Dan Lee
02-08-2010, 11:05 PM
HƯƠNG VỊ CỦA KHÓI
Để đả phả tính ích kỷ, người Ả Rập thường kể câu chuyện như sau:
Tại một khu phố nọ, có nhiều cửa hàng ăn uống. Hương vị bốc lên từ các cửa hàng này thu hút người giàu lẫn kẻ nghèo. Những người giàu đến đây để thưởng thức những món ăn, còn người nghèo thì chỉ mong có được phần thừa của thực khách, hoặc là hít các mùi thơm của món ăn trong nhà bếp toả ra…
Có một người nghèo đến. Trên tay cầm ổ bánh mì. Anh nghĩ, thay vì chờ phần ăn thừa của khách, thì leo lên mái nhà, ngồi cạnh ống khói. Rồi vừa nhai bánh mì vừa hít thở làm khói bốc ra từ nhà bếp. Vừa ăn vừa tưởng tượng như mình đang thưởng thức như thực khách vậy.
Nhưng hôm ấy, chủ gặp rắc rối, bực tức, nên sai người lôi anh xuống và bắt trả tiền. Ông lý luận: "Khói bốc ra từ nhà bếp của ta không phải là khói chùa, nhà ngươi đã thưởng thức làn khói đầy hương vị đó, nên cũng phải trả tiền".
Người ăn xin không chịu và đưa ra toà. Tại quan toà có 2 ý kiến hợp lý: một bên nói rằng khói bốc ra từ cửa hàng, do đó nó là sở hữu của ông chủ cửa hàng. Bên kia nói là khói cũng như không khí là của mọi người. Vì vậy anh ăn xin có quyền hưởng miễn phí.
Quan toà phán quyết như sau: "Người nghèo đã hưởng khói mà không đụng đến thức ăn, cho nên anh ta hãy lấy một đồng bạc, ra giữa công viên, gõ đồng bạc vào ghế đá âm thanh của đồng bạc sẽ lan ra. Người chủ cửa hàng muốn đòi tiền của khói, ông hãy lắng nghe âm thanh ấy".
[SƯU TẦM]
Ông bà nói chẳng sai chút nào. “Giận quá mất khôn”. Khi cơn nóng giận lên rồi thì, trời cũng bằng vung chứ nói gì kẻ ăn xin. Chúa cũng bị xếp vào hàng thứ yếu chứ quan trọng gì đâu. Lúc này ta là tất cả.
Thế nên, mình phải thắng trước đã, còn tình nghĩa thì… tính sau vậy. Vì bản năng, vì ích kỷ hay ghen tị, nên con người nhiều khi tính toán với nhau quá chi li, đến độ như chẳng còn nghĩa tình nữa. Kể cả những người ruột thịt, thân thích. Trong khi nhiều lần lại quá hào phóng với… người dưng.
Nhìn vào cách tiêu sài và sử dụng vật chất của nhiều người hôm nay thì rõ. Có nhiều người cậy nhờ ta hỗ trợ, thì tính đi suy lại, đắn đo, cân nhắc rất kỹ mới dám nhỏ giọt giúp đỡ. Đang khi họ dễ dàng tốn phí hàng triệu đồng cho vài lần sắm sửa vung vít nhưng rồi lại để đó. Hay tiêu xài túi bụi mà không cần tính cho các dịp đi chơi đó đây. Hoặc tốn bạc triệu cho các bữa ăn uống căng bụng với chúng bạn. Còn với người ăn xin, thật là khó để giúp họ.
Cách này còn được áp dụng cả với người thân trong gia đình nữa. Có những gia đình, mà người này thì quá giàu có, may mắn, còn người kia thì ít cơ hội, nghèo xác nghèo xơ, vậy mà họ vẫn đâu được chia sẻ gì từ người thân.
Ta không vơ đũa cả nắm, nhưng thực tế thật phũ phàng cho những hoàn cảnh éo le cần được giúp đỡ, thì lại ít được quan tâm. Đang khi nhiều người dư khả năng lại cứ tích góp thêm, rồi sài thoải mái, chi hào phóng cho nhiều dịp, mà chỉ làm cho thân xác thêm mệt mỏi, xa rời tình nghĩa, sơ cứng con tim, chai lỳ lương tâm. Và lại đi vào vềt xe đổ của nhà phú hô và anh Ladarô trong thánh kinh.
