gioidinhhue
03-05-2010, 10:22 PM
496. Thư trả lời cư sĩ Mã Tông Đạo (thư thứ nhất)
Nhận được thư, biết niệm mỗi ngày một thuần, khôn ngăn vui mừng, an ủi. Năm nay loạn lạc quả là từ ngàn xưa chưa hề nghe nói tới! Đấy đều là vì ác nghiệp của chúng ta từ trong những kiếp xa xưa cảm vời, nên tuy chưa thật sự chịu khổ mà sự kinh hoảng, thê thảm đã chẳng thể nào diễn tả được! Các hạ đã biết nóng giận có hại, sao trong lúc nổi nóng chẳng nghĩ mình đã chết? Chết rồi thì mặc cho ai làm gì thì làm, trọn chẳng tranh chấp với họ! Nếu luôn nghĩ sẽ chết thì đạo niệm sẽ tự thiết tha, tình niệm sẽ tự dứt.
Người đời nay thích lập ra chương trình mới, những kẻ phế bỏ luân thường, vứt bỏ lòng thẹn v.v… còn công khai đề xướng, muốn thúc đẩy tiến hành trên khắp toàn quốc. Chúng ta tuân theo giáo giới của đức Phật, kiêng giết, ăn chay, há còn sợ những người cùng một tôn giáo dị nghị? “Gặp chuyện nhân chẳng nhường, thấy chuyện nghĩa liền dũng mãnh làm”, vẫn mong lấy thân làm gương để dẫn dắt những kẻ câu nệ nơi giáo vào được pháp môn Đại Thừa ngõ hầu chẳng phụ ân Phật, chẳng phụ tánh linh của chính mình thì mới là đạo cứu thế.
Người cao tuổi cố nhiên nên nhất tâm niệm Phật; đọc kinh luận Đại Thừa chẳng qua là để hiểu rõ Lý Tánh, gieo thiện căn mà thôi! Nếu đã muốn liễu thoát ngay trong đời này, xin hãy như đã đến lúc lâm chung, như đọa trong nước lửa lớn mong được cứu vớt mà niệm Phật, ắt sẽ có thể cậy vào Phật từ lực đới nghiệp vãng sanh. Nếu không, sẽ khó giữ vững được! Xin hãy đọc kỹ Văn Sao sẽ tự biết.
Người đời thường câu nệ vào giới hạn giữa các giáo đến nỗi suốt đời chẳng nghe đại pháp, mà vẫn tự cho là có công tuân thủ bổn giáo (giáo pháp của chính mình [đang tu học]). Nếu [vị nào] thật sự là thánh hiền của bổn giáo mà chỉ cho phép người khác nương theo [những lý lẽ trong] bổn giáo để luận giáo, còn những lý thuộc các giáo khác dẫu có hay hơn bổn giáo cũng chẳng chấp nhận đưa vào; nếu có đưa vào đi nữa thì cũng không tán thành. Nếu vậy thì thật sự chẳng khác gì tri kiến của lũ trẻ nhỏ ở ngoài chợ búa, há còn đáng gọi là thánh hiền nữa ư? Do vậy, biết rằng: Tự ràng buộc mình bởi giáo điều đều là trái nghịch tâm của các vị thánh hiền trong bổn giáo.
Ông vốn là Hồi giáo, tín phụng Phật pháp, quy y Tam Bảo, đáng gọi là “bậc hào kiệt”. Nhưng phải gắng sức giữ vẹn luân thường, nghiêm túc trọn hết bổn phận của chính mình, đừng làm các điều ác, vâng làm các điều lành, tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tây Phương. Dùng những điều này để tự hành, lại còn dùng đấy để dạy người, chắc chắn sẽ tự có thể thoát khỏi đời ác Ngũ Trược này, sanh sang cõi sen thanh tịnh kia, chẳng đến nỗi trên phụ ân Phật, dưới phụ tánh linh của chính mình. Nay đặt pháp danh cho ông là Tông Đạo, vợ ông là Tông Đức, Văn Khánh có pháp danh là Huệ Sướng, Văn Dũ có pháp danh là Huệ Phong, Văn Trí có pháp danh là Huệ Thuần, Văn Hinh pháp danh là Huệ Phức để bọn họ đều cùng ăn chay niệm Phật. Nếu chẳng thể ăn chay thuần thì đừng mặc sức ăn [mặn]. Một là gìn giữ tâm Từ, hai là bảo vệ thân thể. Tôn giáo của ông ăn thịt trâu bò, hãy nên kiêng tránh, bởi trâu bò có công đối với con người, ăn vào sẽ càng thêm tội lỗi.
Người Hồ Nam ăn cơm [có thói quen] không ăn hết, phong tục ấy thật tệ. Đối với người dân, thức ăn trọng như trời, sao dám phung phí? Hãy nên nói với con cái và tôi tớ về nguyên do này, dẫu một hạt hay nửa hạt cũng không nên phí! Nếu con người quăng vứt ngũ cốc, chắc chắn đời sau sẽ không có cơm ăn, cũng có kẻ bị quả báo chết đói ngay trong đời này! Nếu con người giẫm đạp giấy viết chữ, chắc chắn đời sau sẽ không mắt, ngu si, vô tri.
Hãy nên dạy con cái v.v… cùng đọc Âm Chất Văn, Cảm Ứng Thiên, giảng nói cho bọn họ hiểu để họ biết tới đạo làm người và lý nhân quả ba đời, tương lai sẽ chẳng đến nỗi thành phường bạo ác. Kẻ giết cha, giết mẹ, phế luân thường, vứt bỏ lòng thẹn đều do từ lúc ban đầu đã chẳng biết đạo làm người và nhân quả báo ứng. Vừa được nghe tà thuyết bèn cực lực nương theo để thỏa cái tâm phóng túng không kiêng dè, đáng buồn thay! Nay gởi cho ông Di Đà Kinh Bạch Thoại, Tâm Kinh Chú, Học Phật Thiển Thuyết, Cảm Ứng Thiên Vựng Biên, gộp chung thành một gói để ông lấy đó làm căn cứ giáo huấn lũ con về đạo lập thân tu đức.
Ông chưa hết lòng đọc kỹ Văn Sao. Nếu có đọc cũng chỉ hời hợt lướt mắt qua mà thôi!
1) Ông nói “thoạt đầu, từ Thập Niệm mà tiến hành”, chẳng biết pháp Thập Niệm vì người cực bận rộn mà lập ra. Do họ suốt ngày không được rảnh rang, chỉ có thể niệm mười hơi vào buổi sáng. Nếu là người có thời gian và sức lực, há phải chỉ có mười niệm là xong ư? Nếu trước hết niệm mười niệm, rồi dựa theo thân phận của chính mình mà lập ra công khóa để thực hiện thì được. Nếu chỉ mười niệm rồi thôi, sẽ không được! Huống chi đang trong tình thế hoạn nạn này, nguy cơ họa hại mai phục bốn phía. Nếu chẳng chuyên dốc chí niệm Phật và niệm Quán Âm, lỡ một mai họa hoạn xảy tới, còn có cách nào để được yên vui nữa đây? Huống chi gia đình ông còn mang tiếng là “có của ăn, của để”, tuy hiện thời đã kém trước kia, nhưng những kẻ si dại thường muốn đoạt lấy. Ông không biết pháp môn Tịnh Độ thì thôi! Đã biết rồi há nên tu trì hờ hững? Nếu nói “duyên thế gian khó thể vô ngại” thì chỉ nên “hễ có chuyện bèn giảm lần”. Lúc vô sự, sao không chuẩn bị sẵn cho lúc hữu sự để khỏi mắc lỗi gián đoạn chẳng tu tập vậy?
2) Xét theo lý, nên ăn chay thuần; dẫu gặp tình thế khó thể ăn chay ngay, cũng nên bớt ăn [mặn]. Dẫu ăn thì cũng nên giữ tấm lòng thương xót, độ thoát, chứ không phải là “người ăn mặn chẳng được niệm Phật!”
3) Niệm Phật há có chương trình nhất định! Chỉ nên chọn sao cho thích nghi. Lúc sáng suốt, tỉnh táo thì niệm theo lối Kim Cang trì hoặc niệm thầm. Lúc hôn trầm thì niệm nhỏ tiếng hoặc niệm lớn tiếng.
4) Lễ Phật một lạy diệt tội hà sa. Hãy nên lượng theo khả năng của chính mình, đừng chỉ mong sao an nhàn, thảnh thơi.
5) Lễ Phật chỉ cốt sao chí thành, cung kính; cố nhiên chẳng phải chấp chặt theo hình thức lễ nghi thế gian hay xuất thế gian.
