Dan Lee
03-05-2010, 06:53 PM
Tỉnh Thức Nhận Ra tiếng Chúa (Lc 13:1-9, CN III MC)
Câu chuyện Tin Mừng (Lc 16:19-31) thuật lại: một nhà phú hộ kia ăn sung ở sướng, mặc toàn gấm vóc lụa là, trong nhà kẻ hầu người hạ, cơm bưng nước rót. Cuộc sống tiện nghi, kín cổng cao tường đã nhiều đêm khép chặt ông trong ích kỷ, tự mãn. Anh hành khất Lazarô ngày ngày vác tấm thân ghẻ lở đến ăn mày nhà ông. Người phú hộ vẫn thờ ơ khinh thị: vốn lâu nay đã xa lạ với Chúa, bây giờ gặp tha nhân khốn khổ đứng quấy rầy bên cổng biệt thự, ông lại càng giả điếc làm ngơ. Ai có thân thì lo, khéo co thì ấm, sướng khổ mặc bay.
Thế rồi, cái chết đã đảo lộn tất cả. Người phú hộ qua đời, ngạc nhiên thấy mình ở trong hoả ngục, còn Lazarô cũng đã chết nay lại đang vui sướng ở thiên đàng ngự trong lòng Abraham. Con mắt đức tin của ông ngày xưa vốn đã đóng chặt, bây giờ mới mở to ra trước thực tại đời đời. Bản chất vị kỷ của ông lúc sống không thương xót giúp đỡ tha nhân, có ai ngờ tạo nên tình huống cho ông khi chết phải trầm luân ở chốn cực hình. Trong hoả hào muôn kiếp, ông mong được vài giọt nước cho đỡ khát nhưng cũng không ai cho. Ngày trước, ông đã nhẫn tâm từ chối giang tay rộng mở chào đón người hành khất xấu số, lúc này chính ông lại mở miệng van xin kẻ ấy giúp đỡ mình: mọi sự đã muộn màng.
Căn bệnh chung của thời đại hôm nay cũng thế: con người dễ thờ ơ, vô cảm, chai lì trước những nỗi đau chung quanh. Nhà phú hộ quá ích kỷ và vô đạo, ông đã không nhìn lên Chúa lại chẳng quan tâm hình ảnh Chúa ở trong tha nhân nghèo đói ngay nơi cổng nhà mình, thì làm sao ông còn đủ tư cách xứng đáng được vào hưởng tiệc vui thiên quốc cùng tổ phụ Abrham? Thế mới biết: nhận ra tiếng Chúa để luôn sẵn sàng tỉnh thức, tận dụng hoàn cảnh Chúa ban để sinh ích cho mình và cho tha nhân, thật cao qúi dường bao.
Đi vào bài Phúc Âm hôm nay: một cây vả không sinh trái, một biến cố quan Philatô ra lệnh giết chết những người Galilêa nổi loạn, một tin tức tai nạn 18 người bị tháp Silôe đổ xuống đè chết đều là những sự kiện gây xôn xao thời xưa, song cũng là những chuyện tương tự xảy ra hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống đương thời. Bao kẻ thương tiếc cho số phận bất hạnh của các nạn nhân. Nhưng, cũng lắm người cho rằng các kẻ ấy đáng chết vì tội của họ. Hữu công tắc thưởng, hữu tội tắc trừng.
Cái nhìn ấy thật ảo tưởng, đã bị Chúa cảnh giác: “Các ngươi tưởng rằng những nạn nhân ấy tội lỗi hơn các người khác chăng? Ta bảo các ngươi: không phải thế. Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị hủy diệt như vậy”. Phải nhìn biết sự kiện và nhạy bén vấn đề, để từ đó rút ra cho mình một bài học cảm nghiệm từ những sự việc ấy, là điều ta nên suy niệm lúc này.
