Dan Lee
02-20-2010, 12:55 AM
CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY C
TÍN THÁC VÀO CHÚA ĐỂ CHỐNG TRẢ CƠN CÁM DỖ
http://www.dcctvn.net/lent/picts/99994.jpg
Đnl 26, 4-10; Rm 10, 8-13; Lc 4, 1-13
Chúa nhật thứ nhất dẫn vào mùa Chay, Hội Thánh mời gọi ta nhìn hay nói đúng hơn là chiêm nghiệm cơn cám dỗ của Chúa Giêsu trong hoang địa. Cám dỗ là thử thách đối với con người. Ai nghe đến cám dỗ cũng đều ngao ngán.
Nếu đặt cơn cám dỗ trong chiều kích con người thì quả thật là vất vả, khó khăn nhưng nếu đặt trong chiều kích thiêng thì thật tốt nếu ta vui vẻ để “Chúa Thánh Thần dẫn vào hoang địa". Đó là cơ hội sống động cho ta khám phá hoặc tái khám phá ra những cạm bẫy thường xuyên giăng dưới bước chân người Do Thái, những cạm bẫy mà Chúa Giêsu đã chịu, đã gặp trong cuộc đời của Ngài. Những cơn cám dỗ ấy vẫn còn đây đó trong từng ngày, từng hơi thở của ta cho đến ngày ta nhắm mắt xuôi tay. Ta hãy học cách đối chọi với những cơn cám dỗ để ta không bị lệch hướng mà Chúa Giêsu mời ta đi với Ngài.
Những cạm bẫy của sự dữ bên ngoài luôn toả ra hào quang duyên dáng và lôi cuốn, mời mọc tinh vi và đáng sợ, cộng với trí thông minh và sự kiên nhẫn của "Địch thủ của triều đại Thiên Chúa".
Đâu đó có thể là cơn cám dỗ dùng Lời Chúa phục vụ mọi ham thích của ta về sở hữu, về hiểu biết, về quyền lực, là những nguồn không bao giờ cạn “của mọi loài hình cám dỗ" luôn quấy phá các tín hữu và các Giáo Hội.
Đâu đó có thể là những ham hố quá đáng đi tìm điều lạ lùng, săn đuổi các cuộc hiện ra, các phép lạ, làm lệch hướng những đòi hỏi khẩn cấp của Tin Mừng.
Đâu đó có thể là cầu nguyện sốt sắng bên ngoài để phiền nhiễu Thiên Chúa, mong rút tỉa được đặc ân tránh khỏi thử thách, khổ đau.
Ngoài những cám dỗ đó, con người luôn luôn bị vướng vào cái cạm bẫy còn là những an thân giả tạo, những bảo đảm hão huyền mà ta mải mê tìm kiếm trong một mớ chồng chất những lễ nghi trống rỗng vô nghĩa vô hồn.
Cơn cám dỗ tinh vi cuốn ta vào đủ mọi thứ hy sinh đến từ tinh thần thống trị, lòng ham thích sức mạnh và say mê quyền lực Thiên đường các ngẫu tượng
Về cám dỗ, về đau khổ, hơn một lần Phêrô phản ứng một cách gay gắt, một cách hết sức bộc trực khi nghe Chúa Giêsu loan báo cuộc khổ nạn: "Không! Thầy không phải chịu như thế !”. Ta cũng giống như Phêrô thôi, đó là cảm tính hết sức tự nhiên của con người. Thật sự, Chúa Giêsu không thật sự bị cám dỗ, Người đã chấp nhận bị cám dỗ "vì ta", để dạy ta biết phải chống lại các cơn cám dỗ như thế nào. Để giải thích cho suy nghĩ này không đơn giản. Làm như Chúa Giêsu cố tình và rồi người ta sẽ nghĩ rằng Chúa giả vời làm người, giả vờ đau khổ, giả vờ cảm thương và cũng giả chết.
