Dan Lee
02-17-2010, 10:23 PM
Năm Dần nói truyện Cọp
Năm nay là năm thứ ba trong chu kỳ tính năm âm lịch, được gọi là năm Dần, có con hùm là biểu tượng. Hùm là con vật sống hoang dã trong rừng, hung dữ mà oai phong, chuyên môn săn bắt những con vật khác để ăn thịt, có lúc tấn công cả người khi không tìm được thực phẩm. Vì thế không những các thú rừng đều kinh hãi, mà người ta cũng nể sợ. Cũng vì nể sợ, người ta thường kiêng không dám gọi đích danh, nên con hùm có nhiều tên, như: hổ, kễnh, hạm, cọp, khái… có những tên tỏ vẻ tôn trọng, như ông ba mươi, chúa sơn lâm.
Trong văn học dân gian Việt Nam có đến hằng chục chuyện về con hùm, từ chuyện oai phong lẫm liệt của con hổ, đến những chuyện khờ khạo của con hùm, thua trí cả con ruồi, con cóc…Nhân ngày đầu năm Dần, năm con hùm lên chức hành khiển, chúng tôi cũng xin hiến quý vị dăm ba câu chuyện nho nhỏ về con cọp, góp thêm được đôi chút tươi vui trong ngày Tết.
http://vietcatholic.net/pics/lovely-tiger-cubs.jpg
Con hùm đầu tiên
Theo Sách Sáng Thế, sau khi Thiên Chúa tạo thành trời đất, Ngài dựng nên con người, gọi là A-đam. “Thiên Chúa lấy đất nặn ra mọi dã thú, mọi chim trời, và dẫn đến với A-đam, xem con người gọi chúng là gì: hễ con người gọi mỗi sinh vật là gì, thì tên nó là như thế”. A-đam liền đặt tên cho chim trời, thú vật, mỗi thứ đều đặt cho một tên riêng…” (St 2, 19-20).
Suốt từ sáng đến chiều, A-đam đã mỏi miệng đặt tên cho muôn vật, nhưng chúng vẫn còn đợi từng hàng dài. A-đam hoa mắt mỏi mệt, ông tính nghỉ một chút, thì một con thú rừng có dáng điệu oai vệ, dõng dạc đường hoàng, từ trong rừng cây bước ra. Con vật ấy có bộ lông vàng sậm, với những vệt vằn đen, làm những con thú khác lóa mắt giạt qua một bên, ngơ ngác bàng hoàng…Nó ung dung tiến đến trước mặt A-đam. Vì đang mỏi mệt, ông đưa tay che miệng ngáp dài một cái:
- Huuuùmmm!
Con vật cúi đầu tỏ vẻ cảm tạ, rồi quay lại đám muông thú đứng ngồi la liệt chờ tên, nó quắc mắt há miệng lặp lại tên mà nó vừa nhận được:
- Hùm… ùm…ùm…
Tiếng ấy vang vọng tận núi rừng, âm thanh dội lại từng hồi làm A-đam cũng bừng tỉnh quên hết mệt mỏi. Con hùm đầu tiên có từ đấy.
Thấy muông thú khác có vẻ nể sợ con hùm, A-đam giữ nó lại bên mình làm hầu cận. Nhưng sau khi A-đam ăn trái cấm, bị đuổi ra khỏi Địa Đàng thì con hùm cũng biến mất vào rừng rậm.
Mãnh hổ vồ vị Thánh?
Chúng ta biết Thánh Lê Bảo Tịnh đã có thời gian quyết chí đi ẩn tu ở trên rừng. Khi đang học tại trường Thầy Giảng ở Kẻ Vĩnh, thầy Tịnh chuẩn bị lương khô, rồi thuê người gánh lên rừng Bạch Bát. Sau một ngày đàng, thầy trò dừng lại nghỉ đêm trong rừng. Khi người gánh thuê ngủ say, thầy Tịnh quỳ gối cầu nguyện. Một con hùm tìm mồi đi ngang qua, đánh hơi thịt sống, nó lấy thế phóng lao về phía thầy Tịnh như muốn chồm lên ngoạm lấy cổ thầy. Nhưng không, con hùm lấm lét quyện quanh, rồi ngồi thụp xuống sau lưng thầy. Thấy động, thầy Tịnh ra hiệu cho con cọp đi tìm mồi hướng khác.
Việc ẩn tu của thầy Tịnh không được Bề trên ủng hộ. Thầy phải trở về, sau đó được Bề trên sai đi giảng đạo bên nước Lào. Thầy phải dùng đường bộ xuyên qua rừng đề đến nơi được sai. Giữa đường thầy bị sốt rét, phải nghỉ lại trong rừng. Người bõ chuyển đồ đạc giúp thầy rất sợ hãi, vì phải cấm lều nơi rừng thẳm chỉ làm mồi cho cọp dữ. Thầy Tĩnh khuyên ông cứ yên trí, chặt mấy cây nứa, cột lại thành Thánh giá rồi đem cắm ở bốn góc lều, Hai thầy trò yên trí ngủ qua đêm bằng an. Sáng ra, khi thức dậy thấy những vết chân cọp chằng chịt quanh lều, như có cả một bầy hổ gằm gừ muốn phá băng hàng rào vô hình mà vào ăn thịt người.
