Dan Lee
03-04-2010, 10:30 PM
Sám Hối Ăn Năn - Một Đòi Hỏi Cấp Bách
Khởi đầu sứ vụ rao giảng Tin mừng, Chúa Giêsu đã kêu gọi : “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần" (Mt 3, 2). Điệp khúc này được lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong các giáo huấn của Ngài. Sám hối cũng là sứ điệp chính yếu của Mùa Chay. Sám hối là nhận biết lầm lỗi của mình, rồi hối lỗi và xin tha lỗi, sau cùng là sửa lỗi để nên hoàn thiện. Trên bình diện quốc gia, dân tộc, sám hối là yếu tố góp phần mang lại sự thăng tiến cho đất nước. Trong một bài chia sẻ tại giáo xứ Thái Hà, Đức Cha Phó Chủ Tịch HĐGMVN đã khẳng định : “Một chế độ chính trị không biết nhìn nhận sai lầm của mình thì không thể đưa đất nước lên bước thăng tiến cao hơn”. Trên bình diện cá nhân, sám hối là một tiến trình thanh luyện nhắm hoàn thiện mình. Nhưng tại sao lại phải sám hối ? Phải chăng chỉ những ai đã gây tội ác, đã phạm pháp và đang bị ngồi tù,… họ mới cần sám hối ăn năn ?
1. Sám hối ăn năn, lời mời gọi không dành riêng ai :
Quan niệm của người Cận Đông nói chung và quan niệm của người Dothái nói riêng rất rõ về ác giả ác báo. Những người gặp tai ương, bệnh tật, khổ đau…là dấu chứng hiển nhiên xác nhận họ là những kẻ tội lỗi, bị Thiên Chúa giáng phạt. Và tất nhiên họ mới là những người cần sám hối. Câu chuyện họ kể cho Chúa Giêsu nói lên quan niệm đó. Ngược lại, những người gặp may mắn, hạnh phúc, giàu sang…là dấu chỉ công chính, được Thiên Chúa giáng phúc chúc lành. Bởi vậy người ta cho rằng những người này không có lý do gì để sám hối.
Chúa Giêsu hoàn toàn không đồng ý với cái nhìn sai lệch đó. Thí dụ mà Ngài trưng dẫn minh chứng cho lập trường của Ngài. Trước mặt Thiên Chúa, tất cả mọi người đều là tội nhân, cần phải sám hối ăn năn. Sám hối không chỉ là việc của một cá nhân hay một nhóm nào, mà là của hết thảy mọi người. Sám hối còn là việc của tập thể, của cộng đồng, thậm chí là của cả một dân tộc, như Bài Đọc II hôm nay đề cập đến. Chính sự bất trung bội phản của dân tộc Israel đối với Giao Ước thánh buộc họ phải sám hối ăn năn, nếu không muốn bị tận diệt.
2. Sám hối ăn năn, một đòi hỏi mang tính cấp bách :
Chúa Giêsu đã mạnh mẽ quả quyết : “Nếu các ngươi không sám hối thì các ngươi cũng sẽ chết như vậy”. Nói cách khác, sám hối là sống, không sám hối sẽ phải chết. Sám hối là việc làm mỗi ngày, vì không ngày nào lại không có lỗi; không lỗi nhiều thì cũng lỗi ít, không lỗi nặng thì cũng lỗi nhẹ, không lỗi trong hành động thì cũng lỗi trong tư tưởng, lời nói.... Sám hối cũng là việc làm liên lỉ thường ngày vì không ai biết trước được mình sẽ chết khi nào, cách nào… Dụ ngôn cây vả nói lên lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa, đồng thời cũng nói lên tính cấp bách của việc sám hối. Sám hối ăn năn để đón nhận tình thương tha thứ của Thiên Chúa và giao hoà cùng anh chị em.
