Dan Lee
02-15-2010, 10:49 PM
PHÚC THẬT ĐẦU NĂM
Trong những phong tục ngày Tết, nhiều người Việt Nam có những kiêng cữ có tính cách dị đoan, tỉ như kiêng người lạ xông đất vào ngày đầu năm. Có một gia đình bị trộm vào nhà đêm giao thừa, ông chồng hốt hoảng gọi điện thoại cho sở cảnh sát báo cáo sự kiện, và sở cảnh sát trả lời, “Chúng tôi sẽ đến ngay để lấy dấu tay.” Nhưng ông vội lên tiếng, “Ấy, các ông đừng đến bây giờ. Đợi mùng ba Tết hãy đến. Tôi không muốn người lạ xông đất vào ngày đầu năm.”
Ngoài việc xông đất, nhiều người Việt cũng kiêng ngày xấu ngày tốt. Có một bà vợ cằn nhằn ông chồng, là cảnh sát giao thông: “Anh thật chẳng biết gì! Ai cũng tránh ngày mồng năm, mười bốn, hai mươi ba, sao anh lại chọn đi trực vào ngày mồng năm Tết. Xui cả năm!” Ông chồng trả lời, “Xui đâu không thấy mà đã thấy hên rồi. Này nhé. Ai ai cũng kiêng ra đường vào ngày mồng năm, ít xe cộ đi lại, ít trở ngại giao thông, bởi thế mình mới nhàn!” (hai câu chuyện vui lấy trong internet).
Hai câu chuyện vui cho thấy quan niệm “hên xui” thì rất chủ quan vì nó tuỳ thuộc vào sự tin tưởng cá nhân hơn là sự thật. Cái xui của người này trở thành cái hên của người kia. Ngoài chuyện “hên xui” không có thật, trong đời sống, nếu để ý chúng ta sẽ thấy một sự thật, đó là tính cách tương đối của hạnh phúc và tai hoạ. Trong sách Hoài Nam Tử có câu chuyện "Tái Ông Thất Mã" (Tái Ông mất ngựa) là một minh hoạ rất hay về tính cách tương đối của hạnh phúc và tai hoạ.
Có một ông lão sống ở gần cửa ải Nhạn Môn, gần ranh giới nước Tàu và nước Hồ, ông có một con ngựa rất đẹp. Một hôm, con ngựa bỏ nhà đi mất. Người quen thuộc đều đến thăm hỏi, chia buồn. Ông lão nói: “Mất ngựa như thế mà phúc cho tôi đấy, biết đâu!”
Mấy tháng sau, con ngựa trở về và nó lại quyến rũ theo một con ngựa khác. Thế là ông lão có hai con ngựa quý. Những người quen thuộc kéo đến xem ngựa và chúc mừng. Ông lão nói: “Được ngựa như thế mà họa cho tôi đấy, biết đâu!”
Từ khi được con ngựa tốt, con của ông thích cưỡi. Chẳng may một hôm nó bị ngã ngựa, què chân. Người quen thuộc đều đến hỏi thăm, chia buồn. Ông lão nói: “Nó què như thế mà phúc cho tôi đấy, biết đâu!”
Khoảng một năm sau có giặc Hồ xâm lăng nước Tàu. Nhà vua bắt lính đi đánh giặc. Quân lính mười người chết đến chín. Chỉ có con ông lão vì què mà không phải đi lính, nhờ thế cha con vẫn còn xum họp.
Câu chuyện này cho thấy tính cách tương đối của hạnh phúc và tai hoạ ở đời này. Nhiều khi chúng ta tưởng là tốt, là may lành thì không bao lâu, sự may lành đó lại trở nên một thảm hoạ, hoặc ngược lại.
Trong bài phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu cũng đặt trước chúng ta vấn đề gay go giữa hạnh phúc và tai họa bằng cách đảo ngược quan niệm thường tình của thế gian. Đối với Chúa, người nghèo, người đói khát, người than khóc, người bị ghét bỏ vì danh Chúa lại là những người có phúc. Ngược lại, người giầu có, người ăn uống no nê, người vui cười, người danh tiếng lại là một tai hoạ.