6) Nên lấy kinh Di Đà làm công khóa sáng tối. Nếu có thời gian rảnh rang, lúc sáng sớm rửa ráy, súc miệng xong xuôi, trước hết dùng pháp Thập Niệm. Kế đó lại lễ Phật ba lạy, niệm kinh Di Đà một biến, Vãng Sanh Chú ba biến, niệm Kệ Tán Phật, niệm Phật năm trăm câu hoặc một ngàn câu rồi niệm Quán Âm, Thế Chí, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng mỗi danh hiệu ba câu. Tiếp đó niệm Hồi Hướng Văn, Tam Quy Y. Hãy chiếu theo cách tu hành được nêu ra trong Văn Sao hoặc trong phần phụ lục ở cuối cuốn Di Đà Kinh Bạch Thoại Chú. Những kinh khác như Kim Cang Kinh v.v… hãy nên tụng vào một thời khác tùy theo khả năng của chính mình.
7) Phật hiệu lẫn kinh Di Đà đều không có chữ nào cần đọc theo âm khác. Chữ “phạn thực” (飯食) đọc thành “phản tự” (反寺) là âm đọc thế gian, Tứ Thư, Ngũ Kinh đều đọc như thế. Do người ta thường vô ý nên tưởng là cách đọc đặc biệt. Ông hãy thử tra trong tự điển; nhưng chữ Phạn Thực đọc theo âm gốc của nó cũng được. Đọc theo âm gốc thì Phạn (飯) chính là cơm, Thực (食) là ăn, đọc theo âm đặc biệt thì Phản (飯) chính là ăn, Tự (食) chính là cơm[17], cho nên hai nghĩa này đều thông với nhau. Chỉ có trong Phật hiệu thì hai chữ Nam Mô (南無) phải đọc là Nạp Mạc (納莫)[18]. Cuối sách Bạch Thoại Chú đã giải thích tường tận ý nghĩa này, chớ nên đọc theo âm gốc của nó.
8) Niệm Phật hãy nên dựa theo phòng ốc của chính mình để cân nhắc khoảng không gian rộng hay hẹp. Nếu có thể đi nhiễu được (đi vòng quanh) thì trước hết nên đi nhiễu, hoặc đi nhiễu ngoài phòng cũng được. Khi nhiễu cũng nên hít thở thong thả, điều hòa (nhiễu Phật nhằm thể hiện sự tùy thuận ý Phật), chẳng phải chỉ nhằm biểu thị đi theo chiều thuận mà thôi. Hãy nên giữ sao cho sự tu trì của chính mình được thành kính, còn quỳ, đứng, ngồi, đi nhiễu [để niệm Phật đều được] miễn sao thuận tiện. Nếu muốn như pháp thì khi tụng kinh Di Đà nên quỳ, đứng tụng cũng được. Đến khi niệm Phật thì trước hết đi nhiễu, nhiễu niệm được một nửa số [câu hạn định] bèn ngồi niệm. Lúc ngồi niệm sắp xong, bèn quỳ niệm [Phật] mười tiếng, lại niệm Quán Âm, Thế Chí, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng mỗi danh hiệu mười tiếng, hoặc mỗi danh hiệu ba tiếng, cốt sao thân tâm thư thái, chẳng quá sức buông lung, hơi thở thông suốt, thân thể thoải mái, sẽ có ích không bị tổn hại!
Ông cho biết hãy còn mẹ, cố nhiên hãy nên đem lý này kính khuyên mẹ khiến cụ sanh lòng tin niệm Phật để mong cụ thoát khỏi biển sanh tử; há nên nói là “[làm như vậy] quá xấc xược?” Lòng cha mẹ yêu con không đâu chẳng thấu tới. Nếu cụ biết là hữu ích, há lẽ nào chẳng chịu tán thành, chấp nhận ư? Nếu cụ chẳng biết đến ích lợi này thì càng phải dùng nhiều cách khơi gợi, hướng dẫn để đấng sanh ra ta được hưởng lợi ích thật sự nơi Phật pháp. Đấy gọi là Hiếu. Nếu bà cụ cố chấp ý kiến của chính mình, chẳng chịu sanh lòng tin, hãy nên sám hối tội nghiệp thay cho cụ. “Lòng thành đến tột bậc, vàng đá cũng phải nứt”; huống chi mẹ con vốn sẵn mối liên quan thiên tánh. Nếu ông thật sự chân thành sám hối thay cho mẹ thì mẹ sẽ được Tam Bảo gia bị, sẽ có ngày chuyển lòng sanh tin tưởng. Lại nên khuyên Tông Đức, Huệ Sướng v.v… đều hành như thế thì tình thân cốt nhục một nhà đều cùng thành thượng thiện nhân trong cõi sen, may mắn nào bằng!
Thế sự ngày càng nhiễu nhương! Hãy nên siêng niệm Phật và niệm Quán Âm. Thầy Chân Đạt đi triều bái núi Cửu Hoa. Ngày Hai Mươi Lăm tháng Bảy, Quang đến chùa Thái Bình để lo chuyện in sách, sợ phải trong khoảng tháng Mười mới trở về núi được. Sách Nho Thích Nhất Quán của Dương Lệ Đường vẫn chưa in ra được. Sách ấy in ra chậm trễ thì sự chọn lựa ắt sẽ kỹ càng, nhưng nhiệm vụ quan trọng trong hiện thời chỉ là sốt sắng niệm Phật mà thôi! Phàm mọi chuyện cần phải dựa theo thời tiết, nhân duyên và năng lực của chính mình để luận. Ví như kẻ gặp nạn muốn trốn đi xa, tuy vàng ngọc đầy nhà đều chẳng dám cầm theo. Thứ chẳng thể không đem theo chỉ là lương thực; bởi lẽ một ngày không có cái ăn, ắt sẽ chẳng thể sống được! Nếu cầm theo vàng ngọc, chắc sẽ đến nỗi chuốc lấy cái họa mất mạng! Ông muốn được lợi ích trong thời thế này mà có các sách Tịnh Độ thì đã có thể không băn khoăn gì! Nếu chẳng chuyên tâm dốc chí, nếu lại coi rộng các sách đến tột cùng, chắc sẽ đến nỗi coi rẻ Tịnh Độ.
Sáng - tối nên tụng kinh Di Đà, chớ nên chỉ Thập Niệm. Vào lúc khởi đầu nên lễ Phật Thích Ca ba lạy. [Niệm Phật xong, đọc] nguyện văn tùy ý, ắt phải nên dựa theo bài văn ấy mà phát tâm thì mới là nguyện. Nếu xét theo những cảnh tượng của Nghê phu nhân như đã nói thì bà ta chắc chắn được vãng sanh. Trước tiên, bà ta thấy một cụ già râu bạc, chẳng thấy Phật và hoa sen; ấy là do công hạnh còn cạn nên thấy được [cảnh tượng] khá kém cỏi. Nói tới phẩm vị thì sẽ là thuộc vào khoảng Trung Phẩm Trung Sanh hay Trung Phẩm Hạ Sanh. Nhưng chín phẩm [vãng sanh] của Tây Phương chỉ là nói đại khái; chứ thật ra trong mỗi phẩm đều có vô lượng trăm ngàn vạn ức phẩm. Chỉ cần được vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, liễu sanh thoát tử. Tuy [vãng sanh] trong Hạ Phẩm Hạ Sanh, đã cao trỗi sanh lên cõi trời trăm ngàn vạn lần!
Gần đây tôi lại in Cảm Ứng Thiên Trực Giảng hai vạn bộ, vẫn chưa đóng bìa xong, khi hoàn tất sẽ gởi cho ông một gói. Hãy bảo con cái ông đều cùng đọc tụng, thọ trì thì khi chúng lớn khôn quyết chẳng đến nỗi chạy theo trào lưu làm những chuyện phế bỏ luân thường, vứt bỏ lòng thẹn v.v… Muốn cho con cái đều thành hiền thiện mà chẳng bắt tay thực hiện từ đây sẽ không có cách nào cả! Sách Khuê Phạm do ông Ngụy Mai Tôn đề xướng in một ngàn bộ vào năm ngoái, Quang cũng chịu tiền in năm mươi bộ. Năm nay Quang tự đề xướng in ba ngàn bộ. Sách này in bằng lối thạch bản, không có bản khắc ván, không có ai bán, nay gởi tới cho ông một gói. Lại có một gói [Học Phật] Thiển Thuyết, một gói Cảm Ứng [Thiên] Trực Giảng; hãy nên bảo con cái đều đọc sách này sẽ chẳng đến nỗi bị trào lưu xấu ác xoay chuyển. Ông hãy nên đọc kỹ lưỡng kinh điển và các trước thuật Tịnh Độ, còn các kinh Đại Thừa như Pháp Hoa, Lăng Nghiêm v.v… nếu cứ một mực nghiên cứu chắc sẽ ngược ngạo coi thường pháp môn Tịnh Độ, thì pháp được nghiên cứu sẽ chẳng phải là pháp để nương cậy được, mà pháp đáng để nương cậy thì do chẳng chuyên nghiên cứu, tìm tòi, chắc sẽ đâm ra không thể nương cậy được! Như vậy thì sẽ do đâu mà thoát khỏi biển khổ mịt mờ đây? Há chẳng phải là “cầu thăng hóa đọa, khéo quá thành vụng” ư?