Chúa đã đi vào cơn cám dỗ để cho mọi người nhìn thấy tận căn cái kiếp người mà Ngài đã vâng phục theo lời của Chúa Cha. Qua những cơn cám dỗ, những cơn thử thách, ta sẽ thấy Chúa Giêsu đặt niềm tin vào Cha của mình như thế nào.
Thánh Luca, cũng như thánh Matthêu, thuật lại chuyện Chúa Giêsu có thứ tự khác nhưng tựu trung vẫn là 3 cuộc cám dỗ. Ba cuộc cám dỗ, chính Luca đã xác định rõ ràng ở phần kết. Thánh sử đã sử dụng mọi hình thức cám dỗ : những cơn cám dỗ mà Chúa Giêsu sẽ phải đương đầu suốt hành trình rao riảng Tin Mừng của Ngài đến chết, những cơn cám dỗ mà các môn đệ và những ai mang thân phận làm người và nhất là những ai bước theo Chúa Giêsu đều sẽ gặp.
Ba cơn cám dỗ, cũng như ba lời trích dẫn đã ghi chú cặn kẽ, đã được khéo léo lựa chọn từ sách Thứ Luật, đó là những cơn cám dỗ mà dân Israel đã phải đương đầu, trong hành trình dài 40 năm trong sa mạc. Vấn đề là họ đã sa ngã. Nay đến phiên Chúa Giêsu phải đương đầu với những cơn cám dỗ ấy, suốt 40 ngày trong sa mạc: Ba lần, địch thù thử thách lòng trung tín của người Con đối với Thiên Chúa và với chương trình cứu độ của Người; trong cả 3 lần, Đức Giêsu đã chiến thắng.
Với cơn cám dỗ này, Chúa Giêsu chỉ nói những lời tích từ Cựu ước, Con Thiên Chúa phải trải qua 3 cuộc thử thách mà xưa kia dân Israel trong chuyến Xuất Hành đã đương đầu và đã sa ngã đã sa ngã; rút được kinh nghiệm từ những bài học trong sạch thứ Luật, cảnh giác để khỏi tái diễn những lỗi lầm tương tự. Chúa Giêsu đã chiến thắng đối thủ.
Với cám dỗ đầu tiên, giống như Matthêu, là cơn cám dỗ về vật chất. Cơn cám dỗ chỉ tìm lợi lộc vật chất, cơn cám dỗ của một chủ nghĩa Mêsia thiển cận: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy biến hòn đá này thành bánh đi ".
Đoạn 8, câu 3 nói về manna trong sách thứ, Chúa Giêsu trích dẫn lời đầu tiên và Ngài trả lời ngay tức khắc: "Người ta sống không nguyên bởi bánh". Người từ chối làm phép lạ vì lợi lộc riêng tư. Là Con Một của Chúa Cha, Ngài đã nhận tất cả từ Thiên Chúa, Cha của Ngài và chỉ từ Chúa Cha mà thôi; nên Ngài phó thác tất cả cho Thiên Chúa, Cha của Ngài và chỉ phó thác cho Chúa Cha mà thôi. Với Chúa Giêsu, người con là kẻ nhận được sự hiện hữu, sự sống không từ chính mình, nhưng từ một kẻ khác, từ Cha của mình. Con là kẻ hiểu biết trong niềm vui và niềm biết ơn rằng mình sống nhờ Cha ..: Ngài không phải là kẻ ra lệnh để có bánh; chính Chúa, Thiên Chúa của Người sẽ ban lương thực cùng với Lề Luật. Con không ra lệnh nhưng Ngài khẩn cầu với Cha như trong kinh Lạy Cha mà Ngài đã dạy cho các môn đệ, cho mọi người, Ngài dạy chúng ta rằng : "Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày” ..
Cơn cám dỗ thứ hai, khác với trình thuật của Matthêu, là cơn cám dỗ về quyền năng; cơn cám dỗ về một chủ nghĩa Mêsia theo tham vọng loài người, dù phải trả giá bằng sự thoả hiệp. "Nếu ông thờ lạy tôi, quỉ đoán chắc, ông sẽ có tất cả " ("Mọi quyền lực và vinh quang của các vương quốc ấy”).