Hùm xám Nam Định
Chúng ta đều biết Minh Mệnh là ông vua cấm đạo ác liệt nhất trong lịch sử Việt Nam. Dưới triều ông, viên tổng đốc Nam Định bị triệu về kinh để khiển trách nặng nề về tội không tích cực trong việc bắt đạo. Trịnh Quang Khanh, viên tổng đốc ấy, hứa nếu được phục chức ông sẽ đoái công chuộc tội. Minh Mệnh cho ông trở về Nam Định giữ chức vụ cũ. Từ đó, Trịnh Quang Khanh như con hổ đói xông xáo sát hại đàn chiên Chúa Kitô, ông ra tay tàn sát đạo Công giáo một cách hăng say cuồng nhiệt đến nỗi nhiều sử gia mệnh danh ông là con hùm xám Nam Định.
Minh Mệnh, Néron Việt Nam, đã biến Trinh Quang Khanh thành con cọp hung dữ. Để bảo vệ cái ghế Tổng Đốc của mình, Trịnh quang Khanh đã bày ra mọi hình khổ để hành hạ, giết hại tín hữu mà ông có thể nghĩ ra được, Người ta ước lượng, đưới triều Minh Mệnh, số các vị bị giết vì đạo ở Nam Định có thể chiếm đến một nửa trong tổng số các vị tử đạo trên toàn quốc.
Đến đời Tự Đức Tổng Đốc Nam Định là Nguyễn Đình Tân, còn gọi là Thượng Hưng, cũng ra tay giệt Đạo không thua gì Trịnh Quang Khanh. Sử ký địa phận Trung đã phê về ông: “Thật quan Thượng Hưng dữ hơn hùm, độc hơn quỷ địa ngục, đáng gọi là Nêrô nước Annam”
“Hùm dữ không nỡ ăn thịt con”, hai viên Tổng đốc Nam Định từng xưng mình là phụ mẫu của dân chúng, nhưng lại lấy máu của không biết bao nhiêu người lương thiện để củng cố cho cái chức vụ của mình, cho nên được mệnh danh là “hùm xám Nam Định” cũng không oan.
Đuổi hùm đùm trẻ
Larrane Leech là một cô nuôi trẻ, 44 tuổi, tại làng Lillooet, cạnh bờ sông Fraser, cách thành phố Vancouver, Canada 200 cây số. Làng này hẻo lánh thưa người, có rừng núi hoang vu bao bọc, nên thú rừng thường xuất hiện.
Một hôm, cô dẫn 5 em bé cô coi sóc ra bờ sông để hái trái dâu dại, và chơi đùa. Các em này còn rất thơ ngây, chỉ từ 2 đến 5 tuổi. Sau khi hái dâu, cô dẫn các em ra bãi cát bờ sông chơi trò “bỏ khăn”. Đang chơi, bỗng cô thấy các em im lặng, một thứ im lặng hồi hộp dễ sợ… thì ra một con hùm tơ đang liếm mặt Mikey, 2 tuồi, bé trai duy nhất trong bọn. Cô sợ lặng đi đến mấy chục giây. Bình tĩnh lại, cô ra lệnh ngay cho con hùm:
- Không được liếm mặt bé Mikey nữa!
Trong khi đó bé Mikey sợ điếng người. ngồi không nhúc nhích. Thế là cô lao lại phía con hùm, tính kéo đuôi cho nó xa em Mikey ra, nhưng cô lại vươn hai tay thộp cổ con hùm, lắc qua lắc lại. Con hùm bị tấn công, nó nghiêng ra cào vào mặt hai em khác đang đứng chết trân cạnh đó, rồi nó quay lại vươn hai chân trước vồ túm đầu cô Larrane. Cô đưa hai tay ra đỡ, túm chắc hai chân con hùm, đẩy nhau với nó, trong khi cô la lớn “các con lại núp sau lưng cô!” Đám trẻ chạy xón lại sau lưng cô, đồng thanh la hét “cút! cút! cút!…” Cô Larrane tuy đã mệt, nhưng tiếng hét của đám trẻ làm cô lên tinh thần, cô trợn mắt há miệng hét vào mặt con hùm: “Mày cút đi đề cho chúng tao yên!” vừa nói cô vừa lấy hết sức bình sinh đẩy con hùm. Con hùm tơ bị đẩy quá mạnh, nó ngã chúi xuống, rồi lồm cồm bò dậy, cúp đuôi chạy vào rừng.
Vì lòng can đảm, tình yêu thương trẻ và trách nhiệm nghề nghiệp, cô Larrane đã đuổi được con hùm, đùm bọc cho đám trẻ thoát miệng cọp dữ, tuy cũng phải một phen hú vía kinh hồn. Chắc chắn cô không thể quên cuộc đuổi hổ, ngày mồng 3 tháng 7 năm 1991 ấy.
Lòng hiếu thắng cọp
Dương Hương sinh vào đời Tấn bên Tàu (khoảng từ năm 280 đến năm 420) là một trong hai mươi bốn tấm gương hiều thảo của Trung Hoa thời xưa. Khi lên mười bốn tuổi, Dương Hương đã tỏ ra là người con rất có hiếu, cha cậu đi đâu cậu cũng theo hầu. Một hôm, hai cha con đi thăm ruộng ở gần bìa rừng.. Giữa đường gặp một con hổ nhày ra vồ người cha. Dương Hương thấy vậy cố liểu, với hai tay không, cậu xông vào quyết sống chết với cọp dữ để cứu cha. Cậu đánh rất hăng. Cuối cùng con cọp phải bỏ chạy, cha cậu nhờ đó mà thoát nạn.
Nhị thập tứ hiếu đã được học giả Quách Cư Nghiệp, đời nhà Nguyên bên Trung Hoa viết. Công thần nhà Nguyễn, Lễ bộ Hữu thị lang Lý Văn Phức diễn chuyển qua Việt ngữ, bằng thể thơ song thất lục bát như sau:
“Tấn Dương Hương mới mười bốn tuổi,
Cha bước ra hằng ruổi theo cha,
Phải khi thăm lúa đường xa,
Chút thân tuổi tác thoắt sa miệng hùm.