Nếu thánh nhân giáng lâm vào Phàm Thánh Đồng Cư Độ trong thế giới Sa Bà cũng vẫn thị hiện làm phàm phu. Ắt họ phải tận tụy thực hành luân thường còn hơn người khác để người ta thấy họ đáng khâm phục, đáng bội phục. Sau đấy chắc sẽ thị hiện tướng trạng “từ mê đắc ngộ, cực lực tu trì”; hoặc suốt đời chẳng thị hiện tướng trạng tu trì Phật đạo, chết rồi mới thị hiện chuyện lạ lùng khiến cho người khác sanh lòng tỉnh ngộ sâu đậm. Bốn giáo Nho, Đạo, Gia Tô, Hồi đều có thánh hiền, nhưng lý tánh được họ nêu tỏ chỉ là Nhân thừa hay Thiên thừa trong Phật giáo mà thôi! Đối với bản tánh của tự tâm đều chưa thể nêu tỏ rốt ráo! Có kẻ chẳng hiểu nghĩa này, cho rằng: “Họ đều là thánh nhân nên sẽ đều là bình đẳng, chẳng có cao - thấp!” Hoặc cho rằng: “Do họ chưa nói đến tột cùng nguồn đạo, nên họ chẳng phải là thánh nhân!” Đối với tôn giáo của họ, họ đáng là bậc thánh nhân, nhưng đều chưa luận nói [tâm tánh, quả vị giải thoát] triệt để. Người giảng đạo luận đức trong cõi đời phần nhiều là như vậy.
Tìm lấy [một giáo pháp] chỉ bày trọn hết, trọn chẳng thừa sót gì “cội nguồn của chân - vọng, nguyên do sanh tử, chỗ cùng cực nơi tâm tánh, chúng sanh và Phật giống nhau, khác nhau như thế nào” mà loại Phật giáo ra thì sẽ không còn tôn giáo nào khác nữa! Bồ Tát thệ nguyện độ thoát chúng sanh vô cùng vô tận, tùy loại hiện hình, đủ mọi phương tiện để cảm hóa. Ấy gọi là “nên dùng thân nào để độ được bèn hiện thân ấy để thuyết pháp”. Nói tới “thuyết pháp”, cũng không phải chỉ riêng cho sự thuyết pháp bằng miệng, mà còn là dùng thân để nói; hoặc sau khi mất đi liền thị hiện những chuyện lạ lùng để thuyết pháp. Con dâu ông Mã Ngọc Cao và người đàn bà ăn mày xưa kia suốt đời tận tụy thực hiện [giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành luân thường, tuân giữ đạo đức], đáng gọi là bậc “giữ vững đức hạnh nữ giới, nêu gương mẫu cho giới khuê các”. Ở đây tôi nêu lên những dấu tích con người có thể thấy nghe, còn sau khi chết đi, hiện ra các tướng thì trong kinh của Nho, Đạo, Gia Tô, Hồi chẳng thể có được, ấy chính là tướng chứng quả ngay trong hiện đời của Phật giáo.
Tiếc là trong cõi đời kẻ biết đạo ít ỏi, không thể nêu rõ chuyện này, [nên sự thị hiện các tướng nhằm biểu thị người vừa mất ấy đã chứng quả ngay trong đời này] chỉ trở thành một thứ sự tích lạ lùng được lưu truyền. Bồ Tát muốn hóa độ ngoại đạo khiến cho họ theo Phật đạo mà nếu chẳng thị hiện hình tích của ngoại đạo thì kẻ ngoại đạo ấy không cách chi sanh lòng tin tưởng, ngưỡng mộ để bắt đầu tu trì được! Những hình tích được thị hiện cũng là những phương tiện chẳng thể nói trọn hết được! Những gì được nói trong phẩm Phổ Môn bất quá là thuật bày đại khái mà thôi! Hiện nay, thế đạo bại hoại đến cùng cực, kẻ tín phụng Phật giáo niệm Phật, niệm Quán Âm được linh cảm rất nhiều. Quang do bận bịu, tinh thần chẳng đủ, cho nên không ghi chép. Nếu ghi chép sẽ thành một quyển sách lớn!
Ông tương đối có của ăn của để, gặp nhằm thời thế này hãy nên cạn lòng thành, tận lòng kính cùng với Tông Đức, Huệ Sướng v.v… niệm Phật và niệm thánh hiệu Quán Âm để được nương cậy. Đối với việc nghiên cứu giáo nghĩa và các nghĩa lý trong Mật Tông, cũng chẳng qua nhằm để mở mang, phát khởi trí thức mà thôi. Nếu muốn nhờ vào đấy để liễu sanh tử, sẽ trọn chẳng thể được đâu! Vì sao vậy? Do trong các tông khác đều phải cậy vào tự lực để tu đến mức “nghiệp tận, tình không” thì mới có phần liễu sanh tử. Nếu không, dẫu cho ngộ xứ sâu xa, công phu cao cả, công đức lớn lao, vẫn đều chẳng thể liễu được! Chỉ có một pháp Tịnh Độ là chẳng đoạn Hoặc nghiệp mà có thể cậy vào Phật từ lực để đới nghiệp vãng sanh. Hết thảy các pháp môn khác chẳng thể sánh với pháp này được! Nếu không có thiện căn thật sự, chắc chắn khó thể tin tưởng triệt để. Nói tới Quán Kinh thì đấy chính là Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh; trong Văn Sao đã dẫn hoặc trích lục hai ba câu, những câu tiếp đó là phần giảng rõ ý nghĩa. Ông đã không chỉ rõ trang số mấy nên cũng chẳng tiện để tra duyệt. “Phật cáo A Nan và Vi Đề Hy” chính là phần kinh văn của Quán Kinh. Hai chữ “Quán Kinh” chính là tựa đề của kinh nhưng viết giản lược.
Cũng chớ nên hiểu lầm câu nói “các giáo chẳng chia môn đình”. Nếu để lẫn lộn không phân biệt thì đại, tiểu, tà, chánh, làm sao phán đoán được! Nếu xét tới cái gốc rốt ráo để [các giáo] quy nạp về thì chẳng quy vào Phật giáo sẽ quy về đâu? Ví như sông to, rạch lớn đã tự rộng lớn, sâu thẳm, nhưng nếu chẳng quy về biển cả thì sẽ từ đâu mà có được? Biển đã tồn tại kể từ lúc có trời đất, ngày ngày vẫn như thế, thâu nhận [các dòng nước đổ vào] vẫn chẳng thấy tăng thêm; còn sông to thì khi mưa Thu trút xuống sẽ mênh mông, tràn ngập. Ông nói “khi chết sẽ theo cùng một đường” cũng không thích đáng lắm! Chỉ có Chết là giống nhau, nhưng sanh trong lục đạo và chứng Tứ Thánh, khổ - vui khác biệt một trời một vực! Sao lại nói là “cùng một đường” cho được?
[Ông nói]: “Các giáo tùy theo sự tu tập mà mắc tội, được phước. Thiên Đường, địa ngục cố nhiên không hai. Nhưng coi là một thì lẽ ra các giáo đều chẳng có chân nghĩa”. Nói như vậy, ông vẫn chưa biết lẽ chân thật trong các giáo, mà cũng chưa thể mỗi mỗi đều bình đẳng. Những gì được coi là lẽ chân thật trong các giáo ấy đều là chút phần của sự thật trong Phật giáo, chứ chưa thể hoàn toàn chân thật, trọn chẳng có sai khác! Nếu đã hoàn toàn đều là thật thì cần gì phải “nên dùng thân nào để độ được, bèn hiện thân ấy để thuyết pháp”? Trương Thuần Nhất chính là đầu lãnh Gia Tô giáo, do ông ta học vấn uyên bác nên sau đấy mới biết đến Phật; năm sáu năm trước đây đã cùng vợ quy y với Quang. Ông ta có pháp danh là Chứng Lý, bà vợ pháp danh là Chứng Từ. Dương Lệ Đường gởi cho Thuần Nhất một cuốn sách là vì Thuần Nhất trước đó tin tưởng đạo Cơ Đốc, sau theo Phật giáo.
