PDA

View Full Version : C - Công bằng của Thiên Chúa biểu bộ qua đức tin vào Chúa Kitô



Dan Lee
02-25-2010, 11:44 PM
“CÔNG BẰNG CỦA THIÊN CHÚA BIỂU LỘ QUA ĐỨC TIN VÀO CHÚA KITÔ”



Định nghĩa ‘CÔNG BẰNG” là ‘dare cuique suum”, cho mỗi người cái người ấy đáng có, theo câu nói nỗi tiếng của Ulpianus, nhà luật học La mã thế kỷ thứ 3, không xác định cái ‘suum” (cái thuộc về,đáng có,đáng được) cần bảo đảm cho mỗi người, gồm những gì. Thực tế cho thấy chưa bao giờ được luật pháp bảo vệ và ở thời đại nào cũng không được chính con người tôn trọng,thực thi. Nếu xét sâu xa, thì chúng ta càng không thể khẳng định đã thực hiện công bằng đối với tha nhân, so với những gì Thiên Chúa đã ban nhưng không cho mỗi người, về nhiều phương diện. Trong ý tưởng đó, để cùng nhau suy nghĩ về công bằng trong Mùa Chay Thánh nầy, BTGH xin giới thiệu sứ điệp Mùa Chay 2010 của Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI.

“CÔNG BẰNG CỦA THIÊN CHÚA BIỂU LỘ QUA ĐỨC TIN VÀO CHÚA KITÔ”

Đức Biển-Đức XVI

Anh Chị em qúy mến,

Hằng năm, cứ vào dịp Mùa Chay, Giáo Hội mời gọi chúng ta xem xét lại đời sống một cách chân thành dưới ánh sáng những lời giảng dạy của Phúc Âm. Năm nay, Cha muốn đề nghị với anh chị em một vài suy tư về một chủ đề rộng lớn, chủ đề sự công chính, xuất phát từ lời khẳng định của Thánh Phaolô :”Công bằng của Thiên Chúa biểu bộ qua đức tin vào Chúa Kitô” (Rm 3, 21 – 22)

SỰ CỐNG BẰNG : “DARE CUI SUUM” (CHO MỖI NGƯỜI CÁI NÓ ĐÁNG ĐƯỢC)

Vào đầu, Cha ước mong dừng lại ở ý nghĩa của từ “công bằng” mà, trong ngôn ngữ thông dụng, là ‘dare cuique suum”, cho mỗi người cái người ấy đáng có, theo câu nói nỗi tiếng của Ulpianus, nhà luật học La mã thế kỷ thứ 3. Tuy nhiên định nghĩa thông dụng nầy không xác định cái ‘suum” (cái thuộc về,đáng có,đáng được) cần bảo đảm cho mỗi người, gồm những gì. Vậy mà những gì chủ yếu đối với con người,lại không thể được luật pháp bảo đảm. Để có thể được hưởng một cuộc sống tròn đầy, con người phải cò một cái gì đó riêng tư hơn, cá nhân hơn và chỉ có thể được ban một cách nhưng không : chúng ta có thể nói con người phải sống bằng tình yêu nầy, mà chỉ duy Thiên Chúa mới có thể thông ban cho nó,vì Người đã tạo dựng con người theo hình ảnh Người và giống như Người. Đã hẳn những của cải vật chất có ích và cần thiết. Hơn nữa,chính Chúa Giêsu đả chăm sóc các bệnh nhân, đã nuôi những đám đông đi theo Người và không còn nghi ngờ gì nữa, Người lên án sự dửng dưng nầy,vốn ngày nay vẫn thế, lên án tử cho hàng triệu sinh linh không có đủ thức ăn, nước uống và chăm sóc. Tuy nhiên, công bằng phân phối không trả chp con người tất cả những gì nó đáng được. Quả thật, con người chủ yếu cần sống với Thiên Chúa, bởi vì những gì nó đáng được vượt vô cùng xa cơm bánh. Thánh Augustin nhận định về vấn đề nầy,rằng “nếu công bằng là nhân đức trả cho mỗi người những gì nó đáng được…thì không có công bằng loài người nào mà cất đi con người khỏi Thiên Chúa thật” (De Civitate Dei XIX,21)

BẤT CÔNG ĐẾN TỪ ĐÂU ?

