Dan Lee
03-04-2010, 09:40 PM
CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY C
MỌI NGƯỜI ĐỀU PHẢI HỐI CẢI
Xh 3,1-8a.13-15; 1Cr 10,1-6.10-12; Lc 13,1-9
http://www.dcctvn.net/lent/picts/99989.jpg
Mời gọi hoán cải là một trong những lời mời gọi chính yếu của Mùa Chay thánh. Bài Tin Mừng hôm nay nhấn mạnh lời mời gọi đó.
Bài Tin Mừng bắt đầu bằng một mẩu tin thời sự, như chúng ta vẫn thường gặp trong các trang báo hàng ngày: “Khi ấy, có mấy người đến kể lại cho Đức Giêsu nghe chuyện những người Galilê bị tổng trấn Philatô giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu tế vật họ đang dâng” (c.1). Có lẽ câu chuyện xảy ra vào dịp lễ Vượt Qua, khi những người Do Thái bình thường có thể tham dự vào việc tế lễ tại đền thờ. Theo cách hiểu của người Do Thái, hành động của ông Philatô ở đây rất nghiêm trọng: vừa xúc phạm đền thờ vừa vi phạm korban (những của lễ đã dâng cho Thiên Chúa).
Mấy người đến kể cho Đức Giêsu nghe câu chuyện đó là ai, và họ kể với mục đích gì?
Có người cho rằng sở dĩ người ta kể cho Đức Giêsu về tội ác đó của ông Philatô là vì tính chất đáng quan tâm của sự việc, do bởi Đức Giêsu cũng là người Galilê. Như thế, mục đích người ta nhắm đến có thể hoặc là nhằm kích động Đức Giêsu chống lại ông Philatô và chính quyền Rôma hầu có cớ tố cáo Người, hoặc là nhằm khơi gợi tinh thần yêu nước của Đức Giêsu và thúc đẩy Người tham gia các phong trào nổi loạn. Nói cách khác, thông tin về tội ác của ông Philatô được lợi dụng để tác động tâm tư và hành động của Đức Giêsu. Tuy nhiên, phản ứng và những phát ngôn của Đức Giêsu trong bài Tin Mừng không tiền giả định một hoàn cảnh như thế.
Vì vậy, nhiều người hiểu câu chuyện theo hướng khác. Theo đó, vấn đề có thể là do mấy ông kinh sư nêu lên. Họ thông tin cho Đức Giêsu về một sự kiện xảy đến trong thực tế, và bao hàm trong thông tin đó là một vấn đề thần học về sự công chính của Thiên Chúa. Theo quan niệm phổ biến thời bấy giờ, tai hoạ là một án phạt của Thiên Chúa vì tội lỗi người ta đã phạm. Vậy phải hiểu như thế nào về cái chết thê lương của các người hành hương vào chính lúc họ đang thực hiện một hành động đạo đức là hiến dâng lễ tế cho Thiên Chúa?
“Đức Giêsu đáp lại rằng: "Các ông tưởng mấy người Galilê này phải chịu số phận đó vì họ tội lỗi hơn mọi người Galilê khác sao? Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không hối cải, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy” (cc.2-3). Đức Giêsu trả lời trực tiếp cho những người vừa kể cho Ngài câu chuyện. Người lưu ý họ đừng rút ra từ sự kiện những kết luận sai lầm, và Người nhấn mạnh đâu là điều họ cần phải thực hiện.
Như trên đã nói, theo một quan niệm khá phổ biến đương thời, mọi tai hoạ xảy đến đều là án phạt của Thiên Chúa vì tội lỗi người ta đã phạm. Theo quan niệm đó, từ cái chết thê lương của những người Galilê kia, có thể rút ra kết luận rằng đó là những kẻ tội lỗi bị trừng phạt vì tội của họ, và rằng những người còn lại, vốn không phải chịu tai hoạ thê lương như thế, không phải là những kẻ tội lỗi. Vì thế, những người này có thể an tâm và tiếp tục cuộc sống như họ đang sống.
Đức Giêsu mạnh mẽ từ chối cách lý giải đó và nhấn mạnh rằng mọi người đều cần phải hối cải. Mọi người đều có tội và đều cần ơn tha thứ của Thiên Chúa, và do đó, mọi người đều phải hối cải và thay đổi đời sống thì mới mong có thể đứng vững trong ngày phán xét của Thiên Chúa. Như thế, câu trả lời của Đức Giêsu rất rõ ràng: cái chết thê lương của những người Galilê kia không phải là sự trừng phạt của Thiên Chúa. Cái chết đó phải được nhìn như một dấu hiệu cảnh tỉnh mọi người, mời gọi mọi người hối cải.