Để hiểu đoạn phúc âm này chúng ta phải nhớ rằng xã hội Do Thái thời Chúa Giêsu đa số là người nghèo. Họ sống trong sự áp bức của đế quốc La Mã, bởi thế, họ không được hưởng những gì đáng được và họ không biết trông cậy vào ai khác ngoài Thiên Chúa. Đây chính là điểm mà Chúa Giêsu chúc phúc và đề cao, cũng như ngôn sứ Giêrêmia kêu gọi trong bài đọc một: đừng “tin vào người đời, đừng lấy sức phàm nhân làm nơi nương tựa, và lòng dạ xa rời Thiên Chúa… Phúc thay ai đặt niềm tin vào Thiên Chúa... Người ấy như cây trồng bên dòng nước, đâm rễ sâu vào mạch suối trong, … và không ngừng trổ sinh hoa trái” (Giê 17: 5, 7, 8).
Ngược lại, giới giầu có thời bấy giờ thường là giới cầm quyền hoặc người chạy theo đế quốc La Mã để được lợi lộc, và đó là những người mà Thánh Vịnh
hôm nay cảnh giác chúng ta: “đừng nghe theo lời bọn ác nhân, đừng bước vào đường quân tội lỗi, đừng nhập bọn với phường ngạo mạn kiêu căng” (TV 1:1-2).
Lời Chúa hôm nay thường được gọi là các mối phúc thật. Đối với những người bị thiệt thòi, bị chèn ép, đó là một sự an ủi và một lời hứa, vì Chúa sẽ nhớ đến những bất công họ đã gánh chịu và đền bù cho họ bằng niềm vui Nước Trời. Đối với những người giầu sang quyền thế, lời Chúa lại là một cảnh giác: đừng bám víu vào đời này vì nó sẽ qua đi và rồi lúc ấy họ sẽ than khóc vì mất mát.
Chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà giá trị vật chất được đề cao, được tìm kiếm hơn giá trị tinh thần. Các nhà thương mại thúc giục chúng ta mua sắm, ăn uống, và hưởng thụ qua các quảng cáo hàng ngày trên truyền hình, báo chí, và internet. Các nhà lập pháp đã nhân danh quyền tự do của người mẹ để cổ võ sự tự do phá thai, không những thế, họ còn đưa ra các dự luật xâm phạm đến lương tâm của người dân, tỉ như, buộc các nhà thương Công Giáo, bác sĩ Công Giáo phải chấp nhận việc phá thai. Một khi con người chỉ theo đuổi mục đích vật chất, người ta sẽ tìm cách cản trở đạo đức, tiêu diệt đức tin.
Phải nói ngay là Thiên Chúa không cấm chúng ta vui hưởng tạo vật mà Người đã dựng nên, và Người tôn trọng sự tự do của mỗi người chúng ta. Nhưng sự sung sướng do vật chất đem lại nhiều khi làm chúng ta mù quáng, không nhận ra được giá trị thực sự của một con người, là một sinh vật có hồn và xác, để chúng ta dành thời giờ tìm kiếm các giá trị tinh thần, vì chỉ có những việc làm tinh thần mới thoả mãn được sự khao khát của linh hồn.
Khi còn nhỏ ở Việt Nam, gia đình tôi thuộc loại dưới trung bình, nên có nhiều điều mong muốn mà không có nên tôi thấy khổ sở, do đó, tôi nghĩ và tin rằng nếu có nhiều tiền tôi sẽ sung sướng. Đến khi sang Hoa Kỳ, và sau gần 35 năm ở “thiên đàng hạ giới”, tôi được chứng kiến nhiều thực tế phũ phàng trong xã hội, bây giờ tôi mới thấy được giá trị của lời Chúa trong các mối phúc thật.
Điển hình là sự đổ vỡ của các gia đình trong các quốc gia văn minh. Sự giầu sang, sung sướng vật chất không thể lấp đầy sự đói khát căn bản của con người là mong muốn tình yêu. Mà khi càng chiều chuộng thân xác, dường như người ta lại càng suy nhược tinh thần, để rồi con người trở nên lười biếng, không chống trả nổi những cám dỗ: vợ chồng ngoại tình; cha mẹ không muốn khổ cực nuôi con; con cái không muốn gánh nặng chăm sóc cha mẹ già; anh chị em trong gia đình xâu xé nhau vì của cải; mỗi nhà trong khu xóm là một thế giới biệt lập. Không những thế, xã hội lại khuyến khích sự ích kỷ của con người bằng các trung tâm phá thai để người ta trút bỏ trách nhiệm một cách dễ dàng, và nhiều quốc gia còn cho phép người già, người bệnh tật được tự tử một cách êm ái (euthanasia). Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gọi đây là nền “văn minh sự chết”, quả thật không sai.