Thánh sử Mac-cô truyền lại cho chúng ta những lời nầy của Chúa Giêsu, được cất lên trong một cuộc tranh luận về những gì sạch và những gì ô uế: “Không có gì từ bên ngoài con người mà,khi vào trong con người,lại có thể làm nó ô uế…Những gì ra từ con người, đó mới chính là những gì làm con người ra ô uế. Bởi vì chính từ những gì từ bên trong,từ tâm hồn con người,mà ra những dự định độc ác” (Mc 7,14-15.20.21). Bên kia vấn nạn trước mắt về lương thực, chúng ta có thể phát giác trong phản ứng của những người Biệt Phái một cám dỗ thường xuyên nơi con người : cám dỗ đặt nguồn gốc sự dữ vào trong một nguyên nhân bên ngoài. Nhìn gần hơn điều đó, người ta nhận thấy rằng rất nhiều ý thức hệ hiện đại đang lưu hành giả định nầy : bởi vì bất công đến từ bên ngoài, chỉ cần loại bỏ những nguyên nhân ngoại tại ngăn cản việc thực hiện sự công bằng. Cách suy nghĩ nầy – Chúa Giêsu cảnh cáo chúng ta – là ngây thơ và mù quáng. Bất công, hậu quả của sự dữ, không đến chỉ riêng từ những nguyên nhân bên ngoài. Nó có nguồn gốc trong tâm hồn con người, nơi người ta phát hiện có những nền tảng một sự đồng loả bí ẩn với sự dữ. Người sáng tác thánh vịnh nhận ra điều đó một cách đau đớn :” Hãy nhìn xem, con sinh ra trong tội lỗi, mẹ con hoài thai con trong lỗi tội” (Tv 50, 7). Đúng vậy, con người trở nên yếu đuối mỏng dòn do một vết thương sâu xa,vốn làm nó giảm khả năng hiệp thông với người khác. Được mở ra một cách tự nhiên cho sự tương quan tự do hiệp thông, con người khám phá ra nơi mình một sức mạnh lựa hấp dẫn đáng ngạc nhiên,dẫn nó tới cuộn mình lại trên chính mình, khẳng định mình ở trên và đối lập với tha nhân : đó là tính ích kỷ, hậu quả của tội nguyên tổ.Adam và Eva đã bị lời dối trá của Satan qiyến rũ. Khi ăn trái bí ẩn, họ đã bất tuân lệnh truyền của Chúa. Họ đã thay thế một lô-gic sự ngờ vực và sự cạnh tranh vào lô-gic sự tin tưởng vào Tình Yêu, thay cái lô-gic sự cướp đoạt đầy âu lo và tự vào lô-gic đón nhận và chờ đợi tin cậy đối với người khác (x. St 3, 1 – 6), đến nỗi từ đó phát sinh một tâm tình lo lắng bất an. Làm thề nào con người có thể tự giải thoát khỏi khuynh hướng ích kỷ nầy,để mở lòng ra với tình yêu?

CÔNG BẰNG VÀ ‘SEDAQAH”

Trong lòng sự khôn ngoan của Israel, chúng ta khám phá ra một mối liên hệ sâu xa giữa niềm tin vào Đấng Thiên Chúa vốn ‘nâng kẻ yếu đuối mọn hèn từ bụi đất” (Tv 113,7) và công bằng đối với người lân cận. Từ “Sedaqah” – trong tiếng Do Thái chỉ về nhân đức công bằng – diễn tả ruyệt vời quan hệ nầy. “Sedaqah” có nghĩa là sự chấp nhận hoàn toàn ý muốn của Thiên Chúa của Israel và công bằng đồi với người lân cận (x. Xh 20, 12 – 17), đặc biệt hơn là đối với người nghèo,khách ngoại kiều, cô nhi quả phụ (x. Đnl 10, 18 – 19). Hai vế nầy liên kết với nhau, vì đối với người Israel, cho người nghèo chỉ là sự có qua có lại những gì mà Thiên Chúa đã làm cho họ : Người động lòng thương nỗi lầm than khốn khổ của dân Người. Không phải là ngẫu nhiên, nếu việc ban Luật Lệ cho Môsê ở Núi Sinai,đã diễn ra sau khi qua Biển Đỏ. Quả thật, việc lắng nghe Luật nầy đòi hỏi niềm tin ở Thiên Chúa, Đấng đầu tiên đã nghe những tiếng kêu than của dân Người và đã xuốnng để giải phóng họ khỏi quyền lực Ai Cập ( x. Xh 3,8). Thiên Chúa lắng nghe tiếng kêu cứu của người trong cơm lầm than,nhưng đổi lại đoì hỏi phải được lắng nghe : Người đòi công bằng cho người nghèo (x. Hc 4, 4 -5.8-9), cho khác ngoại kiều ( x. Xh 22,20), cho người nô lệ (x Đnl 15, 12 – 18). Để sống sự công bằng, cần phải thoát ra khỏi ước mơ nầy là sự tự tại, khỏi sự cuộn mình lại trên mình vốn làm phát sinh bất công. Nói cách khác, phải chấp nhận một cuộc xuất hành sâu xa hơn cuộc xuất hành mà Thiên Chúa đã thực hiện với Môsê. Phải có một sự giảo phóng tâm hồn, mà chữ nghĩa Luật không thể thực hiện được. Như vậy con người còn có hy vọng ở công bằng chăng?