Tiếp đó, về phần mình, Đức Giêsu đưa ra một trường hợp khác, nhưng với cùng một kết luận: “Cũng như mười tám người kia bị tháp Silôác đổ xuống đè chết, các ông tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành Giêrusalem sao? Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không chịu hối cải, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy” (cc.4-5). Rõ ràng Đức Giêsu muốn nhấn mạnh cách đặc biệt lời mời gọi mọi người hối cải.
Đức Giêsu đã dùng một kiểu nói rất mạnh: “Nếu các ông không chịu hối cải, thì các ông cũng sẽ chết hết”. Phải chăng Đức Giêsu tự mâu thuẫn? Người vừa từ chối cách hiểu thảm hoạ là sự trừng phạt, nhưng lập tức lại có vẻ chấp nhận quan điểm đó. Chắc chắn không phải như vậy nếu chúng ta hiểu: cái chết mà Đức Giêsu nói đến ở đây, là cái chết thuộc bình diện khác hẳn với cái chết thể lý của những người Galilê bị ông Philatô giết, hay cái chết thể lý của những nạn nhân vụ tai nạn thảm khốc ở chỗ tháp Silôác. Đức Giêsu biết rằng ngay chính bản thân Người cũng sẽ phải chết, và thực tế là cũng chính ông Philatô kia sẽ kết án tử hình Người. Vậy cái chết dành cho những kẻ không hối cải mà Đức Giêsu nói ở đây là một cái chết khác: sự hư mất đời đời.
Một điều cần chú ý: rõ ràng Đức Giêsu đã không bận tâm đến tình trạng luân lý của các nạn nhân trong cả hai câu chuyện, và không đặt cái chết cá nhân của họ trong tương quan với sự hối cải của chính họ. Người không đưa ra bất cứ nhận định nào về tình trạng luân lý và về số phận chung cục của các nạn nhân trong cả hai câu chuyện. Người chỉ tận dụng chính những sự kiện đã xảy ra để đề cập đến một nội dung có liên quan mật thiết đến lời rao giảng về Nước Thiên Chúa của Người: Nước Thiên Chúa đã đến gần và tính cách bất ngờ của sự kiện Nước Thiên Chúa đến đòi hỏi mọi người phải luôn ở trong tư thế sẵn sàng.
Đàng khác, cũng cần chú ý rằng Thánh Luca đã không cho biết thời điểm xảy ra các sự kiện bi thảm kia và không nói gì về phản ứng tâm lý của Đức Giêsu khi Người biết thông tin về những sự kiện đó. Vì thế, sẽ là vô ích và thậm chí là sai lầm khi rút ra từ đoạn Tin Mừng này kết luận rằng Đức Giêsu là một người không quan tâm gì đến tình hình chính trị và đến cách hành xử quyền hành của ông Philatô và chính quyền Rôma, hoặc cho rằng Đức Giêsu lãnh đạm đối với khát vọng thoát ách đô hộ của dân mình, hoặc nghĩ rằng Đức Giêsu thờ ơ trước trách nhiệm của những thợ xây bất cẩn đã để xảy ra những tai nạn thương tâm. Điều tác giả Luca quan tâm ở đây là lời mời gọi hối cải dành cho mọi người.
“Rồi Đức Giêsu kể dụ ngôn này: "Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy, nên bảo người làm vườn: "Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất? Nhưng người làm vườn đáp: "Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó. May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi” (cc.6-9).
Cây vả là biểu tượng cho Giuđa hoặc cho Israel, theo Hs 9,10; Gr 8,13; 24,1-10; Mk 7,1. Đàng khác, trong lời rao giảng của ông Gioan Tẩy Giả, người ta đã gặp hình ảnh cái cây bị đốn khi nói về phán quyết của Thiên Chúa đe doạ Israel (Lc 3,9). Nhưng dụ ngôn mà Đức Giêsu kể ở đây không chỉ muốn nói đến số phận của Israel, mà còn là số phận của mọi người. Vậy khi kể dụ ngôn cây vả không sinh trái Đức Giêsu nhấn mạnh đòi hỏi mà Người đã nói ở trên: mọi người đều phải tận dụng thời gian còn lại để hối cải và sinh hoa trái.
Đã ba năm ông chủ vườn tìm trái nơi cây vả trong vườn mình, nhưng không thấy. Ông quyết định chặt cây vả đi: một năm không ra trái còn tạm chấp nhận được, đàng này đã ba năm; để cây vả này lại thì chỉ làm hại đất, vì nó không sinh trái. Nhưng rồi thực tế cây vả được giữ lại trong vườn thêm một năm nữa và được hưởng một sự chăm sóc đặc biệt. Vậy đây sẽ là vận may cuối cùng của nó. Nó sẽ chỉ còn một con đường sống: sinh hoa kết trái.
