về khí hậu thay đổi tựa là: Hâm nóng Toàn cầu: Hiểu biết về Tiên đoán. Ông đang viết một cuốn sách khác tựa đề: Từ Đây cho đến Vĩnh viễn: Hâm nóng Toàn cầu trong Thời đại Địa chất. Trong tiết mục Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái hôm nay, chúng tôi sẽ trình chiếu về phỏng vấn Tiến sĩ Archer với Truyền Hình Vô Thượng Sư.

SupremeMasterTV: Tôi biết một phần trong nghiên cứu của ông gồm có tinh thể băng. Xin ông có thể cho biết tinh thể băng là gì và vì sao nó có thể trở thành khí mê-tan?

Tiến sĩ David Archer: Tinh thể băng là một dạng nước đá đặc biệt, trong đó nước đóng băng trong cái khung như quả banh bóng đá và khí mê-tan nằm trong trái banh đó, bị đóng băng và giữ cứng trong nước đá này, nhưng nếu trời quá ấm, nước đá này sẽ tan chảy và thải khí mê-tan vào trong môi trường.

SupremeMasterTV: Điều gì sẽ khiến chúng thải khí ra?

Tiến sĩ David Archer: Hơi ấm, từ hâm nóng toàn cầu, từ sự gia tăng số lượng thán khí. Cho nên thán khí, là một khí thải nhà kính và nó khiến cho bề mặt địa cầu nóng lên. Điều này người ta hiểu rất rõ. Rồi cuối cùng hơi ấm trên bề mặt có thể làm đại dương sâu thẳm cũng ấm lên. Việc này mất thời gian dài. Nếu khí mê-tan từ thủy hợp bị thoát ra và thật sự vào trong bầu khí quyển, khí mê-tan thật sự là một khí nhà kính mạnh hơn thán khí nhiều, vì thế điều này có thể dẫn đến hơi ấm mạnh hơn là chúng ta sẽ bị nếu chỉ có thán khí.

SupremeMasterTV: Ông nghĩ trong địa cầu có chứa bao nhiêu khí mê-tan?

Tiến sĩ David Archer: Một số lượng khổng lồ, thật vậy. Họ đo lường số lượng thán khí trong đơn vị một tỷ tấn, và như thế có lẽ có một trăm hoặc vài trăm tỷ tấn thán khí như dầu và có lẽ vài trăm tấn khí mê-tan nữa trong số khí thiên nhiên dự trữ. Nếu cô nấu trên một lò lửa bằng khí đến từ giếng khí. Loại nhiên liệu hóa thạch lớn nhất là than đá và có lẽ có 5000 tỷ tấn, một tỷ tấn than đá. Do đó than đá là loại nhiên liệu hóa thạch lớn nhất. Nhưng vì tinh thể băng trong đại dương, có thể có hàng ngàn tỷ tấn.

Cho nên có đủ thán khí ở đó để có thể tăng gấp đôi số thán khí mà cuối cùng bị thải vào trong bầu khí quyển. Đó là một số lượng lớn. Có rất nhiều đến nỗi nếu một phần của nó, thí dụ 10%, bằng cách nào đó bị thải vào trong bầu không khí cùng một lúc, cũng sẽ tương tự như thay đổi số tập trung thán khí bằng một phần mười.

Tiến sĩ David Archer: Nếu cô có thể cầm địa cầu và lắc một cái, băng đá có chứa khí hydrade giữ khí mê-tan trong đó nổi lên mặt nước. Nó bị giữ ở dưới đáy đại dương vì có bùn trấn áp bên trên. Nhưng nếu mình chỉ lắc mọi thứ lên, nó sẽ nổi lên và có nhiều khí mê-tan sẽ bị thải ra đến nỗi khí hậu sẽ hoàn toàn phân hủy.

SupremeMasterTV: Vậy những nơi có chứa tinh thể băng là ở chỗ nào quanh địa cầu?

Tiến sĩ David Archer: Chúng thường chỉ ở ngoài khơi, quanh bờ biển, cho nên chúng không ở sâu lắm, không ở giữa biển, vì ở đó không có đủ khí mê-tan để làm thủy hợp và cũng không quá cạn vì áp suất không đủ cao để làm thủy hợp. Nó như là nó ở chỗ sâu trung bình trong vòng quanh đại dương. Bắc Băng Dương có nhiều chỗ có tinh thể băng hơn vì nước ở đó lạnh hơn, cho nên đó có nghĩa là chất thủy hợp có thể tìm thấy ở chỗ cạn hơn trong lòng Bắc Băng Dương, vì nước lạnh có thể ổn định chất thủy hợp.

Vậy ở nơi cạn hơn trong đại dương nghĩa là hơi ấm từ hâm nóng toàn cầu có thể đến với nó nhanh hơn bất cứ nơi nào khác trong đại dương. Hơn nữa, người ta nghĩ có hơi ấm mãnh liệt hơn ở vĩ độ cao. Ở Alaska và Siberia, nơi đó bị ấm hơn rất nhiều so với ở đây tại Chicago vì đó chỉ là cách khí hậu trên địa cầu hoạt động, và do đó Bắc Cực là nơi đáng chú ý nhất về tinh thể băng và về cách nó ảnh hưởng khí hậu như thế nào.

SupremeMasterTV: Nói đến Bắc Cực, có tinh thể băng nào trong đất đóng băng vĩnh viễn không?

Tiến sĩ David Archer: Có, người ta nghĩ có chút tinh thể băng trong băng vĩnh viễn, nhưng điều quan trọng hơn trong băng vĩnh viễn là than bùn, là thán khí thiên nhiên bị đông lại, như cỏ, rễ, và đại khái vậy. Chúng bị đông lại đã nhiều năm, hàng vạn năm nay, nhưng bây giờ khi chúng tan ra, chúng rữa đi và tạo ra khí mê-tan và cũng tạo thán khí nữa.

Một cách khiến việc này xảy ra là trong hồ nước ở lãnh nguyên ở Bắc Cực, như vậy hồ nước bao phủ một bề mặt làm tan chảy một số than bùn bên dưới, rồi có những bong bóng khí mê-tan tuôn ra rất mãnh liệt, cho nên rất có thể khi địa cầu ấm hơn sẽ có nhiều hồ hơn, rồi nhiều khí mê-tan hơn bị thải vào trong không khí.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Hôm nay trên mục Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái, chúng ta có Tiến sĩ David Archer, một giáo sư về khoa học địa chất từ Đại học Chicago đến để bàn với chúng ta về thay đổi khí hậu. Trong mùa hè năm 2007 mùa đá tan tại Bắc Cực, tốc độ đá tan chảy quá lớn, đã báo động các nghiên cứu gia ở Bắc Cực trong cộng đồng khoa học gia.

Từ năm 2006 đến 2007, họ chưa hề chứng kiến một mức giảm mãnh liệt như vậy do số đá tan mùa hè. Hơn nữa, sự phân hủy của kệ đá Wilkins ở Bắc Cực vào ngày 28, tháng 2, 2008 khi một tảng băng khổng lồ 406 cây số vuông tan vỡ vào lòng biển, đã thu hút sự chú ý và lo lắng của toàn cầu về tốc độ của thay đổi khí hậu đã vượt khỏi trường hợp tệ nhất đặt ra bởi Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc. Bây giờ chúng ta hãy nghe từ Tiến sĩ Archer, sẽ định nghĩa rõ sự quan trọng của băng đá Bắc Cực trong việc làm ổn định khí hậu.

Tiến sĩ David Archer: Nước đá biển đóng vai trò mạnh mẽ trong khí hậu là phản chiếu ánh mặt trời ra khỏi không gian, cho nên khi mình làm tan nước đá biển đó, mặt trời chiếu rọi lên Bắc Cực quanh năm, suốt 24 tiếng một ngày vào mùa hè, đó là rất nhiều ánh mặt trời, như thế mình bắt đầu hấp thụ ánh mặt trời đó, và điều đó có thể thay đổi khí hậu của Bắc Cực rất mãnh liệt và rồi gián tiếp ảnh hưởng đến khí mê-tan. Hơn nữa, tảng băng ở Greenland và sự lưu thông của nước biển Bắc Đại Tây Dương, và rất nhiều điều khác trên vĩ độ cao.

SupremeMasterTV: Tôi sẽ mạo hiểm hỏi ông số lượng tập trung của thán khí trong khí quyển hiện nay là bao nhiêu, và nó là bao nhiêu trước khi chúng ta để ý có hâm nóng toàn cầu đang xảy ra.

Tiến sĩ David Archer: Độ tập trung vào năm 1750, không ai đo được độ tập trung lúc đó, nhưng chúng ta có bong bóng không khí thời xưa bị kẹt trong lõi đá, cho nên chúng ta có thể đo, có thể biết rằng vào lúc đó trước khi có hoạt động của loài người, độ tập trung của thán khí là vào khoảng 280 phần cho mỗi triệu. Nghĩa là trong mỗi triệu phân tử không khí, 280 phân tử là thán khí.

Và ngày nay, nó vào khoảng 380 hay 385, đại khái vậy. Trước thời kỳ khí hậu ấm của chúng ta, trong thời đại băng đá lần trước, độ tập trung của thán khí trong không khí là 200, vậy khi đi từ 200 đến 280 là đủ để thay đổi khí hậu trên địa cầu từ thế giới của băng đá khi có hai dặm băng đá trên đầu chúng ta tại Chicago đến thời đại gian băng. Đó là từ 200 đến 280, và bây giờ chúng ta đi đến tận 380. Tài liệu về lõi băng đá cho chúng ta biết con số vào năm 1750 hoặc trong thời đại băng đá bây giờ đi về 800.000 năm và độ tập trung thán khí ngày nay cao hơn hết so với bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian 800.000 năm đó.

SupremeMasterTV: Vậy trong lịch sử của địa cầu, nhiệt độ đã từng có chu kỳ đi lên đi xuống. Chúng ta đã từng có hâm nóng toàn cầu trước kia và đã hồi phục từ đó để đi vào thời đại của sông băng và rồi lại bị ấm nữa. Chúng ta đang làm vậy? Ông có nghĩ đây chỉ là một giai đoạn khác của chu kỳ không?

Tiến sĩ David Archer: Phải, trong một ý nghĩa cô nói đúng, nhưng trong ý nghĩa khác cô dùng chữ “chúng ta,” và chúng ta là nhân loại chưa bao giờ trải qua sự thay đổi khí hậu nhiều như điều chúng ta hiện gây ra trước khi có nền văn minh và nông nghiệp tất cả những thứ này xảy ra trong một thời gian khí hậu rất ổn định gọi là Holoxen của một vạn năm trước.

Trước đó là thời đại sông băng, khí hậu thời sông băng náo động hơn nhiều và có những thay đổi rất mạnh mẽ; chỉ trong vài năm khí hậu sẽ thay đổi từ một thể này sang thể khác rồi trở lại. Nhưng trong thời gian nhân loại văn minh hiện hữu cho đến nay, khí hậu đã rất ổn định, và bây giờ chúng ta đang bị đe dọa rời khỏi khí hậu ổn định đó, để đi đến loại khí hậu mà chúng ta, một loài vật, chưa bao giờ từng thấy trước đây.

SupremeMasterTV: Nhưng lần này, thay vì từ sự phun núi lửa thải ra số lượng thán khí khổng lồ, đây là từ hành động của loài người, thán khí từ nhiêu liệu hóa thạch tích tụ.

Tiến sĩ David Archer: Điều đó tuyệt đối đúng. Chúng ta có thể đo lường số lượng thán khí trong bầu khí quyển và so sánh điều đó với số nhiên liệu hóa thạch chúng ta đốt và rất rõ ràng rằng phần thán khí bị tập trung sẽ tăng lên vì hoạt động của loài người, không phải vì núi lửa hay những gì khác.

SupremeMasterTV: Nhưng kết quả sẽ tương tự như điều chúng ta đã thấy trong quá khứ. Địa cầu sẽ ấm lên trong cách tương tự và có kết quả tương tự.

Tiến sĩ David Archer: Vâng, có một biến cố khí hậu 55 triệu năm trước gọi là Thế Nhiệt Cực Đại Cổ Thủy Tân, và người ta không rõ lắm rằng chuyện gì đã xảy ra, nhưng có một số thán khí đã được thải ra từ địa cầu vào trong bầu không khí rất nhanh ở đâu đó giữa ngay lập tức và một vạn năm; họ không thật sự biết phải mất bao lâu, nhưng số lượng thán khí bị thải ra có lẽ tương đương với số lượng than đá chúng ta có hoặc số lượng của tinh thể băng. Rồi sau đó địa cầu ấm lên, và rồi phải mất 150.000 năm khí hậu mới hồi phục lại từ việc đó, tức là nó cũng sẽ tốn bao đó thời gian địa cầu mới hồi phục lại từ hâm nóng toàn cầu.

Thán khí mình đưa vào không khí, chỉ tích lũy lại trong bầu khí quyển và hệ thống đại dương rồi phải tốn một thời gian rất lâu nó mới hồi phục lại. Địa cầu có kỹ thuật để ổn định khí hậu của nó. Nó gần như một phép lạ khi mình tưởng tượng đến, nhưng nó có vẻ là sự thật nhưng kỹ thuật này để ổn định khí hậu hoạt động rất chậm, phải tốn cả trăm ngàn năm mới xong. Do đó, chúng ta có năng lực để thay đổi khí hậu của địa cầu trong một thời gian vô cùng lâu.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cám ơn quý vị đã cùng theo dõi hôm nay trên Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái, phát hình mỗi thứ tư trên Truyền Hình Vô Thượng Sư. Tuần tới, kính mời đón xem phần hai cuộc phỏng vấn của Truyền Hình Vô Thượng Sư với Tiến sĩ David Archer về lịch sử khí hậu của địa cầu chúng ta và tình trạng hiện nay về hâm nóng toàn cầu. Bây giờ, kính mời đón xem Văn Nghệ Thiên Cung, ngay sau phần Tin Đáng Chú Ý. Cầu chúc quý vị cùng người thân hưởng ơn phước về sức khỏe, hạnh phúc và bình an.

SupremeMasterTV: Có một con số nhất định về mức tập trung mà một khi đạt tới, chúng ta sẽ thấy sự kiện thảm khốc?

Tiến sĩ David Archer: Cá nhân tôi nghĩ rằng chúng ta đã đi quá giới hạn nguy hiểm. Băng đá ở Bắc Băng Dương năm 2007 đã bị tan ra. Số lượng băng đá ở Bắc Băng Dương đã bị giảm nhiều năm qua nhưng rồi tới năm 2007 nó mới bị tan. Và sự kiện động đất và gia tốc của băng trôi trong vùng Greenland. Tôi nghĩ đây là dấu hiệu mà chúng ta đã ở trong khu vực nguy hiểm. Một cách khác để cụ thể hóa, hoặc xác định, để cố gắng trả lời câu hỏi của quý vị là để nói khi chúng ta có thể dự đoán rằng những điều có lẽ không gây nguy hiểm nhưng lại gây hại.

Rất khó để đoán trước, nhưng người ta thường xác định sự thay đổi nhiệt độ nguy hiểm như nóng hơn 2 độ C so với mức bình thường. Cho tới nay địa cầu đã nóng lên khoảng 0,7 độ C và ngày nay cho dù thán khí tập trung trong không khí cũng ngừng tăng và mãi mãi dừng lại ở mức 380, nhiệt độ của địa cầu tiếp tục tăng khoảng 1 độ C. Nếu chúng ta muốn tránh nhiệt độ tăng hơn 2 độ C, chúng ta phải ngăn cản khí thải thán khí, vì vậy ngành này phải ngừng phát triển.

Ngay bây giờ, sự phát triển được dự kiến sẽ tăng nhanh gấp đôi, gấp đôi thán khí thoát ra mỗi năm trong 50 năm qua. Chúng ta cần ngăn cản và không để nó tăng lên và sau đó trong vài thập niên tới, nó phải bắt đầu giảm, nếu không chúng ta sẽ vượt quá mức thay đổi nhiệt độ nguy hiểm là 2 độ C.

2 độ C sẽ ấm hơn địa cầu trong hàng triệu năm qua, vì vậy cố gắng dự đoán nơi nào sẽ có hạn hán hoặc nơi nào sẽ xảy ra bão lớn hơn ngày nay hoặc nơi nào mực nước biển sẽ tăng hàng chục mét, rất khó để dự đoán những điều này, bởi vì khí hậu sẽ nóng hơn khi địa cầu cách đây nhiều năm.

SupremeMasterTV: Ông có nói rằng có một mức vô phương cứu vãn nhất định, nếu chúng ta chịu một nhiệt độ nhất định?

Tiến sĩ David Archer: Vâng, tôi nghĩ có lẽ có một điểm ở đó các tảng băng lớn như là Greenland ở đảo băng hay tảng băng ở Bắc Cực sẽ bắt đầu trôi về đại dương và tan ra, khiến mực nước biển tăng. Và có lẽ điều này đã bắt đầu rồi. Họ có thể nhìn thấy băng tan, và trôi nhanh hơn trước đây và họ có thể nghe động đất trong băng đá cho thấy rằng băng chảy nhanh hơn trước đây. Vì thế nếu các tảng băng bắt đầu tan chảy nhanh hơn, rằng có thể ở mức vô phương cứu vãn.

SupremeMasterTV: Ông nghĩ thế giới sẽ ra sao nếu chúng ta đạt tới điểm đó?

Tiến sĩ David Archer: Đã nhiều lần trong quá khứ, quý vị đề cập trước đó về tập trung thán khí tăng cao hơn ngày nay và trên cơ bản sẽ không còn băng đá trên tinh cầu. Vì vậy mực nước biển trong thế giới nhà kính như vậy sẽ dâng cao hơn 70 mét so với ngày nay vì thế nếu chỉ nhìn bản đồ địa cầu, quý vị sẽ thấy sự khác biệt. Florida sẽ không còn nữa, thí dụ vậy, trong hoàn cảnh đó, nhiều đồng bằng sẽ bị ngập.

Người ta gọi là thế giới nhà kính, trong thế giới nhà kính có rất ít sự khác biệt về nhiệt độ giữa xích đạo và các cực, vì thế phần lớn cơ bản là nhiệt đới cho tới các cực. Họ tìm thấy răng cá sấu Mỹ, răng cá sấu Phi châu, hóa thạch ở Siberia và ở Alaska từ những thế giới nhà kính này. Cá sấu Phi châu không thể sống nếu lạnh hơn nhiệt độ đóng băng vì thế đó sẽ là một thế giới toàn khu vực nhiệt đới đến tận các cực.

Nhưng chi tiết về thay đổi khí hậu vận hành ra sao hoặc điều đó có thể hỗ trợ bao nhiêu người rất khó dự đoán, và điều thậm chí khó đoán hơn, thật ra, là một chuyển tiếp từ thế giới tương đối mát sang thế giới như thế này. Các khu rừng sẽ đều ở nơi không thích hợp, vì vậy chúng chỉ chết hoặc cây mới sẽ mọc, hầu duy trì thay đổi khí hậu? Rất khó để chuẩn bị cho một xã hội có thể đối phó với sự chuyển tiếp như vậy.

SupremeMasterTV: Dường như vấn đề hâm nóng toàn cầu chỉ cho chúng ta thấy một phương hướng mới mà chúng ta sẽ phải hợp tác nhiều hơn, các quốc gia sẽ phải rộng lượng với nhau. (Phải.) Ngay cả những cá nhân sẽ cần thay đổi lối sống, hy vọng cho sự tốt đẹp hơn.

Tiến sĩ David Archer: Tôi nghĩ, điều đó đúng, mặc dù tôi nghĩ rằng họ có thể thay đổi cơ sở hạ tầng năng lượng để khi quý vị cắm cái gì đó vào tường, nó đến từ nguồn năng lượng không có thán khí. Ý tôi là đức hạnh của cá nhân là một điều mạnh mẽ để thay đổi cách sử dụng năng lượng nhưng như vậy sẽ không đủ.