CHÚA KITÔ, CÔNG BẰNG CỦA THIÊN CHÚA

Việc loan báo Tin Mừng đáp ứng trọn vẹn sự khát khao công bằng của con người. Thánh Phaolô Tông Đồ nhấn mạnh điều đó trong thư gửi tín hữu Roma :” Nhưng nay không có Luật Lệ, công bằng của Thiên Chúa đã biểu hiện…nhờ đức tin vào Chúa Giêsu Kitô đối với tất cả những ai tin tưởng. Bời vì không có sự khác biệt nào : tất cả mọi người đều đã phạm tội và bị mất đi vinh quang của Thiên Chúa và họ nên công chính nhờ ân sủng Người ban, nhờ ơn cứu chuộc được Chúa Giêsu Kitô hoàn tất. Thiên Chúa đã đem người ra như một dụng cụ cầu phúc bằng máu của Người nhờ có đức tin (Rm 3, 21 – 25)

Vật đâu là công bằng của Chúa Kitô? – Đó trước hết là một sự công bằng sinh ra từ ân sủng,nơi con người không phải là ngưới cứu thoát và không chữa lành được cho bản thân và cho tha nhân. Sự kiện việc đền tội được thực hiện trong máu Chúa Kitô,có nghĩa là con người không được giải thoát khỏi gánh nặng các tội lỗi của mình bằng những lễ vật, nhưng là bằng cử chỉ tình yêu của Thiên Chúa vốn có một chiều kích vô biên, đến mức nhận về Người lời chúc dữ vốn dành cho con người, để trả lại con người lời chúc lành dành cho Thiên Chúa ( x. Gl 3, 13 – 14). Nhưng người ta có thể phản bác lại ngay : về loại công bắng nào vậy, nếu người công chính chết cho kẻ có tội và kẻ có tội nhận được lời chúc lành đáng ra là của người công chính? Mỗi người chẳng phải nhận cái trái ngưộc với những gì nó đáng được đó sao? Thực tế, ở đây, sự công bằng của Thuên Chúa cho thấy khác biệt sâu xa với công bằng của con người. Thiên Chúa đã trả vì chúng ta, nơi Con của Người, giá chuộc, một cái giá phải trả quả là quá cao. Đối diện với công bằng của Thập Gía, con người có thể nổi loạn, vì thấp giá biểu lộ sự lệ thuộc của con người, sự lệ thuộc của nó đối với một người khác để được là chính nó một cách tròn đầy.

Trở về với Chúa Kitô, tin vào Phúc Âm, bao hàm từ bỏ thật sự ảo tưởng tự tại, khám phá và chấp nhận sự nghèo khó của chính mình cũng như của tha nhân, hầu khám phá ra sự cần thiết được Người tha thứ và cho nên kẻ thiết nghĩa của Người.

Bấy giờ người ta hiểu được rằng đức tin không hề là một cái gì đó tự nhiên,dễ dàng và tất yếu : phải khiêm nhường để chấp nhận rằng một ai khác giải thoát tôi khỏi cái tôi của mình và ban nhưng không cho tôi cái tôi của Người. Điều đó được thực hiện một cách đặc thù trong các Bí Tích Hoà Giải và Thánh Thể. Nhờ hành động của Chúa Kitô, chúng ta có thể đi vào trong một sự công bằng ‘to lớn hơn”, công bằng của tình yêu ( x. Rm 13,8 – 10), công bằng của người mà ở bất cứ tình huống nào, cũng cho mình là con nợ hơn là chủ nợ, bởi vì đã nhận được nhiều hơn những gì người đó có thể hy vọng.

Vững mạnh vì kinh nghiệm nầy, Kitô hữu được mời gọi dấn thân vào việc kiến tạo những xã hội công bằng, nơi tất cả mọi người nhận được những gì cần để sống theo nhân phẩm của họ và nơi công bằng được làm cho sinh động nhờ tình yêu.


* * *

Anh Chị em qúy mến,

Thời gian Mùa Chay đạt đỉnh điểm vào Tam Nhật Thánh, trong thời gian đó, cả năm nay nữa, chúng ta cử hành sự công bằng Thiên Chúa, là sự tròn đầy đức ái, ân sủng và ơn cứu độ. Ước gì thời gian thống hối nầy trở nên cho mỗi Kitô hữu một thời gian thực tâm ăn năn trở lại và nhận biết sâu xa mầu nhiệm Chúa Kitô đến thực hiện mọi công bằng. Nói lên những lời cầu chúc nầy, với hết tâm tình, Cha ban cho tất cả mọi người phép lành Toà Thánh của Cha.

Giuse Nguyễn Thế Bài chuyển ngữ và giới thiệu