Trở về với các mối phúc thật, chúng ta thấy Đức Giêsu không chỉ đề cao mà chính Người đã sống các phúc thật ấy. Đức Giêsu là một người nghèo ở Nagiarét, và qua khổ nạn thập giá Người chịu đói khát, chịu ghét bỏ, chịu xỉ nhục và chịu chết vì lẽ công chính. Có thể nói, các mối phúc thật diễn tả con người và diện mạo của Đức Giêsu Kitô. Các mối phúc thật ấy cũng là “hoạ đồ đời sống” cho bất cứ ai muốn theo Chúa Kitô.
Người tín hữu Kitô chúng ta cũng phải sẵn sàng trở nên nghèo nàn tài chánh khi giúp đỡ của cải cho những người kém may mắn. Chúng ta cũng phải than khóc khi thấy người ta bị đàn áp cách bất công. Chúng ta cũng phải sẵn sàng chịu đói khát khi chia sẻ thực phẩm cho người khác. Và chúng ta cũng phải chuẩn bị chịu người đời xỉ nhục khi chúng ta dám sống Phúc Âm giữa dòng đời.
Như Đức Giêsu, chúng ta cũng phải sẵn sàng trở nên nghèo nàn, yếu đuối, tan nát vì tình yêu nhân loại. Nhưng sự nghèo nàn vật chất, sự bất lực quyền thế không làm cho Đức Giêsu trở nên một người bi quan, ghen tị, thù hận, mà ngược lại, Đức Giêsu tìm thấy trong sự thua thiệt đó một niềm vui, đó là chiến thắng được ý riêng của mình để tuân phục thánh ý Chúa Cha cho đến hơi thở cuối cùng.
Chính vì vậy, Đức Giêsu đã được phục sinh vinh hiển. Sự sống lại của Đức Giêsu đã mở đầu cho một giai đoạn mới, trong đó, tính cách tương đối của hạnh phúc đời này đã chấm dứt bằng hạnh phúc vĩnh cửu với Thiên Chúa. Và đó là mục đích của cuộc đời Kitô Hữu, vì nghĩ cho cùng, nếu những cố gắng, những hy sinh của chúng ta khi theo Chúa chỉ dừng lại ở hạnh phúc đời này thì chúng ta sẽ tuyệt vọng, bởi vì hạnh phúc ở đời này thì chóng qua. Và trong bài đọc hai, Thánh Phaolô cũng đã nhắc nhở: “Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Ki-tô chỉ vì đời này mà thôi thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người” (1 Cor. 15:19). Thánh Phaolô biết con đường theo Chúa Kitô không phải dễ dàng. Nó đòi hỏi rất nhiều hy sinh, mà nếu những hy sinh ấy chỉ để đổi lấy hạnh phúc, quyền thế, danh vọng tạm bợ ở đời này, quả thật, chúng ta là những người khờ dại. Chúng ta phải nhìn đến hạnh phúc ở đời sau.
Khi nghe các mối phúc thật của Chúa Giêsu trong bài phúc âm hôm nay, câu hỏi quan trọng cho chúng ta là có ai sống được các phúc thật ấy trong một xã hội văn minh, giầu sang vật chất ngày nay hay không?
Câu trả lời là chúng ta hãy nhìn lên cung thánh. Các linh mục là những nhân chứng sống động cho các mối phúc thật đang hiện diện trước mặt chúng ta. Họ là những người tự ý sống nghèo, tự ý chịu thiệt thòi, tự ý hy sinh ý riêng vì Nước Trời, vì lợi ích cho Giáo Hội. Các linh mục là hiện thân của Chúa Kitô ở giữa chúng ta.
Nếu Chúa Kitô là các phúc thật thì các linh mục là người đem phúc thật đến cho chúng ta. Và hôm nay, ngày mồng một Tết, và cũng là ngày Valentine, “ngày tình yêu”, do đó, hôm nay quả thật là một ngày đầy đủ ý nghĩa: Chúng ta mừng ngày đầu năm trong tình yêu đối với Thiên Chúa và đối với nhau, và chúng ta được Chúa chúc phúc qua sự hiện diện của các linh mục!
Xin Thiên Chúa chúc lành cho mọi người, mọi gia đình trong năm mới Canh Dần.