Đau con mắt hằm hằm nổi giận,
Nắm tay không vơ vẩn giữa đường,
Hai tay chặn dọc đè ngang,
Ra tay chống với hổ lang một mình.
Hùm mạnh phải nhăn nanh lánh gót,
Hai cha con con lại một đoàn về,
Cho hay hiếu mạnh hơn uy,
Biết cha thôi, lại biết chi có mình”.
Lòng hiếu thảo của Dương Hương đã tăng thêm sức mạnh để cậu thắng được hổ dữ: “Cho hay hiếu mạnh hơn oai, Hùm kia cũng phải thua hai tay trần”.
Nữ nhi khi hổ
Không phải ở bên Tầu ngày xưa mới có người hiếu thảo. Theo Đại Nam nhất thống chí thì ở Việt Nam ta cũng có người con đánh hổ cứu cha.
Làng Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình có một gia đình nghèo, sinh sống bằng nghề đốn củi. Hai vợ chồng họ Lê có được một con gái đầu lòng là Lê Thị Nữ, năm ầy lên mười lăm tuổi. Cô nhất định chia sẻ gánh nặng với cha, theo cha vào rừng đốn củi. Hai cha con vác rựa vào rừng lúc vừa rạng đông. Đến mé rừng, người cha ghé vào chỗ khuất… vừa vén quần lên…ông bị một con hổ chồm lên ngoạm chặt bả vai.
Thấy thế, Lê thị Nữ không hề hoảng sợ, cô vác một khúc cây xông vào đánh chặn con hổ, vừa đánh cô vừa la hét kêu cứu. Con hổ dữ bị đòn đau quá phải lủi vào rừng. Lê Thị Nữ bình thản cõng cha về lo thuốc thang.
Tiếng đồn về cô gái đánh hổ cứu cha sớm được nhà vua biết, truyền ban thưởng cho cô gái can đảm, và để nêu gương thảo hiếu vua ban bảng có bốn chữ vàng ”Hiếu hạnh khả phong”. Sai dựng nhà phường tại làng Phong Lộc để treo bảng đó. Sau có người làm vè:
Tại làng Phong Lộc, Quảng Bình,
Có cô con gái đảm đang hơn người.
Lê Thị Nữ lên mười lăm tuổi,
Đã theo cha kiếm củi rừng sâu,
Gặp một con hổ từ đâu,
Vồ cha ngoạm chặt sểnh đầu xuống vai.
Vơ cành củi, hai tay cố đánh,
Hổ phải thua mau lánh vào rừng.
Cô liền cõng bố trên lưng,
Đem về chạy chữa, biển vàng vua ban.
Xả thân tự hổ
Khác với hai gương trên ra tay đánh nhau với cọp, cứu cha khỏi miệng hùm hàm khái, có người lại tình nguyện nạp mình cho cọp dữ ăn thịt, để cứu sống mẹ con hùm đói. Chuyện Nhà Phật kể rằng:
Thuở rất xa xưa, vua Đại Xa có ba hoàng tử đều khôi ngô đĩnh ngộ, nhưng tính tình thì lại mỗi người mỗi vẻ. Hoàng tử út có tên là Ma-ha-tat-đóa, tính tình rất hiền hậu, đại từ đại bi, không những đầy lòng thương yêu đồng loại, mà đức từ bi của hoàng tử còn lan đến mọi chúng sinh một cách siêu vượt, khác thường. Một hôm, hoàng từ tản bộ vào rừng thong, tìm sự thanh thản một mình. Vào sâu trong rừng, Ma-ha-tat-đóa thấy trong một hang đá có một ổ cọp nằm mệt lả. Ngó kỹ hoàng tử thấy một con hổ mẹ và bảy con hùm con gầy yếu đói khát. Thấy cảnh nheo nhóc của bầy cọp, hình như đã lâu cọp mẹ không kiếm được mồi nuôi con, hoàng tử động lòng trắc ẩn, Ma-ha-tat-đóa liền trút bỏ áo quần, vào nằm kề trước miệng hùm mẹ, để hiến mạng cho bầy hổ đói no dạ. Con hổ mẹ chỉ đưa mõm ra ngửi mà không dám xúc phạm đến hoàng tử. Thấy thế, hoàng tử vơ được thanh nứa nhọn, tự đâm vào cổ mình cho máu chảy ra. Mùi máu tươi đánh thức bụng đói của bầy cọp. Thế là mẹ con nhà cọp được cứu sống nhờ nhục thân của hoàng tử, đã liều mình làm thức ăn nuôi cọp.
Đọc xong câu chuyện, người thường chắc ai cũng nghĩ đến câu thơ bất hủ của Tố Như tiên sinh:
“Thân ta ta phải lo âu,
Miệng hùm nọc rắn ở đâu chốn này”.
Hùm đực hùm cái
Miệng hùm nọc rắn ở ngay trong hàng ngũ lãnh đạo hèn nhát, đã xảy ra tại Miền Bắc vào thập niên 1950, trong thời Cải cách ruộng đất, cộng sản cho là “long trời lở đất”.
