Dan Lee
02-10-2010, 11:49 PM
Chúa Nhật VI Thường Niên – Năm C
CON ĐƯỜNG CỦA THIÊN CHÚA DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG
(Jeremiah 17: 5-8; Psalm 1; 1corinthians 15: 12, 16-20; Luck 6: 17, 20-26)
Chúng ta có cần Thiên Chúa không? Đó dường như là câu hỏi của thời đại chúng ta. Và đối với nhiều người là một tiếng “không” vọng lại.
Những nhà nghiên cứu khoa học nhân văn hoặc vô thần xác nhận rằng tôn giáo nguy hiểm và thoái hóa. Con người có thể tự họ thực hiện hoàn hảo và không cần đến nhu cầu về những mê tín ngớ ngẩn và tin tưởng ấu trĩ. Những nỗ lực con người thực hiện sẽ hoàn toàn tốt đẹp – dựa vào khoa học, kỹ thuật và lý trí con người tốt hơn nhiều.
Nhưng những người có niềm tin tôn giáo không nên quá vội vàng đáp trả một cách phẫn nộ đối với những quyết đoán này vì họ có thể ngạc nhiên khi tự thấy bản thân họ vô ý thức đồng đẳng như những kẻ vô thần. Họ có thể bị kết tội về một điều gì đó rất phổ biến – “chủ nghĩa vô thần thực dụng”. Đây là sự biểu lộ niềm tin nơi Thiên Chúa mà sự sống y như thể Thiên Chúa không tồn tại. Nhiều người, tin hoặc không tin, muốn những hiệu quả ngay tức khắc và ngoạn mục trước những nhu cầu của họ và lợi ích cá nhân thích hợp hơn. Điều này có thể là trường hợp giải quyết những vấn đề cá nhân của con người, việc ổn định kinh tế hoặc môi trường, thực hiện những đề án hoặc chống bạo lực và khủng bố.
Lời cảnh báo của Jeremiah được lưu ý bởi tất cả: nếu chúng ta tìm kiếm được một con đường dễ dàng thoải mái hoạc tu bổ một cách nhanh chóng mà không dựa trên những nguyên tắc tinh thần một cách kiên định chúng ta ắt phải đi đến thất bại và thất vọng. Không chỉ thế, nếu chúng ta ngẫu nhiên giao nộp tính trung trực, danh dự hoặc tự do của chúng ta trong sự đổi trao vì lời hứa viển vông, kết cục chúng ta có thể mang cảm giác y như thể mình đã bị nhạo báng. Chúng ta khám phá ra chúng ta là ai và chúng ta được tạo nên bằng gì khi chúng ta phải đối diện với nghịch cảnh và những thử thách khó khăn.
Thật dễ dàng sa vào những tư tưởng và hành vi rập khuôn mà không đến từ Thiên Chúa mà lại đến từ thế giới với tất cả nỗi sợ hãi và ích kỷ của nó. Đây là những tình huống mà đòi hỏi một cam kết kiên định trước Thiên Chúa và trước những nguyên tắc của công lý, lòng từ bi và cảm thông mà Thiên Chúa đã dạy loài người hàng thiên niên kỷ. Những nỗ lực của con người đó là được neo đậu một cách chắc chắn trong những nguyên tắc thiêng liêng này sẽ không chỉ thành công, mà còn trở nên thịnh vượng.
Không có sự phục sinh của cái chết ư? Thật lạ lùng làm sao cho các thành viên của một cộng đồng Ki-tô giáo thế kỷ thứ nhất đã nói! Nhưng có lẽ một sự nhấn mạnh vượt bậc về đời sống hiện tại và tức thì bị mù quáng, một số người trong cộng đồng Corinth đứng trước “hình ảnh khổng lồ” này. Đôi khi sự sợ hãi và đòi hỏi những nhu cầu cần thiết trước mắt có thể đẩy người ta vào chỗ đánh mất phương hướng của mình và nắm bắt một cách điêng cuồng những câu trả lỡi nông cạn và vội vã. Một số người Corinth không thấu hiểu tầm quan trọng trực tiếp cá nhân tử nạn và phục sinh của Đức Ki-tô. Nhưng Thánh Phao-lô khẳng định rằng chúng ta sẽ chỉ am hiểu sự Phục Sinh một cách đầy đủ khi chúng ta trú ngụ đời đời với Chúa Trời. Trong khi đó, phẩm chất cuộc sống trong lúc chúng ta tồn tại trên hành tinh Trái Đất định hướng chúng ta hướng tới mục tiêu vĩnh cửu. Kiên trì và bền bỉ là yếu tố quan trọng.