Pt Giuse Trần Văn Nhật
Trong những phong tục ngày Tết, nhiều người Việt Nam có những kiêng cữ có tính cách dị đoan, tỉ như kiêng người lạ xông đất vào ngày đầu năm. Có một gia đình bị trộm vào nhà đêm giao thừa, ông chồng hốt hoảng gọi điện thoại cho sở cảnh sát báo cáo sự kiện, và sở cảnh sát trả lời, “Chúng tôi sẽ đến ngay để lấy dấu tay.” Nhưng ông vội lên tiếng, “Ấy, các ông đừng đến bây giờ. Đợi mùng ba Tết hãy đến. Tôi không muốn người lạ xông đất vào ngày đầu năm.”
Ngoài việc xông đất, nhiều người Việt cũng kiêng ngày xấu ngày tốt. Có một bà vợ cằn nhằn ông chồng, là cảnh sát giao thông: “Anh thật chẳng biết gì! Ai cũng tránh ngày mồng năm, mười bốn, hai mươi ba, sao anh lại chọn đi trực vào ngày mồng năm Tết. Xui cả năm!” Ông chồng trả lời, “Xui đâu không thấy mà đã thấy hên rồi. Này nhé. Ai ai cũng kiêng ra đường vào ngày mồng năm, ít xe cộ đi lại, ít trở ngại giao thông, bởi thế mình mới nhàn!” (hai câu chuyện vui lấy trong internet).
Hai câu chuyện vui cho thấy quan niệm “hên xui” thì rất chủ quan vì nó tuỳ thuộc vào sự tin tưởng cá nhân hơn là sự thật. Cái xui của người này trở thành cái hên của người kia. Ngoài chuyện “hên xui” không có thật, trong đời sống, nếu để ý chúng ta sẽ thấy một sự thật, đó là tính cách tương đối của hạnh phúc và tai hoạ. Trong sách Hoài Nam Tử có câu chuyện "Tái Ông Thất Mã" (Tái Ông mất ngựa) là một minh hoạ rất hay về tính cách tương đối của hạnh phúc và tai hoạ.
Có một ông lão sống ở gần cửa ải Nhạn Môn, gần ranh giới nước Tàu và nước Hồ, ông có một con ngựa rất đẹp. Một hôm, con ngựa bỏ nhà đi mất. Người quen thuộc đều đến thăm hỏi, chia buồn. Ông lão nói: “Mất ngựa như thế mà phúc cho tôi đấy, biết đâu!”
Mấy tháng sau, con ngựa trở về và nó lại quyến rũ theo một con ngựa khác. Thế là ông lão có hai con ngựa quý. Những người quen thuộc kéo đến xem ngựa và chúc mừng. Ông lão nói: “Được ngựa như thế mà họa cho tôi đấy, biết đâu!”
Từ khi được con ngựa tốt, con của ông thích cưỡi. Chẳng may một hôm nó bị ngã ngựa, què chân. Người quen thuộc đều đến hỏi thăm, chia buồn. Ông lão nói: “Nó què như thế mà phúc cho tôi đấy, biết đâu!”
Khoảng một năm sau có giặc Hồ xâm lăng nước Tàu. Nhà vua bắt lính đi đánh giặc. Quân lính mười người chết đến chín. Chỉ có con ông lão vì què mà không phải đi lính, nhờ thế cha con vẫn còn xum họp.
Câu chuyện này cho thấy tính cách tương đối của hạnh phúc và tai hoạ ở đời này. Nhiều khi chúng ta tưởng là tốt, là may lành thì không bao lâu, sự may lành đó lại trở nên một thảm hoạ, hoặc ngược lại.
Trong bài phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu cũng đặt trước chúng ta vấn đề gay go giữa hạnh phúc và tai họa bằng cách đảo ngược quan niệm thường tình của thế gian. Đối với Chúa, người nghèo, người đói khát, người than khóc, người bị ghét bỏ vì danh Chúa lại là những người có phúc. Ngược lại, người giầu có, người ăn uống no nê, người vui cười, người danh tiếng lại là một tai hoạ.
