gioidinhhue
03-01-2010, 09:08 PM
429. Thư trả lời nữ cư sĩ Trương Giác Minh (thư thứ tám)
Từ lão thái do [uống] nước pha tro hương [được gia trì bằng chú Đại Bi] mà căn bệnh nguy hiểm được bớt hẳn, đấy cũng là do lòng Thành của gia quyến cảm nên. Hà Đức Mục thích nói chuyện thơ ca, chẳng chú trọng niệm Phật là do bị nghiệp lực mê hoặc, nên chẳng biết phân biệt điều khinh lẽ trọng! Ví như trẻ thơ cho nó đồng tiền thì ưa thích, cho bảo châu Ma Ni bèn chẳng nhận. Đem tiền dụ kẻ ăn mày, hắn chịu niệm Phật là cũng đã gieo thiện căn không chi lớn bằng. Năm Quang Tự 18 (1892), Quang sống tại chùa Viên Quảng ở ngoài cửa Phụ Thành của thành phố Bắc Kinh. Một hôm cùng một vị Tăng từ phía ngoài [cửa thành] Tây Trực đi về chùa Viên Quảng. Một đứa ăn mày mười lăm, mười sáu tuổi, chẳng thấy có vẻ đói khát, đi theo xin tiền. Quang bảo nó: “Niệm Phật một câu, ta sẽ cho con một đồng”; nó không niệm. Quang nói: “Niệm Phật mười câu ta sẽ cho con mười đồng!” Vẫn chẳng niệm. Quang lôi túi đựng tiền ra cho nó thấy, ước chừng hơn bốn trăm đồng, bảo nó: “Con niệm Phật một câu ta sẽ cho con một đồng. Con tận lực niệm, ta sẽ cho đến khi hết túi tiền này mới thôi”. Nó vẫn không niệm, khóc ầm lên; do vậy bèn quăng nó một đồng tiền rồi bỏ đi. Đứa ăn mày ấy quá thiếu thiện căn, đem tiền dụ cũng không chịu niệm. Nếu trẻ ăn mày phát thiện tâm mà niệm sẽ được lợi ích lớn lao. Dẫu là bị dụ tiền mà niệm Phật vẫn gieo được thiện căn lớn lao.
Trước kia, Quang chẳng trì chú Đại Bi. Năm Dân Quốc 21 (1932), Quang bế quan tại chùa Báo Quốc, mẹ ông Ngô Hằng Tôn ở ngõ cầu Tây Hoa bệnh tình nguy cấp. Ông Hằng Tôn đang ở Bắc Kinh, [người nhà] vội đánh điện gọi ông về. Vợ ông ta sai người đến chùa Báo Quốc xin Quang tụng cho một chén nước Đại Bi, Quang liền niệm ba biến, bảo cầm về. Uống vào, bà cụ liền tỉnh lại, không còn trong tình trạng nguy hiểm nữa. Sợ Hằng Tôn lo lắng, họ bèn đánh điện nói “bệnh đã không còn nguy ngập nữa”; Hằng Tôn bèn không về. [Có một] đứa bé chín tuổi khi sanh ra chưa đầy hai tháng, khắp mình sanh đầy mụt lở nhỏ, Xuân đến càng thêm đau đớn. Trải nhiều năm vẫn không hết, uống thuốc cũng vô hiệu; do vậy bèn xin nước Đại Bi, uống vào liền lành. Vì thế, thường có người đến xin, hằng ngày nói chung phải niệm mấy biến.
Về sau, người đến xin càng nhiều, liền dùng một đồ đựng lớn. Năm trước tỵ nạn đến Linh Nham, thầy Đương Gia nói vẫn cần phải trì chú Đại Bi vào nước. Quang nói: “Hiện thời không mua được bình, mà cũng không có tiền mua bình. Hãy nên dùng gạo để thay!” [Trì chú Đại Bi vào] tro hương thì trước kia ở Báo Quốc đã từng làm rồi, bởi lẽ đường xa chẳng thể gởi nước đi được, còn tro thì mọi lẽ đều không trở ngại gì! Nếu ở ngay địa phương này thì không dùng tro. Ông Tần Hiệu Lỗ ở Vô Tích bị ba thứ bệnh, chữa không lành, vừa uống vừa bôi nước Đại Bi liền được lành, bèn quy y.