Chúng ta phải ngưng xây nhà máy điện chạy bằng than, nếu không tất cả sẽ biến mất. Tôi cảm thấy rằng Hoa Kỳ nên dẫn đầu trong việc tạo những thay đổi này. Và tôi cũng cảm nhận rằng chúng ta có những nguồn mà có thể bắt đầu phát triển kỹ thuật năng lượng mới và rồi làm điều đó sẵn có cho phần còn lại của thế giới.

SupremeMasterTV: Vì vậy ông muốn nói với các nhà lãnh đạo chính phủ và nhà hoạch định chính sách rằng bây giờ là thời gian phải hành động?

Tiến sĩ David Archer: Vâng. Lần cuối cùng tôi nghe có 160 nhà máy điện chạy bằng than đang được kế hoạch, thiết kế hoặc xây dựng riêng ở Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc, họ đang xây một nhà máy điện mới chạy bằng than mỗi tuần và nếu họ xây tất cả những thứ đó, thì tất cả sẽ biến mất. Các nhà máy điện đó là một tội lỗi phản đối nhân lại là điều tôi muốn nói các vị lãnh đạo.

SupremeMasterTV: Chúng ta sẽ thấy như là năng lượng mặt trời hoặc năng lượng hydro màu xanh để chúng ta có năng lượng không tạo ra khí nhà kính?

Tiến sĩ David Archer: Đúng vậy. Điều đó sẽ tốt hơn rất nhiều. Khí hydro không phải là một nguồn năng lượng, gần giống như cách dự trữ năng lượng. Chúng ta phải tạo ra khí hydro để có thể sử dụng tế bào quang điện mặt trời để tách nước tạo ra khí hydro và sau đó dùng khí hydro trong xe hơi hoặc bất cứ gì, nhưng không có nơi nào dành cho khí hydro, vì vậy nó không phải là nguồn năng lượng chủ yếu.

Nhưng có rất nhiều ánh mặt trời, có hàng ngàn lần ánh mặt trời chiếu trên địa cầu mỗi ngày nhiều hơn chúng ta thật sự sử dụng tất cả năng lượng được tạo, do đó nếu chúng ta bắt đầu thu thập ánh mặt trời hiệu quả thì sẽ giải quyết mọi nhu cầu. Tôi đã đọc rằng để cung cấp cho Hoa Kỳ, sẽ cần khoảng 2% diện tích đất của Hoa Kỳ, là khoảng bao nhiêu khu vực được sử dụng cho đường xá. Có vẻ như rất nhiều, nhưng nếu quý vị nói với vài người hàng trăm năm trước rằng 2% diện tích đất sử dụng cho đường xá, họ sẽ nói rằng như thế là quá nhiều. Họ cũng có thể nói điều đó là không thể.

SupremeMasterTV: Ông có thường thức đêm lo lắng về hâm nóng toàn cầu không?

Tiến sĩ David Archer: Có, đôi khi. Tôi cảm thấy như chúng ta có kỹ thuật để tránh hâm nóng toàn cầu. Chúng ta biết các cách mới để khai thác năng lượng từ than đá, thí dụ vậy, và chúng ta bắt đầu học cách dựng máy xay gió và tế bào quang điện mặt trời và phát triển hữu hiệu năng lượng. Vì thế tôi không nghĩ là không thể tránh được. Về kỹ thuật, tôi nghĩ chúng ta biết cách làm, nhưng đây là một vấn đề xã hội khó khăn hơn nhân loại đã từng đối mặt trước đây bởi vì nó đòi hỏi sự hợp tác toàn cầu.

SupremeMasterTV: Có hai nhà nghiên cứu khác của Đại Học Chicago cho thấy việc áp dụng dinh dưỡng chay là một trong những cách hữu hiệu nhất để giảm khí thải khí nhà kính. Ông có ý kiến gì về nghiên cứu của họ không?

Tiến sĩ David Archer: Họ đã xem xét vấn đề này rất kỹ. Rất rõ ràng rằng khi quý vị trồng thóc lúc và cho thú vật ăn, rồi ăn thú vật, quý vị đã mất 90% năng lượng từ thóc lúa nguyên thủy, như thế không những quý vị nuôi được ít người hơn trên nông nghiệp quý vị có mà như họ khám phá, điều đó còn cần rất nhiều năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch để điều đó xảy ra.

Cùng với báo cáo của Liên Hiệp Quốc và nhiều quan sát khác của các khoa học gia, rõ ràng rằng áp dụng dinh dưỡng chay (thuần chay) là một trong các hành động hữu hiệu nhất mà mỗi cá nhân có thể làm để giúp giảm hiệu ứng của hâm nóng toàn cầu. Chúng tôi chân thành cám ơn Tiến sĩ David Archer, về nghiên cứu vô giá trong khoa học của ông về địa vật lý , cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin hơn về địa cầu và tác động của thay đổi khí hậu.

Nhím Hoàng Kim
02-26-2010, 11:31 PM
KHOA HỌC GIA VỀ KHÍ HẬU THAY ĐỔI

Vai trò quan trọng của băng đá Bắc Băng Dương :Phỏng vấn Tiến sĩ Ted Scambos & Mark Serreze - Phần 1~3 (http://suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_video_au&wr_id=12&goto_url=&sca=sosv_1&page=2&url=link1_0#v)

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Vào ngày 28 tháng 2, tảng băng Wilkins của Nam Cực lớn khoảng 406 cây số vuông rơi xuống biển, được đăng tin hàng đầu khắp thế giới. Sự khám phá đáng lo ngại này là do Tiến sĩ Ted Scambos đưa ra từ hình ảnh vệ tinh.

Tiến sĩ Scambos là gia khoa học nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Tài liệu Băng tuyết Hoa Kỳ (NSIDC) của Đại học Colorado ở Hoa Kỳ. Tiến sĩ Mark Serreze còn là khoa học gia nghiên cứu cao cấp tại NSIDC và là nhân viên tại Viện Hợp tác Nghiên cứu Khoa học Môi sinh (CIRES). Ông là thành viên của Hiệp hội Địa lý Hoa Kỳ và Hội Khí tượng Hoa Kỳ. Tiến sĩ Serreze đã xuất bản vô số bản tin về khám phá của ông với vùng nước biển đóng băng co rút của Bắc Cực.

Hiện nay, ông đang ước lượng nguyên nhân sự co rút của băng đá biển Bắc Cực. Trong mục Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái hôm nay, Tiến sĩ Scambos và Serreze chia sẻ kiến thức chuyên môn của họ trong cuộc phỏng vấn với Truyền Hình Vô Thượng Sư. Chúng ta hãy cùng nghe Tiến sĩ Serreze về cuộc nghiên cứu của ông trong khoa học sông băng, địa cực và những hệ quả từ khám phá của họ về băng đá Bắc Cực tan chảy trên phương diện thay đổi khí hậu.

SupremeMasterTV: Câu hỏi đầu tiên của tôi là tại sao băng đá biển Bắc Cực quá quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái của địa cầu?

Tiến sĩ Serreze: Khi nghĩ về Bắc Cực, chúng ta có thể nghĩ về nó như một tủ lạnh của hệ thống khí hậu ở Bắc Bán Cầu. Ngày nay, dĩ nhiên, một phần của tủ lạnh đó chỉ tọa lạc rất xa về phía bắc, như vậy tia nắng sẽ không chiếu sáng trực tiếp như ở miền xích đạo.

Nhưng một phần lớn khác đây là sự hiện hữu của vùng nước biển đóng băng. Nó phản chiếu, nên phần lớn năng lượng mặt trời chạm vào mặt băng đá đó, sẽ bị phản chiếu trở lại không gian, và duy trì độ lạnh của Bắc Cực. Nhưng chúng ta đang làm ấm hệ thống đó, và điều bắt đầu xảy ra là, chúng ta bị mất băng đá phản chiếu đó.

Chúng ta đang thay đổi bản chất của tủ lạnh Bắc Cực. Vấn đề là, mọi thứ trong hệ thống khí hậu được gắn liền với nhau. Cuối cùng những gì xảy ra tại Bắc Cực ảnh hưởng những gì xảy ra dưới đây. Tôi đang nói về thí dụ ở trung vĩ tuyến như ở Hoa Kỳ.

SupremeMasterTV: Khi nghĩ đến việc mất băng đá ở Bắc Cực, ông thấy ảnh hưởng lớn nhất là gì?

Tiến sĩ Serreze: Khi nghĩ về việc mất băng đá Bắc Cực, chúng tôi nghĩ về hai thành phần của băng đá. Một trong hai thành phần đó là lớp đá bị giữ lại trong dải băng, và chúng ta đang nói chuyện về Greenland. Bây giờ khi băng đá ở Greenland bắt đầu chảy, điều đó sẽ ảnh hưởng mực nước biển và có một bằng chứng mạnh mẽ rằng điều đó thật sự hiện đang xảy ra. Thành phần kia của cái chúng tôi gọi là phạm vi nước ở Bắc Cực, là băng đá.

SupremeMasterTV: Tôi hiểu.

Tiến sĩ Serreze: Giờ, sự tan chảy băng đá biển và sự mất đi lớp băng đá biển không có ảnh hưởng đến mực nước biển. Vì lớp băng đó đã nổi sẵn rồi, nó rất khác với Greenland. Tuy nhiên, điều chúng ta đang bàn là sự mất mát một vùng mặt băng đá trắng xóa rất lớn này.

Albedo là hệ số phản chiếu của một bề mặt. Tuyết và đá, nếu có thể thấy, có hệ số phản chiếu cao, và khi bị mất vùng nước biển đóng băng đó, hệ số phản chiếu bị giảm, khiến cho mặt băng đá đó tối hơn, vậy thì nó sẽ hấp thụ nhiều năng lượng mặt trời hơn, Bắc Cực sẽ nóng lên.

Nhưng mọi thứ đều liên hệ với nhau, nên nếu thay đổi vùng nước biển đóng băng Bắc Cực, chúng ta thay đổi mô hình hung nóng, và sự lưu chuyển khí quyển phản ứng những thay đổi trong sự hung nóng. Cho nên lý lẽ là, khi bị mất vùng nước biển đóng băng, bắt đầu có những ảnh hưởng như mô hình thời tiết, mô hình góp phần bên ngoài Bắc Cực. Đôi khi chúng ta nghĩ đến Bắc Cực như một nơi rất xa xôi, những gì xảy ra ở đó không quan trọng, nhưng chúng ta bắt đầu tìm hiểu được rằng điều đó thật sự có tầm quan trọng.

SupremeMasterTV: Đây là lý do họ nói về sự phản hồi và sự việc như thế, tức là nó đi trong một vòng tròn, như vòng xoáy xuôi.

Tiến sĩ Serreze: Đúng vậy, đây là toàn bộ khái niệm của sự phản hồi. Ngay cả trong những mô hình tuần hoàn khí hậu ban đầu cho chúng ta biết rằng khi chúng ta bắt đầu tăng sự cô đọng khí thải nhà kính, chính ở Bắc Cực là nơi chúng ta sẽ thấy những thay đổi trước tiên, và chính ở Bắc Cực là nơi những thay đổi đó sẽ được thấy rõ ràng gấp đôi, và một phần lớn của độ nhạy đó là do các quá trình phản hồi này.

Ý tưởng là một khi chạm vào hệ thống với thứ gì đó, ảnh hưởng của nó bắt đầu như hòn tuyết, và phản hồi quan trọng nhất ở Bắc Cực có liên quan với thay đổi hệ số phản chiếu này, nhất là có liên quan với vùng nước biển đóng băng. Chúng ta hâm nóng khí hậu một chút qua việc thải ra khí nhà kính vào môi trường, làm tan chảy vài vùng nước biển đóng băng và tuyết phản chiếu cao này, nghĩa là nhiều năng lượng mặt trời hơn sẽ được hấp thụ, và kết quả Bắc Cực trở nên ấm hơn, đó có nghĩa là thêm nhiều tuyết và vùng nước biển đóng băng chảy ra, Bắc Cực thậm chí trở nên càng ấm hơn, nên đó là sự phản hồi, một quá trình tự nó trưởng dưỡng nó.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tiến sĩ Ted Scambos chuyên môn nghiên cứu về sông băng của Nam Cực. Ông là người đầu tiên khám phá sự sụp đổ của tảng băng Wilkins ở Nam Cực qua hình ảnh vệ tinh, và dẫn đầu một nhóm khoa học gia quốc tế để tìm hiểu vùng này. Tiến sĩ Scambos là người góp phần cho bản tường trình Thay đổi Khí hậu năm 2007: Nền tảng Khoa học Tự nhiên cho Hội đồng Liên Chính phủ Thay đổi Khí hậu đoạt giải Nobel Hòa bình của Liên Hiệp Quốc (IPCC). Ông chia sẻ kiến thức về vai trò quan trọng của băng đá ở vùng địa cực trên Truyền Hình Vô Thượng Sư.

Tiến sĩ Scambos: Một thành phần duy nhất khác hơi khác biệt là lỗ thủng ôzône ở Nam Cực, cũng do sinh hoạt của loài người gây ra, nhưng sự kiện chính vào năm 2002, tôi nghĩ, thật sự là điểm ngoặt. Đó là một hình tượng để nói rằng địa cầu đang thay đổi do sự hâm nóng, mảng băng đá màu xanh đang bị đổ nát, chảy thành dòng qua đại dương. Điều đó trở nên một hình tượng, được dùng hàng trăm lần trên báo chí, sách vở, bài viết tạp chí.

SupremeMasterTV: Đã có các tảng băng vụn vỡ lớn hơn như vậy rất nhiều, tuy nhiên trong quá khứ, năm 1955 hay gì đó, tôi nghĩ vậy.

Tiến sĩ Scambos: Vào năm 1955, có một núi băng trôi được trông thấy và cho là lớn hơn núi băng trôi lớn nhất trong bản đồ ngày nay. Tôi đã xem câu chuyện trong báo đó và tôi nhìn vào vài tảng băng. Điều đó bình thường, và Nam Cực đã từng xảy ra như thế hàng triệu năm nay.

Điều không bình thường là trông thấy những ao nước tan chảy trên bề mặt, không có băng đá phía trước thềm tảng băng, và một đổ bể bất ngờ, không phải một miếng lớn, mà là bị vụn vỡ, bị hủy hoại, hoàn toàn nổ tung ra trong vòng chỉ vài tuần. Điều khác nữa là tảng băng không được hồi phục. Không có băng đá mọc lại, không có tảng băng mới bắt đầu đẩy ra sau hậu quả từ những sự kiện xảy ra này.

SupremeMasterTV: Quý vị có thấy sự đe dọa trước mắt về tảng băng hiện nay ông đang theo dõi không? Tảng băng Larsen A đã rơi xuống, phải không? Và Larsen B đã rơi xuống gần đây, phải không? Chúng ta đang xem tảng C?

Tiến sĩ Scambos: Phải, có tảng băng C, và hiện có các kế hoạch viếng nơi đó, như một phần của Năm Địa Cực Quốc Tế. Có hai nỗ lực chủ yếu, một là từ Anh quốc, và một nỗ lực chung giữa Chí Lợi và Hoa Kỳ viếng Larsen C và thiết lập những khuôn khổ, để rồi chúng ta biết điều đó ra sao trước khi nó thật sự bắt đầu bị đẩy lui vì lý do hâm nóng toàn cầu.

Chúng tôi nghĩ rằng cách duy nhất mình bị mất tảng băng một phần là do hâm nóng toàn cầu, nhưng cách duy nhất bị mất là qua quá trình tảng băng nổi bị vỡ và bề mặt băng đá tan chảy rất chậm. Mình phải chờ cho hơi ấm đạt đến điểm mà từ ở dưới đáy nó tan chảy vì nước biển, và từ trên đỉnh nó tan chảy bởi không khí, cả hai điều này kết hợp lại để làm mỏng tảng băng đến số không.

Nhưng chúng ta không hề dự đoán rằng sẽ có quá trình rạn nứt xảy ra rất nhanh khi mình có phần trên băng đá sũng ướt nước, thật sự nước làm cho tảng băng bị bể tung. Không phải sức nóng của đá, đây là điều những người ở miền bắc rất quen thuộc, rằng đá có thể bị tách ra do một luồng nước mạnh chảy vào đường nứt. Tôi hiểu. Nó không hẳn cùng một quá trình. (Vâng.)

Nếu mình có một cột nước cao, sẽ có khá nhiều sức ép ở dưới đáy. Vì băng đá ít dày đặc hơn nước hoặc băng trôi trên nước, bằng đá không có cùng một sức ép, không dày đặc như vậy. Cho nên, ở dưới đáy của khe nứt, nó bắt đầu chứa đầy nước, bởi vì không có nước ở trên mặt. Ở dưới đáy của khe nứt, mình có một điểm mà sức ép rất cao, đến nỗi chỉ trọng lượng của nước nặng bên trong lớp nước đá nhẹ hơn là đủ để làm nứt qua lớp nước đá và đẩy nó tận xuống dưới đáy. Đó là một điều mà người ta đã từng bàn đến về sông băng nhưng chưa bao giờ, chưa ai từng nghĩ rằng điều này có thể xảy ra ở mức độ lớn như vậy và quá bất ngờ trên tảng băng. Hiện giờ, đó vẫn là mô hình tốt nhất.

Có vài điều khác nữa, người ta đã bàn về việc các đại dương ngày càng ấm hơn, làm mỏng lớp đá từ bên dưới ra sao, cách tảng băng vì bị mỏng đi, bắt đầu bị mất sự tiếp xúc với bờ biển, bắt đầu bị tách rời ra khỏi bờ biển. Nhưng khi nói về những gì xảy ra vào tháng 3 năm 2002 và trước đó năm 1995 với tảng Larsen A, nhất định có liên hệ với vết nứt trong băng đá rất bất bất ngờ trong một mùa hè nóng. Do đó, nếu thật sự có một mùa hè nóng từ bây giờ đến năm 2020, chúng ta có thể thấy tảng Larsen C cũng sẽ bị y như thế.

Tiến sĩ Scambos: Điều chúng ta thấy là, các tảng băng là kim chỉ nam tốt của thay đổi khí hậu vì chúng phản ứng không chỉ với nhiệt độ không khí trên bề mặt, nơi dải băng còn lại cũng phản ứng, mà còn làm ấm đáy biển. Nó bắt đầu vi chỉnh chúng ở bên dưới, cho nên chúng phản ứng rất nhanh. Tin không hay là những tảng băng này đều được bồi dưỡng bởi các sông băng chảy ra từ dải băng lớn.

Khi làm vỡ các tảng băng, lấy chúng đi, tất cả những sông băng đó gia tốc rất nhanh, chảy vào đại dương, làm vỡ rất nhanh và đổ băng đá ở trên lục địa ra ngoài đại dương.

Đây là một trường hợp khác mà các nhà băng tuyết học rất ngạc nhiên, vượt xa sự hình dung lạ nhất của họ về tốc độ nhanh hệ thống đó có thể phản ứng. Chúng ta đi từ bốn sông băng đã bồi dưỡng Larsen B đang chảy ở tốc độ khoảng một mét mỗi ngày, đến bồi dưỡng nó với tốc độ 6 đến 8 mét mỗi ngày, trong thời gian một năm, một năm rưỡi, sau khi tảng băng Larsen B bị mất.

Nếu điều đó xảy ra nơi khác tại Nam Cực, khi có sông băng thậm chí lớn hơn, chúng ta sẽ thấy bước nhảy rất bất ngờ trong tốc độ mực nước biển tăng.

Tiến sĩ Scambos: Điều rõ ràng rằng đại dương ấm lên dọc theo bờ biển phía nam Greenland và cũng ở phía tây của Greenland phần đất gần với Gia Nã Đại, sông băng đang phản ứng rất nhanh; chúng đặc biệt phản ứng với sự tan chảy trên bề mặt và với đại dương ấm lên.