Dụ ngôn này không cần phần áp dụng. Người nghe có thể tự hiểu sứ điệp. Sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng vì Thiên Chúa không can thiệp nhưng vẫn để cho bạn được tiếp tục sống mà bạn có quyền cho rằng cuộc sống mình toàn vẹn và mình có thể tiếp tục làm những gì mình thích. Sự kiện cây vả được tiếp tục ở lại trong vườn và thậm chí còn được chăm sóc kỹ lưỡng hơn, chính là vận may cuối cùng cho cây vả. Cũng vậy, sự kiện chúng ta vẫn tiếp tục được sống bình thường và hơn nữa còn được tạo những điều kiện đặc biệt hơn, chính là cơ hội cuối cùng cho chúng ta để chúng ta hoán cải và sinh hoa kết trái là việc lành phúc đức. Bất cứ ai muốn đứng vững trong phán quyết của Thiên Chúa đều phải hoán cải.
Điều ông chủ vườn chờ đợi nơi cây vả là trái trăng của nó, và cây vả phải sinh trái theo ý ông chủ vườn. Cũng vậy, sự hoán cải của chúng ta phải được thể hiện nơi những hoa trái tốt lành của đời sống theo ý của Thiên Chúa.
Tóm lại, toàn bộ bài Tin Mừng hôm nay nhấn mạnh cách đặc biệt trên sự kiện là mọi người, không trừ ai, đều phải hối cải và sinh hoá trái tốt lành trong cuộc sống.
Bài Tin Mừng không nói thế nào là hối cải thực sự. Cần phải tìm câu trả lời cho câu hỏi đó trong toàn bộ sách Tin Mừng. Ngay trước đoạn Tin Mừng được đọc hôm nay, Đức Giêsu cũng đã trực tiếp nói cho các đồ đệ của Người biết một số chỉ dẫn về sự hoán cải: không thu tích của cải cho mình (12,13-21), luôn tin tưởng vào Chúa quan phòng (12,22-32), luôn hướng lòng về kho tàng trên trời (12,33-34), luôn sẵn sàng đợi Chủ về (12,35-48)…
Lm Nguyễn Thể Hiện dcct
MỌI NGƯỜI ĐỀU PHẢI HỐI CẢI
Xh 3,1-8a.13-15; 1Cr 10,1-6.10-12; Lc 13,1-9
http://www.dcctvn.net/lent/picts/99989.jpg
Mời gọi hoán cải là một trong những lời mời gọi chính yếu của Mùa Chay thánh. Bài Tin Mừng hôm nay nhấn mạnh lời mời gọi đó.
Bài Tin Mừng bắt đầu bằng một mẩu tin thời sự, như chúng ta vẫn thường gặp trong các trang báo hàng ngày: “Khi ấy, có mấy người đến kể lại cho Đức Giêsu nghe chuyện những người Galilê bị tổng trấn Philatô giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu tế vật họ đang dâng” (c.1). Có lẽ câu chuyện xảy ra vào dịp lễ Vượt Qua, khi những người Do Thái bình thường có thể tham dự vào việc tế lễ tại đền thờ. Theo cách hiểu của người Do Thái, hành động của ông Philatô ở đây rất nghiêm trọng: vừa xúc phạm đền thờ vừa vi phạm korban (những của lễ đã dâng cho Thiên Chúa).
Mấy người đến kể cho Đức Giêsu nghe câu chuyện đó là ai, và họ kể với mục đích gì?
Có người cho rằng sở dĩ người ta kể cho Đức Giêsu về tội ác đó của ông Philatô là vì tính chất đáng quan tâm của sự việc, do bởi Đức Giêsu cũng là người Galilê. Như thế, mục đích người ta nhắm đến có thể hoặc là nhằm kích động Đức Giêsu chống lại ông Philatô và chính quyền Rôma hầu có cớ tố cáo Người, hoặc là nhằm khơi gợi tinh thần yêu nước của Đức Giêsu và thúc đẩy Người tham gia các phong trào nổi loạn. Nói cách khác, thông tin về tội ác của ông Philatô được lợi dụng để tác động tâm tư và hành động của Đức Giêsu. Tuy nhiên, phản ứng và những phát ngôn của Đức Giêsu trong bài Tin Mừng không tiền giả định một hoàn cảnh như thế.