A. Đau Khổ và Sự Dữ trong thế giới những ngày qua.
Đêm 31/12/2009, rất đông dòng người tập trung ở quảng trường Times Square, New York đang count-down từng giây phút tiến dần đến năm mới 2010. Và khi kim đồng hồ đã điểm, toàn thành phố vui mừng chào nhau Happy New Year, nhiều người hân hoan tuyên bố: “giã từ một thập niên cũ 2000-2009 với nhiều tai ương bất ổn”.
Trong tiềm thức mỗi du khách đêm ấy, tâm tư luôn chất đầy hy vọng: một thập niên mới sắp mở ra, thế giới sẽ an bình và nền kinh tế chung sớm hồi phục phát triển đi lên. Bất ngờ thay, chưa đủ ba tháng đầu trong một niên lịch mới, thế giới lại chứng kiến nhiều sự dữ bất ngờ khác nữa:
+ Đầu tháng Giêng 2010, một đợt bão tuyết kỷ lục phủ màu trắng xoá trên toàn vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, kéo dài từ Virginia tới New York. Đường dây điện bị đứt, cơ quan chính phủ tạm đóng cửa, sân bay ngưng hoạt động, mọi sinh hoạt bên ngoài bị cản trở vì ngập tuyết.
+ Ngày 12/01/2010, một trận động đất lớn với 7.5 độ richter tàn phá vùng thủ đô nước Haiti gây thiệt hại cả trăm ngàn nhân mạng, nhà cửa, đường xá…
+ Ngày 18/02/2010, Trung Quốc đón chào Năm Âm Lịch mới, đốt pháo hoa gây hoả hoạn thiêu cháy một toà tháp cổ kính ở tỉnh Hà Bắc, mức thiệt hại ước tính 24 triệu dollars.
+ Ngày 25/02/1010, một trận động đất khác, mạnh đến 8.8 độ richter ( có cường độ gấp 500 lần địa chấn ở Haiti ) đã xảy ra ở Chí Lợi, vùng Châu Mỹ La Tinh. May mắn thay, quốc gia này đã chuẩn bị tốt để ứng phó với tình trạng động đất ưa xảy ra, nên thiệt hại không cao.
+ Những đợt sóng thần liên tiếp theo sau cơn động đất Chile, báo động cư dân vùng ven biển Thái Bình Dương, bao quanh các nước New Zealand, Nhật Bản, Hawaii (Mỹ Quốc).
Trật tự thiên nhiên như bị xáo trộn vì những diễn biến khác thường không ngừng tiếp diễn. Các khoa học gia, các đài khí tượng…liên tục tìm biết sự kiện, tra cứu nguyên nhân. Mọi bế tắc vẫn còn đó.
B. Tâm trạng con người trước Cơn Thử Thách ập đến.
Bình thường, khi một tai hoạ bất thình lình xảy đến, thái độ tự nhiên ai cũng dễ hốt hoảng, mất bình tĩnh. Trong dư luận quần chúng, ắt hẳn có khá nhiều phản ứng thuận nghịch khác nhau. Lẽ đương nhiên, cũng không thiếu những lập trường tiêu cực cùng những nhận định tích cực.
+ Khắp thế giới chung tay đóng góp trợ giúp các nạn nhân xấu số ở Haiti, xứ sở nghèo đói tột cùng. Nhiều người dân không nhà cửa ruộng vườn, phải ăn “bánh đất” cho đỡ đói qua đêm. Giáo Phận Houma-Thibodaux thu được 175.000 USD,một con số kỷ lục cao nhất trong các đợt lạc quyên xưa nay của Giáo Phận.
+ Nhiều đoàn thể, công ty, xí nghiệp Hoa Kỳ…gửi người thiện nguyện sang tận Haiti, xung phong làm việc trong các lãnh vực: y tế, ăn uống, xây dựng lại cơ sở…giúp Haiti hồi phục từ đống tro tàn loang lỗ.