Sự khởi động hiện ra ở Greenland có vẻ như là đại dương đang ấm hơn, rồi sự tan chảy trên bề mặt có vẻ gia tốc nước chảy vào đại dương từ những điều bị khởi động do đại dương ấm hơn. Ở Nam Cực hiện nay, trong bán đảo, dường như là nhiệt độ không khí đang dẫn đầu, nhưng các nơi khác tại Nam Cực, nhiệt độ đại dương đang tăng dần ở dưới sâu, vì mặt nước biển ở Nam Cực và bề mặt băng đá ở Nam Cực vẫn còn khá lạnh. Nhưng bên dưới lớp nước lạnh đó, nước ấm hơn từ các nơi khác trên thế giới, từ những nơi ôn hòa của thế giới đang chảy vào, và nếu có một lớp băng đá rất sâu tiếp xúc với nước biển, nó đang bị tan chảy và vụn vỡ, và đang tăng tốc tan chảy, mặc dù cho đến nay Nam Cực vẫn còn khá lạnh.

Cho nên, ở hai địa cực, bất cứ ai làm việc với khoa học địa cực, không ai có nghi vấn về liệu chúng ta có bị vấn đề hay không, một thế giới đang bị ấm, vì chúng tôi thấy nó trong địa hạt chúng tôi mỗi năm.

Tiến sĩ Scambos: Hiện nay, năm 2008, chúng ta vừa thấy rõ từ những điều được xem là “tiếng ồn” trong hệ thống khí hậu, một đợt nóng và một đợt rét. Một cách kiên định, chúng ta đang gần nhiệt độ nóng nhất mình chưa hề nghe, chưa hề thấy, chưa hề ghi lại, trong 10 hoặc 15 năm qua đã là những năm nóng nhất của 150 năm nay.

Cứ nhiều lần chúng ta ngày càng gần với kỷ lục đó. Chúng ta hiện đang thấy rõ ràng từ bất cứ gì giống như “tiếng ồn” trong hệ thống khí hậu để thật sự thấy những ảnh hưởng toàn cầu và tình trạng khí hậu ấm hơn lâu dài.

SupremeMasterTV: Ông có nghĩ trong 5 hoặc 6 năm qua, ông đã trở nên càng ngày càng tin chắc rằng đó là do hâm nóng toàn cầu và không thể là điều gì khác?

Khách: Tôi khá tin tưởng điều đó vào cuối thập niên 1990. Tôi nghĩ kết quả từ hai cột đá rất quan trọng và rất nổi tiếng ở Greenland, được cung cấp bằng chứng đầy thuyết phục rằng vào giai đoạn này bầu khí quyển rất khác xa so với bầu khí quyển địa cầu đã từng có trong 100.000 năm qua. Chiều hướng ấm lên mà chúng tôi đã thấy ở Bắc Cực đã bắt đầu vào năm 1975.

Khách: Tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng không ai tranh luận rằng nếu khí thải nhà kính có thể làm ấm địa cầu. Chúng ta biết đó là cách địa cầu này làm việc. Chúng ta biết đó là cách Kim Tinh làm việc. Nó nóng đỏ trên bề mặt vì có khí nhà kính. Do đó Hỏa Tinh trải qua sự thay đổi khí hậu vì môi trường ở đó gần như đều là khí nhà kính, gần như đều là thán khí. Và chúng ta biết rằng giai đoạn ấm và lạnh trên địa cầu đang bị khuếch đại bởi những gì xảy ra cho bầu khí quyển dù thán khí có tăng hay giảm hoặc khí mê-tan tăng hay giảm trong môi trường.

Không ai trong thế giới hàn lâm, dù ở bên nào của cuộc tranh luận bàn cãi những ý tưởng trên. Câu hỏi duy nhất là: Có thể nào 2 watts mỗi mét vuông thật sự thay đổi khí hậu theo cách chúng ta đã thấy nó thay đổi cho đến nay và liệu thêm 200 pmm thán khí, thí dụ vậy, sẽ thay đổi khí hậu lên đến 5°C hoặc 4°C không, hoặc bất cứ đề án nào cho cuối thế kỷ này.

Tiến sĩ Scambos: Có rất nhiều sự phản hồi trong hệ thống. Địa cầu trở nên được cân bằng, đó thật sự là những thúc đẩy nhỏ khá bất ổn trong một đường hướng, nhất là trong vùng địa cực, dẫn đến những thay đổi rất lớn trong lớp đá tuyết bao phủ khắp thế giới.

Và điều đó đưa đến việc khuếch đại sự hâm nóng. Một khi đẩy lùi một vùng như Bắc Băng Dương, thì quý vị bắt đầu làm ấm Đại Băng Dương. Hơi nóng được giữ lại qua mùa đông. Rất khó để băng đá trở nên rất dày và vì thế nó rất dễ bị tan chảy trở lại vào mùa hè tới, rồi mình bị đi vào vòng hồi tiếp này.

(Hình ảnh của - nasa.gov )

Bây giờ có tin tốt là nếu chúng ta từng chế ngự khí nhà kính trong bầu khí quyển, và xoay ngược nó, và bắt đầu làm lạnh địa cầu hoặc ổn định địa cầu ở một khí hậu nào đó, và sự hồi tiếp hoàn ngược cũng diễn ra khá nhanh.

Nếu có một đại dương lạnh, nếu có một bầu khí quyển lạnh, lớp tuyết đá có thể vẫn còn qua mùa hè. Sau đó mình lại bắt đầu tái tạo chỏm băng Bắc Cực. Sẽ mất thêm chút thời gian lâu hơn để những thứ như dải băng phản ứng.

SupremeMasterTV: Tôi có đọc nhiều bản tin khác nhau về hàng triệu năm về trước, khi lục địa nằm ở những vị trí khác nhau, và chúng ta cũng không có chỏm băng địa cực vào một lúc nào đó và có một thời gian ấm lên và lạnh xuống do sự thay đổi mặt trời hoặc do quỹ đạo. Tại sao bây giờ rất khẩn trương rằng vấn đề hâm nóng toàn cầu hoặc khí nhà kính đã trở nên một nhân tố lớn như thế?

Tiến sĩ Serreze: Chúng ta chắc chắn biết rằng khí hậu địa cầu đã thay đổi rất mãnh liệt qua nhiều thời điểm khác nhau. Thí dụ như kỷ băng hà của quá khứ, hãy nhìn vào hai triệu năm trước.

Chúng ta biết việc gì gây ra điều đó, nên nếu chúng ta liên kết với những thay đổi trong quỹ đạo của địa cầu đối với mặt trời, những điều này gọi là “Động lực Malenkovic.” Điều động lực này làm là, thay đổi số lượng năng lượng mặt trời mình lấy hoặc nhận được ở những nơi khác nhau trên mặt đất, vào những lúc khác nhau trong năm. Thành ra mình có thể được động lực này trong đúng tình trạng, khiến mang lại một kỷ băng hà. Thay đổi những điều đó sẽ đưa mình đến cái chúng ta gọi là kỷ gian băng. Nhưng những gì đang xảy ra hiện nay là chúng ta đang có một động lực khí hậu khác. Động lực khí hậu của mình rõ ràng là do sinh hoạt của loài người làm tăng lên sự tập trung của khí thải nhà kính.

Khí hậu không thay đổi chỉ vì một phép lạ; đôi khi chúng ta nghe nói “Khí hậu đã thay đổi trong quá khứ. Sao ngày nay có điều gì khác biệt?” Quý vị phải nhớ thay đổi khí hậu ở quá khứ như chúng ta có ngày nay, nhất định được nhận dạng với một động lực khí hậu. Chúng ta biết động lực khí hậu đó hiện nay là gì; chúng ta biết rằng động lực khí hậu đó là do sinh hoạt của chúng ta.

SupremeMasterTV: Vì vậy từ khoảng năm 1750, kỷ nguyên công nghiệp, chúng ta bắt đầu thấy những thay đổi này và nhiều ảnh hưởng của loài người hơn là chỉ bởi thiên nhiên (Đúng.)

Tiến sĩ Serreze: Điều đó tự nó, chu trình carbon, là điều chúng ta gọi là sự thăng bằng. Có thán khí trong bầu khí quyển bị lấy xuống bởi nước biển, rồi nước biển thải một chút trở lại vào trong khí quyển. Có một trao đổi thán khí trong bầu khí quyển giữa những mặt đất.

Nhưng mọi việc đều có sự cân bằng, nhưng việc chúng ta hiện làm với khí đốt hóa thạch là lấy khí carbon được lưu trữ lâu dài dưới lòng đất hàng triệu năm trước và đặt nó vào trong bầu khí quyển. Do đó chúng ta đang thay đổi sự cân bằng đó và biết rằng thán khí giống như vài loại khí, là khí nhà kính. Để phản ứng khí hậu phải ấm lên. Vật lý học này không thể tránh được.

SupremeMasterTV: Tôi cũng đã đọc vài điều về việc này, họ nói rằng cho dù mức độ khí nhà kính giữ nguyên như hiện nay, nhiệt độ đại dương tiếp tục tăng, bởi vì đó là một khối lượng khí lớn đến nỗi nó tiếp tục như thế.

Tiến sĩ Serreze: Những gì quý vị đang nói là cái chúng tôi gọi là “sức nóng vẫn còn ở trong ống dẫn,” sức nóng trong ống dẫn. Vấn đề ở đây là, chúng ta bàn về những động lực khí hậu. Chúng ta có một động lực trong khí hậu và rồi hệ thống khí hậu ấm lên. Nhưng có biểu hiện chậm ở trong này, vì vậy cho dù chúng ta hiện ngưng khí thải nhà kính, vẫn còn hơi nóng này trong ống dẫn; tuy vậy, điều then chốt là cố gắng giữ sự hâm nóng này chậm lại. Dù chúng ta làm gì ngày nay, vẫn còn sự nóng thêm trong dự trữ. Nhưng điều then chốt là, chúng ta có thể giữ sự làm ấm thêm đó xuống một mức độ đủ thấp để chúng ta có thể kiềm chế.

SupremeMasterTV: Tôi hiểu.

Tiến sĩ Serreze: Nếu chúng ta để nó đến một mức độ nguy hiểm, thì chúng ta sẽ có vấn đề, rồi sẽ bắt đầu thấy thí dụ như, băng tan cả khối của Greenland, và Nam Cực cũng bắt đầu tham dự vào, một mô hình hâm nóng bắt đầu ảnh hưởng mãnh liệt những thứ như mô hình nông nghiệp chẳng hạn.

Nhưng chúng ta phải bắt đầu hành động mau. Cho nên chúng ta sẽ phải sống với chút khí ấm, nhưng nếu có thể giữ chúng đủ chậm, để sự hâm nóng đủ chậm, chúng ta có thể thích ứng với nó, có thể mang lại kỹ thuật mới để giảm khuôn khổ của vấn đề.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Qua nhiều năm, các khoa học gia đã tỉ mỉ đo lường sự khác biệt trong mực nước biển dâng cao và sự ảnh hưởng về sinh thái học và dân cư bờ biển. Tiến sĩ Ted Scambos giải thích thêm về ảnh hưởng mực nước biển dâng cao hơn do thay đổi khí hậu.

Tiến sĩ Scambos: Trong 400 năm, chúng ta đã có mực nước biển dâng cao khoảng 1 li rưỡi mỗi năm, như vậy không nhiều lắm. Nhưng trong 15 năm qua, thập niên 1990, chúng ta có một vệ tinh để có thể đo mực nước biển dâng cao nhanh thế nào. Bây giờ, mực nước biển lên cao khoảng 3 li mỗi năm, và tài liệu gần đây nhất cho thấy nó là khoảng 4 li mỗi năm.

Nhưng khi nó bắt đầu dâng cao 1 phân mỗi năm, vài phân mỗi năm, thì trong một khoảng thời gian rất ngắn, chúng ta sẽ nhận ra rằng mình sẽ phải xây lại hạ tầng bến cảng và hạ tầng đê. Chúng ta sẽ bị mất đất đai mà chúng ta có ở những nơi bất ổn khắp vùng bờ biển của thế giới.

Nó sẽ trở thành một mối ưu tư nghiêm trọng, chúng ta sẽ nhận ra rằng mình thật sự có vấn đề với mực nước biển dâng cao. Tôi nghĩ sự đe dọa lớn hơn hiện tại là bão tố, gió lốc và hạn hán gây ra do thay đổi khí hậu vì ảnh hưởng gây ra cho sự luân chuyển đại dương và không khí. Đó là ảnh hưởng trực tiếp hơn tôi thấy đang xảy ra.

Tiến sĩ Scambos: Bắc Băng Dương được bao phủ bởi băng đá; đó là chỏm băng trên phía bắc, một phiến băng rất mỏng phân cách giữa đại dương và bầu khí quyển, chỉ dày khoảng một hay hai mét, hoặc khoảng ba, sáu, chín bộ Anh. Tại Nam Cực, có một khối băng đá lớn ở trên lục địa nằm ngay giữa Địa Cực phía Nam. Cho nên chúng gần như đối nghịch nhau.

Nam Cực có một tảng băng rất cao, gần giống như bình nguyên Tây Tạng, một khối băng đá rất cao nằm chính giữa địa cực, nhưng được bao quanh bởi băng đá hầu hết quanh năm, một viền băng đá cứ đến rồi đi gần như hoàn toàn mỗi năm.

Tảng băng là các phiến băng đã trôi đi từ băng đá lục địa dày đó nằm trên lục địa, trôi ra ngoài đại dương. Bởi vì băng đá dày và bởi vì đại dương rất lạnh, chúng giữ được dạng phiến cứng khi trôi ra ngoài đại dương, và chúng thường trôi cho đến khi chạm phải những hòn đảo nhỏ. bán đảo hoặc bất cứ gì làm chúng ổn định lại.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tiến sĩ Scambos cùng với các chuyên gia khí hậu khác đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hành động sớm hơn thay vì trễ hơn để xoay ngược ảnh hưởng của hâm nóng toàn cầu.

Tiến sĩ Scambos: Hiện giờ, chúng ta đang thấy một số lượng phát sung nào đó. Chúng ta lấy bỏ một ít băng đá từ phía trước, và có một cuộc đua, sông băng cố gắng tăng tốc lực. Phản ứng của băng đá là tăng tốc lực và tìm cách ổn định lại bên cạnh những khối đá. Rồi nếu nước biển đủ ấm, nó sẽ tiếp tục làm nứt khối đá này, như thế cho dù băng đá trôi nhanh hơn, vẫn không thể đến khối đá đó trước khi bị vỡ, và mình mất một số băng đá từ dải băng.

Nhưng nếu nó ổn định lại bên cạnh những khối đá, thì như vậy sẽ nhanh chóng hỗ trợ băng đá ở đây, và chúng ta bắt đầu tích lũy băng đá lại vào dải băng. Nhưng khối băng đá đã bị mất, hiện ở trong đại dương, và phải mất một thời gian dài để chỗ đó được trở thành tuyết trở lại, hàng thế kỷ, thiên niên kỷ để đặt tất cả trở lại được.

Nên, nếu chúng ta có rất nhiều sông băng bất ngờ chạy đi mất và nước biển ấm hơn rất nhiều, như thế sông băng cứ tiếp tục việc hàng ngày này cố gắng theo kịp, đẩy băng đá ra trước nó, nhưng tiếp tục lấy đi thêm băng đá từ đàng sau nó để đưa vào băng đá trôi mau hơn này, chúng ta sẽ thấy một tình trạng không thể ngưng lại rất nhanh, không thể quay lại rất nhanh, và vì thế chúng ta phải có kế hoạch.

Bến Cảng Boston, cần phải xây lại mỗi 50 năm, bởi vì mực nước biển dâng cao khoảng hai mét mỗi năm. Châu thổ sông Mississipi, tất cả đất đai dưới đó, tất cả cơ sở hạ tầng ở dưới đó, có lẽ chúng ta không thể tin rằng chúng sẽ còn ở đó trong 50 năm tới, bởi vì sẽ bị lũ lụt nhanh hơn chúng ta có thể, thậm chí cả với một kế hoạch tích cực hơn, làm đê chẳng hạn, chúng ta không thể theo kịp.

Tôi nghĩ, người tỵ nạn vì khí hậu,là một vấn đề lớn có thể xảy ra từ những nơi như Bangladesh, những nơi bị hạn hán hoặc không còn trồng trọt được. Có lẽ nó không phải là một nạn hạn hán nặng nhưng nông nghiệp không còn hữu hiệu như xưa nữa.

Có vô số người ở Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ. Rất nhiều sản lượng của thế giới ở những vùng đó đang được dùng để nuôi những người sống ở đó. Nếu nơi đó bị giảm sút vì khí hậu thay đổi, chúng ta sẽ có một vấn đề khổng lồ phải lo đến.

SupremeMasterTV: Họ nói: “Nếu chúng ta mất tất cả băng đá ở Bắc Cực, mực nước biển sẽ dâng cao thêm 20 bộ Anh. Nhưng nếu mất tất cả băng đá ở Nam Cực, mực nước biển sẽ dâng lên 200 bộ Anh.”

Tiến sĩ Scambos: Đó là một khả năng có thể xảy ra. và mặc dù một phần nhỏ của Nam Cực hiện đang bị trôi nhanh hơn và làm ấm này, nó vẫn đóng góp một phần quan trọng. Greenland đang có một đóng góp quan trọng, và dĩ nhiên sự làm ấm của đại dương cũng bắt đầu có một ảnh hưởng rất lớn. Tất cả đây chỉ là phần vấn đề của mực nước biển dâng cao.

SupremeMasterTV: Và nó ở trên cao.

Tiến sĩ Mark Serreze: Đúng vậy, một phần của điều này chỉ vì Bắc Cực là một nơi ấm hơn. Nếu nói về những phản hồi mà chúng ta đang bàn đến, làm mất băng đá từ băng tan đó, nó được xác định trên một con số rất quan trọng, đó là điểm đông của nước, 32˚F, 0˚C, đó là con số nguy cấp.

20 năm trước, có một khoảng thời gian trong năm khi hầu hết Bắc Cực đều ở tại hoặc trên điểm nguy cấp. Nhưng chúng ta chỉ nóng lên một chút, bây giờ bất ngờ chúng ta bắt đầu kéo dài thời gian mùa băng tan rất lâu, cho nên sự việc thật sự cứ tiếp tục.

Bắc Cực lúc nào cũng ở gần cao điểm đó hơn Nam Cực vì nó ở gần con số nguy cấp hơn, điểm đông đá nguy cấp đó.

(Image Credit - nasa.gov )

Tiến sĩ Scambos: Chúng ta phải nhìn các dấu hiệu mình đang thấy ở vùng địa cực. Chúng rõ như ban ngày. Không có sự giải thích nào phía sau việc trông thấy chỗ bể khổng lồ của băng đá bao phủ Bắc Băng Dương mùa hè vừa qua. Đó là một hiện tượng kỳ lạ. Những sự kiện trên đó cho biết rằng các sự việc lớn đang chờ chúng ta, nếu chúng ta không bắt đầu thay đổi những gì mình gây cho bầu khí quyển.

Tiến sĩ Mark Serreze: Vâng, không phải vì sự thay đổi chúng ta đã thấy hiện nay là điều đáng quan tâm, mà là những gì sẽ xảy ra trong tương lai.

Tiến sĩ Scambos: Vâng, những gì đã và đang xảy ra ngày nay chỉ là phát súng báo động.

Tiến sĩ Mark Serreze: Nó chỉ là sự báo hiệu.

Tiến sĩ Scambos: Hoa anh đào nở rộ ở Washington sớm hơn thường năm nhiều và dường như ngoại trừ mùa đông này, chúng ta không có mùa đông giá lạnh lắm, như chúng ta thường hay có.

Dường như cây cối đổi xanh nhanh hơn, có những loài chim di tản đến những vùng nào đó chúng chưa thường đến. Khi chóp địa cực bắt đầu co rút, chúng ta sẽ cảm nhận được vì trên cơ bản nó là máy điều hòa không khí, là chỗ lạnh cuối cùng của một hệ thống bị mặt trời ngự trị, và không khí thật ra xoay chuyển trong vài mô hình xoay chuyển lớn, nhưng điều giữ cho hơi nóng không bị vào trong không khí vì có vùng đất lạnh này phát ra rất nhiều hơi nóng.