Chúa Giêsu trả lời ngay với lời trích dẫn lần thứ hai Ngài trích từ sách Thứ luật 6, 1 3 - đoạn nói về con bò vàng - "Đã chép rằng: Người chỉ được thờ lạy Chúa, Thiên Chúa của ngươi mà thôi ". Ngài đã từ chối không tôn kính thủ lãnh trần gian để hành xử vương quyền phổ quát. Là Con thật sự, Ngài sẽ nắm giữ vương quyền từ Thiên Chúa, Cha của Ngài, và chỉ từ Cha người mà thôi, theo con đường Cha đã chọn: con đường khiêm nhường, nghèo hèn, thánh giá. Và Chúa Giêsu sẽ nhận được các vương quốc trần gian, Ngài sẽ là Đức Kitô, Vua, vì Ngài đã từ chối vương quyền xấu xa của ma quỉ, vì Ngài đã tự nguyện trở nên tôi tớ của Thiên Chúa và của nhân loại."
Cơn cám dỗ thứ ba Luca đã cho diễn ra ở Giêrusalem, báo trước thử thách quyết liệt sau này, đó là cơn cám dỗ ma thuật, cơn cám dỗ thử thách Thiên Chúa, đi tìm những dấu chỉ kinh thiên động địa của Đấng Mêsia. Ma quỷ dùng Tv 90, cố cám dỗ một lần cuối: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy gieo mình xuống; Có lời chép rằng: người đã ra lính cho các thiên thần gìn giữ ông ".
Lần cuối cùng trích dẫn sách Thứ Luật 6,16 - đoạn nói về Massa, nơi dân Do Thái đã buộc Chúa phải cho họ nước uống - Đức Giêsu đáp tức khắc: "Đã chép rằng: "Ngươi đừng thủ thách Chúa là Thiên Chúa của ngươi". Chúa Giêsu đã từ chối sử dụng quyền làm Con Thiên Chúa để bảo vệ mình... và mê hoặc người Do Thái bằng những điều kỳ diệu. Ngài đã từ chối buộc Thiên Chúa phải can thiệp. Ngài không đòi phép lạ để cứu mạng sống mình; người chẳng đòi hỏi cả khi Người bị treo trên thánh giá. Chúa Giêsu vẫn xác tín và vẫn tin chắc rằng Thiên Chúa sẽ cứu Ngài và gài không có quyền kiểm chứng xem Chúa Cha có trung tín không; Thiên Chúa chẳng cần phải chứng tỏ cho mọi người thấy Thiên Chúa có cứu Ngài"
Muốn vượt qua những cơn cám dỗ của cuộc đời ắt hẳn không còn con đường nào khác là đi theo con đường của Chúa Giêsu đã đi đó là con đường đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa. Con đường tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa đã được Thánh Phaolô mời gọi trong thư của Ngài gửi tín hữu Rôma : Lời Thiên Chúa ở gần bạn, ngay trên miệng, ngay trong lòng. Lời đó chính là lời chúng tôi rao giảng để khơi dậy đức tin. Nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giê-su là Chúa, và lòng bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, thì bạn sẽ được cứu độ. Quả thế, có tin thật trong lòng, mới được nên công chính; có xưng ra ngoài miệng, mới được ơn cứu độ. Kinh Thánh nói: Mọi kẻ tin vào Người sẽ không phải thất vọng. Như vậy, không có sự khác biệt giữa người Do Thái và người Hy Lạp, vì tất cả đều có cùng một Chúa, là Đấng quảng đại đối với tất cả những ai kêu cầu Người. Vì: Tất cả những ai kêu cầu danh Đức Chúa sẽ được cứu thoát.
Như Chúa Giêsu đã nại vào danh Chúa Cha, nại vào quyền năng của Chúa Giêsu để được ơn cứu thoát thì chúng ta, chúng ta cũng bắt chước Chúa Giêsu để chạy đến với Chúa Cha mọi lúc, mọi nơi để vượt thắng những cơn cám dỗ của cuộc đời.