Thanh Thanh
Để đả phả tính ích kỷ, người Ả Rập thường kể câu chuyện như sau:
Tại một khu phố nọ, có nhiều cửa hàng ăn uống. Hương vị bốc lên từ các cửa hàng này thu hút người giàu lẫn kẻ nghèo. Những người giàu đến đây để thưởng thức những món ăn, còn người nghèo thì chỉ mong có được phần thừa của thực khách, hoặc là hít các mùi thơm của món ăn trong nhà bếp toả ra…
Có một người nghèo đến. Trên tay cầm ổ bánh mì. Anh nghĩ, thay vì chờ phần ăn thừa của khách, thì leo lên mái nhà, ngồi cạnh ống khói. Rồi vừa nhai bánh mì vừa hít thở làm khói bốc ra từ nhà bếp. Vừa ăn vừa tưởng tượng như mình đang thưởng thức như thực khách vậy.
Nhưng hôm ấy, chủ gặp rắc rối, bực tức, nên sai người lôi anh xuống và bắt trả tiền. Ông lý luận: "Khói bốc ra từ nhà bếp của ta không phải là khói chùa, nhà ngươi đã thưởng thức làn khói đầy hương vị đó, nên cũng phải trả tiền".
Người ăn xin không chịu và đưa ra toà. Tại quan toà có 2 ý kiến hợp lý: một bên nói rằng khói bốc ra từ cửa hàng, do đó nó là sở hữu của ông chủ cửa hàng. Bên kia nói là khói cũng như không khí là của mọi người. Vì vậy anh ăn xin có quyền hưởng miễn phí.
Quan toà phán quyết như sau: "Người nghèo đã hưởng khói mà không đụng đến thức ăn, cho nên anh ta hãy lấy một đồng bạc, ra giữa công viên, gõ đồng bạc vào ghế đá âm thanh của đồng bạc sẽ lan ra. Người chủ cửa hàng muốn đòi tiền của khói, ông hãy lắng nghe âm thanh ấy".
[SƯU TẦM]
Ông bà nói chẳng sai chút nào. “Giận quá mất khôn”. Khi cơn nóng giận lên rồi thì, trời cũng bằng vung chứ nói gì kẻ ăn xin. Chúa cũng bị xếp vào hàng thứ yếu chứ quan trọng gì đâu. Lúc này ta là tất cả.
Thế nên, mình phải thắng trước đã, còn tình nghĩa thì… tính sau vậy. Vì bản năng, vì ích kỷ hay ghen tị, nên con người nhiều khi tính toán với nhau quá chi li, đến độ như chẳng còn nghĩa tình nữa. Kể cả những người ruột thịt, thân thích. Trong khi nhiều lần lại quá hào phóng với… người dưng.
Nhìn vào cách tiêu sài và sử dụng vật chất của nhiều người hôm nay thì rõ. Có nhiều người cậy nhờ ta hỗ trợ, thì tính đi suy lại, đắn đo, cân nhắc rất kỹ mới dám nhỏ giọt giúp đỡ. Đang khi họ dễ dàng tốn phí hàng triệu đồng cho vài lần sắm sửa vung vít nhưng rồi lại để đó. Hay tiêu xài túi bụi mà không cần tính cho các dịp đi chơi đó đây. Hoặc tốn bạc triệu cho các bữa ăn uống căng bụng với chúng bạn. Còn với người ăn xin, thật là khó để giúp họ.
Cách này còn được áp dụng cả với người thân trong gia đình nữa. Có những gia đình, mà người này thì quá giàu có, may mắn, còn người kia thì ít cơ hội, nghèo xác nghèo xơ, vậy mà họ vẫn đâu được chia sẻ gì từ người thân.
Ta không vơ đũa cả nắm, nhưng thực tế thật phũ phàng cho những hoàn cảnh éo le cần được giúp đỡ, thì lại ít được quan tâm. Đang khi nhiều người dư khả năng lại cứ tích góp thêm, rồi sài thoải mái, chi hào phóng cho nhiều dịp, mà chỉ làm cho thân xác thêm mệt mỏi, xa rời tình nghĩa, sơ cứng con tim, chai lỳ lương tâm. Và lại đi vào vềt xe đổ của nhà phú hô và anh Ladarô trong thánh kinh.
Thanh Thanh