Để hiểu đoạn phúc âm này chúng ta phải nhớ rằng xã hội Do Thái thời Chúa Giêsu đa số là người nghèo. Họ sống trong sự áp bức của đế quốc La Mã, bởi thế, họ không được hưởng những gì đáng được và họ không biết trông cậy vào ai khác ngoài Thiên Chúa. Đây chính là điểm mà Chúa Giêsu chúc phúc và đề cao, cũng như ngôn sứ Giêrêmia kêu gọi trong bài đọc một: đừng “tin vào người đời, đừng lấy sức phàm nhân làm nơi nương tựa, và lòng dạ xa rời Thiên Chúa… Phúc thay ai đặt niềm tin vào Thiên Chúa... Người ấy như cây trồng bên dòng nước, đâm rễ sâu vào mạch suối trong, … và không ngừng trổ sinh hoa trái” (Giê 17: 5, 7, 8).
Ngược lại, giới giầu có thời bấy giờ thường là giới cầm quyền hoặc người chạy theo đế quốc La Mã để được lợi lộc, và đó là những người mà Thánh Vịnh
hôm nay cảnh giác chúng ta: “đừng nghe theo lời bọn ác nhân, đừng bước vào đường quân tội lỗi, đừng nhập bọn với phường ngạo mạn kiêu căng” (TV 1:1-2).
Lời Chúa hôm nay thường được gọi là các mối phúc thật. Đối với những người bị thiệt thòi, bị chèn ép, đó là một sự an ủi và một lời hứa, vì Chúa sẽ nhớ đến những bất công họ đã gánh chịu và đền bù cho họ bằng niềm vui Nước Trời. Đối với những người giầu sang quyền thế, lời Chúa lại là một cảnh giác: đừng bám víu vào đời này vì nó sẽ qua đi và rồi lúc ấy họ sẽ than khóc vì mất mát.
Chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà giá trị vật chất được đề cao, được tìm kiếm hơn giá trị tinh thần. Các nhà thương mại thúc giục chúng ta mua sắm, ăn uống, và hưởng thụ qua các quảng cáo hàng ngày trên truyền hình, báo chí, và internet. Các nhà lập pháp đã nhân danh quyền tự do của người mẹ để cổ võ sự tự do phá thai, không những thế, họ còn đưa ra các dự luật xâm phạm đến lương tâm của người dân, tỉ như, buộc các nhà thương Công Giáo, bác sĩ Công Giáo phải chấp nhận việc phá thai. Một khi con người chỉ theo đuổi mục đích vật chất, người ta sẽ tìm cách cản trở đạo đức, tiêu diệt đức tin.
Phải nói ngay là Thiên Chúa không cấm chúng ta vui hưởng tạo vật mà Người đã dựng nên, và Người tôn trọng sự tự do của mỗi người chúng ta. Nhưng sự sung sướng do vật chất đem lại nhiều khi làm chúng ta mù quáng, không nhận ra được giá trị thực sự của một con người, là một sinh vật có hồn và xác, để chúng ta dành thời giờ tìm kiếm các giá trị tinh thần, vì chỉ có những việc làm tinh thần mới thoả mãn được sự khao khát của linh hồn.
Khi còn nhỏ ở Việt Nam, gia đình tôi thuộc loại dưới trung bình, nên có nhiều điều mong muốn mà không có nên tôi thấy khổ sở, do đó, tôi nghĩ và tin rằng nếu có nhiều tiền tôi sẽ sung sướng. Đến khi sang Hoa Kỳ, và sau gần 35 năm ở “thiên đàng hạ giới”, tôi được chứng kiến nhiều thực tế phũ phàng trong xã hội, bây giờ tôi mới thấy được giá trị của lời Chúa trong các mối phúc thật.
Điển hình là sự đổ vỡ của các gia đình trong các quốc gia văn minh. Sự giầu sang, sung sướng vật chất không thể lấp đầy sự đói khát căn bản của con người là mong muốn tình yêu. Mà khi càng chiều chuộng thân xác, dường như người ta lại càng suy nhược tinh thần, để rồi con người trở nên lười biếng, không chống trả nổi những cám dỗ: vợ chồng ngoại tình; cha mẹ không muốn khổ cực nuôi con; con cái không muốn gánh nặng chăm sóc cha mẹ già; anh chị em trong gia đình xâu xé nhau vì của cải; mỗi nhà trong khu xóm là một thế giới biệt lập. Không những thế, xã hội lại khuyến khích sự ích kỷ của con người bằng các trung tâm phá thai để người ta trút bỏ trách nhiệm một cách dễ dàng, và nhiều quốc gia còn cho phép người già, người bệnh tật được tự tử một cách êm ái (euthanasia). Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gọi đây là nền “văn minh sự chết”, quả thật không sai.