Toa thuốc trị bệnh sốt rét trọn chẳng phải là điều bí mật gì, phàm ai biết chữ đều có thể dựa theo đó mà viết. Một cựu quân nhân tánh tình xấu xa ở Vô Tích, từng làm thân binh cho Viên Tổng Thống[13] (Viên Thế Khải) nên tập quen thành tánh xấu, ăn nhậu, cờ bạc, chơi bời đủ cả, nghiện thuốc phiện rất nặng. Đến khi đói rách, mắt đã không thấy đường, tuổi đã năm mươi bảy hay năm mươi tám. Người anh [ông ta] chết đi, Tần Hiệu Lỗ đến phúng điếu, trông thấy tình huống khổ sở ấy, bèn cực lực khuyên răn. Ngay hôm ấy, ông ta bèn chừa sạch thuốc phiện, rượu, thịt, hằng ngày thường niệm Phật, mắt liền sáng hơn, nghiễm nhiên thành một vị thiện nhân đề xướng niệm Phật. [Trước kia] người làng chẳng dám qua lại [với ông ta]. Sau này, bệnh sốt rét bùng phát, ông ta trị cho từng người một đều được lành bệnh. Từ đấy, người làng đều nghe theo. Trong tháng Tư, từng dẫn mười mấy người đến quy y, nghiễm nhiên là một vị cư sĩ tu hành đã lâu! Người này họ Hoa, tên Quán Thiên, đã sáu mươi bốn tuổi. Như người này có thể gọi là “dũng mãnh sửa ác hướng lành”.
Nay gởi cho bà một gói tro hương để tiện sử dụng cho mình lẫn người khi cần. Lại gởi cho bà năm cuốn Học Sinh Tu Dưỡng Đức Mục (những điều để học sinh tu dưỡng đức hạnh) để dùng dạy trẻ nhỏ, hai cuốn Tang Tế Tu Tri (những điều cần biết về tang ma, cúng giỗ) bởi lẽ cậu, cô của bà, mẹ của Hà Đức Mục và Từ lão thái đều già rồi, có được quyển sách này cũng có thể dùng để tùy duyên chỉ dạy, đừng để họ thuận theo tập tục trong đời mà gây thêm tội lỗi cho cha mẹ, người thân, bạn bè. Hiện tại, người ta vứt bỏ cổ lễ, trong đám tang lại dùng rượu thịt, diễn tuồng, đúng là chẳng ra sự thể gì! Nghe nói thương nhân X… trong lúc làm lễ Đại Liệm[14] cho mẹ, người con cả và khách đến viếng uống rượu ăn thịt, đấu quyền làm trò vui, cái tâm đã chết mất rồi! Nếu còn có chút thiên lương, quyết chẳng thể như thế! Thật có thể nói là “thực hành chuyện biến con người thành cầm thú!” Thỏ chết cáo buồn, đâm ra những kẻ ấy chẳng bằng dị loại vậy! a
http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambien/aqvstambien12.htm
Từ lão thái do [uống] nước pha tro hương [được gia trì bằng chú Đại Bi] mà căn bệnh nguy hiểm được bớt hẳn, đấy cũng là do lòng Thành của gia quyến cảm nên. Hà Đức Mục thích nói chuyện thơ ca, chẳng chú trọng niệm Phật là do bị nghiệp lực mê hoặc, nên chẳng biết phân biệt điều khinh lẽ trọng! Ví như trẻ thơ cho nó đồng tiền thì ưa thích, cho bảo châu Ma Ni bèn chẳng nhận. Đem tiền dụ kẻ ăn mày, hắn chịu niệm Phật là cũng đã gieo thiện căn không chi lớn bằng. Năm Quang Tự 18 (1892), Quang sống tại chùa Viên Quảng ở ngoài cửa Phụ Thành của thành phố Bắc Kinh. Một hôm cùng một vị Tăng từ phía ngoài [cửa thành] Tây Trực đi về chùa Viên Quảng. Một đứa ăn mày mười lăm, mười sáu tuổi, chẳng thấy có vẻ đói khát, đi theo xin tiền. Quang bảo nó: “Niệm Phật một câu, ta sẽ cho con một đồng”; nó không niệm. Quang nói: “Niệm Phật mười câu ta sẽ cho con mười đồng!” Vẫn chẳng niệm. Quang lôi túi đựng tiền ra cho nó thấy, ước chừng hơn bốn trăm đồng, bảo nó: “Con niệm Phật một câu ta sẽ cho con một đồng. Con tận lực niệm, ta sẽ cho đến khi hết túi tiền này mới thôi”. Nó vẫn không niệm, khóc ầm lên; do vậy bèn quăng nó một đồng tiền rồi bỏ đi. Đứa ăn mày ấy quá thiếu thiện căn, đem tiền dụ cũng không chịu niệm. Nếu trẻ ăn mày phát thiện tâm mà niệm sẽ được lợi ích lớn lao. Dẫu là bị dụ tiền mà niệm Phật vẫn gieo được thiện căn lớn lao.