Lm Anmai CSsR
TÍN THÁC VÀO CHÚA ĐỂ CHỐNG TRẢ CƠN CÁM DỖ
http://www.dcctvn.net/lent/picts/99994.jpg
Đnl 26, 4-10; Rm 10, 8-13; Lc 4, 1-13
Chúa nhật thứ nhất dẫn vào mùa Chay, Hội Thánh mời gọi ta nhìn hay nói đúng hơn là chiêm nghiệm cơn cám dỗ của Chúa Giêsu trong hoang địa. Cám dỗ là thử thách đối với con người. Ai nghe đến cám dỗ cũng đều ngao ngán.
Nếu đặt cơn cám dỗ trong chiều kích con người thì quả thật là vất vả, khó khăn nhưng nếu đặt trong chiều kích thiêng thì thật tốt nếu ta vui vẻ để “Chúa Thánh Thần dẫn vào hoang địa". Đó là cơ hội sống động cho ta khám phá hoặc tái khám phá ra những cạm bẫy thường xuyên giăng dưới bước chân người Do Thái, những cạm bẫy mà Chúa Giêsu đã chịu, đã gặp trong cuộc đời của Ngài. Những cơn cám dỗ ấy vẫn còn đây đó trong từng ngày, từng hơi thở của ta cho đến ngày ta nhắm mắt xuôi tay. Ta hãy học cách đối chọi với những cơn cám dỗ để ta không bị lệch hướng mà Chúa Giêsu mời ta đi với Ngài.
Những cạm bẫy của sự dữ bên ngoài luôn toả ra hào quang duyên dáng và lôi cuốn, mời mọc tinh vi và đáng sợ, cộng với trí thông minh và sự kiên nhẫn của "Địch thủ của triều đại Thiên Chúa".
Đâu đó có thể là cơn cám dỗ dùng Lời Chúa phục vụ mọi ham thích của ta về sở hữu, về hiểu biết, về quyền lực, là những nguồn không bao giờ cạn “của mọi loài hình cám dỗ" luôn quấy phá các tín hữu và các Giáo Hội.
Đâu đó có thể là những ham hố quá đáng đi tìm điều lạ lùng, săn đuổi các cuộc hiện ra, các phép lạ, làm lệch hướng những đòi hỏi khẩn cấp của Tin Mừng.
Đâu đó có thể là cầu nguyện sốt sắng bên ngoài để phiền nhiễu Thiên Chúa, mong rút tỉa được đặc ân tránh khỏi thử thách, khổ đau.
Ngoài những cám dỗ đó, con người luôn luôn bị vướng vào cái cạm bẫy còn là những an thân giả tạo, những bảo đảm hão huyền mà ta mải mê tìm kiếm trong một mớ chồng chất những lễ nghi trống rỗng vô nghĩa vô hồn.
Cơn cám dỗ tinh vi cuốn ta vào đủ mọi thứ hy sinh đến từ tinh thần thống trị, lòng ham thích sức mạnh và say mê quyền lực Thiên đường các ngẫu tượng
Về cám dỗ, về đau khổ, hơn một lần Phêrô phản ứng một cách gay gắt, một cách hết sức bộc trực khi nghe Chúa Giêsu loan báo cuộc khổ nạn: "Không! Thầy không phải chịu như thế !”. Ta cũng giống như Phêrô thôi, đó là cảm tính hết sức tự nhiên của con người. Thật sự, Chúa Giêsu không thật sự bị cám dỗ, Người đã chấp nhận bị cám dỗ "vì ta", để dạy ta biết phải chống lại các cơn cám dỗ như thế nào. Để giải thích cho suy nghĩ này không đơn giản. Làm như Chúa Giêsu cố tình và rồi người ta sẽ nghĩ rằng Chúa giả vời làm người, giả vờ đau khổ, giả vờ cảm thương và cũng giả chết.
Chúa đã đi vào cơn cám dỗ để cho mọi người nhìn thấy tận căn cái kiếp người mà Ngài đã vâng phục theo lời của Chúa Cha. Qua những cơn cám dỗ, những cơn thử thách, ta sẽ thấy Chúa Giêsu đặt niềm tin vào Cha của mình như thế nào.