Nơi đó không thu vào nhiều năng lượng vì có bề mặt trắng lớn này ở trên Bắc Băng Dương.

Nếu chúng ta mất nó, cho dù chỉ vài tuần trong mùa hè, một lượng nhiệt lớn sẽ bị thải vào nước biển, băng đá không hồi phục tốt như vậy vào mùa thu tới, chúng ta sẽ trải qua những gian đoạn ngày càng dài hơn với vùng đất tối thay vì vùng đất trắng ở Bắc Cực và nó sẽ cho trở vào thời tiết trên cùng khắp Bắc Bán Cầu. Người ta sẽ cảm thấy như có một thay đổi bất ngờ trong tốc độ hâm nóng toàn cầu, khi chúng ta bắt đầu mất băng đá ở Bắc Cực.

SupremeMasterTV: Có một khoa học gia, Katey Walter. Bà nhìn vào số khí mê-tan có thể phát ra từ lớp băng nguyên thủy hoặc từ đáy đại dương.

Tiến sĩ Scambos: Hiện nay chúng ta đang bắt đầu ra khỏi tình trạng ấm hơn. Điều chúng ta sẽ thấy là, nếu mọi sự cứ tiếp tục trong chiều hướng này, thì những nguồn khí mê-tan và thán khí khác sẽ bắt đầu bị khơi dậy và thải ra vào bầu khí quyển.

Và chúng ta sẽ không thể kiềm chế những điều đó dù với kỹ thuật tốt nhất trên thế giới để quản lý thán khí và khí mê-tan do chính chúng ta thải ra. Tôi không muốn nghĩ về mình sẽ phải làm gì để cố gắng điều khiển chỗ khí thoát ra từ Siberia và Gia Nã Đại.

Tôi có thể tưởng tượng chúng ta cô lập thán khí từ các nhà máy đốt than, chuyển sang loại xe chuyên chở khác, tìm ra một cách khác để cung cấp điện cho gia cư và thương mại. Những điều đó tôi có thể tưởng tượng. Còn về ngưng chất khí thoát ra từ lòng đất khắp cả phía bắc của một phần ba thế giới, tôi không tưởng tượng nổi.

Tiến sĩ Scambos: Nếu cho phép hâm nóng khí hậu tiếp tục, chúng ta sẽ phải đối diện, với không những cố gắng giải quyết vấn đề của khí đang bị thải ra và kiến thiết lại hạ tầng cơ sở của mình, nhưng còn phí tổn ngày càng lớn của vấn đề đang bị gây nên do thay đổi khí hậu vì mực nước biển dâng cao, số lượng bão tăng, vấn đề với thực phẩm, làm sao để nuôi dân chúng.

Tiến sĩ Scambos: Nhưng điều này cũng sẽ được giải quyết nhanh nếu chúng ta kiềm chế khí hậu. Vấn đề là nếu chúng ta dùng quan điểm của “Chúng ta sẽ cố gắng ngưng vấn đề này lại, và có thể mất cả thế kỷ để thực hiện điều đó,” khoảng thời gian để địa cầu tự nhiên hồi phục rất lâu và chúng ta sẽ phải chịu nhiều thay đổi vì ảnh hưởng của nó đến đời sống loài người thế nào trong vài thế kỷ.

Trừ phi chúng ta dùng thái độ rằng chúng ta thật sự cần một kế hoạch cấp tốc để đối diện với khí thải nhà kính, trừ phi chúng ta dùng thái độ đó, chúng ta nên nghĩ về việc thích ứng thay vì làm dịu đi.

Có một vấn đề với cuộc bàn thảo về khí thải nhà kính, nhất là đối với công chúng, vì tất cả các dự đoán thường đi đến năm 2100 như thể đó là một thời điểm phép lạ mà lúc đó tất cả sự kiện đều ngưng lại.

Sự việc không phải vậy. Không có giới hạn cho việc thế giới sẽ ấm đến bao nhiêu trừ khi chúng ta giới hạn nó.

Rất quan trọng để con người ở khắp nơi hiểu: Cuối cùng nó tùy vào chúng ta để ngưng nó lại.

Nhím Hoàng Kim
03-11-2010, 01:25 AM
KHOA HỌC GIA VỀ KHÍ HẬU THAY ĐỔI

Giới thiệu Dinh dưỡng Thân thiện Khí hậu : Phỏng vấn Tiến sĩ Annika Carlsson-Kanyama (http://suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_video_au&wr_id=13&goto_url=&sca=sosv_1&page=1&url=link1_0#v)

Mừng quý vị đến với mục Sống Vui Sống Khỏe trên Truyền Hình Vô Thượng Sư.

Ngày nay nhu cầu khẩn cấp để đảo ngược thay đổi khí hậu được nhận biết rộng rãi khắp thế giới, và nhiều người đã nhận thức rằng hành động cá nhân hữu hiệu nhất và tức khắc nhất là áp dụng ăn chay bổ dưỡng, nghĩa là dinh dưỡng không có thịt động vật.

Nghiên cứu về sự liên hệ giữa dinh dưỡng thực vật và môi trường bền vững được đã mở ra một biên giới mới cho nghiên cứu khoa học và đưa ra những thức ăn mới trong đời sống hàng ngày. Trên Sống Vui Sống Khỏe hôm nay, chúng ta nói chuyện với Tiến sĩ Annika Carlsson-Kanyama, một khoa học gia lỗi lạc từ Viện Kỹ thuật Hoàng gia Thụy Điển.

Gần đây một nhà nghiên cứu và người dẫn đầu dự án tại Nhóm Bảo vệ Năng lượng và Môi sinh/FOI, ở Stockholm, Tiến sĩ Carlsson-Kanyama còn làm việc với cương vị một phụ tá giáo sư tại Khoa Công nghệ Sinh thái học. Bà lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Lund và đã viết vô số văn bản về những ảnh hưởng môi sinh do sự tiêu thụ và mô hình sản xuất của loài người. Chúng ta hãy gặp Tiến sĩ Carlsson-Kanyama.

SupremeMasterTV: Bà có nói về nguồn gốc của khí nhà kính là khí methane và còn là thán khí.

Annika: Khí nitrous oxide; chúng tôi thêm nó vào khi nitrous oxide được dùng trong cách sản xuất phân bón nitrogen, ứng dụng chúng và chăm sóc cho phân bón. Cho nên khi người ta có gia súc, heo hay bất cứ gì, họ phải thêm khí thải nitrous oxide vào đó nữa.

Chúng độc hơn rất nhiều, nếu nhìn vào tương lai 100 năm. Khí nitrous oxide gần như độc hơn thán khí đến 300 lần, trong khi tôi nghĩ khí methane độc hơn khoảng 50 hay 60 lần. Cho nên thật ra có một khác biệt thật lớn.

Hai loại khí này đã gây ra rất nhiều hâm nóng toàn cầu rồi. Và chúng liên quan rất mật thiết đến lãnh vực nông nghiệp và đến kỹ nghệ chân nuôi, thật vậy. Tôi có thể đề cập đến một nghiên cứu của Tổ chức Nông Lương vào cuối năm 2006, trong đó họ nói rằng 18% khí thải nhà kính toàn cầu bị thải ra từ kỹ nghệ chăn nuôi. Chỗ đó còn nhiều hơn tất cả số xe trên thế giới cộng lại, và phần lớn 18% số đó là nitrous oxide và khí thải methane, thật vậy.

Vì thế đó là một vấn đề lớn. Và tôi cũng nghĩ rằng trong các thảo luận công chúng về người tiêu thụ có thể làm dịu thay đổi khí hậu ra sao, mình có thể lái xe ít đi, có thể dùng bóng đèn hữu hiệu năng lượng, nhưng ăn ít thịt hoặc ít thức ăn gây ô nhiễm rất nhiều khi nói đến khí thải nhà kính lại ít khi được nói đến. Và đó là điều rất quan trọng, ít nhất để nâng cao ý thức trong người tiêu thụ về việc này.

SupremeMasterTV: Bà có thể dẫn dắt chúng tôi qua chu kỳ của khí thải thán khí khi dùng thịt bò, thay vì dùng rau cải, một dinh dưỡng dùng đậu.

Annika: Trước tiên, nếu mình bắt đầu với đậu, chu kỳ sống bằng đậu bắt đầu với cách trồng đậu ở đâu đó trên một cánh đồng. Một máy kéo sẽ cày cánh đồng lên, nhổ cỏ, gặt hái và v.v..., ở đó có khí thải thán khí vì có dầu diesel dùng trong máy kéo.

Chúng ta luôn tính toán chỗ đi vào, chỗ thải ra từ sự sản xuất phân bón, nếu có; sau đó có sự chuyên chở, sấy khô, đóng gói, rồi bán lẻ, rồi lại có sự chuyên chở nữa. Đậu này được mang về nhà, và nấu. Sẽ có lò điện hay lò ga được dùng, v.v... Và rồi mình có thể tiếp tục tính toán về rửa sạch nồi dơ nếu mình muốn.

Vì vậy đó là một chu kỳ sống rất đơn giản, thật thế. Nếu mình nhìn chu kỳ làm thịt, bất kỳ loại thịt nào, nó bắt đầu cùng một cách, bằng cách sản xuất đậu, thí dụ, đậu nành, và sản xuất những thứ như lúa mạch, lúa mì, bắp hay bất cứ gì. Và những sản phẩm này được dùng làm thức ăn nuôi các thú vật trong chuồng, lò sát sinh, làm lạnh, đóng gói, bán lẻ rồi cuối cùng được nấu. Cho nên chu kỳ làm thịt phức tạp hơn nhiều so với sản phẩm thức ăn chay vì trước tiên nó liên quan đến sản xuất sản phẩm chay để được đổi thành thức ăn cho thú vật.

Và đó là một phần lý do nó ô nhiễm nhiều hơn khi chế tạo thịt bò, thịt heo hoặc thịt gà thay vì các sản phẩm thực vật. Bởi vì đôi khi cần có 10 kí-lô thức ăn để sản xuất một kí-lô thịt bò, thí dụ vậy, cho nên có một số lượng thán khí rất lớn bị thải ra, số khí thải methane từ bao tử của các thú vật. Và chúng ta có thể cộng lên những khí thải này và nó thành ra, thí dụ, cứ một kí-lô thịt bò so với 1 kí-lô đậu có thể có sự khác biệt với hệ số 40 khi nói đến sự thải ra của khí nhà kính cho mỗi kí-lô.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Khi Sống Vui Sống Khỏe trở lại, chúng ta sẽ tiếp tục cuộc bàn thảo với Tiến sĩ Carlsson-Kanyama về dinh dưỡng của chúng ta ảnh hưởng môi trường ra sao. Quý vị đang xem Truyền Hình Vô Thượng Sư, kính mời tiếp tục theo dõi.

Hôm nay trong tiết mục Sống Vui Sống Khỏe Tiến sĩ Annika Carlsson-Kanyama bàn về dinh dưỡng lành mạnh thân thiện với khí hậu. Một trong những bản tin đầu của bà, với tựa đề Thay đổi khí hậu và lựa chọn thức ăn, Làm thế nào các khí thải nhà kính từ sự tiêu thụ thức ăn có thể được giảm? rõ ràng xác minh rằng cách ăn chay, nghĩa là dinh dưỡng không có thịt, dựa trên nguồn thực phẩm nội hóa đưa ra một mức khí thải thấp nhất cho mức gia trí dinh dưỡng cao nhất.

Annika: Tôi rất hiếu kỳ để xem vấn đề về mô hình dinh dưỡng thân thiện môi sinh sẽ được đưa ra trong nghị sự chính sách.

SupremeMasterTV: Nó thay đổi như thế nào ở Âu châu?

Annika: Nó đang thay đổi, thật vậy, bởi vì tôi nghĩ nó bắt đầu lộ ra cho chúng ta thấy ngày càng nhiều rằng thay đổi khí hậu có thể cuối cùng, nếu chúng ta không kiềm hãm khí thải, nó sẽ gây một thử thách cho xã hội mà chúng ta không thể giải quyết. Ý tôi là, đề án hoặc tỉ dụ gần đây nhất từ IPCC cho thấy rằng nếu khí thải tiếp tục tăng, chúng ta có thể có nhiệt độ toàn cầu tăng cao hơn sáu độ vào cuối thế kỷ này.

Đó là một khác biệt lớn hơn thời đại sông băng vừa qua, trừ năm độ. Chúng ta không thể hình dung thế giới sẽ ra sao. Có một nguy hiểm là mực nước biển sẽ dâng cao vài mét trong thế kỷ này nếu sự việc tệ đi, và chúng ta không muốn chuyện đó xảy ra, tuyệt đối không muốn. Đó sẽ là một đại họa, mình không thể tưởng tượng làm sao để đối phó với nó. Do đó chúng ta phải nhìn vào những nơi mới để làm dịu đi thay đổi khí hậu và chúng ta phải nhanh lẹ. Và mô hình dinh dưỡng là một bước quan trọng.

SupremeMasterTV: Vậy, xin bà có thể cho biết đôi chút về cách làm sao để giúp người ta thu xếp một dinh dưỡng thân thiện với khí hậu?

Annika: Tôi nghĩ khi mình có thể cho vài lời khuyên đơn giản và thiết thực cho người ta và đó là, trong dinh dưỡng thân thiện khí hậu, tránh thịt đỏ, thí dụ vậy. Như thế nếu mình chọn rau cải, chọn những thứ không được chuyên chở bằng máy bay, trái cây cũng vậy. Và tránh những thứ trồng trong nhà kính, nhà kính có máy sưởi vào mùa đông. Và tôi nghĩ lời khuyên quan trọng nhất là ăn thức ăn mình mang về nhà; đừng vứt bỏ, vì đó là một lãng phí tài nguyên. Tôi nghĩ nếu theo được lời khuyên đơn giản này, mình sẽ làm được rất nhiều.

Tôi nghĩ ngày nay rất khó cho người tiêu thụ quyết định. Nếu mình biết cách trồng trọt, mình biết rằng nếu thấy một trái dưa leo dài, xanh vào mùa đông ở Thụy Điển, tức là nó đã được trồng trong nhà kính vì nó phải có nhiệt độ 25˚C và rõ ràng nó không thể được trồng ở bên ngoài vào mùa đông tại Thụy Điển, và không thể tồn trữ nó. Chúng ta có các rau cải khác có thể tồn trữ qua mùa đông nếu chúng được trồng vào mùa hè, và chúng rất thân thiện với khí hậu.

Thí dụ, cà-rốt, khoai tây, củ hành hoặc boa-rô hay bất cứ gì. Đây là những rau cải mình có thể ăn quanh năm. Nếu chuyên chở đường xa, ngay cả băng đại dương, nếu dùng tàu để chở, thì rất thân thiện khí hậu. Không có nhiều khí thải lắm khi mang đi món gì đó bằng đường tàu từ Tân Tây Lan đến Thụy Điển hoặc Anh quốc. Cho nên tôi nghĩ khá lắm, bởi vì nếu mình ăn những sản phẩm rau cải, mình có thể ăn thức ăn nhập cảng, nếu tránh những thứ chuyên chở bằng máy bay. Đó là ý kiến của tôi. Dù sao, nó vẫn thân thiện với khí hậu hơn nhiều so với ăn thịt.

SupremeMasterTV: Ở Thụy Điển sự việc xảy ra thế nào, với công việc làm của bà?

Annika: Từ 2007, đã có một thích thú lớn trong giới báo chí về loại công việc này. Tôi nghĩ đã đến lúc những người sản xuất phải có trách nhiệm để tuyên bố về dấu ấn thán khí hay bất cứ gì trong sản phẩm của họ. Bởi vì nếu đi vào bất cứ tiệm nào ở đây, hay bất cứ nơi nào, có hàng ngàn sản phẩm, như cô biết.

Và nội dung thay đổi, và nguồn gốc của sản phẩm này thay đổi, cho nên chỉ có người sản xuất mới có thể thật sự cho biết về dấu ấn thán khí của nó. Nó không phải là điều một nhà nghiên cứu hay một nhóm nghiên cứu có thể thực hiện được.

Annika: Nhưng tôi nghĩ đã đến lúc. Chính phủ Thụy Điển kêu gọi công nghệ thực phẩm đến họp vào lúc rất gần đây và nói: “Chúng tôi muốn quý vị làm một hệ thống dán nhãn thán khí cho các sản phẩm.” Cho nên tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra, nhưng nó thật sự đang nằm trong nghị sự hiện nay.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chúng tôi cám ơn bà, Tiến sĩ Annika Carlsson-Kanyama, về sự nghiên cứu tỉ mỉ của bà để nâng cao ý thức công chúng về tầm quan trọng của dinh dưỡng trường chay để cứu môi sinh. Mục Sống Vui Sống Khỏe trình chiếu mỗi thứ hai trên Truyền Hình Vô Thượng Sư. Cám ơn quý vị đã cùng theo dõi hôm nay. Và bây giờ, kính mời quý vị đón xem Khoa Học và Tâm Linh, phát hình kế tiếp ngay sau Tin Đáng Chú Ý. Mong mọi chúng sinh trên thế giới này chung sống trong hài hòa, tôn trọng và tình thương.

Nhím Hoàng Kim
04-02-2010, 02:54 PM
KHOA HỌC GIA VỀ KHÍ HẬU THAY ĐỔI

Băng tan Bắc Băng Dương : Phỏng vấn Tiến sĩ Greg Flato - Phần 1~2 (http://suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_video_au&wr_id=14&url=link1_0#v)

Nhím Hoàng Kim
04-12-2010, 10:01 PM
KHOA HỌC GIA VỀ KHÍ HẬU THAY ĐỔI

Khoa học và giải pháp cho nạn hâm nóng toàn cầu - Phần 1~2 (http://suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_video_au&wr_id=16&goto_url=&sca=sosv_1&page=1&url=link2_0&eps_no=630&show=ee&flag=1#v)

Khoa học và giải pháp cho nạn hâm nóng toàn cầu

“Bằng chứng khoa học thật rõ ràng: sự thay đổi khí hậu toàn cầu gây ra bởi sinh hoạt của con người hiện đang xảy ra, và là mối đe dọa đang gia tăng đối với xã hội.”
- Hội Tiến Bộ Khoa Học Hoa Kỳ

Nông phu Thái: Không có mưa khiến đất đai khô hạn. Điều này làm cho lúa gạo không có phẩm chất tốt, không xanh tươi.

Công dân Hoa Kỳ: Ngay cả ở xứ này, chúng tôi đang thấy những sự thay đổi khí hậu không thật sự đúng với thời tiết vùng này của thế giới.

Âu Lạc (Việt Nam): Lạnh suốt hơn một tháng, cây cỏ chịu không được, lúa cũng vậy.

Julie Williamson, Người chăm sóc Thú vật, Tasmania, Úc Đại Lợi: Đây là mùa thu và trời thường mưa nhiều vào lúc này. Tình trạng hạn hán đã được chính thức tuyên bố và nông dân ở đây tại Tasmania được cho biết cách để chuẩn bị. Có những vùng nước đang ở mực thấp nhất.

Ông Benjamin Karmorh, Jr., Trợ tá Giáo sư, Cơ quan Bảo vệ Môi sinh của Liberia: Đối với quý khán giả, sự thay đổi khí hậu là một hiện thực. Thay đổi khí hậu không còn là một vấn đề về môi sinh. Đó là sự phát triển, đó là kinh tế, đó là vấn đề toàn cầu.