Người mà Trung cộng bắt làm con vật tế thấn đầu tiên là bà Nguyễn Thị Năm, bà Năm còn có một tên rất hay là Cát Thanh Long. Gia đình bà rất giầu có, lại đầy lòng yêu nước chân thành, đã hết lòng giúp đỡ “cách mạng”. Bà có công che giấu, nuôi ăn, giúp đỡ các ông lớn nhất của đảng cộng sản Việt Nam như Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng… và cả Hồ Chì Minh. Trong Tuần Lễ Vàng, Hồ Chí Ninh kêu gọi góp quỹ cứu quốc, Bà Năm đã góp hằng trăm lạng vàng vào quỹ.
Đến khi Cải cách ruộng đất, Trung cộng chỉ đạo phải giết bà đề tóm gọn cơ nghiêp của bà. Cả bộ chính trị họp lại để bàn cách cứu bà. Hồ Chì Minh nói: “ Tôi đồng ý có tội là phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào người đàn bà, mà người ấy cũng giúp đỡ cho cách mạng…” (theo Hồi ký của Hoàng Tùng)
Nhưng Lã Quý Ba là Tổng cố vấn Trung cộng, đang chỉ đạo cuộc Cải cách ruộng đất, vẫn không chịu đồng ý, y cho là chuyện đó đã báo cáo Mao chủ tịch, nhưng Đồng chí chủ tịch vĩ đại đã nhấn mạnh:
“Hùm đực hùm cái, hùm nào cũng ăn thịt người. Phải giết”,
Thế là bọn đầu sỏ cộng sản Việt Nam cúi dầu tuân lệnh, đã nã phát súng khai mào cuộc cải cách ruộng đất vào đẩu bà Cát Thanh Long, vị ân nhân của chúng,
Cuộc cải cách ruộng đắt theo lệnh Trung cộng, gây căm phẫn cho đồng bào miển Bấc. Ông Hồ đã giả bộ khóc để xoa dịu những phẫn uất trong dân chúng (xem hổi ký “Cuối Đời Nhớ Lại” của Nguyễn Thành Thơ ).
Cọp trong văn chương
Hùm tuy là chúa tể sơn lâm rất hung dữ, nhưng lại bị con người săn giết. Vì thế mà các chính phủ đã liệt kê cọp vào loại động vật quý hiếm. Cả thế giới hiện chỉ còn chừng năm ngàn con cọp, nhưng mỗi ngày trung bình có một con cọp bị săn giết để bào chế thuốc. Cao hổ cốt được coi là loại thuốc quý. Da cọp cũng được nhiều người sang trọng giầu có dùng làm thảm hay may thành áo, cũng như các đồ dùng cho các mệnh phụ lắm của nhiều tiền… Ngày xưa các tướng soái thường treo da cọp lên màn trướng, nơi họp bàn quân cơ để biểu tượng cho cái uy dũng của quân đội, được gọi là hổ trướng “Trướng hùm mở giữa trung quân” (Kiều). Da hùm quý như vậy nên mới có câu:
Hổ tử lưu bì, nhân tử lưu danh.
Người chết rồi thì còn để lại cái tiềng tốt hay xấu, cho người đời khen ngợi hay chê bai nguyền rủa. Tâm địa con người cũng khó đoán biết nếu chỉ đánh giá ngoài diện mạo:
Họa hổ hoạ bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Vẽ hùm không ai vẽ được cả xương cọp, cũng như nhìn một người thì chỉ thấy diện mạo bên ngoài, chứ không thể biết được lòng dạ người đó thế nào. Nhưng cái tính tình ấy vẫn cứ mãi được lưu truyền:
Hổ phụ sinh hổ tử
Cha là hùm thì con phải là cọp. Cái tính ngông nghênh hung dữ của cọp làm thiên hạ nể sợ, nếu được cổ võ tâng bốc, nó lại càng kiêu căng muốn tung hoành hơn nữa:
Trời sinh hùm chẳng có vây,
Hùm mà có cánh hùm bay lên trời.
Chính tại cái hung hãn hống hách ấy hùm tha hồ ra tay cướp bóc trắng trợn, mà không kẻ nào dám hó hé:
Mèo tha miếng thịt xôn xao,
Kễnh tha con lợn thì nào thấy ai.
Đúng, kẻ có quyền hành làm lớn mà tham nhũng bóc lột thì không ai dám chống đối. Cho nên ở Việt Nam, cộng sản hô hào chống tham nhũng, nhưng chỉ là to miệng hô hào chứ thật sự nếu diệt tham nhũng thật sự, thì tiêu tan đảng cộng sản còn gì. Biết như thế, nên dân chúng cũng phải im tiếng cho yên thân:
Chớ thấy hùm ngủ vuốt râu,
Đến khi hùm dậy, đầu lâu chẳng còn.
Nhưng dù có cả một bầy cọp dữ đi nữa, nò cũng không thể tác oai tác quái được mãi mà cũng có ngày tận số:
Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn. (Kiều)
Bọn hùm sói cộng sản Việt Nam đã hèn ngay từ thuở cướp chính quyền, nhưng chúng cứ huênh hoang dối trá lừa bịp để tự cho mình là tài giỏi, mặt nạ của chúng đang rơi tả tơi, nên chúng sẽ phải nhận biết được cái thân phận hèn mạt của chúng mà sám hối trước quốc dân, như Trạng Trình tiên đoán:
Sửu, Dần thiên hạ đảo điên
Cái đảo điên của năm Sừu (1997) đã vang cùng thế giới khởi đầu từ Thái Bình – Xuân Lộc… Những tiếng gầm thét ấy sẽ ngày càng mạnh hơn từ năm Dần này:
Hùm gầm khắp nẻo gần xa,
Mèo kêu rợn tiềng, quỷ ma tơi bời.
Cái vận niên thiên số của Việt Nam đã được sấm trạng tiên đoán như vậy, chỉ còn chờ ứng nghiệm.