Vì vậy, nhiều người hiểu câu chuyện theo hướng khác. Theo đó, vấn đề có thể là do mấy ông kinh sư nêu lên. Họ thông tin cho Đức Giêsu về một sự kiện xảy đến trong thực tế, và bao hàm trong thông tin đó là một vấn đề thần học về sự công chính của Thiên Chúa. Theo quan niệm phổ biến thời bấy giờ, tai hoạ là một án phạt của Thiên Chúa vì tội lỗi người ta đã phạm. Vậy phải hiểu như thế nào về cái chết thê lương của các người hành hương vào chính lúc họ đang thực hiện một hành động đạo đức là hiến dâng lễ tế cho Thiên Chúa?
“Đức Giêsu đáp lại rằng: "Các ông tưởng mấy người Galilê này phải chịu số phận đó vì họ tội lỗi hơn mọi người Galilê khác sao? Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không hối cải, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy” (cc.2-3). Đức Giêsu trả lời trực tiếp cho những người vừa kể cho Ngài câu chuyện. Người lưu ý họ đừng rút ra từ sự kiện những kết luận sai lầm, và Người nhấn mạnh đâu là điều họ cần phải thực hiện.
Như trên đã nói, theo một quan niệm khá phổ biến đương thời, mọi tai hoạ xảy đến đều là án phạt của Thiên Chúa vì tội lỗi người ta đã phạm. Theo quan niệm đó, từ cái chết thê lương của những người Galilê kia, có thể rút ra kết luận rằng đó là những kẻ tội lỗi bị trừng phạt vì tội của họ, và rằng những người còn lại, vốn không phải chịu tai hoạ thê lương như thế, không phải là những kẻ tội lỗi. Vì thế, những người này có thể an tâm và tiếp tục cuộc sống như họ đang sống.
Đức Giêsu mạnh mẽ từ chối cách lý giải đó và nhấn mạnh rằng mọi người đều cần phải hối cải. Mọi người đều có tội và đều cần ơn tha thứ của Thiên Chúa, và do đó, mọi người đều phải hối cải và thay đổi đời sống thì mới mong có thể đứng vững trong ngày phán xét của Thiên Chúa. Như thế, câu trả lời của Đức Giêsu rất rõ ràng: cái chết thê lương của những người Galilê kia không phải là sự trừng phạt của Thiên Chúa. Cái chết đó phải được nhìn như một dấu hiệu cảnh tỉnh mọi người, mời gọi mọi người hối cải.
Tiếp đó, về phần mình, Đức Giêsu đưa ra một trường hợp khác, nhưng với cùng một kết luận: “Cũng như mười tám người kia bị tháp Silôác đổ xuống đè chết, các ông tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành Giêrusalem sao? Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không chịu hối cải, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy” (cc.4-5). Rõ ràng Đức Giêsu muốn nhấn mạnh cách đặc biệt lời mời gọi mọi người hối cải.
Đức Giêsu đã dùng một kiểu nói rất mạnh: “Nếu các ông không chịu hối cải, thì các ông cũng sẽ chết hết”. Phải chăng Đức Giêsu tự mâu thuẫn? Người vừa từ chối cách hiểu thảm hoạ là sự trừng phạt, nhưng lập tức lại có vẻ chấp nhận quan điểm đó. Chắc chắn không phải như vậy nếu chúng ta hiểu: cái chết mà Đức Giêsu nói đến ở đây, là cái chết thuộc bình diện khác hẳn với cái chết thể lý của những người Galilê bị ông Philatô giết, hay cái chết thể lý của những nạn nhân vụ tai nạn thảm khốc ở chỗ tháp Silôác. Đức Giêsu biết rằng ngay chính bản thân Người cũng sẽ phải chết, và thực tế là cũng chính ông Philatô kia sẽ kết án tử hình Người. Vậy cái chết dành cho những kẻ không hối cải mà Đức Giêsu nói ở đây là một cái chết khác: sự hư mất đời đời.
Một điều cần chú ý: rõ ràng Đức Giêsu đã không bận tâm đến tình trạng luân lý của các nạn nhân trong cả hai câu chuyện, và không đặt cái chết cá nhân của họ trong tương quan với sự hối cải của chính họ. Người không đưa ra bất cứ nhận định nào về tình trạng luân lý và về số phận chung cục của các nạn nhân trong cả hai câu chuyện. Người chỉ tận dụng chính những sự kiện đã xảy ra để đề cập đến một nội dung có liên quan mật thiết đến lời rao giảng về Nước Thiên Chúa của Người: Nước Thiên Chúa đã đến gần và tính cách bất ngờ của sự kiện Nước Thiên Chúa đến đòi hỏi mọi người phải luôn ở trong tư thế sẵn sàng.