Ông Saley Hassane, Thư ký Điều hành, Hội đồng Phát triển Môi sinh và Bền vững Quốc gia Niger: Thế giới đang nguy ngập. Chúng ta cần cứu vãn địa cầu

Trưởng Oren Lyons, Trưởng hội đồng Quốc gia Onondaga, Giáo sư- Đại học Tiểu bang Nữu Ước: Chúng tôi nhận được những báo cáo này từ những quốc gia phía bắc, từ Alaska, từ bắc Gia Nã Đại, từ Greenland, Thụy Điển, từ những tộc dân khác nhau sống trên vùng địa cực. Chúng tôi nhận biết những thay đổi đang xảy ra, tuyết rơi ít hơn, địa cầu hâm nóng, loài vật đang bị ảnh hưởng như thế nào, và loài người trên địa cầu đang bị ảnh hưởng ra sao.

ĐỈNH ĐIỂM

Vào tháng 9 năm 2007, khoa học gia bắt đầu xem xét dữ liệu do vệ tinh nhân tạo thu thập trong mùa hè tan băng ở băng dương. Quả là một mùa hè bi thảm.

Tiến sĩ Marc Imhoff, Khoa học gia Dự án Terra, Trung tâm Đạo hàng không gian Goddard NASA, tại khởi xướng Năm Địa Cầu Quốc tế UNESCO: Nhiều người đã miễn cưỡng thú nhận rằng chúng ta đã đi đến đỉnh điểm bởi vì những điều này thật sự đi theo chu kỳ. Nhưng theo sự thăm dò ý kiến thì tình trạng đã vượt quá điểm mà chúng ta có thể phục hồi băng đá.

Tiến sĩ David Archer, Giáo sư Khoa học Địa vật lý tại Đại học Chicago, Hoa Kỳ: Theo tôi, chúng ta đã vượt quá lằn ranh nguy hiểm. Số lượng băng đá ở Bắc Băng dương đã giảm dần trong nhiều năm, rồi vào năm 2007 thì băng vỡ vụn. Và sự hoạt động của động đất và sự tan chảy băng gia tăng ở Greenland, Tôi nghĩ đây là những dấu hiệu cho biết chúng ta đã đi vào giai đoạn nguy hiểm.

Tiến sĩ Derek Mueller thuộc Ontario, Gia Nã Đại đã khám phá một hệ thống nứt rạn dài 16 cây số tại thềm băng Ward Hunt. Thềm băng lớn nhất trôi trên bắc bán cầu đã tan rã.

Tiến sĩ Derek Mueller, nghiên cứu gia nghiên cứu vùng phía Bắc và Cực, Đại học Trent, Gia Nã Đại: Điều chúng ta thật sự đang chứng kiến là sự biến mất của những thềm băng đã tồn tại nhiều ngàn năm.

Ở vùng tây nam cực, Tiến sĩ Ted Scambos để ý những hình ảnh vệ tinh cho thấy một khối băng đã tách khỏi thềm băng Wilkins ở Nam cực, và sau đó dẫn đến sự sụp đổ kinh sợ của 406 cây số vuông băng đá trôi vào biển.

Tiến sĩ Ted Scambos, khoa học gia trưởng tại Trung tâm Tài liệu Tuyết và Băng đá Quốc gia ở Boulder, Colorado, Hoa Kỳ: Và sự sụp vỡ đột ngột này, không phải là một tảng băng lớn tách ra mà là sự vỡ vụn, sự tan chảy, hoàn toàn vỡ vụn chỉ trong vài tuần lễ. Một việc khác nữa là thềm băng này không thể hồi phục. Sẽ không có băng mới lại, không có thềm băng mới phát sinh sau những biến chuyển này.

Tiến sĩ Gregory M. Flato, Trung tâm Mô hình và Phân tích Khí hậu Gia Nã Đại: Hiện nay khi thời tiết bắt đầu nóng lên, bề mặt sáng của băng và tuyết bắt đầu tan chảy, và phơi bày bề mặt tối phía dưới, hoặc là đại dương hay mặt đất. Và bề mặt tối đó hấp thu thêm nhiều bức xạ mặt trời, làm thời tiết nóng thêm lên, và sẽ làm tan chảy thêm nhiều băng đá nữa.

Ngày càng nhiều khoa học gia kết luận rằng băng đá đại dương có thể biến mất vào cuối mùa hè, khoảng giữa mùa thu 2008 và 2012, ba mươi năm sớm hơn dự đoán.

Ted Scambos: Tại những vùng địa cực, những người làm việc về khoa học địa cực, không ai thắc mắc là có sống trong 1 thế giới đang nóng lên không, chúng ta đang có vấn đề, vì chúng tôi thấy việc này nơi mình làm việc mỗi năm. Và những tảng băng đã từng hiện hữu 10.000 năm nay, từ sau thời kỳ băng đá cuối cùng đã tan biến vì khí hậu đã nóng hơn nhiều, và chỉ vào khoảng 20 hoặc 30 năm cuối này khí hậu đã nóng hơn nhiều.

Nhà khí hậu học Hoa Kỳ hàng đầu, Tiến sĩ James Hansen, Giám đốc, Trung tâm Đạo hàng không gian Goddard NASA: Chúng tôi đã đi đến thời điểm rất khẩn cấp. Và kết quả là chúng ta sẽ có những thay đổi khí hậu lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta thấy đến nay.


Hệ sinh thái Khoảng 20% đến 30% loài thực vật và động vật nhận biết đến nay có thể có nguy cơ diệt chủng gia tăng nếu nhiệt độ trung bình của toàn cầu tiếp tục vượt trên 1,5 đến 2,5 độ C (chỉ số trung bình).
- Báo cáo về Sự Thay Đổi Khí Hậu Tháng 11 năm 2007 các quốc gia Liên Hiệp Quốc

Tiến sĩ Janice Lough, Nhà nghiên cứu San Hô ngầm Great Barrier, Viện Khoa học Biển Úc Đại Lợi: Thay vì một dải san hô ngầm đầy màu sắc rực rỡ, chúng ta chỉ thấy giống như những bộ xương trắng khắp nơi. Và chúng ta đã thấy sự kiện Vỉa San Hô ngầm Rộng lớn bị tẩy trắng vào năm 1998. Năm 2002, có khoảng 50% san hô ngầm bị ảnh hưởng, và Dải San hô phía nam lại bị tẩy trắng vào năm 2006. Những sự kiện này trực tiếp liên quan đến nhiệt độ ấm lên khác thường của nước biển.

Tiến sĩ Gordon McBean, Chủ tịch Chính sách, Hiệp hội Giảm Mất mát Thảm khốc: Như tôi đã giải thích với chính phủ liên bang khi được yêu cầu sơ lược về vấn đề này, và họ nói rằng: “Vậy ông nói sao về những người nói rằng sẽ không có chuyện gì xảy ra?

Tôi đáp: “Thưa Bộ Trưởng, điều ông nghe từ những người đó là, có thể là điều mà 5 người phát biểu, nhưng điều tôi nói với ông là điều mà 90 người phát biểu. Và ông cũng nên nhớ rằng có 5 người khác, là những khoa học gia tài giỏi không kém, đều nói rằng điều tôi đang nói là còn rất dè dặt, rằng thật sự tình trạng sẽ còn tệ hại hơn thế nữa.

Asher Minns, Giám đốc Truyền thông, Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu Thay đổi Tyndall: Tôi đã từng làm việc với Trung tâm Tyndall trong 5 năm và ngành truyền thông về môi sinh từ khoảng 7, 8 năm nay. Điều làm tôi ngạc nhiên vào thời gian đó là tốc độ mà khí hậu thay đổi, khoa học về sự thay đổi khí hậu đã gia tăng đáng kể và quan tâm của doanh nghiệp và chính phủ đối với sự thay đổi khí hậu đã gia tăng rất nhiều vào thời đó.

Tiến sĩ Geraldens: Đó là một quan niệm sai lầm chung đối với một người trung bình. Họ nghĩ rằng tất cả chất cac-bon nằm trong thực vật. Nhưng hóa ra hầu hết chất cac-bon, khoảng 93% cac-bon ở trong biển, không phải trong thực vật hoặc trong không khí. Vì thế điều đang xảy ra ngay giờ đây là chúng ta thải thêm rất nhiều chất cac-bon vào không khí. Chất này thải vào không khí nhanh hơn là tốc độ nó có thể đi vào sinh quyển hoặc vào đại dương. Đó là lý do mà lượng thán khí đang tăng lên vô cùng nhanh chóng.

Tiến sĩ David Archer, Giáo sư Khoa học Địa vật lý tại Đại học Chicago ở Hoa Kỳ: Vậy thán khí, là một khí nhà kính và nó sẽ khiến mặt địa cầu ấm lên. Điều này rất dễ hiểu. Và cuối cùng mặt địa cầu ấm lên có thể khiến nước sâu dưới đại dương cũng nóng dần lên Và sau đó sự hâm nóng của đại dương sẽ lan xuống những mảng trầm tích, nơi có chất bị thủy hợp. Vì thế nếu khí mê-tan từ những chất bị thủy hợp thoát ra và thật sự bốc lên vào không khí, và khí mê-tan thật sự là khí nhà kính độc hại hơn thán khí, và rồi điều này có thể dẫn đến sự hâm nóng mãnh liệt hơn so với hậu quả chỉ từ thán khí.

Tiến sĩ Geraldens: Chúng tôi rất tin tưởng rằng thời xưa, đã có lúc mà số lượng lớn thán khí thải vào đại dương và không khí rất nhanh. Chúng tôi nghĩ rằng lượng thán khí đó phát sinh từ khí mê-tan bị oxy hóa. Cho nên khí mê-tan đã đi vào hệ thống và hoặc là hòa lẫn với oxy trong đại dương hoặc qua những phản ứng khác nhau trong không khí. rồi chuyển thành thán khí.

Tiến sĩ Geraldens: Có thể nghiên cứu tốt nhất về những thời gian này là khoảng 55 triệu năm trước, ngay sau Thế Cổ Tân giáp với Thế Thủy Tân. Và chúng ta thấy những điều như khí hậu nóng lên trên 6,7 độ khắp toàn cầu bao gồm vùng khí hậu ấm áp.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Bởi vì nếu băng đá tan chảy hết, nếu các địa cực tan hết đá và rồi nếu đại dương ấm lên, thì khí có thể thoát lên từ biển, và tất cả chúng ta có thể đều bị trúng độc vì khí thoát lên từ biển.

Tiến sĩ David Archer: Khí mê-tan thủy hợp này nằm trong đại dương, với thể tích có thể là hàng tỷ tấn. Cho nên có đủ số cac-bon ở đó để có thể tăng gấp đôi lượng cac-bon mà có thể cuối cùng bốc hơi vào không khí. Đó là khối lượng khổng lồ. Khối lượng nhiều đến nỗi nếu chỉ một phần của số đó, chẳng hạn như 10%, nếu bốc hơi vào không khí cùng một lúc, thì cũng giống như việc tăng mức đậm đặc của thán khí lên gấp 10 lần. Thì điều đó sẽ là tận thế. Khối lượng khí mê-tan khổng lồ được tìm thấy không chỉ ở đáy biển, mà còn ở bên dưới những lớp băng đá lâu đời của vùng bắc cực. Ngoài ra, gần 1.000 tỷ tấn khí cac-bon nằm ẩn dưới những lớp băng lâu đời của các hồ ở bắc cực. Với nhiệt độ nóng hơn, lớp băng lâu đời sẽ tan chảy.

Tiến sĩ Roy Hyndman: Chúng ta có thể thấy khí sủi bọt từ đại dương. Những nơi như châu thổ Mackenzie ở bắc cực. Nơi chúng ta thấy khí cac-bon bốc lên khỏi mặt đất, liên tục sủi bọt lên từ lòng các sông suối. Chương trình Môi sinh của Liên Hiệp Quốc (UNEP) đã kêu gọi sự nghiên cứu khẩn cấp về sự nguy hại của khí mê-tan đang thoát ra từ lớp băng lâu đời tan chảy với nguy cơ dẫn đến sự thay đổi khí hậu nhanh hơn các dự đoán hiện thời. Cư dân bản xứ của Gia Nã Đại và Alaska hiện giờ phải chuẩn bị dời thôn làng của họ. Trong những thời đại trước, khí mê-tan thoát ra từ lớp băng lâu đời tan chảy và lớp trầm tích mất ổn định ở những nơi biển cạn có thể là nguyên nhân của một số hiện tượng hâm nóng rộng lớn nhất của lịch sử địa cầu.

Tiến sĩ James Hansen: Nếu chúng tôi muốn tìm thấy một khí hậu mà đã từng ấm lên khoảng 6 đến 9 độ F (3 đến 5 độ C), chúng tôi phải đi lùi về giữa thời Thế Thượng Tân, khoảng 3 triệu năm trước. Vào thời đó mặt biển khoảng 25 đến 35 mét cao hơn mặt biển ngày nay. Khoảng 25 mét là 80 bộ. Đó là một sự thay đổi mực nước biển rất lớn lao. Và đó là điều, mà bằng mọi giá, chúng ta cần phải tránh không để xảy ra vì hơn phân nửa dân số thế giới sinh sống trong vòng 50 dặm bờ duyên hải.

Những bờ biển … hiện nay nhiều triệu người hơn nữa dự kiến sẽ bị lũ lụt mỗi năm do mực nước biển dâng cao. Số người bị ảnh hưởng sẽ lớn nhất ở những nơi đông dân và vùng đồng bằng châu thổ thấp ở Á châu và Phi châu đồng thời các đảo nhỏ đặc biệt dễ bị nguy cơ (chỉ số rất cao). - Hội thảo Báo cáo Sự Thay đổi Khí hậu tháng 11, năm 2007 các quốc gia Liên Hiệp Quốc

Bà Liz Thompson, người chủ trương Môi sinh thuộc Đảo quốc nhỏ Đang phát triển, cựu Bộ trưởng Môi sinh của Barbados, Quán quân Địa Cầu 2008 Liên Hiệp Quốc: Tôi nghĩ điều quan trọng mà chúng ta cần giải thích với thế giới đó là, sự thay đổi khí hậu không phải là một thần chú mới, hay là một ngôn ngữ mới được dùng trong các hội nghị quốc tế, mà đối với một số người, nó là mối đe dọa đến cuộc sống hàng ngày của họ.

Ông Wael Hmaidan, Trưởng Cuộc vận động Khí hậu Ả Rập, Giám đốc Điều hành của Liên đoàn Nhà hoạt động Độc lập, Lebanon: Vùng châu thổ sông Nile là vùng đất nông nghiệp quan trọng nhất ở Trung Đông. Nếu mực biển dâng lên 1 mét thì đến 20% vùng châu thổ sông Nile của Ai Cập sẽ bị chìm dưới nước, và họ sẽ mất mát rất nhiều đất trồng trọt. Từ rặng Alp đến rặng núi Andes, những băng hà của thế giới không ngừng thu nhỏ lại. Băng hà Gangotri là nguồn chính cung cấp nước cho sông Hằng, mà hơn 1 tỷ dân cư sống phụ thuộc vào dòng sông để có nước uống hàng ngày và canh tác. Trong những năm gần đây, băng hà đã thu nhỏ với tốc độ tăng gấp đôi hàng năm khoảng hơn 100 dặm. Đây là một thí dụ của sự tan băng đá nhanh chóng gây nên những trận lũ lụt, mà tiếp theo sau là những cơn hạn hán cực độ.

Tiến sĩ Mihir Deb, Giám đốc Trường Nghiên cứu Môi sinh, Đại học Đề Li, Ấn Độ: Đa số các sông bắc Ấn này là do băng hà cung cấp nước. Vì thế hiện đang có rất nhiều nước đổ vào sông. Đó là điều đã từng xảy ra từ trước. Hơn nữa lượng nước khổng lồ chảy thẳng vào vịnh Bengal trong vùng châu thổ, khiến nhiều đảo đang bị chìm xuống nước. Một số đảo thuộc quần đảo Sundarbans đã biến mất, hoàn toàn biến mất. Các chuyên gia Liên Hiệp Quốc tiên đoán rằng chỉ trong vòng vài năm, sẽ có hàng triệu người gọi là người tỵ nạn môi sinh. Điều này cuối cùng có thể ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác.

Tiến sĩ James Hansen: Điều rất rõ ràng là nếu tiếp tục lối sống như hiện nay chúng ta chắc chắn sẽ bị những ảnh hưởng nguy hại -- ảnh hưởng nguy hiểm đến mực nước biển, thực vật thực vật và động vật, cường độ gia tăng và hạn hán gay gắt hơn - để chúng ta biết rằng mình không muốn nhiệt độ ấm lên 5 hoặc 10 độ. Nhưng 1 hoặc 2 hoặc 3 độ sẽ thiệt hại như thế nào? Chúng ta không thật sự biết.

Pär Holmgren, nhà khí tượng học Truyền hình Thụy Điển: Sự hâm nóng toàn cầu không phải chỉ về việc không khí ấm lên, mà còn là về việc đại dương đang trở nên ấm hơn.

Tiến sĩ Mark Serreze, Khoa học gia Khí hậu, Trung tâm Tài liệu Tuyết và Băng Đá (NSIDC), Đại học Colorado: Chúng ta có thể sẽ thấy, chẳng hạn, một chu kỳ thủy học tăng tốc, vì như chúng ta đã nói rằng mình tạo sự hâm nóng, làm nước bốc hơi nhiều hơn vào không khí. Rồi khi nước bốc hơi sẽ dẫn đến bão tố.

Pär Holmgren, nhà khí tượng học Truyền hình Thụy Điển: Khi những trận bão nhiệt đới nhận được lực lượng từ biển, chúng ta có thể thấy rằng mùa bão nhiệt đới sẽ dài hơn, và ngày càng có nhiều trận bão trở nên vô cùng mãnh liệt. Trong vòng thập niên qua, địa cầu đã chứng kiến một số các trận bão tàn phá nhất trong lịch sử ghi lại. Một số trận bão tàn phá khốc liệt nhất là bão Katrina đã ảnh hưởng đến vịnh duyên hải Hoa Kỳ, Siêu lốc Gonu ở vịnh Ả Rập, Lốc Sidr ở Bangladesh. Vào tháng 5, 2008, lốc Nargis đã đẩy bức tường nước cao 12 bộ vào 25 dặm đất liền của Miến Điện, làm ngập lụt toàn bộ vùng châu thổ Irrawaddy. Những thiệt hại chưa từng có tạo nên những vấn đề có ảnh hưởng lâu dài như hàng triệu người sống sót phải lâm cảnh vô gia cư mất mát sinh kế, bị thương tổn và bệnh tật.

Tiến sĩ Jonathan Patz, Tác giả hàng đầu của tường trình Hội đồng Liên Chính phủ Thay đổi Khí hậu, Giáo sư Môi sinh và Sức khỏe: Những bệnh truyền nhiễm. Nhất là những bệnh lây truyền bởi côn trùng và sâu bọ rất dễ xảy ra từ những thay đổi nhỏ của khí hậu. Muỗi là loài có máu lạnh do đó nhiệt độ không khí ra sao thì nhiệt thân của muỗi sẽ như thế. Và muỗi mang rất nhiều bệnh tật như sốt rét, sốt dengue, vi khuẩn Nile …. viêm não Nhật. Tất cả những điều này đều là bệnh do côn trùng gây nên và tùy thuộc rất nhiều vào ảnh hưởng của nhiệt độ.

María Julia Muñoz, Bộ trưởng Sức khỏe Công cộng Uruguay: Có những trận lụt lội ở những nơi mà lụt lội chưa từng xảy ra. Điều đó cũng dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về mặt sức khỏe.

Tiến sĩ Jonathan Patz: Người ta nói về những trận bão mãnh liệt, những cơn bão khốc liệt nọ, và đó là một vấn đề sức khỏe khác: sự căng thẳng hậu chấn thương Người ta chết trong trận bão, bão nhiệt đới và lũ lụt. Và rồi họ không còn nhà cửa. Vì thế áp lực tâm thần từ khí hậu khắc nghiệt thật rất lớn. Đây là kết quả có thể xảy ra với sự thay đổi khí hậu. Ở nhiều nơi hiện đang bị hạn hán và có nguy cơ thiếu thực phẩm và thiếu dinh dưỡng, việc thích nghi với thay đổi khí hậu là trọng tâm của các dự án quốc gia.