Ông lẫn lộn, tưởng “hiện thân” là thật nghĩa, chẳng hiểu “hiện thân là rủ lòng tiếp dẫn cùng lên nẻo giác”. Đủ thấy, đối với đạo lý, ông còn chưa hiểu rõ nên mới ăn nói lẫn lộn, không chọn lựa, phân biệt. Nếu chấp đó là đúng sẽ tự lầm, lầm người chẳng cạn đấy! Xin hãy sốt sắng sửa lỗi hướng lành, niệm danh hiệu Phật, lâu ngày sẽ tự bật cười. Cổ nhân giải thích câu: “Như Lai chẳng bỏ [kẻ chỉ có] phước [nhỏ nhoi] vừa lọt đầu mũi kim” như sau: “Như ông lão tám mươi múa may để dạy con cháu”; hiện thân thuyết pháp cũng giống như thế đấy! Nếu ông tưởng hiện những thân ấy là đắc đạo rốt ráo thì sẽ hoàn toàn trái nghịch với ý nghĩa hiện thân của Bồ Tát. Nếu như ông nói thì các giáo đều có người đắc đạo, cần gì Bồ Tát phải rủ lòng hiện thân trong giáo của họ để hoằng dương giáo ấy nữa? Ông chẳng biết Bồ Tát biến hiện chính là phương tiện quyền xảo, thị hiện đồng sự[19] để dẫn bọn họ vào trong Phật thừa. Đối với văn mà ông còn chưa hiểu rõ rệt, huống là hiểu ý nghĩa ư? Nhưng ông tự cho là đã biết, đã hiểu rõ, nên mới có thứ ngôn luận ấy. Nếu Quang chẳng chỉ ra, đả phá, sợ ông gặp phải một vị tri thức vướng mắc nơi phương diện tình kiến cứ hàm hồ phân tích, giải thích thì sự bưng bít [nơi kiến giải của ông] sẽ khó thể đục phá được!
Quang già rồi, không làm được gì. Hơn mười năm qua, thù tiếp hết sức bận rộn; nay thì thù tiếp ngày càng nhiều, tinh thần ngày một giảm! Cứ kéo dài như thế này ắt sẽ mệt nhọc chết mất! Đã vô ích cho người, mà chính mình còn bị tổn hại! Vì thế, dự định xuống núi vào cuối tháng Hai, qua chùa Thái Bình ở bến Trần Gia, Thượng Hải, lo liệu chuyện in sách; đến tháng Sáu vẫn trở về núi vì ở Thượng Hải quá nóng. Tháng Bảy xuống núi không trở về nữa. Đến tháng Tám, tháng Chín chuyện in sách [kết thúc], lưu Chỉ Bản ở chỗ cất giữ [thuộc thư cục] để tùy ý ai muốn ấn loát thì giao thiệp với Thư Cục. Sắp xếp thoả đáng mọi chuyện xong sẽ ẩn náu, diệt tung tích lâu dài. Từ đấy vĩnh viễn chẳng qua lại, giao thiệp với hết thảy mọi người nữa! Ông chỉ nên y theo Văn Sao, Gia Ngôn Lục mà tu, quyết chẳng đến nỗi không được liễu thoát. Nếu lầm lạc muốn làm đại thông gia, coi pháp môn Tịnh Độ là thừa thãi, theo thiện tri thức các tông học các pháp môn Tông, Giáo, Mật v.v… thì làm đại thông gia chắc đạt được một hai phần, nhưng muốn nhờ vào sự hiểu biết nửa vời ấy để mong liễu sanh tử thì có mộng cũng chẳng mơ thấy đâu! Đấy là lời cuối cùng Quang dành cho ông, chẳng biết ông có nghĩ như vậy là đúng hay chăng?
Dùng niệm Phật [để cầu nguyện chánh đáng] thì mọi sở cầu đều được thỏa. Cầu phước thọ cho cha mẹ hiện tại, cầu cho tổ tông quá khứ được siêu thăng đều được cả; nhưng cần phải chí thành đến cùng cực thì mới có cảm ứng. Nếu hời hợt, hờ hững thì cũng sẽ được lợi ích hời hợt, hờ hững. Đối với bài văn hồi hướng thì hãy nên ngay sau phần chánh hồi hướng[20], tùy theo ý mong cầu của mình mà đọc mấy câu, chỉ nhằm biểu lộ tấm lòng, chẳng cần phải phô phang. Ông đã biết pháp môn Tịnh Độ thì càng phải nên nói với hết thảy mọi người về lợi ích ấy khiến cho họ tu trì, huống là cha mẹ sanh ra ta ư? Hồi hướng cho cha mẹ cố nhiên là chuyện hợp lẽ đến tột cùng; nhưng chẳng khuyên lơn cha mẹ, chỉ tự mình tu trì là đã đánh mất ý nghĩa hiếu thảo chân thật với cha mẹ vậy!
Nếu tánh tình cha mẹ trái nghịch với Phật, hãy nên chí thành trì niệm hồi hướng thay cho cha mẹ để họ được tiêu trừ túc nghiệp. Lâu ngày chầy tháng, [cha mẹ] sẽ tự sanh lòng tin tưởng, tu trì. “Lòng Thành đến tột cùng, đá vàng cũng nứt”. Huống chi cha con sẵn mối liên quan tự nhiên, lẽ nào chẳng thể chuyển dời được ư? Hãy nên nghiêm túc dạy dỗ con cái bằng lý nhân quả báo ứng và đạo làm người, như cha từ, con hiếu, anh nhường, em kính v.v… ai nấy tự trọn hết bổn phận của chính mình. Nếu ông có thể nghe theo lời tôi thì sống sẽ dự vào bậc thánh hiền, mất về cõi Cực Lạc, ấy chính là chuyện quyết định không còn nghi ngờ vậy!
Cõi đời hiện thời nguy hiểm vạn phần; hãy nên suất lãnh người nhà niệm Phật và niệm thánh hiệu Quán Âm lâu dài, ắt sẽ có cảm ứng chẳng thể nghĩ bàn. Chuyện ăn chay thật ra cực dễ dàng, chỉ vì chưa thấu hiểu suy xét sâu xa nên mới cảm thấy rất khó khăn. Chúng ta đã sợ tai nạn đao binh, hãy nghĩ hết thảy sanh vật có tự chịu mổ, chặt, nấu, thui để thỏa sự ham muốn phát xuất từ miệng bụng của chúng ta hay chăng? Há chúng nó có muốn chết, vui vẻ chịu làm thức ăn cho con người hay chăng? Thánh nhân dạy “trung hậu, khoan thứ là cách đạo chẳng xa; điều gì ta chẳng muốn người khác làm cho ta thì cũng đừng làm điều ấy cho người khác” nhằm giảng rõ ý nghĩa này. Thử nghĩ ta và chúng cùng được phú bẩm cái tâm này, cùng biết “tham sống, sợ chết”, cùng biết “hướng lành, tránh dữ”, cùng biết “cảm ơn, ôm hận”; há nên hằng ngày vẫn ăn thịt bọn chúng ư? Đã nhẫn tâm ăn thịt bọn chúng, tức là cùng một tâm hạnh với lũ thổ phỉ, giặc cướp! Đã chẳng muốn bị bọn thổ phỉ cướp đoạt, sát thương; sao lại yên tâm khoái ý giết chóc, nấu nướng, ăn nuốt hết thảy sanh mạng trên đất dưới nước? Nguyên do đều là vì chẳng chịu phản tỉnh nên đến nỗi cách xa đạo vời vợi!
Chỉ sợ không tin pháp môn Tịnh Độ tới nơi tới chốn. Nếu tin đến nơi đến chốn thì hết thảy mọi người đều được vãng sanh. Đã có sức đại từ bi của Phật, cần gì đến Quang? Con người gần đây phần đông thấy lạ nghĩ khác, kẻ có tín tâm thường chẳng biết cội nguồn của pháp môn Tịnh Độ, hoặc học những pháp Thiền, Giáo, Mật v.v… Nếu muốn làm vị thiện tri thức đại thông gia thì được, chứ nếu muốn cậy vào Phật từ lực để vãng sanh Tây Phương ngay trong đời này thì do sở học quá nhiều, chắc sẽ coi thường Tịnh Độ! Do đã chẳng thể đoạn Hoặc chứng Chân để tự lực liễu thoát, lại không có tín nguyện niệm Phật để cậy vào Phật lực hòng liễu thoát thì nỗi khổ nơi tam đồ lục đạo trong tương lai so với nỗi khổ hiện thời sẽ còn gấp trăm ngàn vạn lần!