Tri Chi
Năm nay là năm thứ ba trong chu kỳ tính năm âm lịch, được gọi là năm Dần, có con hùm là biểu tượng. Hùm là con vật sống hoang dã trong rừng, hung dữ mà oai phong, chuyên môn săn bắt những con vật khác để ăn thịt, có lúc tấn công cả người khi không tìm được thực phẩm. Vì thế không những các thú rừng đều kinh hãi, mà người ta cũng nể sợ. Cũng vì nể sợ, người ta thường kiêng không dám gọi đích danh, nên con hùm có nhiều tên, như: hổ, kễnh, hạm, cọp, khái… có những tên tỏ vẻ tôn trọng, như ông ba mươi, chúa sơn lâm.
Trong văn học dân gian Việt Nam có đến hằng chục chuyện về con hùm, từ chuyện oai phong lẫm liệt của con hổ, đến những chuyện khờ khạo của con hùm, thua trí cả con ruồi, con cóc…Nhân ngày đầu năm Dần, năm con hùm lên chức hành khiển, chúng tôi cũng xin hiến quý vị dăm ba câu chuyện nho nhỏ về con cọp, góp thêm được đôi chút tươi vui trong ngày Tết.
http://vietcatholic.net/pics/lovely-tiger-cubs.jpg
Con hùm đầu tiên
Theo Sách Sáng Thế, sau khi Thiên Chúa tạo thành trời đất, Ngài dựng nên con người, gọi là A-đam. “Thiên Chúa lấy đất nặn ra mọi dã thú, mọi chim trời, và dẫn đến với A-đam, xem con người gọi chúng là gì: hễ con người gọi mỗi sinh vật là gì, thì tên nó là như thế”. A-đam liền đặt tên cho chim trời, thú vật, mỗi thứ đều đặt cho một tên riêng…” (St 2, 19-20).
Suốt từ sáng đến chiều, A-đam đã mỏi miệng đặt tên cho muôn vật, nhưng chúng vẫn còn đợi từng hàng dài. A-đam hoa mắt mỏi mệt, ông tính nghỉ một chút, thì một con thú rừng có dáng điệu oai vệ, dõng dạc đường hoàng, từ trong rừng cây bước ra. Con vật ấy có bộ lông vàng sậm, với những vệt vằn đen, làm những con thú khác lóa mắt giạt qua một bên, ngơ ngác bàng hoàng…Nó ung dung tiến đến trước mặt A-đam. Vì đang mỏi mệt, ông đưa tay che miệng ngáp dài một cái:
- Huuuùmmm!
Con vật cúi đầu tỏ vẻ cảm tạ, rồi quay lại đám muông thú đứng ngồi la liệt chờ tên, nó quắc mắt há miệng lặp lại tên mà nó vừa nhận được:
- Hùm… ùm…ùm…
Tiếng ấy vang vọng tận núi rừng, âm thanh dội lại từng hồi làm A-đam cũng bừng tỉnh quên hết mệt mỏi. Con hùm đầu tiên có từ đấy.
Thấy muông thú khác có vẻ nể sợ con hùm, A-đam giữ nó lại bên mình làm hầu cận. Nhưng sau khi A-đam ăn trái cấm, bị đuổi ra khỏi Địa Đàng thì con hùm cũng biến mất vào rừng rậm.
Mãnh hổ vồ vị Thánh?
Chúng ta biết Thánh Lê Bảo Tịnh đã có thời gian quyết chí đi ẩn tu ở trên rừng. Khi đang học tại trường Thầy Giảng ở Kẻ Vĩnh, thầy Tịnh chuẩn bị lương khô, rồi thuê người gánh lên rừng Bạch Bát. Sau một ngày đàng, thầy trò dừng lại nghỉ đêm trong rừng. Khi người gánh thuê ngủ say, thầy Tịnh quỳ gối cầu nguyện. Một con hùm tìm mồi đi ngang qua, đánh hơi thịt sống, nó lấy thế phóng lao về phía thầy Tịnh như muốn chồm lên ngoạm lấy cổ thầy. Nhưng không, con hùm lấm lét quyện quanh, rồi ngồi thụp xuống sau lưng thầy. Thấy động, thầy Tịnh ra hiệu cho con cọp đi tìm mồi hướng khác.
Việc ẩn tu của thầy Tịnh không được Bề trên ủng hộ. Thầy phải trở về, sau đó được Bề trên sai đi giảng đạo bên nước Lào. Thầy phải dùng đường bộ xuyên qua rừng đề đến nơi được sai. Giữa đường thầy bị sốt rét, phải nghỉ lại trong rừng. Người bõ chuyển đồ đạc giúp thầy rất sợ hãi, vì phải cấm lều nơi rừng thẳm chỉ làm mồi cho cọp dữ. Thầy Tĩnh khuyên ông cứ yên trí, chặt mấy cây nứa, cột lại thành Thánh giá rồi đem cắm ở bốn góc lều, Hai thầy trò yên trí ngủ qua đêm bằng an. Sáng ra, khi thức dậy thấy những vết chân cọp chằng chịt quanh lều, như có cả một bầy hổ gằm gừ muốn phá băng hàng rào vô hình mà vào ăn thịt người.
