PDA

View Full Version : Phải dùng trí tuệ để phát huy lòng từ bi



gioidinhhue
02-14-2010, 07:42 AM
Tịnh Tư Ngữ
Pháp Sư Chứng Nghiêm
Thích Giải Hiền dịch
Sàigòn 2001 ; PL. 2545

PHẦN HAI

A.ĐỐI CẢNH TRẢ LỜI

1.NÓI VỀ THIỆN MỸ

. Thiện là gì ?

Thiện là trí tuệ. Trí là phân biệt trí, năng lực hiểu biết phân biệt. Tuệ là bình đẳng tuệ, sự hiểu biết chẳng bị chi phối bởi cái tôi và tình cảm. Có trí tuệ thì có thiện và mỹ. Lại nữa : thiện không thể biểu hiện bằng oai quyền, không thể mượn danh nghĩa là vì lòng tốt, rồi ép người ta theo mình .

. Từ bi và thiện quan hệ ra sao ?

Có lòng từ bi mà không có trí tuệ thì đôi lúc sinh phiền phức. Ví dụ gần đây trong xã hội thường có chuyện những người có lòng tốt bị lừa đảo. Như thế, từ bi không những chẳng đạt tới cái thiện lý tưởng mà ngược lại giúp cho kẻ lừa đảo tạo tội. Mình phải dùng trí tuệ để phát huy lòng từ bi, thì mới có cái thiện chân chính.

. Thế nào là đẹp nhất ? Thế nào là vui nhất ?

Yên tĩnh là đẹp nhất. An định thì vui nhất. Tập thiền, tu tâm, dưỡng tánh là tốt đẹp nhất mà cũng an vui nhất. Đây cũng là cảnh giới cao thượng nhất.

. Trên đời phải chăng thật có chuyện hoàn mỹ viên mãn sao ? Viên mãn có thể truy cầu chăng ?

Có đầu ắt có đuôi, có sinh ắt có diệt. Việc truy cầu vật chất và danh lợi chẳng những vừa cực khổ, vừa mất công, lại còn chẳng bao giờ ngừng, cũng không có gì bảo đảm. Chỉ nhìn vào đây cũng biết trên đời không có chuyện gì viên mãn. Song, mình có thể truy cầu sự viên mãn của nhân tánh. Đây là sự truy cầu trên quan niệm giá trị. Bởi vì nhân tánh, đạo đức thì ta có thể tu sửa nâng cao. Quay tìm nơi tự tánh, bằng cách tu dưỡng và nỗ lực, ta sẽ nhìn thấy cảnh giới thiện mỹ. Mình có thể tìm tới một phần giá trị viên mãn, đạt tới một thái độ hoàn mỹ về nhân sinh.

. Người như thế nào thì đẹp nhất ? Áo quần nào đẹp nhất ?

Khuôn mặt đẹp nhất luôn tươi cười. Mỉm cười là ngôn ngữ chung của thế giới, là biểu hiện của tình thương. Áo đẹp nhất là áo nhẫn nhục nhu hòa.



2 NÓI VỀ ĐỨC HẠNH

.Đức là gì ?

Đức là thực hành, là có chí hướng vào đạo. Có đức trong tâm rồi biểu hiện ra bên ngoài thì gọi là đức tướng. Giống như tướng đi cử chỉ,…có thể biểu hiện đức tướng của một người. Do đó đức là một thứ giáo dục cá nhân, do nội tâm thấu hiểu chân lý rồi biểu hiện ra ngoài bằng hành vi và quy củ.

.Một cô trẻ tuổi hỏi : Mặc quần áo ra sao mới phải ?

Tự nhiên là tốt nhất. Áo quần mặc để bảo vệ thân thể, mà cũng biểu hiện khí chất của một người. Mình thân phận ra sao, tuổi tác thế nào, trong hoàn cảnh gì, phải tùy nghi mà mặc mới tự nhiên. Lại nữa : Y phục cần phải thích hợp với người mặc thì mới đẹp; quá lộ liễu thiếu tự nhiên thì chẳng còn đẹp nữa.

. Người phụ trách trong hội ở một đại học nọ tới hỏi rằng : Thế nào là tạo khẩu nghiệp ?

Khi những điều ta nói, câu nào cũng chân thật, chuyện gì kể ra, câu nào ta cũng chịu trách nhiệm, thì đó là chính ngữ. Ngược lại như vậy thì tức là tạo khẩu nghiệp. Mở miệng nói năng, không đâu chẳng là nghiệp. Muốn đừng tạo nghiệp, ta cần dùng trí tuệ vô lậu thâu nhiếp lời nói. Nói đùa, nói giỡn hay trào phúng kẻ khác, cũng tạo ra nhân quả chẳng tốt đẹp gì. Lại nữa : Hòa và kính là việc tu hành tối trọng yếu. Do đó chớ để thân ta biểu hiện trái ngược với (tính tốt đẹp trong )cuộc sống sinh hoạt. Cộc cằn, thô lỗ nói láo, nói thêu dệt nói hai lưỡi với kẻ khác là tạo nghiệp với lời lẽ, hay chính là tạo khẩu nghiệp vậy.

.Vì sao người ta đối với kẻ thân thuộc lắm khi thiếu lễ độ, thiếu chu đáo so với kẻ xa lạ ?

Nhiều khi đối với kẻ xa lạ thì ai cũng ra vẻ khách sáo tiếp đãi, đầy đủ lễ tiết khách chủ, vui vẻ thân thiện. Nhưng đến khi biết nhau lâu rồi, vì quá quen thuộc nên không cần khách sáo, lễ mạo nữa. Do vậy có người nói : hận thù do tình ái mà ra. Lúc ban sơ ai cũng khách khí, kính trọng, thương mến nhau; đến lúc quen thuộc quá rồi thì mọi lễ tiết từ từ mất đi. Lúc ấy (nếu có xích mích, mất lòng) thì sẽ sinh khởi lòng oán hận ngay. Vì thế mình cần giữ thái độ lễ mạo khách khí thuở ban sơ, thủy chung không giảm bớt; đó mới là cách đối nhân xử thế.

. Nhiều người về thăm cố hương ở Trung Quốc, chứng kiến dân ở đó nghèo nàn, lạc hậu thì sinh lòng phân biệt khinh khi. Trong lời nói, cử chỉ họ biểu lộ thái độ kiêu ngạo.

Chúng ta về thăm nhà ở Trung Quốc thì tâm nên cung kính kiền thành, với quan điểm bình đẳng và đạo đức. Không nên làm họ đau lòng, không làm họ chướng mắt. Cuộc sống nghèo nàn ấy, há chẳng phải chúng ta đã từng trải qua, chẳng lẽ các bạn đã quên rồi sao ? không kềm chế, tự mình khoe khoang, thì không những làm đau lòng đồng bào ta mà còn tổn hại luôn chính mình.

http://www.buddhismtoday.com/viet/khac/tinh_tu_ngu5.htm

http://img.tamtay.vn/files/photo2/2010/2/14/20/303898/4b77fd4c_5dbc0329_0%20013%2015%20goryeo%20sutra%20amitabha%201341%20sf %20cat.30_resize.jpg