Mỗi biến cố xảy ra đều mời gọi con người sám hối ăn năn trở về với Thiên Chúa để đón nhận tình thương tha thứ của Ngài. Trận động đất gần đây là trận động đất tại Haiti đã cướp đi sinh mạng của gần 300.000 ngàn người; gần hơn nữa là trận động đất tại Chilê, một quốc gia giàu có nhất nam mỹ, làm gần 1000 người thiệt mạng; và mới hôm kia thôi, một trận lỡ đất do mưa lớn tại Uganđa đã chôn vùi hơn 100 người trong đó có 4 người đang cầu nguyện trong một nhà thờ và gần 300 người bị mất tích…. Trước những biến cố ấy, những người có niềm tin chắc hẳn không thể không nhận ra dấu chỉ mà Thiên Chúa gởi đến cho mình : “Nếu các ngươi không sám hối, các người cũng sẽ chết hết như vậy” (Lc 13,3).
3. Sám hối ăn năn, một hành vi thiết thực trong Mùa Chay :
Mùa chay là cơ hội thuận tiện để sám hối và canh tân. Cần ý thức về tội lỗi của mình để biết thực lòng sám hối. Đây là khía cạnh tiêu cực. Còn khía cạnh tích cực là cần ý thức về tình thương và ân huệ của Thiên Chúa dành cho mình để canh tân đổi mới cuộc đời. Dĩ nhiên, sám hối không chỉ là hối hận về những điều tội, điều xấu ta đã làm, mà còn về những điều tốt điều lành lẽ ra ta phải làm nhưng đã không làm. Nói khác đi, ngay cả khi ta không làm điều xấu, ta không phạm giới luật nào đi nữa, ta cũng phải sám hối vì những điều tốt ta đã sao lãng, hoặc đã thực thi không vuông tròn.
Một người Dothái nọ muốn sống thánh thiện nên đến tham khảo ý kiến của một vị Rabbi. Vị Rabbi này hỏi :
- Từ trước tới nay anh sống thế nào ?
- Rất tốt, thưa ngài.
- Anh nói "rất tốt" nghĩa là sao ?
- Nghĩa là tôi không vi phạm giới luật nào cả. Tôi không kêu tên Chúa vô cớ, tôi không tục hóa ngày Sabát, tôi không bất kính với cha mẹ, tôi không giết người, tôi không bất trung với vợ tôi, tôi không trộm cắp, tôi không làm chứng dối, tôi không tham muốn của cải và vợ người khác…
Vị Rabbi nói :
- Tôi hiểu. Anh đã không vị phạm giới luật nào cả.
- Đúng vậy, thưa ngài.
Nhưng vị Rabbi hỏi tiếp :
- Nhưng anh có tuân giữ các giới luật không ?
- Ngài hỏi vậy nghĩa là sao ạ ?
- Nghĩa là anh có tôn kính tên Chúa không ? Anh có thánh hóa ngày Sabát không ? Anh có hiếu kính cha mẹ không ? Anh có tôn trọng và bảo vệ mạng sống của người khác không ? Lần gần đây nhất anh nói với vợ rằng anh yêu nàng là khi nào ? Anh có chia sẻ của cải cho người nghèo không ? Anh có bảo vệ danh dự và tiếng tốt cho ai chưa ? Anh có thường giúp đỡ người khác không ? v.v… Nếu anh chưa làm được những điều này thì anh hãy sám hối và canh tân lối sống của anh.
Người Dothái ra đi và suy nghĩ miên man. Từ trước tới giờ anh nghĩ rằng anh đâu phạm điều luật nào, nên anh không cần sám hối. Nhưng nay vị Rabbi vừa chỉ cho anh một cách nhìn mới hẳn : không làm những việc tốt mà luật chỉ dạy cũng cần phải sám hối ăn năn.
Hãy nhìn lại mình, nhìn lại cây vả đời mình : có phải là cây vả sinh nhiều hoa nhân đức, trái việc lành không ? Hay chỉ là cây vả vô sinh chỉ ăn hại, và làm chật đất ? Nếu là cây vả vô tích sự, thì hãy mau mắn sửa đổi và canh tân, nếu không muốn bị chủ vườn chặt bỏ.
