Dan Lee
02-17-2010, 09:29 PM
KHI CẦU NGUYỆN…
Khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo (Mt 6,6)
Lời này của Đức Giêsu được trích từ bài giảng trên núi, trong phần nói về việc bố thí, cầu nguyện và ăn chay. Khởi đi từ những thực hành này, vốn luôn chiếm một vai trò rất quan trọng trong đời sống tôn giáo của dân Thiên Chúa, Đức Giêsu giải thích thái độ mà một môn đệ đích thực của Người phải có khi thực hiện các việc tốt lành này.
Như thường lệ, ngôn ngữ mà Đức Giêsu sử dụng thì rất cụ thể; nó khởi đi từ chính cuộc sống hàng ngày. Nói đến cầu nguyện là ai nấy đều quá quen với cái cảnh những kẻ “đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy”. Đức Giêsu nói rằng các môn đệ của Người phải làm trái ngược lại, họ phải vào phòng, nơi kín đáo nhất trong nhà, chỗ mà họ biết rõ chẳng có ai, ngoại trừ Chúa Cha, có thể nom thấy họ và nghe tiếng của họ.
Khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo.
Ngữ cảnh cho thấy lời của Đức Giêsu không được hiểu theo nghĩa đen. Đức Giêsu không nêu ra cảnh đối lập giữa cầu nguyện riêng và cầu nguyện công cộng, giữa cầu nguyện cá nhân và cầu nguyện cộng đồng, hoặc giữa cầu nguyện tự phát từ trong lòng và cầu nguyện thành tiếng được quy định bởi các công thức nhất định. Đức Giêsu không nói rằng Thiên Chúa gần chúng ta hơn ở trong nơi riêng tư và yên lặng nhất trong phòng của ta hơn ở bất kỳ nơi nào khác. Người chỉ muốn ta hiểu rằng lời cầu nguyện của ta tuyệt nhiên không được có bất kỳ vết tích gì của sự vinh vang tự đắc và tham vọng. Khi cầu nguyện, ta không được tìm kiếm bản thân, nhưng tìm kiếm một mối tương quan cá nhân với Thiên Chúa.
Khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo.
Thế thì, cầu nguyện là gì? Đó là một cuộc đàm thoại với Chúa Cha. Ngay cả trong các tương quan giữa con người với nhau, để đàm thoại với ai, ta phải làm cho người đó thực sự là mục tiêu được chú ý và kính trọng của ta. Phương chi đối với Thiên Chúa, ta lại càng phải quan tâm và kính trọng biết bao. Khi cầu nguyện, ta dâng tất cả tình yêu của ta cho Thiên Chúa. Ta hãy bày tỏ với Người các tình cảm và ước nguyện của ta. Ta thổ lộ với Người những đau khổ của ta. Ta xin người tha thứ và ban cho ta tất cả những ân huệ ta cần.
Khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo.
Làm thế nào để sống Lời Sống này?
Ta hãy hi vọng rằng lời cầu nguyện của ta không bị làm hỏng bởi cái thói khoe khoang và huênh hoang tinh thần mà Đức Giêsu tố cáo ở đây. Ta phải cầu nguyện cho đúng cách. Ta phải cầu nguyện theo cách Đức Giêsu muốn ta cầu nguyện. Đôi khi, ta chẳng buồn cầu nguyện, hoặc lời cầu nguyện của ta sao mà trống rỗng và nghèo nàn bởi vì tình yêu của ta dành cho Thiên Chúa vẫn còn yếu ớt quá. Thay vào đó, Đức Giêsu muốn một lời cầu nguyện chân thành và sống động như một cuộc đàm thoại cá nhân thân mật với Chúa Cha.
Một cách tốt để đạt được điều này này là hãy yêu người gần bên, nhìn thấy Đức Giêsu ở trong họ. Thật vậy, lòng mến Thiên Chúa và yêu người liên kết với nhau: tình yêu này càng gia tăng, thì lòng mến kia càng tăng trưởng. Ta càng yêu người bao nhiêu, thì lòng mến Thiên Chúa lại sâu xa bấy nhiêu ở trong ta. Đó là kinh nghiệm tất cả chúng ta đều có. Khi ta tăng trưởng trong tình yêu Thiên Chúa, thì ngay lập tức ta cũng có khả năng đàm thoại với Người và lời cầu nguyện của ta trở nên chân thực và thành thật. Lẽ tự nhiên vì luôn luôn có thể có một cái gì đó quấy rối ta nên thật là hữu ích, ta hãy cố tập trung khi cầu nguyện và chiến đấu chống các sự quấy rầy lo ra.
Qua các phương pháp này, lời cầu nguyện sẽ tìm được đúng chỗ: cầu nguyện sẽ trở nên như một bầu khí cho phép linh hồn ta hít thở trong đó. Cầu nguyện sẽ trở nên nền tảng cho toàn thể cuộc đời của ta và cuộc sống hàng ngày của ta. Trên cơ sở này ta sẽ có thể xây dựng một cái gì đó thực sự đáng giá.