Nhân dân hiện thời không ai chẳng trong cảnh nước sâu lửa bỏng, nhưng những kẻ có thế lực ai nấy đều muốn cho con cháu mình được phú quý tôn vinh vĩnh cửu, chẳng đoái hoài nhân dân nghèo nàn, khốn khổ, tử vong. Cái gốc họa ấy đều là do Trình - Châu và bọn Lý Học đả phá bài xích nhân quả báo ứng và sanh tử luân hồi ươm thành. Nếu bọn họ đề xướng nhân quả báo ứng, sanh tử, luân hồi, thì những nhà Nho đời sau đều chẳng dám bảo [nhân quả, báo ứng, luân hồi] đều là không có. Dẫu bọn họ muốn làm chuyện tổn người, lợi mình, thương thiên, hại lý đi nữa, nhưng do thấy có ác báo, sợ mai sau chịu khổ khó kham, do đấy sẽ chẳng dám! Vì Trình - Châu cho là không có những chuyện ấy, nên những kẻ xấu hèn, tàn nhẫn dám làm ác không kiêng dè gì! Lại thêm gió Âu vừa thổi tới thì chuyện phế kinh điển, phế luân thường, giết cha, gian mẹ đều cùng được cực lực đề xướng nhằm mong được thực hiện. Nguồn gốc của mối họa này bắt nguồn từ Lý Học, chẳng đáng buồn sao? Do vậy hãy nên sốt sắng sanh lòng tin phát nguyện để cầu sanh Tây Phương.
Chữ “phạn thực” (飯食) trong kinh Kim Cang được đọc thành “phản tự” cũng chẳng phải là nghĩa trong nhà Phật, mà là nghĩa theo sách Nho, nhưng con người chẳng tự suy xét! [Trong các bản kinh Kim Cang được lưu hành], câu chữ [có một đôi chỗ] khác nhau, như “tức” (即) và “tắc” (則) các bản thường dùng thay thế cho nhau. Điều này không khẩn yếu lắm! Nếu kinh ghi là Tức thì đọc là Tức, ghi là Tắc thì đọc là Tắc, bởi Tắc có nghĩa là Tức, không sai biệt cho lắm. Có kẻ bịa chuyện quốc vương Cao Ly húy là Tắc (稷: tên một loại lúa) nên đổi chữ Tức thành Tắc. Đây là lời bàn luận mù quáng của kẻ chẳng biết sự việc. Thêm nữa, đoạn “Nhẫn Nhục Ba La Mật…” có bản chép thành hai câu, có bản chép thành ba câu. Nên biết rằng: Ghi thành hai câu thì ý nghĩa cũng hoàn toàn là ba câu, chứ không phải là “hai câu hoàn toàn chẳng có nghĩa của ba câu”, nhưng dựa theo bản kinh mà niệm hai câu hay ba câu đều không trở ngại gì. Bản kinh chép là ba câu liền niệm ba câu, chép là hai câu liền niệm hai câu.
Trong các câu “nguyện nhạo dục văn” (nguyện ưa thích muốn nghe), “thị nhạo A Lan Na hạnh giả” (là kẻ ưa thích hạnh Tịch Tĩnh), chữ Nhạo (樂) đọc giọng Khứ Thanh, giống như chữ Yếu[21] (要). Trong kinh, hễ chữ Hành (行) được dùng để chỉ cho hành động của người làm thì nhà Nho đọc là Hưng (興), Khứ thanh, đều đọc như âm Hạn (限)[22], tức là biến âm của chữ “thực hành”. Những bản in các bài chú như Đại Bi v.v… hơi khác nhau, cứ chiếu theo bản in để đọc sẽ chẳng trở ngại gì, bởi lẽ chú là tiếng Phạn, con người không thể biết được [nghĩa], chỉ chí tâm niệm ắt có lợi ích lớn lao, chẳng cần phải suy luận theo mặt chữ. Bản [chú Đại Bi] được lưu thông ở Hồ Nam tôi cũng chưa được thấy, chẳng thể nói là đúng hay sai. Chỉ cần chí thành trì tụng thì sẽ tự được công đức chẳng thể nghĩ bàn, muôn phần chớ nên hoài nghi bản kinh có sai ngoa thì sẽ đạt được lợi ích. Theo lý, phải nên niệm tựa đề kinh.
Ước theo mặt Sự, quả thật Tịnh Độ có cảnh tượng trang nghiêm đến cùng cực. Ước về mặt Lý thì duy tâm sở hiện, do tâm thanh tịnh nên các cảnh giới ấy đều thanh tịnh. Cố nhiên, Lý và Sự chẳng thể tách rời, chẳng qua nhấn mạnh nơi nghĩa nào mà chia ra thành Sự hay thành Lý. Ông chỉ nên đọc kỹ bài Tông Giáo Bất Nghi Hỗn Lạm Luận [trong Văn Sao Chánh Biên], sẽ tự biết rõ văn và lý của Chân Đế và Tục Đế, cũng như nghĩa lý ước theo cảnh để thí dụ vậy. Kiến địa của ông đã như thế thì chỉ nên học theo kẻ thật thà chất phác nhất tâm niệm Phật. Nếu do lòng ham cao chuộng xa rồi lầm lạc sanh cái tâm ức kiến (đoán mò, tự dựa theo những ý kiến phỏng đoán của chính mình) thì chỉ sợ chưa được lợi ích mà đã bị tổn hại trước!
Đang trong lúc thiên tai nhân họa ngập tràn này, cố nhiên hãy nên suất lãnh người nhà sốt sắng niệm Phật và niệm thánh hiệu Quán Âm, còn hết thảy những nghĩa khác dẫu chưa hiểu rõ ràng đều chẳng bận tâm, đợi khi nào nghiệp tiêu trí rạng sẽ tự có thể “vừa đọc liền hiểu rõ ngay”. Nếu không, dẫu có hiểu rõ rệt văn lẫn lý, cũng chỉ là ăn nói lưu loát, chứ khi tai nạn giáng xuống, sanh tử xảy đến, nhất định chẳng dùng được gì! Hai pháp Sự và Lý chẳng tách rời nhau, bởi có tịnh tâm thì mới có tịnh cảnh. Nếu không có tịnh cảnh, làm sao hiển được tịnh tâm? Tâm tịnh thì cõi Phật tịnh, đấy gọi là “tâm có đủ”. Nếu tâm không có đủ thì nhân chẳng cảm được quả!
Ông nghĩ Sự chỉ là sự tướng trang nghiêm, Lý chỉ là tâm tánh lý thể; [nếu] Lý ở ngoài Sự, Sự ở ngoài Lý thì làm sao gọi là Lý - Sự cho được? Ví như dựng nhà, kèo, xà, rường, cột, tường, vách là Sự, khoảng không trong nhà chính là Lý. Chỉ vì có kèo, xà, rường, cột nên mới có được khoảng không trong nhà; do có khoảng không ấy nên có thể xếp đặt kèo, xà, rường, cột! Lý - Sự dùng lẫn cho nhau, cũng như Không và Hữu dùng lẫn cho nhau. há nên chấp chết cứng vào thiên kiến, cho là Hữu thì chẳng có Không, đã Không thì chẳng có Hữu vậy? Nếu chẳng hiểu rõ ràng thứ nghĩa lý này, hãy nên siêng năng trì tụng, đừng suy lường xằng bậy! Lâu ngày chầy tháng, nghiệp tiêu trí rạng, sẽ tự có thể [thấy những suy đoán xằng bậy ấy] ví như một trò cười! Lúc [color=#4000FF]ban đầu, cổ nhân luôn sốt sắng dụng công dốc sức, chứ chẳng bận tâm suy lường. Bởi vậy, cổ nhân nhất cử nhất động không gì đều chẳng phải nhằm làm cho mọi người đều thực hiện được!
[/colora
http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambien/aqvstambien13.htm
Nhận được thư, biết niệm mỗi ngày một thuần, khôn ngăn vui mừng, an ủi. Năm nay loạn lạc quả là từ ngàn xưa chưa hề nghe nói tới! Đấy đều là vì ác nghiệp của chúng ta từ trong những kiếp xa xưa cảm vời, nên tuy chưa thật sự chịu khổ mà sự kinh hoảng, thê thảm đã chẳng thể nào diễn tả được! Các hạ đã biết nóng giận có hại, sao trong lúc nổi nóng chẳng nghĩ mình đã chết? Chết rồi thì mặc cho ai làm gì thì làm, trọn chẳng tranh chấp với họ! Nếu luôn nghĩ sẽ chết thì đạo niệm sẽ tự thiết tha, tình niệm sẽ tự dứt.
