Dan Lee
02-23-2010, 11:49 PM
Chúa Nhật II Mùa Chay - Năm C
ÁNH SÁNG CUỐI ĐƯỜNG HẦM
Với tốc độ 300.000 cây số một giây, ánh sáng có thể bay nhanh tới những miền xa thẳm trong chớp mắt. Không vật nào có thể di chuyển nhanh như thế. Nhờ ánh sáng Chúa biến hình hôm nay, ba môn đệ cũng phóng tầm nhìn rất xa, xa tới tận bản tính Thiên Chúa. Chính vì thế, các ông đã xác định được hướng sống và tìm được nền tảng của niềm hi vọng cho cuộc đời. Trong ánh sáng thần kỳ, Đức Giêsu đã mạc khải tất cả sự thật về Người. Sứ mệnh Người hiện rõ từng nét. Chúng ta tìm về ánh sáng đó để cùng các môn đệ ngất ngây chiêm ngưỡng dung nhan tuyệt vời của Đức Giêsu, Con Thiên Chúa và là Đấng cứu độ muôn dân.
ÁNH SÁNG THẦN KỲ
Nếu không được chứng kiến ánh sáng thần kỳ trên núi, các môn đệ mãi mãi sống trong giằng co bất tận giữa thực tế và mộng tưởng. Giấc mơ Thiên sai vẫn đẹp như ngày nào. Thiên sai phải là một anh hùng cái thế thực hiện tất cả những giấc mộng bá chủ của dân tộc Do thái. Thực tế Thày lại tiên báo về một Thiên sai đau khổ và bị những nhà lãnh đạo dân chúng tiêu diệt khỏi mặt đất (Mt 16:21; Lc 9:22; Mc 8:31). Lời Thày như dẫn các môn đệ vào con đường hầm dầy đặc bóng tối.
Nhưng đã đến lúc ánh sáng loé lên ở cuối đường hầm. Đức Giêsu muốn lôi các môn đệ ra khỏi cảnh hoang mang đó. Người phải củng cố niềm tin các môn đệ. Nếu không, các ông sẽ mất hẳn chiếc phao và sẽ trôi dạt đến một chân trời vô định. Cả sự nghiệp Thày trò sẽ tan tành ra mây khói. Bởi vậy Thày quyết định dẫn ba môn đệ thân tín nhất lên núi để tìm một điểm mốc cho tương lai.
Núi là nơi lý tưởng để Thày trò cầu nguyện. Nhưng lần này khác hẳn. “Núi là nơi thường chứng kiến những mạc khải siêu nhiên và những cuộc thần hiển” (The New Jerome Biblical Commentary 1990:615). Sau khi đã leo tới đỉnh núi, “Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông. Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy” (Mc 9:3).
Đức Giêsu đã xuất hiện nguyên hình. Thân xác không cản nổi luồng sáng từ thiên tính Người. Niềm tin các môn đệ bừng dậy. Có lẽ trong niềm tin Phật tử, Đức Phật cũng toả ra một thứ hào quang tương tự khi chứng ngộ, thành đạo dưới gốc cây bồ đề (?). Bởi vậy nói theo kinh nhà Phật, trong cuộc biến hình hôm nay, Đức Giêsu cũng đã thành con đường dẫn các môn đệ thoát khỏi bến mê và trở về nhà Cha an toàn.
Trong ánh sáng biến hình, các môn đệ sẽ hiểu được lời Đức Giêsu hứa về “Triều Đại Thiên Chúa đầy uy lực” (Mc 9:1) và xác tín “Thày là Đức Kitô” (Mc 8:30). Nói cách khác, Thày tự mạc khải là Đấng quyền năng có sứ mạng cứu nhân độ thế. Trong địa vị và vai trò lớn lao đó, Thày xứng đáng là vị lãnh đạo muôn dân vào Đất Hứa. Thày xuất hiện để lời các tiên tri trở thành hiện thực. Chính vì thế hai ông Môsê và Êlia đã xuất hiện để củng cố và chiếu sáng niềm tin các môn đệ vào sứ mạng của Thày. Đúng hơn, hai ông là cái nền đánh bóng dung nhan Đức Giêsu.