Ông Benjamin Karmorh, Jr., Phụ tá Giáo sư, Cơ quan Bảo vệ Môi sinh của Liberia: Liberia là một quốc gia kém phát triển nhất. Mức độ khí thải không đáng kể, nhưng chúng tôi nằm trong số các quốc gia kém phát triển nhất được xem là bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự thay đổi khí hậu.

Ông Pa Ousman Jarju, Giám đốc Tài nguyên Nước tại Gambia: Chúng tôi đang bị thiếu mưa, và sự khô hạn cũng gia tăng trong nhiều năm qua. Vì thế chúng tôi cảm thấy bị ảnh hưởng và điều này cũng dẫn đến thiếu hụt thực phẩm. Vào năm 2007, hai mươi hai quốc gia Phi châu trải qua những mùa mưa tệ hại nhất và kết quả là những trận lũ lụt xảy ra trong nhiều thập niên. Lũ lụt đã ảnh hưởng đến 1,5 triệu người và cuốn trôi toàn thể mùa màng.

Ông Benjamin Karmorh, Jr., Phụ tá Giáo sư, Cơ quan Bảo vệ Môi sinh của Liberia: Điều quan trọng là tất cả chúng ta chung sức gia tăng khả năng của các quốc gia dễ bị ảnh hưởng như xứ tôi để rồi chúng ta có đủ sức chịu đựng đối với sự thay đổi khí hậu, hầu có thể thích nghi với sự thay đổi khí hậu. Vì khi chúng tôi nói đây, có nhiều đời sống bị hủy hoại, nhiều cơ sở hạ tầng đang bị phá hủy, hệ thống nông nghiệp bị phá vỡ. Hệ thống giao thông bị sụp đỗ. Gần như mọi lãnh vực đều bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi khí hậu. Hậu quả thật to lớn.

Tiến sĩ Jonathan Patz, Tác giả hàng đầu của nhiều tường trình Hội đồng Liên Chính phủ Thay đổi Khí hậu: Đợt nóng năm 2003 xảy ra ở Âu châu, đã giết hại hơn 70.000 người trong vòng chưa đầy hai tuần. Đó là một thảm họa y tế công cộng. Và đợt nóng đó chưa từng có từ trước. Nó đã vượt rất xa ngoài sự phân bố bình thường của nhiệt độ mùa hè ở Âu châu mà dầu cho mình không thể quy lỗi vào đợt nóng hoặc bão hoặc bão nhiệt đới trên toàn cầu, các khí hậu gia khi nhìn vào mức độ gay gắt của sự kiện, đều nói rằng sự hâm nóng, khí nhà kiếng mà chúng ta thải vào không khí gây nên hâm nóng toàn cầu tăng gấp đôi khả năng sẽ có một sự kiện khắc nghiệt như vậy. Nhiều loại ảnh hưởng khác nhau đến với sức khỏe: liên quan đến tim, đến không khí ô nhiễm, đến bệnh truyền nhiễm, tất cả đều liên quan đến chúng tôi, những người nghiên cứu y tế công cộng, vì sự thay đổi khí hậu mở ra mọi khả năng nguy hiểm khác nhau ảnh hưởng đến sức khỏe của quý vị.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Những người sống ở thành thị và những vùng xa xôi nghĩ rằng không có gì xảy ra cho họ. Nhưng nó đang xảy ra. Chỉ là xảy ra nhiều hơn đối với những người sống gần hơi ngạt. Hơi ngạt đang bốc lên từ biển và các vùng đất đã bị tan băng. Hơi bốc lên khắp nơi. Chỉ là bây giờ chưa mãnh liệt lắm. Và rồi quý vị có lẽ sẽ bị nhức đầu khi đi qua nơi nào đó, quý vị không biết tại sao bỗng nhiên bị nhức đầu, và không biết tại sao bỗng nhiên ngực đau, nóng cháy lên. Quý vị không biết tại sao hôm nay gan bị đau, rồi quý vị uống thuốc và quên mất, hiểu ý tôi không? Nhưng nó sẽ càng trầm trọng hơn nếu chúng ta không làm gì cả.

María Julia Muñoz, Bộ trưởng Sức khỏe Công cộng Uruguay: Và chúng tôi nghĩ rằng nếu không thực thi những biện pháp chung không chỉ trong xứ chúng tôi mà trên khắp thế giới, thì những hiện tượng này có thể ngày càng to lớn hơn và gây ra nhiều thiệt hại hơn.

Tiến sĩ Ted Scambos: Có một vấn đề khi thảo luận về khí thải nhà kính, nhất là đối với công chúng, vì mọi dự đoán đều nhắm tới năm 2100, như thể đó là thời điểm kỳ diệu khi mọi việc đều ngừng lại. Không phải vậy. Không có giới hạn ấm lên cho tinh cầu, trừ khi chúng ta đưa ra một giới hạn. Thật vô cùng quan trọng để mọi người ở khắp nơi hiểu rằng: cuối cùng việc này ngừng hay không đều tùy ở chúng ta. Nó sẽ không ngừng lại cho đến khi mình ngưng nó.

Thường trú dân, Thụy Sĩ: Tôi sống ở Thụy Sĩ, và đó là nơi mà tất cả băng hà tan chảy, khí hậu thay đổi và trở nên vô cùng khô hạn vào mùa hè. Và thật sự khủng khiếp.

Trưởng Oren Lyons: Chúng ta không có nhiều thì giờ để suy nghĩ.

Ông Saley Hassane, Thư ký Điều hành, Hội đồng Phát triển Môi sinh và Bền vững Quốc gia Niger: Chúng ta cần phải tìm đường lối và phương cách để cứu địa cầu ngay bây giờ. Ngay lập tức. Thế giới đã trở thành một ngôi làng. Chúng ta phải cứu vãn ngôi làng này.

Tiến sĩ James Hansen, nhà khí hậu học hàng đầu Hoa Kỳ: Và tôi nghĩ chúng ta có thể đạt đến đỉnh điểm to lớn này lúc mà các doanh thương và chính phủ và quần chúng tất cả đều bắt đầu làm việc theo chiều hướng đúng đắn.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Quý vị chỉ có hai năm để thay đổi. Hai năm. Vì bốn năm là khi nó xảy ra nhưng hai năm, trong vòng hai năm chúng ta phải làm gì đó, nếu không, nó sẽ xảy ra, quý vị hiểu không? Ngắn, ngắn quá hả? Khi quý vị nói hai năm, nghe như lâu dài. Không đâu! Chỉ có 700 ngày. Một trăm lẽ bốn tuần. Thật là con số đáng sợ. Quý vị hiểu không? Hiểu hả? Được rồi. Chúng ta phải thực hiện. Chúng ta phải tự giải quyết vấn đề. Chúng ta làm những gì có thể được. Và rồi, nếu chết, thì chết, nhưng chúng ta cũng phải làm điều gì đó.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Tôi mừng là các chính phủ đang làm điều gì đó, và tất cả danh nhân, những người lỗi lạc, và các tổ chức, như quý vị hôm nay, quan tâm và cố gắng xúc tiến với mọi hành động cần yếu để cứu tinh cầu, để ngưng hâm nóng toàn cầu. Tôi rất mừng về điều này, nhưng có lẽ chúng ta cần hành động nhanh hơn, và có nhiều hành động hơn.

Trường chay là thứ nhất.

Năng lượng xanh là thứ hai.

Mọi người cùng làm việc để tiết kiệm và bảo vệ môi sinh và thú vật. Không khó lắm. Chỉ là thói quen chúng ta phải thay đổi, thế thôi.

Nhím Hoàng Kim
04-24-2010, 04:18 PM
KHOA HỌC GIA VỀ KHÍ HẬU THAY ĐỔI

Chủ tịch IPCC Pachauri : Ăn Chay . Sống Xanh . Cứu Địa Cầu . (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_video_au&wr_id=18&goto_url=&sca=sosv_1&page=1&url=link1_0#v)

SupremeMasterTV: Từ Truyền Hình Vô Thượng Sư, câu hỏi của tôi dành cho Tiến sĩ Pachauri. Ông có lần yêu cầu rằng “Xin ăn ít thịt hơn; thịt là một hàng hóa gây rất nhiều thán khí.” Xin ông có thể giải thích với khán giả toàn cầu của đài ăn ít thịt sẽ giúp giảm hâm nóng toàn cầu ra sao?

Tiến sĩ Rajendra Pachauri, Chủ tịch của Hội đồng Liên chính phủ Thay đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc: Vâng, nếu quý vị nhìn vào toàn bộ chu kỳ thương mại thịt, hãy bắt đầu với sự sát sinh thú vật. Thú vật phải được giữ trong môi trường lạnh, và ngày nay đây là một doanh nghiệp toàn cầu. Chúng ta không những cần tủ lạnh tại nơi chế tạo, mà còn cần tủ lạnh ở nơi chuyên chở, và rồi tất cả thịt phải được giữ trong nhà kho rồi chuyển đến các nơi bán lẻ và tại những nơi bán lẻ, thịt lại phải được giữ trong tủ lạnh.

Người ta mua thịt, họ mua rất nhiều, mang thịt về nhà, và giữ đông lạnh trong các tủ đông càng ngày càng lớn, tại sao vậy? Vì họ cần bảo tồn thịt, và tôi thậm chí không nói về dọn sạch rừng để làm đồng cỏ nuôi gia súc. Cho nên nếu quý vị muốn lưu tâm toàn bộ kỹ nghệ đó, toàn bộ chu kỳ sản xuất thịt và tiêu thụ, điều đó vô cùng mạnh về phương diện khí thải thán khí. Do đó tôi luôn nói nếu ăn ít thịt hơn, quý vị sẽ khỏe mạnh hơn và tinh cầu cũng sẽ tốt hơn.

Xướng ngôn viên: Tiến sĩ Pachauri về sau cho phép Truyền Hình Vô Thượng Sư phỏng vấn, chia sẻ thêm lời khuyên của ông.

Tiến sĩ Rajendra Pachauri, Chủ tịch của Hội đồng Liên chính phủ Thay đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc: Tôi nghĩ điều đó sẽ giúp cộng đồng thế giới rất nhiều, nếu chúng ta ăn ít thịt hơn. Nhưng tôi chỉ nhấn mạnh sự thật là cả chu kỳ sản xuất thịt gây rất nhiều, về phương diện khí thải thán khí. Tôi sẽ nói: Ăn Chay, Sống Xanh và Cứu Tinh Cầu. Tôi xin nói điều này với Truyền Hình Vô Thượng Sư: Xin chúc lời tốt đẹp nhất về nỗ lực của quý vị hướng về một thế giới bền vững, cám ơn quý vị.

Xướng ngôn viên: Cám ơn Tiến sĩ. Rajendra Pachaur và tất cả các nhà lãnh đạo quan tâm của tương lai của khí hậu và môi trường thế giới. Cầu mong tất cả chúng ta nâng cao nhiệm vụ giảm dấu ấn thán khí bằng cách chuyển sang dinh dưỡng bằng thực vật lành mạnh hơn.

Nhím Hoàng Kim
04-30-2010, 05:43 PM
KHOA HỌC GIA VỀ KHÍ HẬU THAY ĐỔI

Phỏng vấn Tiến sĩ Kirk Smith , Giáo sư sức khỏe môi sinh toàn cầu tại UC Berkeley - Phần 1~2 (http://www.suprememastertv.com/au/scientists-on-climate-change/?wr_id=21&page=1&sca=sosv_1)

Ảnh hưởng của thay đổi khí hậu đang được cảm nhận trên toàn thế giới, từ các trận bão thường xuyên và càng khốc liệt, sự tan chảy sông băng nhanh, mất mùa vụ, và mực nước biển dâng cao, đây chỉ là vài thí dụ.

Tiểu bang California vàng son ở Hoa Kỳ đã trải nghiệm một phần khó khăn của hâm nóng toàn cầu như hạn hán, sóng nhiệt, giảm lượng tuyết ở rặng núi Sierra Nevada.

Được xếp là một trong các học viện cao đẳng tốt nhất trong xứ với 61 người đoạt giải Nobel có liên hệ với trường đại học, Đại Học California ở Berkeley đang nhóm lại rất nhiều khoa học gia, nhà nghiên cứu và giáo sư hàng đầu để nghiên cứu và bàn thảo về ảnh hưởng của thay đổi khí hậu toàn cầu.

Hôm nay, Truyền Hình Vô Thượng Sư trình chiếu về buổi phỏng vấn với Tiến sĩ Kirk Smith, một giáo sư về Sức khỏe Môi sinh Toàn cầu tại UC Berkeley. Đại học này còn là ngôi trường mà ông đã nhận bằng cử nhân, cao học và tiến sĩ.

Tiến sĩ Smith giữ một địa vị Maxwell Endowed trong ngành Y tế Công cộng tại Đại Học California ở Berkeley.

Ông còn là người thành lập và điều hợp viên của Chương trình Cao học trên toàn khuôn viên trường về Y tế, Môi trường, và Phát triển.

Công việc nghiên cứu của ông chú trọng vào vấn đề môi sinh và sức khỏe trong các xứ đang phát triển, nhất là các vấn đề liên quan đến sự tai hại sức khỏe và ô nhiễm không khí của sự thay đổi khí hậu bao gồm các dự án tiếp diễn tại Ấn Độ, Trung Hoa, Nê-pan, và Guatemala.

Ông làm việc tại một số ủy ban cố vấn về khoa học quốc gia và quốc tế gồm các ban về Chương trình Hành động Toàn cầu cho bệnh sưng phổi, Ước định Năng lượng Toàn cầu, và Cẩm nang cho Chất lượng Không khí của WHO.

Ông còn ở trong ban chủ bút của nhiều tạp chí quốc tế và đã xuất bản trên 250 bài viết về khoa học và 7 cuốn sách.

Năm 1997, Tiến sĩ Smith được bầu làm thành viên của Viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, một trong những danh dự cao nhất thưởng cho khoa học gia Hoa Kỳ bởi các đồng nghiệp.

SupremeMasterTV: Xin chào và cám ơn quý vị đã cùng theo dõi hôm nay trên Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái. Hôm nay chúng tôi được may mắn nói chuyện với Tiến sĩ Kirk Smith. Ông là một giáo sư tại Đại học California, ở Berkeley và chú tâm chính của ông là Sức khỏe Môi sinh Toàn cầu.

Chào ông Tiến sĩ Smith.

Tiến sĩ Kirk Smith: Cám ơn ông. Tôi hân hạnh có mặt ở đây.

SupremeMasterTV: Xin ông có thể giải thích đôi điều về quá trình đào tạo của ông, ông đi vào lãnh vực này như thế nào, ông làm việc trong lãnh vực thay đổi khí hậu bao lâu và nó ảnh hưởng sức khỏe công chúng ra sao?

Tiến sĩ Kirk Smith: Thật ra, khởi đầu tôi được huấn luyện là nhà vật lý học về thiên thể và nghĩ sự nghiệp tôi trong ngành đó, nhưng vào thập niên 70, tôi nghĩ có lẽ tôi nên làm điều cái gì có chút liên quan đến các vấn đề thế giới.

Nên tôi có một chuyến đi dài qua Á châu và Thái Bình Dương, thấy những tình trạng tại thế giới thứ ba của những người sống trong nghèo khó và tình trạng môi sinh kinh khủng, rồi tôi trở lại và quyết định thay đổi nghề nghiệp của tôi, dùng nền tảng khoa học của tôi trong các vấn đề sức khỏe môi sinh.

Cho nên tôi đã từng làm việc với những vấn đề này hơn 30 năm rồi.

Trong trường hợp của thay đổi khí hậu, dĩ nhiên chúng ta đã biết về điều đó trong thập niên 70 và 80, nhưng tôi trở nên quả quyết khoảng năm 1990 rằng đây là một vấn đề nghiêm trọng, nên tôi cống hiến việc nghiên cứu hướng về vấn đề thay đổi khí hậu tại thế giới thứ ba.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Ảnh hưởng của thay đổi khí hậu không những thấy được trong thời tiết khắc nghiệt mà còn với sự nghiên cứu liên tục như của Tiến sĩ Smith, đang trở thành tác động càng rõ rệt mà hâm nóng toàn cầu có với sức khỏe nhân loại.

Tiến sĩ Kirk Smith: Người ta nghe về căng thẳng về sức nóng trong thành phố. Sẽ có thêm nhiều trường hợp như ở Ba Lê vài năm trước, hoặc ở Chicago cách đây hai năm và những chuyện tương tự?

Đó là một loại ảnh hưởng. Một điều khác là sự thay đổi trong vectơ truyền bệnh ngày nay, không chỉ có muỗi, mà còn các thứ khác.

Cho nên nếu bệnh sốt rét hiện hữu vì dân số muỗi ở một vùng Phi châu nào đó, và nó không đi lên núi của Phi châu vì ở đó quá lạnh nhưng nếu quý vị thay đổi nhiệt độ, muỗi sẽ đi lên cao hơn trên núi.

Và thí dụ, một vài thành phố lớn ở Phi châu đã cố ý được đặt ở những nơi trên núi để tránh bệnh sốt rét. Nairobi và Harar là vài thí dụ tốt, hiện là hai thành phố lớn.

Nhưng, họ bắt đầu có bệnh sốt rét ở Nairobi ngày nay. Và mình sẽ thấy nhiều trường hợp đó hơn, sự mở rộng của các vectơ truyền bệnh.

Một điều khác là thêm nhiều người bị bệnh tiêu chảy, vì ống thoát nước bị ấm lên, đi vào môi trường và sâu bọ có thể dễ tăng trưởng hơn và điều đó được xem là một trong những ảnh hưởng.

Điều khác là mực nước biển tăng, khiến dân số sống ven biển phải dời đi với các ảnh hưởng sức khỏe liên quan đến điều này.

Một điều khác là thay đổi khí hậu sẽ tăng sự ô nhiễm không khí bên ngoài, nhất là tầng ô-zôn, vì hiện nay nó là một chức năng của nhiệt độ và ánh nắng.

Cho nên ngay cả ở California người ta thấy rằng sẽ có nhiều ô nhiễm không khí ngoài trời hơn vì thay đổi khí hậu.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Quý vị đang xem chương trình Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái về thay đổi khí hậu và sức khỏe công chúng, cuộc phỏng vấn đặc biệt với Tiến sĩ Kirk Smith, giáo sư tại Đại học Berkeley về sức khỏe môi sinh toàn cầu và là thành viên của Viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ.

SupremeMasterTV: Và rồi còn về những bệnh liên quan đến phổi thì sao, như bệnh sưng phổi?

Thứ nhất, tôi xin hỏi, nếu sẽ có một sự gia tăng như vậy không. Và còn về sự căng thẳng thần kinh nữa? Sẽ có thêm các chứng rối loạn thần kinh do sự thay đổi trong môi trường không? Ông có thấy các thay đổi đó tăng lên không?

Tiến sĩ Kirk Smith: Vâng, dĩ nhiên, tôi vừa thấy một điều vào ngày nọ có người đang xem xét chính bản tường trình về thay đổi khí hậu gây căng thẳng.

Phải, ông và tôi ngay bây giờ đang gây căng thẳng cho người nào đó.

Cho nên, không phải tất cả sự căng thẳng đều phủ định. Nó có thể khiến người ta hành động, có lẽ điều đó tốt. Nhưng rõ ràng, có thể có mặt phủ định trong đó. Tôi nghĩ sự căng thẳng lớn sẽ là ở trong những số người tỵ nạn này.

Nếu mình bị dời chỗ vì có hạn hán, bị dời đi vì có lũ lụt, dời đi vì mực nước biển dâng cao, đó là tình trạng rất căng thẳng. Và thậm chí, nếu không có bệnh tật, thường với những dân cư tỵ nạn, sẽ có rất nhiều căng thẳng tinh thần.