Trở về với các mối phúc thật, chúng ta thấy Đức Giêsu không chỉ đề cao mà chính Người đã sống các phúc thật ấy. Đức Giêsu là một người nghèo ở Nagiarét, và qua khổ nạn thập giá Người chịu đói khát, chịu ghét bỏ, chịu xỉ nhục và chịu chết vì lẽ công chính. Có thể nói, các mối phúc thật diễn tả con người và diện mạo của Đức Giêsu Kitô. Các mối phúc thật ấy cũng là “hoạ đồ đời sống” cho bất cứ ai muốn theo Chúa Kitô.
Người tín hữu Kitô chúng ta cũng phải sẵn sàng trở nên nghèo nàn tài chánh khi giúp đỡ của cải cho những người kém may mắn. Chúng ta cũng phải than khóc khi thấy người ta bị đàn áp cách bất công. Chúng ta cũng phải sẵn sàng chịu đói khát khi chia sẻ thực phẩm cho người khác. Và chúng ta cũng phải chuẩn bị chịu người đời xỉ nhục khi chúng ta dám sống Phúc Âm giữa dòng đời.
Như Đức Giêsu, chúng ta cũng phải sẵn sàng trở nên nghèo nàn, yếu đuối, tan nát vì tình yêu nhân loại. Nhưng sự nghèo nàn vật chất, sự bất lực quyền thế không làm cho Đức Giêsu trở nên một người bi quan, ghen tị, thù hận, mà ngược lại, Đức Giêsu tìm thấy trong sự thua thiệt đó một niềm vui, đó là chiến thắng được ý riêng của mình để tuân phục thánh ý Chúa Cha cho đến hơi thở cuối cùng.
Chính vì vậy, Đức Giêsu đã được phục sinh vinh hiển. Sự sống lại của Đức Giêsu đã mở đầu cho một giai đoạn mới, trong đó, tính cách tương đối của hạnh phúc đời này đã chấm dứt bằng hạnh phúc vĩnh cửu với Thiên Chúa. Và đó là mục đích của cuộc đời Kitô Hữu, vì nghĩ cho cùng, nếu những cố gắng, những hy sinh của chúng ta khi theo Chúa chỉ dừng lại ở hạnh phúc đời này thì chúng ta sẽ tuyệt vọng, bởi vì hạnh phúc ở đời này thì chóng qua. Và trong bài đọc hai, Thánh Phaolô cũng đã nhắc nhở: “Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Ki-tô chỉ vì đời này mà thôi thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người” (1 Cor. 15:19). Thánh Phaolô biết con đường theo Chúa Kitô không phải dễ dàng. Nó đòi hỏi rất nhiều hy sinh, mà nếu những hy sinh ấy chỉ để đổi lấy hạnh phúc, quyền thế, danh vọng tạm bợ ở đời này, quả thật, chúng ta là những người khờ dại. Chúng ta phải nhìn đến hạnh phúc ở đời sau.
Khi nghe các mối phúc thật của Chúa Giêsu trong bài phúc âm hôm nay, câu hỏi quan trọng cho chúng ta là có ai sống được các phúc thật ấy trong một xã hội văn minh, giầu sang vật chất ngày nay hay không?
Câu trả lời là chúng ta hãy nhìn lên cung thánh. Các linh mục là những nhân chứng sống động cho các mối phúc thật đang hiện diện trước mặt chúng ta. Họ là những người tự ý sống nghèo, tự ý chịu thiệt thòi, tự ý hy sinh ý riêng vì Nước Trời, vì lợi ích cho Giáo Hội. Các linh mục là hiện thân của Chúa Kitô ở giữa chúng ta.
Nếu Chúa Kitô là các phúc thật thì các linh mục là người đem phúc thật đến cho chúng ta. Và hôm nay, ngày mồng một Tết, và cũng là ngày Valentine, “ngày tình yêu”, do đó, hôm nay quả thật là một ngày đầy đủ ý nghĩa: Chúng ta mừng ngày đầu năm trong tình yêu đối với Thiên Chúa và đối với nhau, và chúng ta được Chúa chúc phúc qua sự hiện diện của các linh mục!
Xin Thiên Chúa chúc lành cho mọi người, mọi gia đình trong năm mới Canh Dần.
Pt Giuse Trần Văn Nhật