CHÂN TƯỚNG VỊ THIÊN SAI
Nhưng trên hết, chính lúc các ông ngây ngất về dung nhan Thày trổi vượt hơn các ông Môsê và Elia, thì “có một đám mây bao phủ các ông” (Mc 9:7). Mây là biểu tượng Thiên Chúa hiện diện. Phải được nhắc lên đám mây, các ông mới nghe được tiếng Chúa Cha : “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người” (Mc 9:7). Lời trìu mến chừng nào !
Tất cả cơ nghiệp Chúa Cha là Đức Giêsu ! Nhưng cơ nghiệp ấy Chúa Cha đã không ngần ngại hi sinh cho hạnh phúc nhân loại. Hình ảnh Abraham sẵn sàng sát tế Isaac chỉ diễn tả phần nào tấm lòng hi sinh cao cả của Thiên Chúa đối với con người. Abraham chỉ bị thử thách, chứ không sát tế người con yêu quí. Trái lại, “đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta” (Rm 8:32). Thiên Chúa Cha quí trọng mạng sống Con Cha tới mức nào. Vậy mà Người đã hi sinh mạng sống ấy cho chúng ta (Disciples in Mission [Homily Guide, Lent Cycle B] 1999:10). “Thiên Chúa đã trả giá đắt mà chuộc lấy anh em”6 (1 Cr :20).
“Tiếng trong đám mây làm liên tưởng tới vị tiên tri trong Đệ Nhị Luật (18:15) sẽ được lắng nghe vào những ngày sau hết” (Faley 1994:231). Đám mây và Lời Chúa Cha chứng minh rõ ràng tự bản tính Đức Giêsu là Con Thiên Chúa. Còn ai xứng đáng cho các môn đệ nghe lời hơn không ? Vậy mà từ xưa tới nay, các ông vẫn hoang mang vì dư luận ! Bởi vậy từ nay, dù Thày có nói những điều trái tai gai mắt, các môn đệ cũng phải chấp nhận. Sự thật vẫn là sự thật. Thày không sợ sự thật. Thày muốn môn đệ cũng phải đối diện với sự thật. Vì “sự thật sẽ giải phóng các ông” (Ga 8:32).
Thấy cảnh Đức Giêsu biến hình, Phêrô cảm thấy lúng túng. “Ông không biết phải nói gì, vì các ông kinh hoàng” (Mc 9:6). Một kinh nghiệm khó quên. Một cảm nghiệm thần bí tuyệt vời. Tuyệt vời đến nỗi ông muốn kéo dài mãi cảnh thần tiên đó. Đề nghị dựng ba lều chỉ là một cách nói lên điều ông không biết diễn tả làm sao nỗi vui sướng ngây ngất. Nhưng Đức Giêsu không muốn các môn đệ “ngủ quên trên chiến thắng”. Ngay trên núi, vừa mới chứng kiến cảnh Thày biến hình, các ông bị trả về thực tế. “Các ông chợt nhìn quanh, thì không thấy ai nữa, chỉ còn Đức Giêsu với các ông mà thôi” (Mc 9:8). Thực tế trơ ra đó. Nhưng thực tế không phải chỉ có thế. Các ông lại phải tiếp tục nghe những điều nhức nhối tâm can phát ra từ miệng Thày. Thày trò rủ nhau xuống núi. Thày tiếp tục quả quyết về số phận không thể tránh : “Người phải chịu nhiều đau khổ và bị khinh chê” (Mc 9:12).
Lúc này có lẽ các ông đã sẵn sàng nghe Đức Giêsu hơn, vì ai có thể tẩy mờ hình ảnh Thày biến hình khỏi tâm trí các ông ? Làm sao các ông quên được lời phán từ đám mây : “Hãy vâng nghe lời Người”. Nghe lời Người để tìm đến sự sống, chứ không phải cái chết. Đúng hơn, niềm hi vọng sẽ bừng dậy khi “Con Người từ cõi chết sống lại” (Mc 9:9). Đó mới là điều ám ảnh tâm trí các ông suốt đời. Đức Giêsu Phục sinh sẽ là câu trả lời đích xác, dẹp yên mọi xôn xao trong lòng các ông từ trước tới nay. Từ đây giấc mộng Thiên sai bá chủ sẽ nhường bước cho niềm hi vọng Phục sinh lớn lao đó. Ánh sáng biến hình chỉ là bóng mờ so với ánh sáng Phục sinh.