Hùm xám Nam Định
Chúng ta đều biết Minh Mệnh là ông vua cấm đạo ác liệt nhất trong lịch sử Việt Nam. Dưới triều ông, viên tổng đốc Nam Định bị triệu về kinh để khiển trách nặng nề về tội không tích cực trong việc bắt đạo. Trịnh Quang Khanh, viên tổng đốc ấy, hứa nếu được phục chức ông sẽ đoái công chuộc tội. Minh Mệnh cho ông trở về Nam Định giữ chức vụ cũ. Từ đó, Trịnh Quang Khanh như con hổ đói xông xáo sát hại đàn chiên Chúa Kitô, ông ra tay tàn sát đạo Công giáo một cách hăng say cuồng nhiệt đến nỗi nhiều sử gia mệnh danh ông là con hùm xám Nam Định.
Minh Mệnh, Néron Việt Nam, đã biến Trinh Quang Khanh thành con cọp hung dữ. Để bảo vệ cái ghế Tổng Đốc của mình, Trịnh quang Khanh đã bày ra mọi hình khổ để hành hạ, giết hại tín hữu mà ông có thể nghĩ ra được, Người ta ước lượng, đưới triều Minh Mệnh, số các vị bị giết vì đạo ở Nam Định có thể chiếm đến một nửa trong tổng số các vị tử đạo trên toàn quốc.
Đến đời Tự Đức Tổng Đốc Nam Định là Nguyễn Đình Tân, còn gọi là Thượng Hưng, cũng ra tay giệt Đạo không thua gì Trịnh Quang Khanh. Sử ký địa phận Trung đã phê về ông: “Thật quan Thượng Hưng dữ hơn hùm, độc hơn quỷ địa ngục, đáng gọi là Nêrô nước Annam”
“Hùm dữ không nỡ ăn thịt con”, hai viên Tổng đốc Nam Định từng xưng mình là phụ mẫu của dân chúng, nhưng lại lấy máu của không biết bao nhiêu người lương thiện để củng cố cho cái chức vụ của mình, cho nên được mệnh danh là “hùm xám Nam Định” cũng không oan.
Đuổi hùm đùm trẻ
Larrane Leech là một cô nuôi trẻ, 44 tuổi, tại làng Lillooet, cạnh bờ sông Fraser, cách thành phố Vancouver, Canada 200 cây số. Làng này hẻo lánh thưa người, có rừng núi hoang vu bao bọc, nên thú rừng thường xuất hiện.
Một hôm, cô dẫn 5 em bé cô coi sóc ra bờ sông để hái trái dâu dại, và chơi đùa. Các em này còn rất thơ ngây, chỉ từ 2 đến 5 tuổi. Sau khi hái dâu, cô dẫn các em ra bãi cát bờ sông chơi trò “bỏ khăn”. Đang chơi, bỗng cô thấy các em im lặng, một thứ im lặng hồi hộp dễ sợ… thì ra một con hùm tơ đang liếm mặt Mikey, 2 tuồi, bé trai duy nhất trong bọn. Cô sợ lặng đi đến mấy chục giây. Bình tĩnh lại, cô ra lệnh ngay cho con hùm:
- Không được liếm mặt bé Mikey nữa!
Trong khi đó bé Mikey sợ điếng người. ngồi không nhúc nhích. Thế là cô lao lại phía con hùm, tính kéo đuôi cho nó xa em Mikey ra, nhưng cô lại vươn hai tay thộp cổ con hùm, lắc qua lắc lại. Con hùm bị tấn công, nó nghiêng ra cào vào mặt hai em khác đang đứng chết trân cạnh đó, rồi nó quay lại vươn hai chân trước vồ túm đầu cô Larrane. Cô đưa hai tay ra đỡ, túm chắc hai chân con hùm, đẩy nhau với nó, trong khi cô la lớn “các con lại núp sau lưng cô!” Đám trẻ chạy xón lại sau lưng cô, đồng thanh la hét “cút! cút! cút!…” Cô Larrane tuy đã mệt, nhưng tiếng hét của đám trẻ làm cô lên tinh thần, cô trợn mắt há miệng hét vào mặt con hùm: “Mày cút đi đề cho chúng tao yên!” vừa nói cô vừa lấy hết sức bình sinh đẩy con hùm. Con hùm tơ bị đẩy quá mạnh, nó ngã chúi xuống, rồi lồm cồm bò dậy, cúp đuôi chạy vào rừng.
Vì lòng can đảm, tình yêu thương trẻ và trách nhiệm nghề nghiệp, cô Larrane đã đuổi được con hùm, đùm bọc cho đám trẻ thoát miệng cọp dữ, tuy cũng phải một phen hú vía kinh hồn. Chắc chắn cô không thể quên cuộc đuổi hổ, ngày mồng 3 tháng 7 năm 1991 ấy.
Lòng hiếu thắng cọp
Dương Hương sinh vào đời Tấn bên Tàu (khoảng từ năm 280 đến năm 420) là một trong hai mươi bốn tấm gương hiều thảo của Trung Hoa thời xưa. Khi lên mười bốn tuổi, Dương Hương đã tỏ ra là người con rất có hiếu, cha cậu đi đâu cậu cũng theo hầu. Một hôm, hai cha con đi thăm ruộng ở gần bìa rừng.. Giữa đường gặp một con hổ nhày ra vồ người cha. Dương Hương thấy vậy cố liểu, với hai tay không, cậu xông vào quyết sống chết với cọp dữ để cứu cha. Cậu đánh rất hăng. Cuối cùng con cọp phải bỏ chạy, cha cậu nhờ đó mà thoát nạn.
Nhị thập tứ hiếu đã được học giả Quách Cư Nghiệp, đời nhà Nguyên bên Trung Hoa viết. Công thần nhà Nguyễn, Lễ bộ Hữu thị lang Lý Văn Phức diễn chuyển qua Việt ngữ, bằng thể thơ song thất lục bát như sau:
“Tấn Dương Hương mới mười bốn tuổi,
Cha bước ra hằng ruổi theo cha,
Phải khi thăm lúa đường xa,
Chút thân tuổi tác thoắt sa miệng hùm.