+ Tổ chức Liên Hiệp Quốc liên tục sai nhiều phái bộ quân sự đến Haiti giúp bảo vệ an ninh trật tự, gửi nhiều chuyên viên kỹ thuật có mặt khắp nơi trên đất nước miền Trung Mỹ, dứt khoát bình định lại Haiti trong dự án 5 năm hồi phục và củng cố.
+ Có người thắt lưng buộc bụng, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, chỉ âm thầm dâng hy sinh cầu nguyện cho linh hồn những nạn nhân kém may mắn, đóng góp phần nào “đồng xu bà goá”.
+ Một vài quan điểm dị biệt khi nghĩ đến Haiti, một quốc gia họa vô đơn chí, vốn đã nghèo lại gặp éo le. Họ luôn miệng trách Chúa, sao Chúa nhẫn tâm để dân tộc khốn cùng ấy phải hứng chịu thập giá nặng nề suốt chiều dài lịch sử gần 200 năm lập quốc đã qua?
Người nhạy bén sự kiện, dễ biết được phần nào căn nguyên tạo nên tình huống. Không một hậu quả xấu nào xảy ra mà không đến từ một nguyên do tắc trách nào đó. Hiểu được như thế mới hy vọng tìm được một hướng ra đến tương lai.
C. Lời Chúa thức tỉnh trong từng sự kiện, biến cố.
Từ xưa đến nay, Thiên Chúa đã đến và nói với ta dưới nhiều hình thức: qua các Tổ Phụ, các Tiên Tri, các Đấng Bậc khôn ngoan, qua Kinh Thánh Lời Chúa, qua giáo huấn Giáo Hội. Đặc biệt, Ngài còn nói riêng với ta xuyên qua những Sự Kiện, Biến Cố xảy ra hàng ngày, hàng tuần.
Điều cần thiết là nhạy bén nhận thức ý Chúa răn bảo và sống thực thi theo lời Ngài.
1. Chúa gửi đến nhà phú hộ một anh hành khất Lazarô, để ông có điều kiện san sẻ cơm áo cho người nghèo đói. Tiếc thay, ông đã luôn vô tâm, không tự mình thức tỉnh trước tiếng Chúa mời gọi sống đức Ái với tha nhân. Khi chết, ông xuống hoả ngục mới sám hối thì đã muộn.
2. Chuá đã hứa với Abraham sẵn sàng tha hình phạt cho thành Sodoma nếu trong thành có được mười người công chính biết giữ luật Chúa. Tiếc thay, dân thành tiếp tục ăn chơi trác táng, coi thường lời Chúa cảnh giác. Lửa đã đến và thiêu đốt cả thành Sodoma, bà Lót tiếc nuối ngoảnh nhìn lại sự kiện, không sám hối quay đi, bất ngờ bị biến thành tượng muối.
3. Chúa cũng sai tiên tri Giona đến với dân thành Ninivê. Họ nghe lời Giona chuyển giao sứ điệp của Chúa: từ Vua đến dân, đều xức tro trên đầu, mặc áo nhặm quanh mình và sám hối ăn năn. Mọi người đã tự thức tỉnh trước lời Chúa răn bảo, Ngài tha thứ hình phạt cho toàn dân Ninivê. “Hãy thức dậy đi. Hãy thức dậy đi ngẩng cao linh hồn sám hối. Bon chen giữa đời, đam mê rã rời, thôi nay hết rồi. Hãy về với Chúa bao dung cho lòng say giấc yêu thương” ( Lm. Nguyễn Duy).
D. Lời Nguyện kết thúc.
Lạy Chúa! Mùa Chay, mùa ăn năn sám hối, mùa ân sủng ngập tràn sức thiêng.
Như chủ vườn quảng đại, nhẫn nại cho cây vả thêm thời gian một năm để sinh hoa kết trái, Chúa cũng kiên nhẫn cho con Mùa Chay thêm cơ hội trở về với Chúa, từ bỏ lỗi lầm sai sót.
Xin giúp con hiểu được điều Chúa mong ước mà sẵn sàng sám hối ăn năn. AMEN.