Nhưng không chứng kiến hay cảm nghiệm được ánh sáng biến hình, người ta có thể ngộ nhận về sứ mệnh thiên sai của Đức Giêsu. Đó là lý do tại sao “Đức Giêsu truyền cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trừ khi Con Người từ cõi chết sống lại” (Mc 9:9). Trong ánh sáng Phục sinh, các môn đệ mới nhận thấy rõ ràng “nơi Đức Giêsu Kitô, chính Thiên Chúa đã can thiệp để cứu độ dân Người” (Fisichella 1995:669). Người chính là vị Thiên sai đến thực hiện tất cả những lời Thiên Chúa hứa giải thoát nhân loại.
Ngày nay, nhiều nơi trên thế giới, nhân loại vẫn còn sống trong những đường hầm chật chội, tăm tối. Sự dữ và bất công còn hiện diện khắp nơi. Chính vì thế người Kitô hữu vẫn chưa thể nghỉ yên. “Sứ mệnh Thiên sai vẫn còn đó như mời gọi dân thiên sai thực hiện cuộc giải thoát toàn vẹn và sau cùng. Biến cố huyền nhiệm Phục sinh chắc chắn đã mang lại ơn cứu độ. Biến cố đó không chuẩn chước, nhưng đúng hơn thúc ép chúng ta phải trở nên khí cụ thực hiện công bình và từ bi ở bất cứ nơi đâu sự dữ còn hoành hành”(Fisichella 1995:669). Nhờ đó, hòa bình sẽ là dấu chỉ rõ nhất của Thiên Chúa tình yêu giữa một xã hội đầy bạo động và sa đoạ này. Vẫn còn hi vọng ánh sáng loé lên ở cuối đường hầm.
Như Hạ OP
ÁNH SÁNG CUỐI ĐƯỜNG HẦM
Với tốc độ 300.000 cây số một giây, ánh sáng có thể bay nhanh tới những miền xa thẳm trong chớp mắt. Không vật nào có thể di chuyển nhanh như thế. Nhờ ánh sáng Chúa biến hình hôm nay, ba môn đệ cũng phóng tầm nhìn rất xa, xa tới tận bản tính Thiên Chúa. Chính vì thế, các ông đã xác định được hướng sống và tìm được nền tảng của niềm hi vọng cho cuộc đời. Trong ánh sáng thần kỳ, Đức Giêsu đã mạc khải tất cả sự thật về Người. Sứ mệnh Người hiện rõ từng nét. Chúng ta tìm về ánh sáng đó để cùng các môn đệ ngất ngây chiêm ngưỡng dung nhan tuyệt vời của Đức Giêsu, Con Thiên Chúa và là Đấng cứu độ muôn dân.
ÁNH SÁNG THẦN KỲ
Nếu không được chứng kiến ánh sáng thần kỳ trên núi, các môn đệ mãi mãi sống trong giằng co bất tận giữa thực tế và mộng tưởng. Giấc mơ Thiên sai vẫn đẹp như ngày nào. Thiên sai phải là một anh hùng cái thế thực hiện tất cả những giấc mộng bá chủ của dân tộc Do thái. Thực tế Thày lại tiên báo về một Thiên sai đau khổ và bị những nhà lãnh đạo dân chúng tiêu diệt khỏi mặt đất (Mt 16:21; Lc 9:22; Mc 8:31). Lời Thày như dẫn các môn đệ vào con đường hầm dầy đặc bóng tối.
Nhưng đã đến lúc ánh sáng loé lên ở cuối đường hầm. Đức Giêsu muốn lôi các môn đệ ra khỏi cảnh hoang mang đó. Người phải củng cố niềm tin các môn đệ. Nếu không, các ông sẽ mất hẳn chiếc phao và sẽ trôi dạt đến một chân trời vô định. Cả sự nghiệp Thày trò sẽ tan tành ra mây khói. Bởi vậy Thày quyết định dẫn ba môn đệ thân tín nhất lên núi để tìm một điểm mốc cho tương lai.