Người đời nay thích lập ra chương trình mới, những kẻ phế bỏ luân thường, vứt bỏ lòng thẹn v.v… còn công khai đề xướng, muốn thúc đẩy tiến hành trên khắp toàn quốc. Chúng ta tuân theo giáo giới của đức Phật, kiêng giết, ăn chay, há còn sợ những người cùng một tôn giáo dị nghị? “Gặp chuyện nhân chẳng nhường, thấy chuyện nghĩa liền dũng mãnh làm”, vẫn mong lấy thân làm gương để dẫn dắt những kẻ câu nệ nơi giáo vào được pháp môn Đại Thừa ngõ hầu chẳng phụ ân Phật, chẳng phụ tánh linh của chính mình thì mới là đạo cứu thế.
Người cao tuổi cố nhiên nên nhất tâm niệm Phật; đọc kinh luận Đại Thừa chẳng qua là để hiểu rõ Lý Tánh, gieo thiện căn mà thôi! Nếu đã muốn liễu thoát ngay trong đời này, xin hãy như đã đến lúc lâm chung, như đọa trong nước lửa lớn mong được cứu vớt mà niệm Phật, ắt sẽ có thể cậy vào Phật từ lực đới nghiệp vãng sanh. Nếu không, sẽ khó giữ vững được! Xin hãy đọc kỹ Văn Sao sẽ tự biết.
Người đời thường câu nệ vào giới hạn giữa các giáo đến nỗi suốt đời chẳng nghe đại pháp, mà vẫn tự cho là có công tuân thủ bổn giáo (giáo pháp của chính mình [đang tu học]). Nếu [vị nào] thật sự là thánh hiền của bổn giáo mà chỉ cho phép người khác nương theo [những lý lẽ trong] bổn giáo để luận giáo, còn những lý thuộc các giáo khác dẫu có hay hơn bổn giáo cũng chẳng chấp nhận đưa vào; nếu có đưa vào đi nữa thì cũng không tán thành. Nếu vậy thì thật sự chẳng khác gì tri kiến của lũ trẻ nhỏ ở ngoài chợ búa, há còn đáng gọi là thánh hiền nữa ư? Do vậy, biết rằng: Tự ràng buộc mình bởi giáo điều đều là trái nghịch tâm của các vị thánh hiền trong bổn giáo.
Ông vốn là Hồi giáo, tín phụng Phật pháp, quy y Tam Bảo, đáng gọi là “bậc hào kiệt”. Nhưng phải gắng sức giữ vẹn luân thường, nghiêm túc trọn hết bổn phận của chính mình, đừng làm các điều ác, vâng làm các điều lành, tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tây Phương. Dùng những điều này để tự hành, lại còn dùng đấy để dạy người, chắc chắn sẽ tự có thể thoát khỏi đời ác Ngũ Trược này, sanh sang cõi sen thanh tịnh kia, chẳng đến nỗi trên phụ ân Phật, dưới phụ tánh linh của chính mình. Nay đặt pháp danh cho ông là Tông Đạo, vợ ông là Tông Đức, Văn Khánh có pháp danh là Huệ Sướng, Văn Dũ có pháp danh là Huệ Phong, Văn Trí có pháp danh là Huệ Thuần, Văn Hinh pháp danh là Huệ Phức để bọn họ đều cùng ăn chay niệm Phật. Nếu chẳng thể ăn chay thuần thì đừng mặc sức ăn [mặn]. Một là gìn giữ tâm Từ, hai là bảo vệ thân thể. Tôn giáo của ông ăn thịt trâu bò, hãy nên kiêng tránh, bởi trâu bò có công đối với con người, ăn vào sẽ càng thêm tội lỗi.
Người Hồ Nam ăn cơm [có thói quen] không ăn hết, phong tục ấy thật tệ. Đối với người dân, thức ăn trọng như trời, sao dám phung phí? Hãy nên nói với con cái và tôi tớ về nguyên do này, dẫu một hạt hay nửa hạt cũng không nên phí! Nếu con người quăng vứt ngũ cốc, chắc chắn đời sau sẽ không có cơm ăn, cũng có kẻ bị quả báo chết đói ngay trong đời này! Nếu con người giẫm đạp giấy viết chữ, chắc chắn đời sau sẽ không mắt, ngu si, vô tri.
Hãy nên dạy con cái v.v… cùng đọc Âm Chất Văn, Cảm Ứng Thiên, giảng nói cho bọn họ hiểu để họ biết tới đạo làm người và lý nhân quả ba đời, tương lai sẽ chẳng đến nỗi thành phường bạo ác. Kẻ giết cha, giết mẹ, phế luân thường, vứt bỏ lòng thẹn đều do từ lúc ban đầu đã chẳng biết đạo làm người và nhân quả báo ứng. Vừa được nghe tà thuyết bèn cực lực nương theo để thỏa cái tâm phóng túng không kiêng dè, đáng buồn thay! Nay gởi cho ông Di Đà Kinh Bạch Thoại, Tâm Kinh Chú, Học Phật Thiển Thuyết, Cảm Ứng Thiên Vựng Biên, gộp chung thành một gói để ông lấy đó làm căn cứ giáo huấn lũ con về đạo lập thân tu đức.
Ông chưa hết lòng đọc kỹ Văn Sao. Nếu có đọc cũng chỉ hời hợt lướt mắt qua mà thôi!
1) Ông nói “thoạt đầu, từ Thập Niệm mà tiến hành”, chẳng biết pháp Thập Niệm vì người cực bận rộn mà lập ra. Do họ suốt ngày không được rảnh rang, chỉ có thể niệm mười hơi vào buổi sáng. Nếu là người có thời gian và sức lực, há phải chỉ có mười niệm là xong ư? Nếu trước hết niệm mười niệm, rồi dựa theo thân phận của chính mình mà lập ra công khóa để thực hiện thì được. Nếu chỉ mười niệm rồi thôi, sẽ không được! Huống chi đang trong tình thế hoạn nạn này, nguy cơ họa hại mai phục bốn phía. Nếu chẳng chuyên dốc chí niệm Phật và niệm Quán Âm, lỡ một mai họa hoạn xảy tới, còn có cách nào để được yên vui nữa đây? Huống chi gia đình ông còn mang tiếng là “có của ăn, của để”, tuy hiện thời đã kém trước kia, nhưng những kẻ si dại thường muốn đoạt lấy. Ông không biết pháp môn Tịnh Độ thì thôi! Đã biết rồi há nên tu trì hờ hững? Nếu nói “duyên thế gian khó thể vô ngại” thì chỉ nên “hễ có chuyện bèn giảm lần”. Lúc vô sự, sao không chuẩn bị sẵn cho lúc hữu sự để khỏi mắc lỗi gián đoạn chẳng tu tập vậy?
2) Xét theo lý, nên ăn chay thuần; dẫu gặp tình thế khó thể ăn chay ngay, cũng nên bớt ăn [mặn]. Dẫu ăn thì cũng nên giữ tấm lòng thương xót, độ thoát, chứ không phải là “người ăn mặn chẳng được niệm Phật!”
3) Niệm Phật há có chương trình nhất định! Chỉ nên chọn sao cho thích nghi. Lúc sáng suốt, tỉnh táo thì niệm theo lối Kim Cang trì hoặc niệm thầm. Lúc hôn trầm thì niệm nhỏ tiếng hoặc niệm lớn tiếng.
4) Lễ Phật một lạy diệt tội hà sa. Hãy nên lượng theo khả năng của chính mình, đừng chỉ mong sao an nhàn, thảnh thơi.
5) Lễ Phật chỉ cốt sao chí thành, cung kính; cố nhiên chẳng phải chấp chặt theo hình thức lễ nghi thế gian hay xuất thế gian.
6) Nên lấy kinh Di Đà làm công khóa sáng tối. Nếu có thời gian rảnh rang, lúc sáng sớm rửa ráy, súc miệng xong xuôi, trước hết dùng pháp Thập Niệm. Kế đó lại lễ Phật ba lạy, niệm kinh Di Đà một biến, Vãng Sanh Chú ba biến, niệm Kệ Tán Phật, niệm Phật năm trăm câu hoặc một ngàn câu rồi niệm Quán Âm, Thế Chí, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng mỗi danh hiệu ba câu. Tiếp đó niệm Hồi Hướng Văn, Tam Quy Y. Hãy chiếu theo cách tu hành được nêu ra trong Văn Sao hoặc trong phần phụ lục ở cuối cuốn Di Đà Kinh Bạch Thoại Chú. Những kinh khác như Kim Cang Kinh v.v… hãy nên tụng vào một thời khác tùy theo khả năng của chính mình.