Rev. Dominic Dieu Tran, SDD.
Câu chuyện Tin Mừng (Lc 16:19-31) thuật lại: một nhà phú hộ kia ăn sung ở sướng, mặc toàn gấm vóc lụa là, trong nhà kẻ hầu người hạ, cơm bưng nước rót. Cuộc sống tiện nghi, kín cổng cao tường đã nhiều đêm khép chặt ông trong ích kỷ, tự mãn. Anh hành khất Lazarô ngày ngày vác tấm thân ghẻ lở đến ăn mày nhà ông. Người phú hộ vẫn thờ ơ khinh thị: vốn lâu nay đã xa lạ với Chúa, bây giờ gặp tha nhân khốn khổ đứng quấy rầy bên cổng biệt thự, ông lại càng giả điếc làm ngơ. Ai có thân thì lo, khéo co thì ấm, sướng khổ mặc bay.
Thế rồi, cái chết đã đảo lộn tất cả. Người phú hộ qua đời, ngạc nhiên thấy mình ở trong hoả ngục, còn Lazarô cũng đã chết nay lại đang vui sướng ở thiên đàng ngự trong lòng Abraham. Con mắt đức tin của ông ngày xưa vốn đã đóng chặt, bây giờ mới mở to ra trước thực tại đời đời. Bản chất vị kỷ của ông lúc sống không thương xót giúp đỡ tha nhân, có ai ngờ tạo nên tình huống cho ông khi chết phải trầm luân ở chốn cực hình. Trong hoả hào muôn kiếp, ông mong được vài giọt nước cho đỡ khát nhưng cũng không ai cho. Ngày trước, ông đã nhẫn tâm từ chối giang tay rộng mở chào đón người hành khất xấu số, lúc này chính ông lại mở miệng van xin kẻ ấy giúp đỡ mình: mọi sự đã muộn màng.
Căn bệnh chung của thời đại hôm nay cũng thế: con người dễ thờ ơ, vô cảm, chai lì trước những nỗi đau chung quanh. Nhà phú hộ quá ích kỷ và vô đạo, ông đã không nhìn lên Chúa lại chẳng quan tâm hình ảnh Chúa ở trong tha nhân nghèo đói ngay nơi cổng nhà mình, thì làm sao ông còn đủ tư cách xứng đáng được vào hưởng tiệc vui thiên quốc cùng tổ phụ Abrham? Thế mới biết: nhận ra tiếng Chúa để luôn sẵn sàng tỉnh thức, tận dụng hoàn cảnh Chúa ban để sinh ích cho mình và cho tha nhân, thật cao qúi dường bao.
Đi vào bài Phúc Âm hôm nay: một cây vả không sinh trái, một biến cố quan Philatô ra lệnh giết chết những người Galilêa nổi loạn, một tin tức tai nạn 18 người bị tháp Silôe đổ xuống đè chết đều là những sự kiện gây xôn xao thời xưa, song cũng là những chuyện tương tự xảy ra hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống đương thời. Bao kẻ thương tiếc cho số phận bất hạnh của các nạn nhân. Nhưng, cũng lắm người cho rằng các kẻ ấy đáng chết vì tội của họ. Hữu công tắc thưởng, hữu tội tắc trừng.
Cái nhìn ấy thật ảo tưởng, đã bị Chúa cảnh giác: “Các ngươi tưởng rằng những nạn nhân ấy tội lỗi hơn các người khác chăng? Ta bảo các ngươi: không phải thế. Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị hủy diệt như vậy”. Phải nhìn biết sự kiện và nhạy bén vấn đề, để từ đó rút ra cho mình một bài học cảm nghiệm từ những sự việc ấy, là điều ta nên suy niệm lúc này.