Núi là nơi lý tưởng để Thày trò cầu nguyện. Nhưng lần này khác hẳn. “Núi là nơi thường chứng kiến những mạc khải siêu nhiên và những cuộc thần hiển” (The New Jerome Biblical Commentary 1990:615). Sau khi đã leo tới đỉnh núi, “Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông. Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy” (Mc 9:3).
Đức Giêsu đã xuất hiện nguyên hình. Thân xác không cản nổi luồng sáng từ thiên tính Người. Niềm tin các môn đệ bừng dậy. Có lẽ trong niềm tin Phật tử, Đức Phật cũng toả ra một thứ hào quang tương tự khi chứng ngộ, thành đạo dưới gốc cây bồ đề (?). Bởi vậy nói theo kinh nhà Phật, trong cuộc biến hình hôm nay, Đức Giêsu cũng đã thành con đường dẫn các môn đệ thoát khỏi bến mê và trở về nhà Cha an toàn.
Trong ánh sáng biến hình, các môn đệ sẽ hiểu được lời Đức Giêsu hứa về “Triều Đại Thiên Chúa đầy uy lực” (Mc 9:1) và xác tín “Thày là Đức Kitô” (Mc 8:30). Nói cách khác, Thày tự mạc khải là Đấng quyền năng có sứ mạng cứu nhân độ thế. Trong địa vị và vai trò lớn lao đó, Thày xứng đáng là vị lãnh đạo muôn dân vào Đất Hứa. Thày xuất hiện để lời các tiên tri trở thành hiện thực. Chính vì thế hai ông Môsê và Êlia đã xuất hiện để củng cố và chiếu sáng niềm tin các môn đệ vào sứ mạng của Thày. Đúng hơn, hai ông là cái nền đánh bóng dung nhan Đức Giêsu.
CHÂN TƯỚNG VỊ THIÊN SAI
Nhưng trên hết, chính lúc các ông ngây ngất về dung nhan Thày trổi vượt hơn các ông Môsê và Elia, thì “có một đám mây bao phủ các ông” (Mc 9:7). Mây là biểu tượng Thiên Chúa hiện diện. Phải được nhắc lên đám mây, các ông mới nghe được tiếng Chúa Cha : “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người” (Mc 9:7). Lời trìu mến chừng nào !
Tất cả cơ nghiệp Chúa Cha là Đức Giêsu ! Nhưng cơ nghiệp ấy Chúa Cha đã không ngần ngại hi sinh cho hạnh phúc nhân loại. Hình ảnh Abraham sẵn sàng sát tế Isaac chỉ diễn tả phần nào tấm lòng hi sinh cao cả của Thiên Chúa đối với con người. Abraham chỉ bị thử thách, chứ không sát tế người con yêu quí. Trái lại, “đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta” (Rm 8:32). Thiên Chúa Cha quí trọng mạng sống Con Cha tới mức nào. Vậy mà Người đã hi sinh mạng sống ấy cho chúng ta (Disciples in Mission [Homily Guide, Lent Cycle B] 1999:10). “Thiên Chúa đã trả giá đắt mà chuộc lấy anh em”6 (1 Cr :20).
“Tiếng trong đám mây làm liên tưởng tới vị tiên tri trong Đệ Nhị Luật (18:15) sẽ được lắng nghe vào những ngày sau hết” (Faley 1994:231). Đám mây và Lời Chúa Cha chứng minh rõ ràng tự bản tính Đức Giêsu là Con Thiên Chúa. Còn ai xứng đáng cho các môn đệ nghe lời hơn không ? Vậy mà từ xưa tới nay, các ông vẫn hoang mang vì dư luận ! Bởi vậy từ nay, dù Thày có nói những điều trái tai gai mắt, các môn đệ cũng phải chấp nhận. Sự thật vẫn là sự thật. Thày không sợ sự thật. Thày muốn môn đệ cũng phải đối diện với sự thật. Vì “sự thật sẽ giải phóng các ông” (Ga 8:32).