7) Phật hiệu lẫn kinh Di Đà đều không có chữ nào cần đọc theo âm khác. Chữ “phạn thực” (飯食) đọc thành “phản tự” (反寺) là âm đọc thế gian, Tứ Thư, Ngũ Kinh đều đọc như thế. Do người ta thường vô ý nên tưởng là cách đọc đặc biệt. Ông hãy thử tra trong tự điển; nhưng chữ Phạn Thực đọc theo âm gốc của nó cũng được. Đọc theo âm gốc thì Phạn (飯) chính là cơm, Thực (食) là ăn, đọc theo âm đặc biệt thì Phản (飯) chính là ăn, Tự (食) chính là cơm[17], cho nên hai nghĩa này đều thông với nhau. Chỉ có trong Phật hiệu thì hai chữ Nam Mô (南無) phải đọc là Nạp Mạc (納莫)[18]. Cuối sách Bạch Thoại Chú đã giải thích tường tận ý nghĩa này, chớ nên đọc theo âm gốc của nó.
8) Niệm Phật hãy nên dựa theo phòng ốc của chính mình để cân nhắc khoảng không gian rộng hay hẹp. Nếu có thể đi nhiễu được (đi vòng quanh) thì trước hết nên đi nhiễu, hoặc đi nhiễu ngoài phòng cũng được. Khi nhiễu cũng nên hít thở thong thả, điều hòa (nhiễu Phật nhằm thể hiện sự tùy thuận ý Phật), chẳng phải chỉ nhằm biểu thị đi theo chiều thuận mà thôi. Hãy nên giữ sao cho sự tu trì của chính mình được thành kính, còn quỳ, đứng, ngồi, đi nhiễu [để niệm Phật đều được] miễn sao thuận tiện. Nếu muốn như pháp thì khi tụng kinh Di Đà nên quỳ, đứng tụng cũng được. Đến khi niệm Phật thì trước hết đi nhiễu, nhiễu niệm được một nửa số [câu hạn định] bèn ngồi niệm. Lúc ngồi niệm sắp xong, bèn quỳ niệm [Phật] mười tiếng, lại niệm Quán Âm, Thế Chí, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng mỗi danh hiệu mười tiếng, hoặc mỗi danh hiệu ba tiếng, cốt sao thân tâm thư thái, chẳng quá sức buông lung, hơi thở thông suốt, thân thể thoải mái, sẽ có ích không bị tổn hại!
Ông cho biết hãy còn mẹ, cố nhiên hãy nên đem lý này kính khuyên mẹ khiến cụ sanh lòng tin niệm Phật để mong cụ thoát khỏi biển sanh tử; há nên nói là “[làm như vậy] quá xấc xược?” Lòng cha mẹ yêu con không đâu chẳng thấu tới. Nếu cụ biết là hữu ích, há lẽ nào chẳng chịu tán thành, chấp nhận ư? Nếu cụ chẳng biết đến ích lợi này thì càng phải dùng nhiều cách khơi gợi, hướng dẫn để đấng sanh ra ta được hưởng lợi ích thật sự nơi Phật pháp. Đấy gọi là Hiếu. Nếu bà cụ cố chấp ý kiến của chính mình, chẳng chịu sanh lòng tin, hãy nên sám hối tội nghiệp thay cho cụ. “Lòng thành đến tột bậc, vàng đá cũng phải nứt”; huống chi mẹ con vốn sẵn mối liên quan thiên tánh. Nếu ông thật sự chân thành sám hối thay cho mẹ thì mẹ sẽ được Tam Bảo gia bị, sẽ có ngày chuyển lòng sanh tin tưởng. Lại nên khuyên Tông Đức, Huệ Sướng v.v… đều hành như thế thì tình thân cốt nhục một nhà đều cùng thành thượng thiện nhân trong cõi sen, may mắn nào bằng!
Thế sự ngày càng nhiễu nhương! Hãy nên siêng niệm Phật và niệm Quán Âm. Thầy Chân Đạt đi triều bái núi Cửu Hoa. Ngày Hai Mươi Lăm tháng Bảy, Quang đến chùa Thái Bình để lo chuyện in sách, sợ phải trong khoảng tháng Mười mới trở về núi được. Sách Nho Thích Nhất Quán của Dương Lệ Đường vẫn chưa in ra được. Sách ấy in ra chậm trễ thì sự chọn lựa ắt sẽ kỹ càng, nhưng nhiệm vụ quan trọng trong hiện thời chỉ là sốt sắng niệm Phật mà thôi! Phàm mọi chuyện cần phải dựa theo thời tiết, nhân duyên và năng lực của chính mình để luận. Ví như kẻ gặp nạn muốn trốn đi xa, tuy vàng ngọc đầy nhà đều chẳng dám cầm theo. Thứ chẳng thể không đem theo chỉ là lương thực; bởi lẽ một ngày không có cái ăn, ắt sẽ chẳng thể sống được! Nếu cầm theo vàng ngọc, chắc sẽ đến nỗi chuốc lấy cái họa mất mạng! Ông muốn được lợi ích trong thời thế này mà có các sách Tịnh Độ thì đã có thể không băn khoăn gì! Nếu chẳng chuyên tâm dốc chí, nếu lại coi rộng các sách đến tột cùng, chắc sẽ đến nỗi coi rẻ Tịnh Độ.
Sáng - tối nên tụng kinh Di Đà, chớ nên chỉ Thập Niệm. Vào lúc khởi đầu nên lễ Phật Thích Ca ba lạy. [Niệm Phật xong, đọc] nguyện văn tùy ý, ắt phải nên dựa theo bài văn ấy mà phát tâm thì mới là nguyện. Nếu xét theo những cảnh tượng của Nghê phu nhân như đã nói thì bà ta chắc chắn được vãng sanh. Trước tiên, bà ta thấy một cụ già râu bạc, chẳng thấy Phật và hoa sen; ấy là do công hạnh còn cạn nên thấy được [cảnh tượng] khá kém cỏi. Nói tới phẩm vị thì sẽ là thuộc vào khoảng Trung Phẩm Trung Sanh hay Trung Phẩm Hạ Sanh. Nhưng chín phẩm [vãng sanh] của Tây Phương chỉ là nói đại khái; chứ thật ra trong mỗi phẩm đều có vô lượng trăm ngàn vạn ức phẩm. Chỉ cần được vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, liễu sanh thoát tử. Tuy [vãng sanh] trong Hạ Phẩm Hạ Sanh, đã cao trỗi sanh lên cõi trời trăm ngàn vạn lần!
Gần đây tôi lại in Cảm Ứng Thiên Trực Giảng hai vạn bộ, vẫn chưa đóng bìa xong, khi hoàn tất sẽ gởi cho ông một gói. Hãy bảo con cái ông đều cùng đọc tụng, thọ trì thì khi chúng lớn khôn quyết chẳng đến nỗi chạy theo trào lưu làm những chuyện phế bỏ luân thường, vứt bỏ lòng thẹn v.v… Muốn cho con cái đều thành hiền thiện mà chẳng bắt tay thực hiện từ đây sẽ không có cách nào cả! Sách Khuê Phạm do ông Ngụy Mai Tôn đề xướng in một ngàn bộ vào năm ngoái, Quang cũng chịu tiền in năm mươi bộ. Năm nay Quang tự đề xướng in ba ngàn bộ. Sách này in bằng lối thạch bản, không có bản khắc ván, không có ai bán, nay gởi tới cho ông một gói. Lại có một gói [Học Phật] Thiển Thuyết, một gói Cảm Ứng [Thiên] Trực Giảng; hãy nên bảo con cái đều đọc sách này sẽ chẳng đến nỗi bị trào lưu xấu ác xoay chuyển. Ông hãy nên đọc kỹ lưỡng kinh điển và các trước thuật Tịnh Độ, còn các kinh Đại Thừa như Pháp Hoa, Lăng Nghiêm v.v… nếu cứ một mực nghiên cứu chắc sẽ ngược ngạo coi thường pháp môn Tịnh Độ, thì pháp được nghiên cứu sẽ chẳng phải là pháp để nương cậy được, mà pháp đáng để nương cậy thì do chẳng chuyên nghiên cứu, tìm tòi, chắc sẽ đâm ra không thể nương cậy được! Như vậy thì sẽ do đâu mà thoát khỏi biển khổ mịt mờ đây? Há chẳng phải là “cầu thăng hóa đọa, khéo quá thành vụng” ư?