A. Đau Khổ và Sự Dữ trong thế giới những ngày qua.
Đêm 31/12/2009, rất đông dòng người tập trung ở quảng trường Times Square, New York đang count-down từng giây phút tiến dần đến năm mới 2010. Và khi kim đồng hồ đã điểm, toàn thành phố vui mừng chào nhau Happy New Year, nhiều người hân hoan tuyên bố: “giã từ một thập niên cũ 2000-2009 với nhiều tai ương bất ổn”.
Trong tiềm thức mỗi du khách đêm ấy, tâm tư luôn chất đầy hy vọng: một thập niên mới sắp mở ra, thế giới sẽ an bình và nền kinh tế chung sớm hồi phục phát triển đi lên. Bất ngờ thay, chưa đủ ba tháng đầu trong một niên lịch mới, thế giới lại chứng kiến nhiều sự dữ bất ngờ khác nữa:
+ Đầu tháng Giêng 2010, một đợt bão tuyết kỷ lục phủ màu trắng xoá trên toàn vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, kéo dài từ Virginia tới New York. Đường dây điện bị đứt, cơ quan chính phủ tạm đóng cửa, sân bay ngưng hoạt động, mọi sinh hoạt bên ngoài bị cản trở vì ngập tuyết.
+ Ngày 12/01/2010, một trận động đất lớn với 7.5 độ richter tàn phá vùng thủ đô nước Haiti gây thiệt hại cả trăm ngàn nhân mạng, nhà cửa, đường xá…
+ Ngày 18/02/2010, Trung Quốc đón chào Năm Âm Lịch mới, đốt pháo hoa gây hoả hoạn thiêu cháy một toà tháp cổ kính ở tỉnh Hà Bắc, mức thiệt hại ước tính 24 triệu dollars.
+ Ngày 25/02/1010, một trận động đất khác, mạnh đến 8.8 độ richter ( có cường độ gấp 500 lần địa chấn ở Haiti ) đã xảy ra ở Chí Lợi, vùng Châu Mỹ La Tinh. May mắn thay, quốc gia này đã chuẩn bị tốt để ứng phó với tình trạng động đất ưa xảy ra, nên thiệt hại không cao.
+ Những đợt sóng thần liên tiếp theo sau cơn động đất Chile, báo động cư dân vùng ven biển Thái Bình Dương, bao quanh các nước New Zealand, Nhật Bản, Hawaii (Mỹ Quốc).
Trật tự thiên nhiên như bị xáo trộn vì những diễn biến khác thường không ngừng tiếp diễn. Các khoa học gia, các đài khí tượng…liên tục tìm biết sự kiện, tra cứu nguyên nhân. Mọi bế tắc vẫn còn đó.
B. Tâm trạng con người trước Cơn Thử Thách ập đến.
Bình thường, khi một tai hoạ bất thình lình xảy đến, thái độ tự nhiên ai cũng dễ hốt hoảng, mất bình tĩnh. Trong dư luận quần chúng, ắt hẳn có khá nhiều phản ứng thuận nghịch khác nhau. Lẽ đương nhiên, cũng không thiếu những lập trường tiêu cực cùng những nhận định tích cực.
+ Khắp thế giới chung tay đóng góp trợ giúp các nạn nhân xấu số ở Haiti, xứ sở nghèo đói tột cùng. Nhiều người dân không nhà cửa ruộng vườn, phải ăn “bánh đất” cho đỡ đói qua đêm. Giáo Phận Houma-Thibodaux thu được 175.000 USD,một con số kỷ lục cao nhất trong các đợt lạc quyên xưa nay của Giáo Phận.
+ Nhiều đoàn thể, công ty, xí nghiệp Hoa Kỳ…gửi người thiện nguyện sang tận Haiti, xung phong làm việc trong các lãnh vực: y tế, ăn uống, xây dựng lại cơ sở…giúp Haiti hồi phục từ đống tro tàn loang lỗ.
+ Tổ chức Liên Hiệp Quốc liên tục sai nhiều phái bộ quân sự đến Haiti giúp bảo vệ an ninh trật tự, gửi nhiều chuyên viên kỹ thuật có mặt khắp nơi trên đất nước miền Trung Mỹ, dứt khoát bình định lại Haiti trong dự án 5 năm hồi phục và củng cố.