Và do đó tôi nghĩ đó là một ảnh hưởng.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Qua nghiên cứu của ông, Tiến sĩ Smith và các khoa học gia khác đã thấy những ảnh hưởng chủ yếu của thay đổi khí hậu, với sức khỏe của các công dân dễ tổn thương nhất trong xã hội, trẻ em tại các xứ đang phát triển.

Hiện nay có những nghiên cứu có hệ thống về ảnh hưởng sức khỏe của thay đổi khí hậu. Họ tìm thấy rằng vào năm 2000, tức là cách đây không lâu, đã có khoảng 150.000 trường hợp tử vong sớm quanh thế giới gây ra do thay đổi khí hậu.

Bây giờ họ đang ước lượng lại điều đó ngay lúc này. Tôi ở trong ban đó; chúng tôi chắc chắn con số sẽ còn lớn hơn nhiều; nhưng vấn đề không phải là 150.000. Vấn đề là nó đang gia tăng, và chúng tôi cho rằng nó sẽ tăng nhiều hơn thế. Điều đó cho mình ý niệm về sự phân phối khắp thế giới của ảnh hưởng này.

Và 88% của ảnh hưởng đó là với trẻ em ở thế giới thứ ba bởi vì chúng là những trẻ em đã sẵn dễ bị tổn thương rồi, chúng là những trẻ em đã bị kém dinh dưỡng, những trẻ em không có được chăm sóc y tế, và sống ở trong những môi trường sẵn đã tệ rồi.

Và vì thế chúng sẽ là những trẻ em bị khổ sở vì ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu.

Thế giới sẽ trở nên càng vô màu sắc đối với mình. Nó sẽ tốn kém hơn bởi vì chúng ta phải tự bảo vệ mình, làm máy lạnh v.v..., mực nước biển lên cao, và tất cả những cái này, chúng ta không chết vì nó.

Nhưng có những người trên thế giới đã chết vì nó. Và nhóm lớn nhất là trẻ em ở thế giới thứ ba. Đó là một trong những điều tôi chưa nghe nhiều người bàn tán.

Thật ra sự ảnh hưởng về sức khỏe của thay đổi khí hậu thật ra là ở trẻ em, nhất là trẻ em sống ở Phi châu, Ấn Độ, những nơi nghèo khó ở Châu Mỹ La Tinh.

Và đó bởi vì bệnh sốt rét, vì bệnh tiêu chảy, vì sự kém dinh dưỡng, và một ảnh hưởng khác của thay đổi khí hậu đối với sức khỏe là những thay đổi trong sản xuất vụ mùa trong những vùng mà nó đã ở đúng mức độ, đúng ở ngưỡng cửa của sự kém dinh dưỡng.

Và đó cũng là một ảnh hưởng lớn.

Bệnh sốt rét, suy dinh dưỡng, tiêu chảy, và sự tăng mực nước biển dâng cao, và sự tăng con số bão tố, những tình trạng thời tiết khắc nghiệt và có ảnh hưởng khắc nghiệt đến sức khỏe, những điều đó có thật.

Mặt khác, có những việc vi tế hơn. Thí dụ, nếu mình thay đổi số lượng mưa rơi, và khí hậu, mình sẽ thay đổi mô hình của phấn hoa.

SupremeMasterTV: Vậy điều này sẽ dẫn đến mùa dị ứng kéo dài hơn hay là ...?

Tiến sĩ Kirk Smith: Phải, mùa dị ứng kéo dài hơn, những dạng phấn hoa mới mà người ta có thể có dị ứng nhiều hơn, dẫn đến bệnh suyễn trầm trọng. Chúng ta đã có tỷ lệ bệnh suyễn rất cao tại quốc gia này và nhiều quốc gia khác. Cho nên loại ảnh hưởng này cũng đang được khảo sát.

SupremeMasterTV: Chúng ta đã thấy bằng chứng về điều này là điều ông đang nói.

Tiến sĩ Kirk Smith: Phải, có vài chứng cớ cho sự kiện này.

SupremeMasterTV: Không phải trong tương lai. Nó đang ở đây bây giờ.

Tiến sĩ Kirk Smith: Phải. Nó đang bắt đầu bây giờ. Và càng ngày nó sẽ càng rõ ràng hơn.

SupremeMasterTV: Tấm biểu đồ này, tôi thấy có một phần lớn dành cho thú vật.

Nếu ông có thể thảo luận sơ về tấm biểu đồ và giải thích với chúng tôi đôi chút về điều gì thật sự trên đó, và có ý nghĩa gì với chúng ta và đối với tương lai gần.

Tiến sĩ Smith: Tấm biểu đồ này là sự suy đoán chỗ phân phối của khí thải mê-tan, là một khí nhà kính rất mãnh liệt; còn gây nên ô-zôn, ô-zôn ở dưới mặt đất mà có ảnh hưởng sức khỏe và cũng là khí nhà kính, nên đó là một loại ô nhiễm chúng ta cần phải giảm khí thải của mình.

Bây giờ có một nguồn thiên nhiên như cho thấy trên đồ thị: con mối, đại dương tạo một chút, đầm lầy.

Chúng ta không thể làm gì trực tiếp về các điều đó. Những cái khác, phần lớn hơn nhiều trong đó là khí thải từ nhân loại, trong đó có phần từ công nghiệp năng lượng, khí thải từ mỏ than, từ nhà máy tinh chế dầu, từ ống dẫn khí bị rỉ, những khó khăn kỹ thuật đó, chúng ta có thể giải quyết.

Nước thải ở bãi rác thải, đó là khí mê-tan từ các nhà máy nước thải, nhà máy nước thải không hoạt động tốt lắm, hoặc hãy nói là nhà máy nước thải “kiểu cũ,” những bãi rác mà người ta không thu thập khí mê-tan, như hầu hết các nơi trên thế giới, đó là nơi chúng ta bỏ rác.

Có những giải pháp rất rõ về việc đó, nhưng bông lúa sản xuất trong tình trạng ướt, cũng có lúa gạo trồng đất khô mà không tạo ra khí mê-tan.

Nhưng lúa ở khu đầm lầy, người ta nghĩ về khí mê-tan. Người ta đang làm việc để trồng lúa không thải nhiều khí mê-tan, những cách rút nước trong cánh đồng thỉnh thoảng một lần, để việc thải khí mê-tan ngưng lại, v.v...

Rồi có việc đốt sinh khối là điều nghiên cứu của tôi chú trọng tới, cũng tạo khí mê-tan.

Và bằng cách cải tiến lò nấu trong nhà tại các quốc gia thế giới thứ ba, hay lò sưởi tại Thung lũng Silicon, quý vị có thể giảm khí thải mê-tan cách đó.

Nhưng một phần lớn nhất ở đây, phần màu đỏ, của loài người, là thú vật. Đó là gia súc, những gia súc lớn mà tạo khí mê-tan một phần vì sự tiêu hóa của chúng nhưng cũng vì phân bón.

Và đó là một điều tất cả chúng ta chịu trách nhiệm, tất cả những người ăn thịt, và tôi phải nói những người uống sữa nữa. Nhưng phần lớn nhất trong đó là thịt, cách sửa chữa tức thì là ăn ít thịt hơn.

Cho nên quý vị và tôi có thể tạo một ảnh hưởng. Tôi có thể tạo ảnh hưởng, các bạn và đồng nghiệp tôi có thể tạo ảnh hưởng bằng cách ăn ít thịt hơn.

Khi thức ăn ít khí mê-tan, quý vị sẽ ít có trách nhiệm cho phần khí mê-tan đó. Qua thời gian, lượng khí thải mê-tan sẽ thấp hơn.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Hôm nay chúng tôi chiếu về Tiến sĩ Kirk Smith, một giáo sư về Sức khỏe Môi sinh Toàn cầu tại Đại học UC Berkeley, đang bàn thảo về vai trò của khí mê-tan trong hâm nóng toàn cầu và sự phát khí thải có thể được giảm mạnh mẽ bằng cách xã hội chuyển sang ăn chay, nghĩa là dinh dưỡng không thú vật.

SupremeMasterTV: Với tôi, dường như đa số các cơ quan chính phủ chú trọng vào lãnh vực giảm thán khí, trong khi dường như ông nói rất nhiều về tỷ lệ hoặc sự đóng góp của khí mê-tan tác động môi trường và ảnh hưởng sự hâm nóng toàn cầu, nên nếu ông có thể chia sẻ đôi chút với chúng tôi về sự khác biệt giữa thán khí ảnh hưởng môi trường và khả năng hâm nóng toàn cầu ra sao so với mê-tan, vì với tôi dường như khí đó quan trọng hơn trong hai loại khí, nên nếu ông có thể giáo dục chúng tôi đôi chút về điều đó, thì thật tuyệt.

Tiến sĩ Smith: Ông nêu lên một câu hỏi rất hay, vì có rất nhiều bàn thảo hiện nay, những bàn thảo tốt về vấn đề thán khí.

Về đường dài, chúng ta phải đối diện với thán khí, vì đó là khí thải nhà kính chính. Nhưng thán khí là một khí nhà kính rất nhẹ. Vấn đề là nó ở lại một thời gian lâu kéo dài hàng trăm năm trong bầu khí quyển.

Những gì chúng ta thải ra hôm nay sẽ ở trong khí quyển hàng trăm năm sau; khí mê-tan là khí nhà kính được biết nhiều thứ nhì nhưng lại mạnh hơn nhiều.

Tiến sĩ Smith: Khí mê-tan là một khí âm thầm trong nhiều cách.

Dĩ nhiên chính nó là một nhiên liệu; khí thiên nhiên là mê-tan, nhưng đó là một khí thải nhà kính rất mạnh như tôi đã đề cập.

Nhưng nó cũng giúp tạo ô-zôn. Và tôi không nói về loại ô-zôn ở xa, mà là tầng ô-zôn mặt đất, là một ô nhiễm đến sức khỏe rất mạnh và cũng là khí nhà kính.

Nên một trong các ảnh hưởng của khí mê-tan là, khí mê-tan gây một mức khái quát, một mức độ ô-zôn toàn cầu tăng trong khí quyển.

Nên hiện nay mức ô-zôn ở xa thành phố đang gần như lên bằng với những vùng gây hại cho sức khỏe vì gây hâm nóng toàn cầu.

Nên, đây là ảnh hưởng phụ khác của khí mê-tan.

Tiến sĩ Smith: Quý vị biết, mỗi phân tử, mỗi nguyên tử carbon, khí mê-tan có lẽ tai hại hơn thán khí 30 lần, bằng trọng lượng đơn vị, mà đa số người sẽ nghĩ đến nó theo trọng lượng, có lẽ nó hại hơn gấp 100 lần.

Cho nên, nếu chúng ta thải chút khí mê-tan hôm nay, trong 20 năm sau, nó sẽ gây ra nhiều tai hại hơn cùng một số lượng thán khí bị thải ra.

Và một khi sức nóng đi vào hệ thống của địa cầu, cho dù nó đến từ đâu, từ thán khí hoặc từ khí mê-tan, vấn đề là sức nóng.

Và như vậy sức nóng, từ khí mê-tan cũng như sức nóng từ thán khí sẽ làm tan chảy sông băng, sẽ khiến mực nước biển dâng cao, sẽ khiến bệnh tật thay đổi mô hình và v.v...

Nhiều người chúng ta, không chỉ riêng tôi mà những người khác làm việc trong lãnh vực khoa học khí hậu bắt đầu nghĩ rằng chúng ta không hề nhấn mạnh đủ về khí mê-tan.

Chắc chắn chúng ta phải đối diện với thán khí, nhưng nếu quý vị muốn tạo ảnh hưởng đến khí hậu trong 20 năm tới, nơi để thực hiện điều đó là với khí nhà kính có đời sống ngắn hơn, trong đó quan trọng nhất là khí mê-tan.

Cho nên, khí thải trong 20 năm tới, thán khí trong khí thải năm nay sẽ chỉ vào khoảng 40% của toàn bộ hâm nóng.

Hơn 60% còn lại sẽ đến từ khí ngắn hạn, loại quan trọng nhất trong đó là khí mê-tan.

Nên, nhiều người chúng ta đang nói, nếu muốn tạo ảnh hưởng sớm, trì hoãn sự tan chảy của sông băng, trì hoãn sự dâng cao mực nước biển v.v..., cho chúng ta thêm thời gian để giải quyết nhiều việc, cho xã hội thêm thời gian, mình lẽ ra nên lo liệu thêm về khí mê-tan?

Tiến sĩ Smith: Nhiều người chúng ta hiểu đôi chút về hoạt động hàng ngày của họ có thể ảnh hưởng sự đốt nhiên liệu hóa thạch, là nhân tố tạo thán khí lớn nhất.

Cho nên xe hơi mình lái, máy bay mình đi, có lẽ lò sưởi trong nhà mình, và v.v..., những thứ đó tạo thán khí.

Và đa số chúng ta không thấy khí mê-tan do mình tạo ra. Nó ở phía sau một bước. Nhưng mỗi người chúng ta vẫn thải nhiều khí mê-tan bởi các hành động của mình một bước phía sau.

Một số chúng ta có thể tạo khí mê-tan nếu chúng ta có một cái hầm gì đó trong sân sau để chứa rác hoặc thứ gì đó có thể tạo chút khí mê-tan.

Nhưng chúng ta tạo khí mê-tan ở đâu?

Chúng ta tạo khí này qua đường thoát nước, qua bãi rác, nơi rác của chúng ta thải, (SupremeMasterTV: Đúng.) qua những chỗ rỉ trong đường ống dẫn khí cung cấp đến nhà mình, qua khí thải khí mê-tan từ mỏ than, nơi họ đào than để cung cấp điện cho nhà máy điện, và từ những nguồn không liên hệ gì đến thán khí, thí dụ như thú vật, gia súc; một nguồn khí thải khí mê-tan lớn nhất, khí thải từ loài người, khí thải khí mê-tan do con người gây ra là gia súc.

SupremeMasterTV: Chúng ta đang nhìn trên biểu đồ, biểu đồ tròn, một phần lớn của các nhân tố gây nên có liên hệ với việc chăn nuôi gia súc.

Tiến sĩ Smith: Đúng vậy.

SupremeMasterTV: Nên, dựa vào điều này, một điều tôi muốn hiểu thấu từ ông, là có rất nhiều thảo luận về việc chuyển sang dinh dưỡng trường chay hoặc không có thịt.

Và điều đó có thể ảnh hưởng đến chúng ta thế nào trên mức độ toàn cầu và giúp giảm khí mê-tan, do đó giảm, trì hoãn tiến trình hâm nóng toàn cầu?

Tiến sĩ Smith: Vâng, tôi nghĩ điều này khá quan trọng. Ý tôi là, có một số lý do để nghĩ rằng hướng về ăn thịt ít hơn, hoặc tiêu thụ thịt ít hơn, có lẽ là một suy giảm trong các quốc gia giàu có, và làm chậm sự phát triển tại các quốc gia thu nhập trung bình như Trung Quốc, điều này đã là chính thức, một là khí nhà kính.

Gia súc đã là 20% của tất cả khí thải khí nhà kính, xin lỗi, hệ thống làm thịt, bao gồm thú vật, bao gồm trồng thực phẩm cho thú vật, bao gồm chuyên chở thịt, bao gồm phân bón để trồng thực phẩm để nuôi thịt.

Có một bài viết gần đây vào mùa thu vừa qua ở Lancet, tạp chí y khoa nổi tiếng đã mang tất cả điều này ra để cho thấy việc đó. Và điều đó là chưa sửa chữa khí mê-tan nhiều hơn cách dùng bình thường của nó. Nếu mình sửa đổi nhiều hơn, nếu lo lắng về điều đó hơn một chút như chúng ta đã bàn khoảng một phút trước, thì số 20% đó sẽ tăng lên đến có lẽ 30%.

Vậy, số 30% trong 20 năm kế, sẽ gây ra do sự sản xuất thịt.

Cho nên có một điều mà mỗi cá nhân có thể làm.

Đa số chúng ta không tự mình nuôi thịt mà mình ăn, nhưng khi chọn miếng thịt đó từ tiệm Safeway trong một lý lẽ, mình mở lên cả hệ thống tạo ra thịt; cũng như mình mở điện trong nhà mình, mình mở lên nhà máy điện.

SupremeMasterTV: Cho nên chỉ cần mua bất cứ sản phẩm thịt này, người ta sẽ gián tiếp góp phần vào sự tăng gia khí mê-tan.

Tiến sĩ Smith: Đúng vậy, khí mê-tan và toàn bộ hoạt động của hệ thống làm thịt, và phần vấn đề kia với thịt là điều cần rất nhiều đất.

Có rất nhiều đất trồng trọt ở đâu đó đang làm thực phẩm để nuôi các thú vật này.

Chúng ta đều liên quan với nhau, sống trên cùng một tinh cầu, làm một điều, ảnh hưởng đến mọi người.

Và đây là một minh họa rất quan trọng. Giới truyền thông, và có lẽ các trường học sẽ mất rất nhiều nỗ lực để làm điều này.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin cám ơn Tiến sĩ Smith về sáng suốt và nghiên cứu của ông về ảnh hưởng bất lợi của thay đổi khí hậu đối với sức khỏe con người, và dinh dưỡng bằng thực vật sẽ là một cách hữu hiệu nhất như thế nào để một cá nhân có thể giúp ngưng hâm nóng toàn cầu.

Nhím Hoàng Kim
08-10-2010, 09:49 PM
http://www.suprememastertv.com/au/scientists-on-climate-change/?wr_id=22&page=1&sca=sosv_1

Tiến sĩ Rajendra Pachari , chủ tịch IPCC Liên Hiệp Quốc về tình trạng thuận lợi cho Địa Cầu: Hãy ăn chay!

Ngày Môi sinh Thế giới là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch của Liên Hiệp Quốc và được tổ chức hàng năm tại hơn 100 quốc gia trên toàn cầu. Chủ đề của Ngày Môi sinh Thế giới năm nay là “Từ bỏ Thói quen ‘Thán khí.’”

Ngày 5 tháng 6 năm 2008, Tân Tây Lan tổ chức một cuộc họp mặt gồm các nhà môi trường học hàng đầu trên thế giới, các khoa học gia và các đại biểu chính phủ tại Wellington, thủ đô của quốc gia, để vinh danh ngày đặc biệt này.

Buổi tổ chức xoay quanh một cuộc họp báo đặc biệt để lên tiếng về khủng hoảng lớn nhất loài người đang gặp, thay đổi khí hậu. Có mặt trong buổi họp là Bộ trưởng Môi sinh của Tân Tây Lan, ông Trevor Mallard khả kính, Bộ trưởng Thay đổi Khí hậu của Tân Tây Lan, ông David Parker khả kính, ông Achim Steiner, Phó Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc và Giám đốc Điều hành Chương trình Môi sinh LHQ, Chủ tịch của Kiribati, ông Anote Tong khả kính, và Tiến sĩ Rajendra Pachauri, chủ tịch Ủy ban Liên Chính phủ về Thay đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc.

Ông Trevor Mallard, Bộ trưởng Môi sinh của Tân Tây Lan: Đây thật là một điều hoan hỉ cho Tân Tây Lan và đây là một vinh dự rằng chúng tôi đang tổ chức cuộc họp có ý nghĩa như thế. Thật sự nó sẽ giúp chúng tôi khích lệ rất nhiều người Tân Tây Lan trở nên tham gia trong các buổi lễ mừng và sinh hoạt ngay khắp quốc gia này, trên 120 trường học, nhóm cộng đồng Kiwi hôm nay sẽ trồng cây và vườn, xây dựng hoặc sửa chữa đường đi bộ hoặc đi xe đạp hoặc giáo dục người khác cách chăm sóc tốt hơn cho môi trường của chúng ta.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Kiribati là một đảo quốc trên Biển Thái Bình Dương, gồm những các đảo nhỏ thấp, đặc biệt dễ bị thương hại khi mực nước biển dâng cao. Tổng thống Tong nói về tình trạng mỏng manh của quốc gia ông và các đảo quốc khác đang đối diện những hậu quả có thể xảy ra tương tự.