Thấy cảnh Đức Giêsu biến hình, Phêrô cảm thấy lúng túng. “Ông không biết phải nói gì, vì các ông kinh hoàng” (Mc 9:6). Một kinh nghiệm khó quên. Một cảm nghiệm thần bí tuyệt vời. Tuyệt vời đến nỗi ông muốn kéo dài mãi cảnh thần tiên đó. Đề nghị dựng ba lều chỉ là một cách nói lên điều ông không biết diễn tả làm sao nỗi vui sướng ngây ngất. Nhưng Đức Giêsu không muốn các môn đệ “ngủ quên trên chiến thắng”. Ngay trên núi, vừa mới chứng kiến cảnh Thày biến hình, các ông bị trả về thực tế. “Các ông chợt nhìn quanh, thì không thấy ai nữa, chỉ còn Đức Giêsu với các ông mà thôi” (Mc 9:8). Thực tế trơ ra đó. Nhưng thực tế không phải chỉ có thế. Các ông lại phải tiếp tục nghe những điều nhức nhối tâm can phát ra từ miệng Thày. Thày trò rủ nhau xuống núi. Thày tiếp tục quả quyết về số phận không thể tránh : “Người phải chịu nhiều đau khổ và bị khinh chê” (Mc 9:12).
Lúc này có lẽ các ông đã sẵn sàng nghe Đức Giêsu hơn, vì ai có thể tẩy mờ hình ảnh Thày biến hình khỏi tâm trí các ông ? Làm sao các ông quên được lời phán từ đám mây : “Hãy vâng nghe lời Người”. Nghe lời Người để tìm đến sự sống, chứ không phải cái chết. Đúng hơn, niềm hi vọng sẽ bừng dậy khi “Con Người từ cõi chết sống lại” (Mc 9:9). Đó mới là điều ám ảnh tâm trí các ông suốt đời. Đức Giêsu Phục sinh sẽ là câu trả lời đích xác, dẹp yên mọi xôn xao trong lòng các ông từ trước tới nay. Từ đây giấc mộng Thiên sai bá chủ sẽ nhường bước cho niềm hi vọng Phục sinh lớn lao đó. Ánh sáng biến hình chỉ là bóng mờ so với ánh sáng Phục sinh.
Nhưng không chứng kiến hay cảm nghiệm được ánh sáng biến hình, người ta có thể ngộ nhận về sứ mệnh thiên sai của Đức Giêsu. Đó là lý do tại sao “Đức Giêsu truyền cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trừ khi Con Người từ cõi chết sống lại” (Mc 9:9). Trong ánh sáng Phục sinh, các môn đệ mới nhận thấy rõ ràng “nơi Đức Giêsu Kitô, chính Thiên Chúa đã can thiệp để cứu độ dân Người” (Fisichella 1995:669). Người chính là vị Thiên sai đến thực hiện tất cả những lời Thiên Chúa hứa giải thoát nhân loại.
Ngày nay, nhiều nơi trên thế giới, nhân loại vẫn còn sống trong những đường hầm chật chội, tăm tối. Sự dữ và bất công còn hiện diện khắp nơi. Chính vì thế người Kitô hữu vẫn chưa thể nghỉ yên. “Sứ mệnh Thiên sai vẫn còn đó như mời gọi dân thiên sai thực hiện cuộc giải thoát toàn vẹn và sau cùng. Biến cố huyền nhiệm Phục sinh chắc chắn đã mang lại ơn cứu độ. Biến cố đó không chuẩn chước, nhưng đúng hơn thúc ép chúng ta phải trở nên khí cụ thực hiện công bình và từ bi ở bất cứ nơi đâu sự dữ còn hoành hành”(Fisichella 1995:669). Nhờ đó, hòa bình sẽ là dấu chỉ rõ nhất của Thiên Chúa tình yêu giữa một xã hội đầy bạo động và sa đoạ này. Vẫn còn hi vọng ánh sáng loé lên ở cuối đường hầm.
Như Hạ OP