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
Khởi đầu sứ vụ rao giảng Tin mừng, Chúa Giêsu đã kêu gọi : “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần" (Mt 3, 2). Điệp khúc này được lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong các giáo huấn của Ngài. Sám hối cũng là sứ điệp chính yếu của Mùa Chay. Sám hối là nhận biết lầm lỗi của mình, rồi hối lỗi và xin tha lỗi, sau cùng là sửa lỗi để nên hoàn thiện. Trên bình diện quốc gia, dân tộc, sám hối là yếu tố góp phần mang lại sự thăng tiến cho đất nước. Trong một bài chia sẻ tại giáo xứ Thái Hà, Đức Cha Phó Chủ Tịch HĐGMVN đã khẳng định : “Một chế độ chính trị không biết nhìn nhận sai lầm của mình thì không thể đưa đất nước lên bước thăng tiến cao hơn”. Trên bình diện cá nhân, sám hối là một tiến trình thanh luyện nhắm hoàn thiện mình. Nhưng tại sao lại phải sám hối ? Phải chăng chỉ những ai đã gây tội ác, đã phạm pháp và đang bị ngồi tù,… họ mới cần sám hối ăn năn ?
1. Sám hối ăn năn, lời mời gọi không dành riêng ai :
Quan niệm của người Cận Đông nói chung và quan niệm của người Dothái nói riêng rất rõ về ác giả ác báo. Những người gặp tai ương, bệnh tật, khổ đau…là dấu chứng hiển nhiên xác nhận họ là những kẻ tội lỗi, bị Thiên Chúa giáng phạt. Và tất nhiên họ mới là những người cần sám hối. Câu chuyện họ kể cho Chúa Giêsu nói lên quan niệm đó. Ngược lại, những người gặp may mắn, hạnh phúc, giàu sang…là dấu chỉ công chính, được Thiên Chúa giáng phúc chúc lành. Bởi vậy người ta cho rằng những người này không có lý do gì để sám hối.
Chúa Giêsu hoàn toàn không đồng ý với cái nhìn sai lệch đó. Thí dụ mà Ngài trưng dẫn minh chứng cho lập trường của Ngài. Trước mặt Thiên Chúa, tất cả mọi người đều là tội nhân, cần phải sám hối ăn năn. Sám hối không chỉ là việc của một cá nhân hay một nhóm nào, mà là của hết thảy mọi người. Sám hối còn là việc của tập thể, của cộng đồng, thậm chí là của cả một dân tộc, như Bài Đọc II hôm nay đề cập đến. Chính sự bất trung bội phản của dân tộc Israel đối với Giao Ước thánh buộc họ phải sám hối ăn năn, nếu không muốn bị tận diệt.
2. Sám hối ăn năn, một đòi hỏi mang tính cấp bách :
Chúa Giêsu đã mạnh mẽ quả quyết : “Nếu các ngươi không sám hối thì các ngươi cũng sẽ chết như vậy”. Nói cách khác, sám hối là sống, không sám hối sẽ phải chết. Sám hối là việc làm mỗi ngày, vì không ngày nào lại không có lỗi; không lỗi nhiều thì cũng lỗi ít, không lỗi nặng thì cũng lỗi nhẹ, không lỗi trong hành động thì cũng lỗi trong tư tưởng, lời nói.... Sám hối cũng là việc làm liên lỉ thường ngày vì không ai biết trước được mình sẽ chết khi nào, cách nào… Dụ ngôn cây vả nói lên lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa, đồng thời cũng nói lên tính cấp bách của việc sám hối. Sám hối ăn năn để đón nhận tình thương tha thứ của Thiên Chúa và giao hoà cùng anh chị em.