Trong phiên bản của Thánh Lu-ca về Tám Mối Phúc Thật Chúa Giê-su hướng sự chú ý đến tầm tối quan trọng của điều luật này một cách hiển nhiên nhưng khó hiểu. Thế nào có thể là những người nghèo, đói và khóc lóc để được ban ơn? Không phải là sự hứa hẹn của ăn, Vương quốc của Thiên Chúa và nguồn hạnh phúc chỉ là “cái bánh bao trên trời” hứa hẹn làm cho cuộc đời có thể chịu đựng hơn sao? Với những người giàu có hoặc đủ ăn thì điều gì là sai trái – và tại sao những người đang hạnh phúc lại đi đến than van, kêu khóc? Nhưng sự can thiệp “ngôn ngữ choáng ngợp” này kêu gọi chúng ta duy trì tầm nhìn và tâm trí của chúng ta để quyết định cho được chân trời cũng như phía trước chúng ta. Sự an toàn và thoải mái mà chúng ta liên tưởng có thể nhất thời và vội vàng tan biến, nhất là khi họ ỷ lại vào một nền tảng khả nghi. Thánh Lu-ca tin rằng lúc này là lúc nằm trong bàn tay can thiệp của Thiên Chúa rong một thế giới nhân loại bất công và vô lề luật. Các tổ chức và đoàn thể xã hội sẽ được lau chùi sạch sẽ và trật tự thế giới mới thiêng liêng được xây dựng ở địa điểm của họ. Sự cải vị xã hội được phản ảnh trong giao ước của Chúa Giê-su mà khởi điểm sẽ là tận cùng và tận cùng sẽ là khởi điểm. Những ai đau khổ đói nghèo, lo âu và áp bức sẽ được hoán vị với sự thoải mái và hài lòng.
Chúng ta đã thấy biết bao nhiêu người triệu phú chỉ qua một đêm trở thành kẻ khốn cùng và những người quyền lực đã phải bỏ trốn cuộc sống của họ hoặc vào tù. Nhà cửa tài sản có thể bị tiêu tan trong phút chốc và cuộc sống tan biến trong giây lát. Nền tảng an toàn duy nhất trong bất kỳ xã hội nào là công lý thiêng liêng. Sự an toàn duy nhất mà không bao giờ có thể bị lay chuyển hoặc bị lấy đi là hành động, sự sống đức tin của chúng ta nơi Thiên Chúa và chúng ta ấp ủ trong tâm hồn mình cho tha nhân.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Jos. Tú Nạc, NMS
CON ĐƯỜNG CỦA THIÊN CHÚA DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG
(Jeremiah 17: 5-8; Psalm 1; 1corinthians 15: 12, 16-20; Luck 6: 17, 20-26)
Chúng ta có cần Thiên Chúa không? Đó dường như là câu hỏi của thời đại chúng ta. Và đối với nhiều người là một tiếng “không” vọng lại.
Những nhà nghiên cứu khoa học nhân văn hoặc vô thần xác nhận rằng tôn giáo nguy hiểm và thoái hóa. Con người có thể tự họ thực hiện hoàn hảo và không cần đến nhu cầu về những mê tín ngớ ngẩn và tin tưởng ấu trĩ. Những nỗ lực con người thực hiện sẽ hoàn toàn tốt đẹp – dựa vào khoa học, kỹ thuật và lý trí con người tốt hơn nhiều.
Nhưng những người có niềm tin tôn giáo không nên quá vội vàng đáp trả một cách phẫn nộ đối với những quyết đoán này vì họ có thể ngạc nhiên khi tự thấy bản thân họ vô ý thức đồng đẳng như những kẻ vô thần. Họ có thể bị kết tội về một điều gì đó rất phổ biến – “chủ nghĩa vô thần thực dụng”. Đây là sự biểu lộ niềm tin nơi Thiên Chúa mà sự sống y như thể Thiên Chúa không tồn tại. Nhiều người, tin hoặc không tin, muốn những hiệu quả ngay tức khắc và ngoạn mục trước những nhu cầu của họ và lợi ích cá nhân thích hợp hơn. Điều này có thể là trường hợp giải quyết những vấn đề cá nhân của con người, việc ổn định kinh tế hoặc môi trường, thực hiện những đề án hoặc chống bạo lực và khủng bố.
Lời cảnh báo của Jeremiah được lưu ý bởi tất cả: nếu chúng ta tìm kiếm được một con đường dễ dàng thoải mái hoạc tu bổ một cách nhanh chóng mà không dựa trên những nguyên tắc tinh thần một cách kiên định chúng ta ắt phải đi đến thất bại và thất vọng. Không chỉ thế, nếu chúng ta ngẫu nhiên giao nộp tính trung trực, danh dự hoặc tự do của chúng ta trong sự đổi trao vì lời hứa viển vông, kết cục chúng ta có thể mang cảm giác y như thể mình đã bị nhạo báng. Chúng ta khám phá ra chúng ta là ai và chúng ta được tạo nên bằng gì khi chúng ta phải đối diện với nghịch cảnh và những thử thách khó khăn.