Trước kia, Quang chẳng trì chú Đại Bi. Năm Dân Quốc 21 (1932), Quang bế quan tại chùa Báo Quốc, mẹ ông Ngô Hằng Tôn ở ngõ cầu Tây Hoa bệnh tình nguy cấp. Ông Hằng Tôn đang ở Bắc Kinh, [người nhà] vội đánh điện gọi ông về. Vợ ông ta sai người đến chùa Báo Quốc xin Quang tụng cho một chén nước Đại Bi, Quang liền niệm ba biến, bảo cầm về. Uống vào, bà cụ liền tỉnh lại, không còn trong tình trạng nguy hiểm nữa. Sợ Hằng Tôn lo lắng, họ bèn đánh điện nói “bệnh đã không còn nguy ngập nữa”; Hằng Tôn bèn không về. [Có một] đứa bé chín tuổi khi sanh ra chưa đầy hai tháng, khắp mình sanh đầy mụt lở nhỏ, Xuân đến càng thêm đau đớn. Trải nhiều năm vẫn không hết, uống thuốc cũng vô hiệu; do vậy bèn xin nước Đại Bi, uống vào liền lành. Vì thế, thường có người đến xin, hằng ngày nói chung phải niệm mấy biến.
Về sau, người đến xin càng nhiều, liền dùng một đồ đựng lớn. Năm trước tỵ nạn đến Linh Nham, thầy Đương Gia nói vẫn cần phải trì chú Đại Bi vào nước. Quang nói: “Hiện thời không mua được bình, mà cũng không có tiền mua bình. Hãy nên dùng gạo để thay!” [Trì chú Đại Bi vào] tro hương thì trước kia ở Báo Quốc đã từng làm rồi, bởi lẽ đường xa chẳng thể gởi nước đi được, còn tro thì mọi lẽ đều không trở ngại gì! Nếu ở ngay địa phương này thì không dùng tro. Ông Tần Hiệu Lỗ ở Vô Tích bị ba thứ bệnh, chữa không lành, vừa uống vừa bôi nước Đại Bi liền được lành, bèn quy y.
Toa thuốc trị bệnh sốt rét trọn chẳng phải là điều bí mật gì, phàm ai biết chữ đều có thể dựa theo đó mà viết. Một cựu quân nhân tánh tình xấu xa ở Vô Tích, từng làm thân binh cho Viên Tổng Thống[13] (Viên Thế Khải) nên tập quen thành tánh xấu, ăn nhậu, cờ bạc, chơi bời đủ cả, nghiện thuốc phiện rất nặng. Đến khi đói rách, mắt đã không thấy đường, tuổi đã năm mươi bảy hay năm mươi tám. Người anh [ông ta] chết đi, Tần Hiệu Lỗ đến phúng điếu, trông thấy tình huống khổ sở ấy, bèn cực lực khuyên răn. Ngay hôm ấy, ông ta bèn chừa sạch thuốc phiện, rượu, thịt, hằng ngày thường niệm Phật, mắt liền sáng hơn, nghiễm nhiên thành một vị thiện nhân đề xướng niệm Phật. [Trước kia] người làng chẳng dám qua lại [với ông ta]. Sau này, bệnh sốt rét bùng phát, ông ta trị cho từng người một đều được lành bệnh. Từ đấy, người làng đều nghe theo. Trong tháng Tư, từng dẫn mười mấy người đến quy y, nghiễm nhiên là một vị cư sĩ tu hành đã lâu! Người này họ Hoa, tên Quán Thiên, đã sáu mươi bốn tuổi. Như người này có thể gọi là “dũng mãnh sửa ác hướng lành”.
Nay gởi cho bà một gói tro hương để tiện sử dụng cho mình lẫn người khi cần. Lại gởi cho bà năm cuốn Học Sinh Tu Dưỡng Đức Mục (những điều để học sinh tu dưỡng đức hạnh) để dùng dạy trẻ nhỏ, hai cuốn Tang Tế Tu Tri (những điều cần biết về tang ma, cúng giỗ) bởi lẽ cậu, cô của bà, mẹ của Hà Đức Mục và Từ lão thái đều già rồi, có được quyển sách này cũng có thể dùng để tùy duyên chỉ dạy, đừng để họ thuận theo tập tục trong đời mà gây thêm tội lỗi cho cha mẹ, người thân, bạn bè. Hiện tại, người ta vứt bỏ cổ lễ, trong đám tang lại dùng rượu thịt, diễn tuồng, đúng là chẳng ra sự thể gì! Nghe nói thương nhân X… trong lúc làm lễ Đại Liệm[14] cho mẹ, người con cả và khách đến viếng uống rượu ăn thịt, đấu quyền làm trò vui, cái tâm đã chết mất rồi! Nếu còn có chút thiên lương, quyết chẳng thể như thế! Thật có thể nói là “thực hành chuyện biến con người thành cầm thú!” Thỏ chết cáo buồn, đâm ra những kẻ ấy chẳng bằng dị loại vậy! a
http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambien/aqvstambien12.htm