+ Có người thắt lưng buộc bụng, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, chỉ âm thầm dâng hy sinh cầu nguyện cho linh hồn những nạn nhân kém may mắn, đóng góp phần nào “đồng xu bà goá”.
+ Một vài quan điểm dị biệt khi nghĩ đến Haiti, một quốc gia họa vô đơn chí, vốn đã nghèo lại gặp éo le. Họ luôn miệng trách Chúa, sao Chúa nhẫn tâm để dân tộc khốn cùng ấy phải hứng chịu thập giá nặng nề suốt chiều dài lịch sử gần 200 năm lập quốc đã qua?
Người nhạy bén sự kiện, dễ biết được phần nào căn nguyên tạo nên tình huống. Không một hậu quả xấu nào xảy ra mà không đến từ một nguyên do tắc trách nào đó. Hiểu được như thế mới hy vọng tìm được một hướng ra đến tương lai.
C. Lời Chúa thức tỉnh trong từng sự kiện, biến cố.
Từ xưa đến nay, Thiên Chúa đã đến và nói với ta dưới nhiều hình thức: qua các Tổ Phụ, các Tiên Tri, các Đấng Bậc khôn ngoan, qua Kinh Thánh Lời Chúa, qua giáo huấn Giáo Hội. Đặc biệt, Ngài còn nói riêng với ta xuyên qua những Sự Kiện, Biến Cố xảy ra hàng ngày, hàng tuần.
Điều cần thiết là nhạy bén nhận thức ý Chúa răn bảo và sống thực thi theo lời Ngài.
1. Chúa gửi đến nhà phú hộ một anh hành khất Lazarô, để ông có điều kiện san sẻ cơm áo cho người nghèo đói. Tiếc thay, ông đã luôn vô tâm, không tự mình thức tỉnh trước tiếng Chúa mời gọi sống đức Ái với tha nhân. Khi chết, ông xuống hoả ngục mới sám hối thì đã muộn.
2. Chuá đã hứa với Abraham sẵn sàng tha hình phạt cho thành Sodoma nếu trong thành có được mười người công chính biết giữ luật Chúa. Tiếc thay, dân thành tiếp tục ăn chơi trác táng, coi thường lời Chúa cảnh giác. Lửa đã đến và thiêu đốt cả thành Sodoma, bà Lót tiếc nuối ngoảnh nhìn lại sự kiện, không sám hối quay đi, bất ngờ bị biến thành tượng muối.
3. Chúa cũng sai tiên tri Giona đến với dân thành Ninivê. Họ nghe lời Giona chuyển giao sứ điệp của Chúa: từ Vua đến dân, đều xức tro trên đầu, mặc áo nhặm quanh mình và sám hối ăn năn. Mọi người đã tự thức tỉnh trước lời Chúa răn bảo, Ngài tha thứ hình phạt cho toàn dân Ninivê. “Hãy thức dậy đi. Hãy thức dậy đi ngẩng cao linh hồn sám hối. Bon chen giữa đời, đam mê rã rời, thôi nay hết rồi. Hãy về với Chúa bao dung cho lòng say giấc yêu thương” ( Lm. Nguyễn Duy).
D. Lời Nguyện kết thúc.
Lạy Chúa! Mùa Chay, mùa ăn năn sám hối, mùa ân sủng ngập tràn sức thiêng.
Như chủ vườn quảng đại, nhẫn nại cho cây vả thêm thời gian một năm để sinh hoa kết trái, Chúa cũng kiên nhẫn cho con Mùa Chay thêm cơ hội trở về với Chúa, từ bỏ lỗi lầm sai sót.
Xin giúp con hiểu được điều Chúa mong ước mà sẵn sàng sám hối ăn năn. AMEN.
Rev. Dominic Dieu Tran, SDD.