Mỗi biến cố xảy ra đều mời gọi con người sám hối ăn năn trở về với Thiên Chúa để đón nhận tình thương tha thứ của Ngài. Trận động đất gần đây là trận động đất tại Haiti đã cướp đi sinh mạng của gần 300.000 ngàn người; gần hơn nữa là trận động đất tại Chilê, một quốc gia giàu có nhất nam mỹ, làm gần 1000 người thiệt mạng; và mới hôm kia thôi, một trận lỡ đất do mưa lớn tại Uganđa đã chôn vùi hơn 100 người trong đó có 4 người đang cầu nguyện trong một nhà thờ và gần 300 người bị mất tích…. Trước những biến cố ấy, những người có niềm tin chắc hẳn không thể không nhận ra dấu chỉ mà Thiên Chúa gởi đến cho mình : “Nếu các ngươi không sám hối, các người cũng sẽ chết hết như vậy” (Lc 13,3).
3. Sám hối ăn năn, một hành vi thiết thực trong Mùa Chay :
Mùa chay là cơ hội thuận tiện để sám hối và canh tân. Cần ý thức về tội lỗi của mình để biết thực lòng sám hối. Đây là khía cạnh tiêu cực. Còn khía cạnh tích cực là cần ý thức về tình thương và ân huệ của Thiên Chúa dành cho mình để canh tân đổi mới cuộc đời. Dĩ nhiên, sám hối không chỉ là hối hận về những điều tội, điều xấu ta đã làm, mà còn về những điều tốt điều lành lẽ ra ta phải làm nhưng đã không làm. Nói khác đi, ngay cả khi ta không làm điều xấu, ta không phạm giới luật nào đi nữa, ta cũng phải sám hối vì những điều tốt ta đã sao lãng, hoặc đã thực thi không vuông tròn.
Một người Dothái nọ muốn sống thánh thiện nên đến tham khảo ý kiến của một vị Rabbi. Vị Rabbi này hỏi :
- Từ trước tới nay anh sống thế nào ?
- Rất tốt, thưa ngài.
- Anh nói "rất tốt" nghĩa là sao ?
- Nghĩa là tôi không vi phạm giới luật nào cả. Tôi không kêu tên Chúa vô cớ, tôi không tục hóa ngày Sabát, tôi không bất kính với cha mẹ, tôi không giết người, tôi không bất trung với vợ tôi, tôi không trộm cắp, tôi không làm chứng dối, tôi không tham muốn của cải và vợ người khác…
Vị Rabbi nói :
- Tôi hiểu. Anh đã không vị phạm giới luật nào cả.
- Đúng vậy, thưa ngài.
Nhưng vị Rabbi hỏi tiếp :
- Nhưng anh có tuân giữ các giới luật không ?
- Ngài hỏi vậy nghĩa là sao ạ ?
- Nghĩa là anh có tôn kính tên Chúa không ? Anh có thánh hóa ngày Sabát không ? Anh có hiếu kính cha mẹ không ? Anh có tôn trọng và bảo vệ mạng sống của người khác không ? Lần gần đây nhất anh nói với vợ rằng anh yêu nàng là khi nào ? Anh có chia sẻ của cải cho người nghèo không ? Anh có bảo vệ danh dự và tiếng tốt cho ai chưa ? Anh có thường giúp đỡ người khác không ? v.v… Nếu anh chưa làm được những điều này thì anh hãy sám hối và canh tân lối sống của anh.
Người Dothái ra đi và suy nghĩ miên man. Từ trước tới giờ anh nghĩ rằng anh đâu phạm điều luật nào, nên anh không cần sám hối. Nhưng nay vị Rabbi vừa chỉ cho anh một cách nhìn mới hẳn : không làm những việc tốt mà luật chỉ dạy cũng cần phải sám hối ăn năn.
Hãy nhìn lại mình, nhìn lại cây vả đời mình : có phải là cây vả sinh nhiều hoa nhân đức, trái việc lành không ? Hay chỉ là cây vả vô sinh chỉ ăn hại, và làm chật đất ? Nếu là cây vả vô tích sự, thì hãy mau mắn sửa đổi và canh tân, nếu không muốn bị chủ vườn chặt bỏ.
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long