Đau con mắt hằm hằm nổi giận,
Nắm tay không vơ vẩn giữa đường,
Hai tay chặn dọc đè ngang,
Ra tay chống với hổ lang một mình.
Hùm mạnh phải nhăn nanh lánh gót,
Hai cha con con lại một đoàn về,
Cho hay hiếu mạnh hơn uy,
Biết cha thôi, lại biết chi có mình”.
Lòng hiếu thảo của Dương Hương đã tăng thêm sức mạnh để cậu thắng được hổ dữ: “Cho hay hiếu mạnh hơn oai, Hùm kia cũng phải thua hai tay trần”.
Nữ nhi khi hổ
Không phải ở bên Tầu ngày xưa mới có người hiếu thảo. Theo Đại Nam nhất thống chí thì ở Việt Nam ta cũng có người con đánh hổ cứu cha.
Làng Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình có một gia đình nghèo, sinh sống bằng nghề đốn củi. Hai vợ chồng họ Lê có được một con gái đầu lòng là Lê Thị Nữ, năm ầy lên mười lăm tuổi. Cô nhất định chia sẻ gánh nặng với cha, theo cha vào rừng đốn củi. Hai cha con vác rựa vào rừng lúc vừa rạng đông. Đến mé rừng, người cha ghé vào chỗ khuất… vừa vén quần lên…ông bị một con hổ chồm lên ngoạm chặt bả vai.
Thấy thế, Lê thị Nữ không hề hoảng sợ, cô vác một khúc cây xông vào đánh chặn con hổ, vừa đánh cô vừa la hét kêu cứu. Con hổ dữ bị đòn đau quá phải lủi vào rừng. Lê Thị Nữ bình thản cõng cha về lo thuốc thang.
Tiếng đồn về cô gái đánh hổ cứu cha sớm được nhà vua biết, truyền ban thưởng cho cô gái can đảm, và để nêu gương thảo hiếu vua ban bảng có bốn chữ vàng ”Hiếu hạnh khả phong”. Sai dựng nhà phường tại làng Phong Lộc để treo bảng đó. Sau có người làm vè:
Tại làng Phong Lộc, Quảng Bình,
Có cô con gái đảm đang hơn người.
Lê Thị Nữ lên mười lăm tuổi,
Đã theo cha kiếm củi rừng sâu,
Gặp một con hổ từ đâu,
Vồ cha ngoạm chặt sểnh đầu xuống vai.
Vơ cành củi, hai tay cố đánh,
Hổ phải thua mau lánh vào rừng.
Cô liền cõng bố trên lưng,
Đem về chạy chữa, biển vàng vua ban.
Xả thân tự hổ
Khác với hai gương trên ra tay đánh nhau với cọp, cứu cha khỏi miệng hùm hàm khái, có người lại tình nguyện nạp mình cho cọp dữ ăn thịt, để cứu sống mẹ con hùm đói. Chuyện Nhà Phật kể rằng:
Thuở rất xa xưa, vua Đại Xa có ba hoàng tử đều khôi ngô đĩnh ngộ, nhưng tính tình thì lại mỗi người mỗi vẻ. Hoàng tử út có tên là Ma-ha-tat-đóa, tính tình rất hiền hậu, đại từ đại bi, không những đầy lòng thương yêu đồng loại, mà đức từ bi của hoàng tử còn lan đến mọi chúng sinh một cách siêu vượt, khác thường. Một hôm, hoàng từ tản bộ vào rừng thong, tìm sự thanh thản một mình. Vào sâu trong rừng, Ma-ha-tat-đóa thấy trong một hang đá có một ổ cọp nằm mệt lả. Ngó kỹ hoàng tử thấy một con hổ mẹ và bảy con hùm con gầy yếu đói khát. Thấy cảnh nheo nhóc của bầy cọp, hình như đã lâu cọp mẹ không kiếm được mồi nuôi con, hoàng tử động lòng trắc ẩn, Ma-ha-tat-đóa liền trút bỏ áo quần, vào nằm kề trước miệng hùm mẹ, để hiến mạng cho bầy hổ đói no dạ. Con hổ mẹ chỉ đưa mõm ra ngửi mà không dám xúc phạm đến hoàng tử. Thấy thế, hoàng tử vơ được thanh nứa nhọn, tự đâm vào cổ mình cho máu chảy ra. Mùi máu tươi đánh thức bụng đói của bầy cọp. Thế là mẹ con nhà cọp được cứu sống nhờ nhục thân của hoàng tử, đã liều mình làm thức ăn nuôi cọp.
Đọc xong câu chuyện, người thường chắc ai cũng nghĩ đến câu thơ bất hủ của Tố Như tiên sinh:
“Thân ta ta phải lo âu,
Miệng hùm nọc rắn ở đâu chốn này”.
Hùm đực hùm cái
Miệng hùm nọc rắn ở ngay trong hàng ngũ lãnh đạo hèn nhát, đã xảy ra tại Miền Bắc vào thập niên 1950, trong thời Cải cách ruộng đất, cộng sản cho là “long trời lở đất”.
Người mà Trung cộng bắt làm con vật tế thấn đầu tiên là bà Nguyễn Thị Năm, bà Năm còn có một tên rất hay là Cát Thanh Long. Gia đình bà rất giầu có, lại đầy lòng yêu nước chân thành, đã hết lòng giúp đỡ “cách mạng”. Bà có công che giấu, nuôi ăn, giúp đỡ các ông lớn nhất của đảng cộng sản Việt Nam như Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng… và cả Hồ Chì Minh. Trong Tuần Lễ Vàng, Hồ Chí Ninh kêu gọi góp quỹ cứu quốc, Bà Năm đã góp hằng trăm lạng vàng vào quỹ.