Thật dễ dàng sa vào những tư tưởng và hành vi rập khuôn mà không đến từ Thiên Chúa mà lại đến từ thế giới với tất cả nỗi sợ hãi và ích kỷ của nó. Đây là những tình huống mà đòi hỏi một cam kết kiên định trước Thiên Chúa và trước những nguyên tắc của công lý, lòng từ bi và cảm thông mà Thiên Chúa đã dạy loài người hàng thiên niên kỷ. Những nỗ lực của con người đó là được neo đậu một cách chắc chắn trong những nguyên tắc thiêng liêng này sẽ không chỉ thành công, mà còn trở nên thịnh vượng.
Không có sự phục sinh của cái chết ư? Thật lạ lùng làm sao cho các thành viên của một cộng đồng Ki-tô giáo thế kỷ thứ nhất đã nói! Nhưng có lẽ một sự nhấn mạnh vượt bậc về đời sống hiện tại và tức thì bị mù quáng, một số người trong cộng đồng Corinth đứng trước “hình ảnh khổng lồ” này. Đôi khi sự sợ hãi và đòi hỏi những nhu cầu cần thiết trước mắt có thể đẩy người ta vào chỗ đánh mất phương hướng của mình và nắm bắt một cách điêng cuồng những câu trả lỡi nông cạn và vội vã. Một số người Corinth không thấu hiểu tầm quan trọng trực tiếp cá nhân tử nạn và phục sinh của Đức Ki-tô. Nhưng Thánh Phao-lô khẳng định rằng chúng ta sẽ chỉ am hiểu sự Phục Sinh một cách đầy đủ khi chúng ta trú ngụ đời đời với Chúa Trời. Trong khi đó, phẩm chất cuộc sống trong lúc chúng ta tồn tại trên hành tinh Trái Đất định hướng chúng ta hướng tới mục tiêu vĩnh cửu. Kiên trì và bền bỉ là yếu tố quan trọng.
Trong phiên bản của Thánh Lu-ca về Tám Mối Phúc Thật Chúa Giê-su hướng sự chú ý đến tầm tối quan trọng của điều luật này một cách hiển nhiên nhưng khó hiểu. Thế nào có thể là những người nghèo, đói và khóc lóc để được ban ơn? Không phải là sự hứa hẹn của ăn, Vương quốc của Thiên Chúa và nguồn hạnh phúc chỉ là “cái bánh bao trên trời” hứa hẹn làm cho cuộc đời có thể chịu đựng hơn sao? Với những người giàu có hoặc đủ ăn thì điều gì là sai trái – và tại sao những người đang hạnh phúc lại đi đến than van, kêu khóc? Nhưng sự can thiệp “ngôn ngữ choáng ngợp” này kêu gọi chúng ta duy trì tầm nhìn và tâm trí của chúng ta để quyết định cho được chân trời cũng như phía trước chúng ta. Sự an toàn và thoải mái mà chúng ta liên tưởng có thể nhất thời và vội vàng tan biến, nhất là khi họ ỷ lại vào một nền tảng khả nghi. Thánh Lu-ca tin rằng lúc này là lúc nằm trong bàn tay can thiệp của Thiên Chúa rong một thế giới nhân loại bất công và vô lề luật. Các tổ chức và đoàn thể xã hội sẽ được lau chùi sạch sẽ và trật tự thế giới mới thiêng liêng được xây dựng ở địa điểm của họ. Sự cải vị xã hội được phản ảnh trong giao ước của Chúa Giê-su mà khởi điểm sẽ là tận cùng và tận cùng sẽ là khởi điểm. Những ai đau khổ đói nghèo, lo âu và áp bức sẽ được hoán vị với sự thoải mái và hài lòng.
Chúng ta đã thấy biết bao nhiêu người triệu phú chỉ qua một đêm trở thành kẻ khốn cùng và những người quyền lực đã phải bỏ trốn cuộc sống của họ hoặc vào tù. Nhà cửa tài sản có thể bị tiêu tan trong phút chốc và cuộc sống tan biến trong giây lát. Nền tảng an toàn duy nhất trong bất kỳ xã hội nào là công lý thiêng liêng. Sự an toàn duy nhất mà không bao giờ có thể bị lay chuyển hoặc bị lấy đi là hành động, sự sống đức tin của chúng ta nơi Thiên Chúa và chúng ta ấp ủ trong tâm hồn mình cho tha nhân.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Jos. Tú Nạc, NMS