Tổng thống Tong: Nơi cao nhất của Kiribati trong đảo của chúng tôi nằm trung bình khoảng 2 mét trên mực nước biển. Chúng ta có thể đang ở mức vô phương cứu vãn, vì khí thải trong bầu khí quyển sẽ tiếp tục với đà này, sẽ tiếp tục đóng góp vào sự thay đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao, đến mức độ mà sẽ đến lúc đảo nhỏ, thấp của chúng tôi sẽ bị ngập nước.

Đó không phải vấn đề phát triển kinh tế, là vấn đề sống còn của nhân loại. Đối với vài nơi vào lúc này, nếu cộng đồng thế giới, những quốc gia khác nhau không bỏ thói quen thải thán khí, sẽ có một quốc gia khác bị nguy hiểm.

Ông Achim Steiner (Phụ tá Tổng bí thư của Liên Hiệp Quốc và Giám đốc Điều hành Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc): Có thể có nhiều quốc gia sẽ không đối diện liền với viễn cảnh của Kiribati, nhưng thật ra có nhiều đảo quốc hiện đã bị số phận, đến cuối thế kỷ này họ sẽ biến mất.

Đó chỉ là khởi đầu của ảnh hưởng trông thấy được của thay đổi khí hậu. Phần không thấy được, những điểm nhỏ chúng ta không nhất thiết hiểu được, đang xảy ra chung quanh chúng ta, cũng đang trên đường đến.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Hội đồng Liên Chính phủ Thay đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc (IPCC) chú trọng vào chiều khoa học và kế hoạch để hạn chế thay đổi khí hậu. IPCC đã thành công đạt được sự nhất trí của 2.500 khoa học gia từ hơn 130 quốc gia về bản tường trình của họ tạo sự liên hệ mạnh mẽ nhất đến nay vào năm 2007 giữa sinh hoạt của loài người và hâm nóng toàn cầu.

Cùng với cựu phó tổng thống Hoa Kỳ Al Gore, IPCC nhận được Giải Hòa bình Nobel năm 2007 về việc làm của họ “xây dựng và phổ biến nhiều kiến thức hơn về thay đổi khí hậu do loài người gây ra, và đặt nền tảng cho các biện pháp cần thiết để trung hòa sự thay đổi đó.”

Tiến sĩ Rajendra Pachauri, một kinh tế gia và khoa học gia về môi sinh với hai bằng tiến sĩ, từng phục vụ với cương vị chủ tịch IPCC từ năm 2002. Ông còn là tổng giám đốc của Viện Tài nguyên và Năng lượng của Ấn Độ, là một tổ chức nghiên cứu và vận động phát triển bền vững.

Tiến sĩ Pachauri là người ăn chay nghiêm túc do lòng tin Ấn giáo của ông và cũng vì ảnh hưởng của dinh dưỡng thịt đối với môi trường.

Du hành gần cả năm khắp toàn cầu để mang lại ý thức về thay đổi khí hậu, ông kêu gọi các lãnh tụ chính phủ cũng như công chúng chấp nhận lối sống bền vững hơn như là ngưng tiêu thụ thịt, đi xe đạp, và tiêu thụ một cách cần kiệm.

Phóng viên của Truyền Hình Vô Thượng Sư tại cuộc họp báo ở Wellington đề cập đến đề tài này để được Tiến sĩ Pachauri giải thích thêm.

Ký giả SupremeMasterTV: Xin ông có thể giải thích với khán giả toàn cầu của đài ăn ít thịt sẽ giúp giảm hâm nóng toàn cầu ra sao?

Tiến sĩ Rajendra Pachauri (Chủ tịch của Hội đồng Liên Chính phủ về Thay đổi Khí hậu): Vâng, nếu quý vị nhìn vào toàn bộ chu kỳ thương mại thịt, hãy bắt đầu với sự sát sinh thú vật. Thú vật phải được giữ trong môi trường lạnh, và ngày nay đây là một doanh nghiệp toàn cầu.

Chúng ta không những cần tủ lạnh tại nơi chế tạo, mà còn cần tủ lạnh ở nơi chuyên chở, và rồi tất cả thịt phải được giữ trong nhà kho rồi chuyển đến các nơi bán lẻ và tại những nơi bán lẻ, thịt lại phải được giữ trong tủ lạnh.

Người ta mua thịt, họ mua rất nhiều, mang thịt về nhà, và giữ đông lạnh trong các tủ đông càng ngày càng lớn, tại sao vậy? Vì họ cần bảo tồn thịt, và tôi thậm chí không nói về dọn sạch rừng để làm đồng cỏ nuôi gia súc.

Cho nên nếu quý vị muốn lưu tâm toàn bộ kỹ nghệ đó, toàn bộ chu kỳ sản xuất thịt và tiêu thụ, điều đó vô cùng mạnh về phương diện khí thải thán khí.

Do đó tôi luôn nói nếu ăn ít thịt hơn, quý vị sẽ khỏe mạnh hơn và địa cầu cũng sẽ tốt hơn. Chúng ta dùng quá nhiều thịt trên thế giới này. Với thu nhập gia tăng, quý vị tìm thấy những xã hội bản chất vốn ăn chay trường hoặc ăn ít thịt, hiện giờ hướng về tiêu thụ chất đạm thú vật nhiều hơn.

Cho nên rõ ràng điều đó hợp lý vì đó là tình trạng cùng có lợi, nếu mình ăn ít thịt hơn, đó là một lý lẽ rất thuyết phục phía sau sự yêu cầu này mà tôi đưa ra ở khắp nơi, đã thực hiện trong nhiều năm, và tôi đã làm vậy ngay cả ở những quốc gia mà người ta chỉ ăn thịt, và may thay, tôi vẫn sống.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Quý vị đang xem Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái. Tiến sĩ Rajendra Pachauri đã dành thời giờ sau buổi họp báo tại Ngày Môi sinh Thế giới 2008 ở Wellington, Tân Tây Lan để nói chuyện với phóng viên của Truyền Hình Vô Thượng Sư và chia sẻ quan điểm của ông về trường chay và thay đổi khí hậu.

Ký giả SupremeMasterTV: Là chủ tịch của IPCC, ông có lời khuyên nào muốn nhắn với các vị lãnh đạo và chính phủ khắp thế giới về số lượng lớn khí thải thán khí do công nghiệp chăn nuôi gây ra và chúng ta nên có hành động gì về việc này không?

Tiến sĩ Rajendra Pachauri (Chủ tịch của Hội đồng Liên Chính phủ về Thay đổi Khí hậu): Tôi nghĩ điều đó sẽ giúp cộng đồng thế giới rất nhiều, nếu chúng ta ăn ít thịt hơn.

Nhưng tôi chỉ nhấn mạnh sự thật là cả chu kỳ sản xuất thịt gây rất nhiều, về phương diện khí thải thán khí.

Ngay từ lúc mình dọn sạch rừng để làm đồng cỏ, để nông súc gặm cỏ ở đó, sau đó giết chúng rồi vào tủ đông, cho nên nếu quý vị nhìn vào khí thải thán khí, liên hệ với toàn bộ chu kỳ chế tạo thịt, nó khá lớn.

Nếu chúng ta nhìn vào vài bản ước lượng, thật sự có vẻ choáng váng.

Nhưng nhiều hơn bất cứ gì khác, tôi nghĩ đây là tình trạng mọi người được lợi khi ăn ít thịt hơn. Có đủ bằng chứng y khoa, rằng mức độ tiêu thụ thịt mà chúng ta có trên thế giới ngày nay tính trên đầu người, nhất là trong những xã hội nơi thịt là một phần lớn trong dinh dưỡng, đó là một điều thậm chí có hại cho sức khỏe con người.

Vì thế, nếu quý vị đổi sang ăn ít thịt hơn thì tôi nói, nhiều người sẽ khỏe mạnh hơn, và địa cầu cũng tốt hơn.

Ký giả SupremeMasterTV: Chúng ta nghe rất nhiều về các chính phủ giảm hoặc hứa giảm khí thải thán khí của họ qua tất cả lãnh vực khác nhau: vận chuyển, sản xuất điện lực, v.v. nhưng chúng ta không nghe nhiều về ngành kỹ nghệ thịt, và nếu có nghe, điều đó có vẻ là sự chú trọng vào thời gian 4 hoặc 5 năm, và theo nhiều khoa học gia lúc đó sẽ quá muộn.

Có lời khuyên nào chúng ta nên đưa ra cho các nhà lãnh đạo và chính phủ của chúng ta hầu có được thêm nhiều hành động khẩn cấp hơn về vấn đề này không?

Tiến sĩ Rajendra Pachauri (Chủ tịch của Hội đồng Liên Chính phủ về Thay đổi Khí hậu): Tôi nghĩ chúng ta thật sự cần bắt đầu suy nghĩ ngoài vấn đề, rằng chúng ta không nên xem thường việc gì cả. Chúng ta không nên cho rằng mô hình được thiết lập về mức tiêu thụ và sự sản xuất đã vượt mức hành động hoặc chọn lựa mà người ta nên thực hiện, và nếu bắt đầu nhìn vào chu kỳ làm thịt, và biết phần lớn kỹ nghệ này được phân tán, nhất là được đặt nhiều nơi khác nhau trên thế giới, cho nên điều đó không được sự chú ý.

Nhưng các phân tích gia, những người ở trong doanh nghiệp dân chủ, phải mang sự thật ra ngoài, và tôi nghĩ nếu những điều đó được mang ra và công chúng hiểu những điều đó, thì chắc chắn các nhà lãnh đạo thế giới và những người chia sẻ ý kiến công chúng cũng sẽ có thể mang lại một sự phơi bày rõ rệt về những gì liên hệ số lượng lớn tiêu thụ thịt.

Cho nên lời khuyên của tôi là chúng ta nên mang sự thật ra ngoài.

Và một khi người ta ý thức được sự thật, thì chắc chắn đại đa số công chúng và do đó giới lãnh đạo của những xã hội nào đó sẽ thấy điều lợi của việc chuyển sang dinh dưỡng ít thịt hơn.

Không may, những điều này thật sự đã không được đưa ra ánh sáng đầy đủ để người ta nhìn kỹ và chấp nhận tình thế mà từ đó họ sẽ giảm lệ thuộc vào thịt.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Với sự tan chảy nhanh chóng tiếp tục của băng đá Bắc Cực và sự phát ra số lượng lớn khí mê-tan chứa trong vùng đất đóng băng, sự khẩn cấp của việc hành động để ngưng hâm nóng toàn cầu đã rõ ràng hơn bao giờ hết.

Ký giả SupremeMasterTV: Ông nói rằng nếu chúng ta không hành động trước 2012, như vậy sẽ quá trễ. Chúng ta cần hành động trong vòng hai hoặc ba năm kế, cho nên đây có phải là điều chúng ta nên kêu gọi chính phủ nhấn mạnh với dân chúng và các nhà lãnh đạo khác rằng chúng ta thật sự cần hành động ngay bây giờ?

Tiến sĩ Rajendra Pachauri (Chủ tịch của Hội đồng Liên Chính phủ về Thay đổi Khí hậu): Tuyệt đối là vậy, ý tôi là nếu nhìn vào bản thống kê thứ tư của IPCC, chúng ta đã xem xét nhiều viễn cảnh ổn định, và một trong chúng tôi xin nhấn mạnh là điều đặc biệt này, sẽ chắc chắn khiến thay đổi khí hậu không dẫn đến sự hâm nóng hơn từ 2 đến 2,4 độ C.

Bây giờ, với diễn tiến đặc biệt đó, chúng ta sẽ phải chắc chắn rằng chúng ta bắt đầu giảm khí thải khí nhà kính toàn cầu trễ nhất là trước năm 2015.

Điều này thật sự cho chúng ta rất ít thời gian, và do đó nhấn mạnh hành động khẩn cấp càng nhanh càng tốt.

Tôi cũng xin đưa ra rằng ngay cả với diễn tiến này, có kết quả khó lay chuyển rằng thế giới sẽ phải đối diện với mực nước biển dâng cao do sự giãn nở nhiệt.

Chúng tôi ước lượng mực nước biển sẽ tăng từ 0,4 đến 1,4 mét chỉ do sự giãn nở nhiệt, và nếu thêm vào số lượng nước sẽ bị thải ra này và sẽ thêm vào mức nước biển dâng cao do số lượng băng đá tan chảy, chúng ta đã mang thế giới vào một nguy cơ, sẽ ảnh hưởng một rất nhiều đảo quốc nhỏ, những vùng bờ biển đất thấp khắp thế giới.

Điều đó rõ ràng cho chúng ta một báo động tuyệt đối rằng mình không còn thời giờ để chờ đợi và chúng ta phải chắc chắn rằng chúng ta bắt đầu giảm khí thải khí nhà kính càng sớm càng tốt, chắc chắn trước 2015 nếu muốn ổn định sự gia tăng nhiệt độ từ 2 đến 2,4 độ C và không để cho mực nước biển dâng lên do sự giãn nở nhiệt lên cao hơn mực độ tôi vừa đề cập.

Và có rất nhiều lý do khác tại sao có sự khẩn trương trong việc hành động. Nếu nhìn vào ảnh hưởng của thay đổi khí hậu đến nước, đến sức khỏe nhân loại, đến nông nghiệp, đến hệ sinh thái, chúng ta thật sự đang đi vào khu vực mà các ảnh hưởng này sẽ trở nên rất nghiêm trọng dù với một sự gia tăng nhiệt từ 1 đến 1,5 độ.

Cho nên chúng ta thật sự không có thời giờ để chờ và tôi nghĩ nếu thế giới muốn ổn định khí hậu của địa cầu và do đó giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ của ảnh hưởng có hại, thì chúng ta phải hành động rất nhanh.

Ký giả SupremeMasterTV: Nhiều cá nhân không nhận biết những bước rất quan trọng và hữu hiệu mà cá nhân họ có thể làm, hầu hạn chế hâm nóng toàn cầu và thay đổi khí hậu, ảnh hưởng lớn của việc ăn ít thịt hoặc không ăn thịt.

Vậy nếu có hai hoặc ba bước đơn giản mà mỗi người có thể làm để giảm dấu ấn thán khí của họ, ông có thể khuyên chúng tôi đó là những điều gì không?

Tiến sĩ Rajendra Pachauri (Chủ tịch của Hội đồng Liên Chính phủ về Thay đổi Khí hậu): Có cả khối việc mà nhiều người có thể làm. Chúng ta chắc chắn cần thay đổi việc sử dụng vận chuyển của mình.

Chẳng hạn, chúng ta không nghĩ hai lần trước khi đi vào xe và cứ lái đi bất cứ nơi nào mình muốn, chúng ta không xem thử nếu phương tiện di chuyển công cộng có sẵn để đến một địa điểm nào đó, và nếu có sẵn phương tiện thì tôi nghĩ dùng di chuyển công cộng tốt hơn rất nhiều, nơi chúng ta đi bộ, đi bộ tốt hơn nhiều, nơi nào có thể dùng xe đạp, chúng ta nên làm vậy.

Cho nên tôi nghĩ về ngành vận chuyển, và việc dùng cách vận chuyển, chúng ta có thể chắc chắn mang lại những lựa chọn có ít khí thải thán khí hơn nhiều.

Tương tự, khi dùng đèn và khi dùng máy lạnh, nếu dùng những kỹ thuật rất hữu hiệu năng lượng, chúng ta có thể tạo một khác biệt lớn với dấu ấn thán khí của mình, và cuối cùng trong phương pháp ẩm thực.

Tôi nghĩ trong phương pháp ẩm thực, nếu chúng ta bảo đảm bất cứ gì chúng ta ăn đều liên hệ rất ít với mức khí thải thán khí, nhưng không phải trong cách giảm chất dinh dưỡng mà chúng ta lấy được, tôi nghĩ chúng ta nên chuyển sang hướng đó.

Tuy nhiên, tôi nghĩ có một chính sách chính phủ rất quan trọng cũng để ảnh hưởng sự lựa chọn cá nhân, và điều này đặc biệt sẽ xảy ra nếu chúng ta đặt một giá tiền trên thán khí, vì khi điều đó xảy ra, thì chi phí của mọi việc có liên hệ với khí thải thán khí sẽ thay đổi rất lớn, và lựa chọn của giới tiêu thụ sẽ được thi hành để theo kịp với sự thay đổi giá cả đó.

Ký giả SupremeMasterTV: Tiến sĩ Pachuari, khán giả toàn cầu chúng tôi sẽ rất được khích lệ bởi lời nói của ông. Cám ơn ông rất nhiều đã chia sẻ sự sáng suốt của ông hôm nay.

Tiến sĩ Rajendra Pachauri (Chủ tịch của Hội đồng Liên Chính phủ về Thay đổi Khí hậu): Cám ơn quý vị rất nhiều. Tôi xin nói điều này với Truyền Hình Vô Thượng Sư: Xin chúc lời tốt đẹp nhất về nỗ lực của quý vị hướng về một thế giới bền vững, cám ơn quý vị.

Tôi sẽ nói: Ăn Chay, Sống Xanh và Cứu Địa Cầu.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chúng tôi cám ơn ông, Tiến sĩ Rajendra Pachauri, đã làm việc không mệt mỏi để nâng cao ý thức về thay đổi khí hậu và khích lệ dinh dưỡng chay để giải quyết hâm nóng toàn cầu.

Nhím Hoàng Kim
08-10-2010, 09:54 PM
KHOA HỌC GIA VỀ KHÍ HẬU THAY ĐỔI

Sức khỏe môi sinh & toàn cầu : Phỏng vấn khoa học gia Liên Hiệp Quốc Tiến sĩ Jonathan Patz - Phần 1~2 (http://www.suprememastertv.com/au/scientists-on-climate-change/?wr_id=27&page=1&sca=sosv_1)

Nhím Hoàng Kim
08-10-2010, 09:56 PM
KHOA HỌC GIA VỀ KHÍ HẬU THAY ĐỔI

Băng methane là gì & ảnh hưởng thay đổi khí hậu ra sao Phỏng vấn Tiến sĩ Roy Hyndman (http://www.suprememastertv.com/au/scientists-on-climate-change/?wr_id=28&page=1&sca=sosv_1)

Nhím Hoàng Kim
08-10-2010, 09:58 PM
KHOA HỌC GIA VỀ KHÍ HẬU THAY ĐỔI

Cao điểm của Địa Cầu , tìm hiểu với Tiến sĩ James Hansen , Giám đốc Viện Nghiên cứu Không gian Goddard của NASA - Phần 1~2 (http://www.suprememastertv.com/au/scientists-on-climate-change/?wr_id=29&page=1&sca=sosv_1)

Nhím Hoàng Kim
09-27-2010, 09:36 PM
KHOA HỌC GIA VỀ KHÍ HẬU THAY ĐỔI

Khí hậu thay đổi và thiên tai : Phỏng vấn Tiến sĩ Gordon McBean - Phần 1~2 (http://www.suprememastertv.com/au/scientists-on-climate-change/?wr_id=33&page=1&url=link2_0&eps_no=699&subt_cont=&show=aw&flag=1&goto_url=#v)

Nhím Hoàng Kim
10-01-2010, 07:16 PM
KHOA HỌC GIA VỀ KHÍ HẬU THAY ĐỔI

Chăm sóc san hô với Tiến sĩ Andrew Rossiter & chuyên gia Charles Delbeek (http://www.suprememastertv.com/au/scientists-on-climate-change/?wr_id=35&page=1&url=link2_0&eps_no=734&subt_cont=&show=aw&flag=1&goto_url=#v)

Nhím Hoàng Kim
10-01-2010, 07:18 PM
KHOA HỌC GIA VỀ KHÍ HẬU THAY ĐỔI

Quan sát vùng địa cực với Tiến sĩ Veijo Pojola (http://www.suprememastertv.com/au/scientists-on-climate-change/?wr_id=36&page=1&url=link2_0&eps_no=741&subt_cont=&show=aw&flag=1&goto_url=#v)