Thánh Luca, cũng như thánh Matthêu, thuật lại chuyện Chúa Giêsu có thứ tự khác nhưng tựu trung vẫn là 3 cuộc cám dỗ. Ba cuộc cám dỗ, chính Luca đã xác định rõ ràng ở phần kết. Thánh sử đã sử dụng mọi hình thức cám dỗ : những cơn cám dỗ mà Chúa Giêsu sẽ phải đương đầu suốt hành trình rao riảng Tin Mừng của Ngài đến chết, những cơn cám dỗ mà các môn đệ và những ai mang thân phận làm người và nhất là những ai bước theo Chúa Giêsu đều sẽ gặp.
Ba cơn cám dỗ, cũng như ba lời trích dẫn đã ghi chú cặn kẽ, đã được khéo léo lựa chọn từ sách Thứ Luật, đó là những cơn cám dỗ mà dân Israel đã phải đương đầu, trong hành trình dài 40 năm trong sa mạc. Vấn đề là họ đã sa ngã. Nay đến phiên Chúa Giêsu phải đương đầu với những cơn cám dỗ ấy, suốt 40 ngày trong sa mạc: Ba lần, địch thù thử thách lòng trung tín của người Con đối với Thiên Chúa và với chương trình cứu độ của Người; trong cả 3 lần, Đức Giêsu đã chiến thắng.
Với cơn cám dỗ này, Chúa Giêsu chỉ nói những lời tích từ Cựu ước, Con Thiên Chúa phải trải qua 3 cuộc thử thách mà xưa kia dân Israel trong chuyến Xuất Hành đã đương đầu và đã sa ngã đã sa ngã; rút được kinh nghiệm từ những bài học trong sạch thứ Luật, cảnh giác để khỏi tái diễn những lỗi lầm tương tự. Chúa Giêsu đã chiến thắng đối thủ.
Với cám dỗ đầu tiên, giống như Matthêu, là cơn cám dỗ về vật chất. Cơn cám dỗ chỉ tìm lợi lộc vật chất, cơn cám dỗ của một chủ nghĩa Mêsia thiển cận: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy biến hòn đá này thành bánh đi ".
Đoạn 8, câu 3 nói về manna trong sách thứ, Chúa Giêsu trích dẫn lời đầu tiên và Ngài trả lời ngay tức khắc: "Người ta sống không nguyên bởi bánh". Người từ chối làm phép lạ vì lợi lộc riêng tư. Là Con Một của Chúa Cha, Ngài đã nhận tất cả từ Thiên Chúa, Cha của Ngài và chỉ từ Chúa Cha mà thôi; nên Ngài phó thác tất cả cho Thiên Chúa, Cha của Ngài và chỉ phó thác cho Chúa Cha mà thôi. Với Chúa Giêsu, người con là kẻ nhận được sự hiện hữu, sự sống không từ chính mình, nhưng từ một kẻ khác, từ Cha của mình. Con là kẻ hiểu biết trong niềm vui và niềm biết ơn rằng mình sống nhờ Cha ..: Ngài không phải là kẻ ra lệnh để có bánh; chính Chúa, Thiên Chúa của Người sẽ ban lương thực cùng với Lề Luật. Con không ra lệnh nhưng Ngài khẩn cầu với Cha như trong kinh Lạy Cha mà Ngài đã dạy cho các môn đệ, cho mọi người, Ngài dạy chúng ta rằng : "Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày” ..
Cơn cám dỗ thứ hai, khác với trình thuật của Matthêu, là cơn cám dỗ về quyền năng; cơn cám dỗ về một chủ nghĩa Mêsia theo tham vọng loài người, dù phải trả giá bằng sự thoả hiệp. "Nếu ông thờ lạy tôi, quỉ đoán chắc, ông sẽ có tất cả " ("Mọi quyền lực và vinh quang của các vương quốc ấy”).