Chiara Lubich
Đan Quang Tâm dịch
Khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo (Mt 6,6)
Lời này của Đức Giêsu được trích từ bài giảng trên núi, trong phần nói về việc bố thí, cầu nguyện và ăn chay. Khởi đi từ những thực hành này, vốn luôn chiếm một vai trò rất quan trọng trong đời sống tôn giáo của dân Thiên Chúa, Đức Giêsu giải thích thái độ mà một môn đệ đích thực của Người phải có khi thực hiện các việc tốt lành này.
Như thường lệ, ngôn ngữ mà Đức Giêsu sử dụng thì rất cụ thể; nó khởi đi từ chính cuộc sống hàng ngày. Nói đến cầu nguyện là ai nấy đều quá quen với cái cảnh những kẻ “đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy”. Đức Giêsu nói rằng các môn đệ của Người phải làm trái ngược lại, họ phải vào phòng, nơi kín đáo nhất trong nhà, chỗ mà họ biết rõ chẳng có ai, ngoại trừ Chúa Cha, có thể nom thấy họ và nghe tiếng của họ.
Khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo.
Ngữ cảnh cho thấy lời của Đức Giêsu không được hiểu theo nghĩa đen. Đức Giêsu không nêu ra cảnh đối lập giữa cầu nguyện riêng và cầu nguyện công cộng, giữa cầu nguyện cá nhân và cầu nguyện cộng đồng, hoặc giữa cầu nguyện tự phát từ trong lòng và cầu nguyện thành tiếng được quy định bởi các công thức nhất định. Đức Giêsu không nói rằng Thiên Chúa gần chúng ta hơn ở trong nơi riêng tư và yên lặng nhất trong phòng của ta hơn ở bất kỳ nơi nào khác. Người chỉ muốn ta hiểu rằng lời cầu nguyện của ta tuyệt nhiên không được có bất kỳ vết tích gì của sự vinh vang tự đắc và tham vọng. Khi cầu nguyện, ta không được tìm kiếm bản thân, nhưng tìm kiếm một mối tương quan cá nhân với Thiên Chúa.
Khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo.
Thế thì, cầu nguyện là gì? Đó là một cuộc đàm thoại với Chúa Cha. Ngay cả trong các tương quan giữa con người với nhau, để đàm thoại với ai, ta phải làm cho người đó thực sự là mục tiêu được chú ý và kính trọng của ta. Phương chi đối với Thiên Chúa, ta lại càng phải quan tâm và kính trọng biết bao. Khi cầu nguyện, ta dâng tất cả tình yêu của ta cho Thiên Chúa. Ta hãy bày tỏ với Người các tình cảm và ước nguyện của ta. Ta thổ lộ với Người những đau khổ của ta. Ta xin người tha thứ và ban cho ta tất cả những ân huệ ta cần.
Khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo.
Làm thế nào để sống Lời Sống này?
Ta hãy hi vọng rằng lời cầu nguyện của ta không bị làm hỏng bởi cái thói khoe khoang và huênh hoang tinh thần mà Đức Giêsu tố cáo ở đây. Ta phải cầu nguyện cho đúng cách. Ta phải cầu nguyện theo cách Đức Giêsu muốn ta cầu nguyện. Đôi khi, ta chẳng buồn cầu nguyện, hoặc lời cầu nguyện của ta sao mà trống rỗng và nghèo nàn bởi vì tình yêu của ta dành cho Thiên Chúa vẫn còn yếu ớt quá. Thay vào đó, Đức Giêsu muốn một lời cầu nguyện chân thành và sống động như một cuộc đàm thoại cá nhân thân mật với Chúa Cha.
Một cách tốt để đạt được điều này này là hãy yêu người gần bên, nhìn thấy Đức Giêsu ở trong họ. Thật vậy, lòng mến Thiên Chúa và yêu người liên kết với nhau: tình yêu này càng gia tăng, thì lòng mến kia càng tăng trưởng. Ta càng yêu người bao nhiêu, thì lòng mến Thiên Chúa lại sâu xa bấy nhiêu ở trong ta. Đó là kinh nghiệm tất cả chúng ta đều có. Khi ta tăng trưởng trong tình yêu Thiên Chúa, thì ngay lập tức ta cũng có khả năng đàm thoại với Người và lời cầu nguyện của ta trở nên chân thực và thành thật. Lẽ tự nhiên vì luôn luôn có thể có một cái gì đó quấy rối ta nên thật là hữu ích, ta hãy cố tập trung khi cầu nguyện và chiến đấu chống các sự quấy rầy lo ra.
Qua các phương pháp này, lời cầu nguyện sẽ tìm được đúng chỗ: cầu nguyện sẽ trở nên như một bầu khí cho phép linh hồn ta hít thở trong đó. Cầu nguyện sẽ trở nên nền tảng cho toàn thể cuộc đời của ta và cuộc sống hàng ngày của ta. Trên cơ sở này ta sẽ có thể xây dựng một cái gì đó thực sự đáng giá.
Chiara Lubich
Đan Quang Tâm dịch