Đàng khác, cũng cần chú ý rằng Thánh Luca đã không cho biết thời điểm xảy ra các sự kiện bi thảm kia và không nói gì về phản ứng tâm lý của Đức Giêsu khi Người biết thông tin về những sự kiện đó. Vì thế, sẽ là vô ích và thậm chí là sai lầm khi rút ra từ đoạn Tin Mừng này kết luận rằng Đức Giêsu là một người không quan tâm gì đến tình hình chính trị và đến cách hành xử quyền hành của ông Philatô và chính quyền Rôma, hoặc cho rằng Đức Giêsu lãnh đạm đối với khát vọng thoát ách đô hộ của dân mình, hoặc nghĩ rằng Đức Giêsu thờ ơ trước trách nhiệm của những thợ xây bất cẩn đã để xảy ra những tai nạn thương tâm. Điều tác giả Luca quan tâm ở đây là lời mời gọi hối cải dành cho mọi người.
“Rồi Đức Giêsu kể dụ ngôn này: "Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy, nên bảo người làm vườn: "Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất? Nhưng người làm vườn đáp: "Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó. May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi” (cc.6-9).
Cây vả là biểu tượng cho Giuđa hoặc cho Israel, theo Hs 9,10; Gr 8,13; 24,1-10; Mk 7,1. Đàng khác, trong lời rao giảng của ông Gioan Tẩy Giả, người ta đã gặp hình ảnh cái cây bị đốn khi nói về phán quyết của Thiên Chúa đe doạ Israel (Lc 3,9). Nhưng dụ ngôn mà Đức Giêsu kể ở đây không chỉ muốn nói đến số phận của Israel, mà còn là số phận của mọi người. Vậy khi kể dụ ngôn cây vả không sinh trái Đức Giêsu nhấn mạnh đòi hỏi mà Người đã nói ở trên: mọi người đều phải tận dụng thời gian còn lại để hối cải và sinh hoa trái.
Đã ba năm ông chủ vườn tìm trái nơi cây vả trong vườn mình, nhưng không thấy. Ông quyết định chặt cây vả đi: một năm không ra trái còn tạm chấp nhận được, đàng này đã ba năm; để cây vả này lại thì chỉ làm hại đất, vì nó không sinh trái. Nhưng rồi thực tế cây vả được giữ lại trong vườn thêm một năm nữa và được hưởng một sự chăm sóc đặc biệt. Vậy đây sẽ là vận may cuối cùng của nó. Nó sẽ chỉ còn một con đường sống: sinh hoa kết trái.
Dụ ngôn này không cần phần áp dụng. Người nghe có thể tự hiểu sứ điệp. Sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng vì Thiên Chúa không can thiệp nhưng vẫn để cho bạn được tiếp tục sống mà bạn có quyền cho rằng cuộc sống mình toàn vẹn và mình có thể tiếp tục làm những gì mình thích. Sự kiện cây vả được tiếp tục ở lại trong vườn và thậm chí còn được chăm sóc kỹ lưỡng hơn, chính là vận may cuối cùng cho cây vả. Cũng vậy, sự kiện chúng ta vẫn tiếp tục được sống bình thường và hơn nữa còn được tạo những điều kiện đặc biệt hơn, chính là cơ hội cuối cùng cho chúng ta để chúng ta hoán cải và sinh hoa kết trái là việc lành phúc đức. Bất cứ ai muốn đứng vững trong phán quyết của Thiên Chúa đều phải hoán cải.
Điều ông chủ vườn chờ đợi nơi cây vả là trái trăng của nó, và cây vả phải sinh trái theo ý ông chủ vườn. Cũng vậy, sự hoán cải của chúng ta phải được thể hiện nơi những hoa trái tốt lành của đời sống theo ý của Thiên Chúa.
Tóm lại, toàn bộ bài Tin Mừng hôm nay nhấn mạnh cách đặc biệt trên sự kiện là mọi người, không trừ ai, đều phải hối cải và sinh hoá trái tốt lành trong cuộc sống.
Bài Tin Mừng không nói thế nào là hối cải thực sự. Cần phải tìm câu trả lời cho câu hỏi đó trong toàn bộ sách Tin Mừng. Ngay trước đoạn Tin Mừng được đọc hôm nay, Đức Giêsu cũng đã trực tiếp nói cho các đồ đệ của Người biết một số chỉ dẫn về sự hoán cải: không thu tích của cải cho mình (12,13-21), luôn tin tưởng vào Chúa quan phòng (12,22-32), luôn hướng lòng về kho tàng trên trời (12,33-34), luôn sẵn sàng đợi Chủ về (12,35-48)…
Lm Nguyễn Thể Hiện dcct