Chúa Giêsu trả lời ngay với lời trích dẫn lần thứ hai Ngài trích từ sách Thứ luật 6, 1 3 - đoạn nói về con bò vàng - "Đã chép rằng: Người chỉ được thờ lạy Chúa, Thiên Chúa của ngươi mà thôi ". Ngài đã từ chối không tôn kính thủ lãnh trần gian để hành xử vương quyền phổ quát. Là Con thật sự, Ngài sẽ nắm giữ vương quyền từ Thiên Chúa, Cha của Ngài, và chỉ từ Cha người mà thôi, theo con đường Cha đã chọn: con đường khiêm nhường, nghèo hèn, thánh giá. Và Chúa Giêsu sẽ nhận được các vương quốc trần gian, Ngài sẽ là Đức Kitô, Vua, vì Ngài đã từ chối vương quyền xấu xa của ma quỉ, vì Ngài đã tự nguyện trở nên tôi tớ của Thiên Chúa và của nhân loại."
Cơn cám dỗ thứ ba Luca đã cho diễn ra ở Giêrusalem, báo trước thử thách quyết liệt sau này, đó là cơn cám dỗ ma thuật, cơn cám dỗ thử thách Thiên Chúa, đi tìm những dấu chỉ kinh thiên động địa của Đấng Mêsia. Ma quỷ dùng Tv 90, cố cám dỗ một lần cuối: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy gieo mình xuống; Có lời chép rằng: người đã ra lính cho các thiên thần gìn giữ ông ".
Lần cuối cùng trích dẫn sách Thứ Luật 6,16 - đoạn nói về Massa, nơi dân Do Thái đã buộc Chúa phải cho họ nước uống - Đức Giêsu đáp tức khắc: "Đã chép rằng: "Ngươi đừng thủ thách Chúa là Thiên Chúa của ngươi". Chúa Giêsu đã từ chối sử dụng quyền làm Con Thiên Chúa để bảo vệ mình... và mê hoặc người Do Thái bằng những điều kỳ diệu. Ngài đã từ chối buộc Thiên Chúa phải can thiệp. Ngài không đòi phép lạ để cứu mạng sống mình; người chẳng đòi hỏi cả khi Người bị treo trên thánh giá. Chúa Giêsu vẫn xác tín và vẫn tin chắc rằng Thiên Chúa sẽ cứu Ngài và gài không có quyền kiểm chứng xem Chúa Cha có trung tín không; Thiên Chúa chẳng cần phải chứng tỏ cho mọi người thấy Thiên Chúa có cứu Ngài"
Muốn vượt qua những cơn cám dỗ của cuộc đời ắt hẳn không còn con đường nào khác là đi theo con đường của Chúa Giêsu đã đi đó là con đường đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa. Con đường tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa đã được Thánh Phaolô mời gọi trong thư của Ngài gửi tín hữu Rôma : Lời Thiên Chúa ở gần bạn, ngay trên miệng, ngay trong lòng. Lời đó chính là lời chúng tôi rao giảng để khơi dậy đức tin. Nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giê-su là Chúa, và lòng bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, thì bạn sẽ được cứu độ. Quả thế, có tin thật trong lòng, mới được nên công chính; có xưng ra ngoài miệng, mới được ơn cứu độ. Kinh Thánh nói: Mọi kẻ tin vào Người sẽ không phải thất vọng. Như vậy, không có sự khác biệt giữa người Do Thái và người Hy Lạp, vì tất cả đều có cùng một Chúa, là Đấng quảng đại đối với tất cả những ai kêu cầu Người. Vì: Tất cả những ai kêu cầu danh Đức Chúa sẽ được cứu thoát.
Như Chúa Giêsu đã nại vào danh Chúa Cha, nại vào quyền năng của Chúa Giêsu để được ơn cứu thoát thì chúng ta, chúng ta cũng bắt chước Chúa Giêsu để chạy đến với Chúa Cha mọi lúc, mọi nơi để vượt thắng những cơn cám dỗ của cuộc đời.
Lm Anmai CSsR