Đến khi Cải cách ruộng đất, Trung cộng chỉ đạo phải giết bà đề tóm gọn cơ nghiêp của bà. Cả bộ chính trị họp lại để bàn cách cứu bà. Hồ Chì Minh nói: “ Tôi đồng ý có tội là phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào người đàn bà, mà người ấy cũng giúp đỡ cho cách mạng…” (theo Hồi ký của Hoàng Tùng)
Nhưng Lã Quý Ba là Tổng cố vấn Trung cộng, đang chỉ đạo cuộc Cải cách ruộng đất, vẫn không chịu đồng ý, y cho là chuyện đó đã báo cáo Mao chủ tịch, nhưng Đồng chí chủ tịch vĩ đại đã nhấn mạnh:
“Hùm đực hùm cái, hùm nào cũng ăn thịt người. Phải giết”,
Thế là bọn đầu sỏ cộng sản Việt Nam cúi dầu tuân lệnh, đã nã phát súng khai mào cuộc cải cách ruộng đất vào đẩu bà Cát Thanh Long, vị ân nhân của chúng,
Cuộc cải cách ruộng đắt theo lệnh Trung cộng, gây căm phẫn cho đồng bào miển Bấc. Ông Hồ đã giả bộ khóc để xoa dịu những phẫn uất trong dân chúng (xem hổi ký “Cuối Đời Nhớ Lại” của Nguyễn Thành Thơ ).
Cọp trong văn chương
Hùm tuy là chúa tể sơn lâm rất hung dữ, nhưng lại bị con người săn giết. Vì thế mà các chính phủ đã liệt kê cọp vào loại động vật quý hiếm. Cả thế giới hiện chỉ còn chừng năm ngàn con cọp, nhưng mỗi ngày trung bình có một con cọp bị săn giết để bào chế thuốc. Cao hổ cốt được coi là loại thuốc quý. Da cọp cũng được nhiều người sang trọng giầu có dùng làm thảm hay may thành áo, cũng như các đồ dùng cho các mệnh phụ lắm của nhiều tiền… Ngày xưa các tướng soái thường treo da cọp lên màn trướng, nơi họp bàn quân cơ để biểu tượng cho cái uy dũng của quân đội, được gọi là hổ trướng “Trướng hùm mở giữa trung quân” (Kiều). Da hùm quý như vậy nên mới có câu:
Hổ tử lưu bì, nhân tử lưu danh.
Người chết rồi thì còn để lại cái tiềng tốt hay xấu, cho người đời khen ngợi hay chê bai nguyền rủa. Tâm địa con người cũng khó đoán biết nếu chỉ đánh giá ngoài diện mạo:
Họa hổ hoạ bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Vẽ hùm không ai vẽ được cả xương cọp, cũng như nhìn một người thì chỉ thấy diện mạo bên ngoài, chứ không thể biết được lòng dạ người đó thế nào. Nhưng cái tính tình ấy vẫn cứ mãi được lưu truyền:
Hổ phụ sinh hổ tử
Cha là hùm thì con phải là cọp. Cái tính ngông nghênh hung dữ của cọp làm thiên hạ nể sợ, nếu được cổ võ tâng bốc, nó lại càng kiêu căng muốn tung hoành hơn nữa:
Trời sinh hùm chẳng có vây,
Hùm mà có cánh hùm bay lên trời.
Chính tại cái hung hãn hống hách ấy hùm tha hồ ra tay cướp bóc trắng trợn, mà không kẻ nào dám hó hé:
Mèo tha miếng thịt xôn xao,
Kễnh tha con lợn thì nào thấy ai.
Đúng, kẻ có quyền hành làm lớn mà tham nhũng bóc lột thì không ai dám chống đối. Cho nên ở Việt Nam, cộng sản hô hào chống tham nhũng, nhưng chỉ là to miệng hô hào chứ thật sự nếu diệt tham nhũng thật sự, thì tiêu tan đảng cộng sản còn gì. Biết như thế, nên dân chúng cũng phải im tiếng cho yên thân:
Chớ thấy hùm ngủ vuốt râu,
Đến khi hùm dậy, đầu lâu chẳng còn.
Nhưng dù có cả một bầy cọp dữ đi nữa, nò cũng không thể tác oai tác quái được mãi mà cũng có ngày tận số:
Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn. (Kiều)
Bọn hùm sói cộng sản Việt Nam đã hèn ngay từ thuở cướp chính quyền, nhưng chúng cứ huênh hoang dối trá lừa bịp để tự cho mình là tài giỏi, mặt nạ của chúng đang rơi tả tơi, nên chúng sẽ phải nhận biết được cái thân phận hèn mạt của chúng mà sám hối trước quốc dân, như Trạng Trình tiên đoán:
Sửu, Dần thiên hạ đảo điên
Cái đảo điên của năm Sừu (1997) đã vang cùng thế giới khởi đầu từ Thái Bình – Xuân Lộc… Những tiếng gầm thét ấy sẽ ngày càng mạnh hơn từ năm Dần này:
Hùm gầm khắp nẻo gần xa,
Mèo kêu rợn tiềng, quỷ ma tơi bời.
Cái vận niên thiên số của Việt Nam đã được sấm trạng tiên đoán như vậy, chỉ còn chờ ứng nghiệm.
Tri Chi