Nếu thánh nhân giáng lâm vào Phàm Thánh Đồng Cư Độ trong thế giới Sa Bà cũng vẫn thị hiện làm phàm phu. Ắt họ phải tận tụy thực hành luân thường còn hơn người khác để người ta thấy họ đáng khâm phục, đáng bội phục. Sau đấy chắc sẽ thị hiện tướng trạng “từ mê đắc ngộ, cực lực tu trì”; hoặc suốt đời chẳng thị hiện tướng trạng tu trì Phật đạo, chết rồi mới thị hiện chuyện lạ lùng khiến cho người khác sanh lòng tỉnh ngộ sâu đậm. Bốn giáo Nho, Đạo, Gia Tô, Hồi đều có thánh hiền, nhưng lý tánh được họ nêu tỏ chỉ là Nhân thừa hay Thiên thừa trong Phật giáo mà thôi! Đối với bản tánh của tự tâm đều chưa thể nêu tỏ rốt ráo! Có kẻ chẳng hiểu nghĩa này, cho rằng: “Họ đều là thánh nhân nên sẽ đều là bình đẳng, chẳng có cao - thấp!” Hoặc cho rằng: “Do họ chưa nói đến tột cùng nguồn đạo, nên họ chẳng phải là thánh nhân!” Đối với tôn giáo của họ, họ đáng là bậc thánh nhân, nhưng đều chưa luận nói [tâm tánh, quả vị giải thoát] triệt để. Người giảng đạo luận đức trong cõi đời phần nhiều là như vậy.
Tìm lấy [một giáo pháp] chỉ bày trọn hết, trọn chẳng thừa sót gì “cội nguồn của chân - vọng, nguyên do sanh tử, chỗ cùng cực nơi tâm tánh, chúng sanh và Phật giống nhau, khác nhau như thế nào” mà loại Phật giáo ra thì sẽ không còn tôn giáo nào khác nữa! Bồ Tát thệ nguyện độ thoát chúng sanh vô cùng vô tận, tùy loại hiện hình, đủ mọi phương tiện để cảm hóa. Ấy gọi là “nên dùng thân nào để độ được bèn hiện thân ấy để thuyết pháp”. Nói tới “thuyết pháp”, cũng không phải chỉ riêng cho sự thuyết pháp bằng miệng, mà còn là dùng thân để nói; hoặc sau khi mất đi liền thị hiện những chuyện lạ lùng để thuyết pháp. Con dâu ông Mã Ngọc Cao và người đàn bà ăn mày xưa kia suốt đời tận tụy thực hiện [giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành luân thường, tuân giữ đạo đức], đáng gọi là bậc “giữ vững đức hạnh nữ giới, nêu gương mẫu cho giới khuê các”. Ở đây tôi nêu lên những dấu tích con người có thể thấy nghe, còn sau khi chết đi, hiện ra các tướng thì trong kinh của Nho, Đạo, Gia Tô, Hồi chẳng thể có được, ấy chính là tướng chứng quả ngay trong hiện đời của Phật giáo.
Tiếc là trong cõi đời kẻ biết đạo ít ỏi, không thể nêu rõ chuyện này, [nên sự thị hiện các tướng nhằm biểu thị người vừa mất ấy đã chứng quả ngay trong đời này] chỉ trở thành một thứ sự tích lạ lùng được lưu truyền. Bồ Tát muốn hóa độ ngoại đạo khiến cho họ theo Phật đạo mà nếu chẳng thị hiện hình tích của ngoại đạo thì kẻ ngoại đạo ấy không cách chi sanh lòng tin tưởng, ngưỡng mộ để bắt đầu tu trì được! Những hình tích được thị hiện cũng là những phương tiện chẳng thể nói trọn hết được! Những gì được nói trong phẩm Phổ Môn bất quá là thuật bày đại khái mà thôi! Hiện nay, thế đạo bại hoại đến cùng cực, kẻ tín phụng Phật giáo niệm Phật, niệm Quán Âm được linh cảm rất nhiều. Quang do bận bịu, tinh thần chẳng đủ, cho nên không ghi chép. Nếu ghi chép sẽ thành một quyển sách lớn!
Ông tương đối có của ăn của để, gặp nhằm thời thế này hãy nên cạn lòng thành, tận lòng kính cùng với Tông Đức, Huệ Sướng v.v… niệm Phật và niệm thánh hiệu Quán Âm để được nương cậy. Đối với việc nghiên cứu giáo nghĩa và các nghĩa lý trong Mật Tông, cũng chẳng qua nhằm để mở mang, phát khởi trí thức mà thôi. Nếu muốn nhờ vào đấy để liễu sanh tử, sẽ trọn chẳng thể được đâu! Vì sao vậy? Do trong các tông khác đều phải cậy vào tự lực để tu đến mức “nghiệp tận, tình không” thì mới có phần liễu sanh tử. Nếu không, dẫu cho ngộ xứ sâu xa, công phu cao cả, công đức lớn lao, vẫn đều chẳng thể liễu được! Chỉ có một pháp Tịnh Độ là chẳng đoạn Hoặc nghiệp mà có thể cậy vào Phật từ lực để đới nghiệp vãng sanh. Hết thảy các pháp môn khác chẳng thể sánh với pháp này được! Nếu không có thiện căn thật sự, chắc chắn khó thể tin tưởng triệt để. Nói tới Quán Kinh thì đấy chính là Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh; trong Văn Sao đã dẫn hoặc trích lục hai ba câu, những câu tiếp đó là phần giảng rõ ý nghĩa. Ông đã không chỉ rõ trang số mấy nên cũng chẳng tiện để tra duyệt. “Phật cáo A Nan và Vi Đề Hy” chính là phần kinh văn của Quán Kinh. Hai chữ “Quán Kinh” chính là tựa đề của kinh nhưng viết giản lược.
Cũng chớ nên hiểu lầm câu nói “các giáo chẳng chia môn đình”. Nếu để lẫn lộn không phân biệt thì đại, tiểu, tà, chánh, làm sao phán đoán được! Nếu xét tới cái gốc rốt ráo để [các giáo] quy nạp về thì chẳng quy vào Phật giáo sẽ quy về đâu? Ví như sông to, rạch lớn đã tự rộng lớn, sâu thẳm, nhưng nếu chẳng quy về biển cả thì sẽ từ đâu mà có được? Biển đã tồn tại kể từ lúc có trời đất, ngày ngày vẫn như thế, thâu nhận [các dòng nước đổ vào] vẫn chẳng thấy tăng thêm; còn sông to thì khi mưa Thu trút xuống sẽ mênh mông, tràn ngập. Ông nói “khi chết sẽ theo cùng một đường” cũng không thích đáng lắm! Chỉ có Chết là giống nhau, nhưng sanh trong lục đạo và chứng Tứ Thánh, khổ - vui khác biệt một trời một vực! Sao lại nói là “cùng một đường” cho được?
[Ông nói]: “Các giáo tùy theo sự tu tập mà mắc tội, được phước. Thiên Đường, địa ngục cố nhiên không hai. Nhưng coi là một thì lẽ ra các giáo đều chẳng có chân nghĩa”. Nói như vậy, ông vẫn chưa biết lẽ chân thật trong các giáo, mà cũng chưa thể mỗi mỗi đều bình đẳng. Những gì được coi là lẽ chân thật trong các giáo ấy đều là chút phần của sự thật trong Phật giáo, chứ chưa thể hoàn toàn chân thật, trọn chẳng có sai khác! Nếu đã hoàn toàn đều là thật thì cần gì phải “nên dùng thân nào để độ được, bèn hiện thân ấy để thuyết pháp”? Trương Thuần Nhất chính là đầu lãnh Gia Tô giáo, do ông ta học vấn uyên bác nên sau đấy mới biết đến Phật; năm sáu năm trước đây đã cùng vợ quy y với Quang. Ông ta có pháp danh là Chứng Lý, bà vợ pháp danh là Chứng Từ. Dương Lệ Đường gởi cho Thuần Nhất một cuốn sách là vì Thuần Nhất trước đó tin tưởng đạo Cơ Đốc, sau theo Phật giáo.
Ông lẫn lộn, tưởng “hiện thân” là thật nghĩa, chẳng hiểu “hiện thân là rủ lòng tiếp dẫn cùng lên nẻo giác”. Đủ thấy, đối với đạo lý, ông còn chưa hiểu rõ nên mới ăn nói lẫn lộn, không chọn lựa, phân biệt. Nếu chấp đó là đúng sẽ tự lầm, lầm người chẳng cạn đấy! Xin hãy sốt sắng sửa lỗi hướng lành, niệm danh hiệu Phật, lâu ngày sẽ tự bật cười. Cổ nhân giải thích câu: “Như Lai chẳng bỏ [kẻ chỉ có] phước [nhỏ nhoi] vừa lọt đầu mũi kim” như sau: “Như ông lão tám mươi múa may để dạy con cháu”; hiện thân thuyết pháp cũng giống như thế đấy! Nếu ông tưởng hiện những thân ấy là đắc đạo rốt ráo thì sẽ hoàn toàn trái nghịch với ý nghĩa hiện thân của Bồ Tát. Nếu như ông nói thì các giáo đều có người đắc đạo, cần gì Bồ Tát phải rủ lòng hiện thân trong giáo của họ để hoằng dương giáo ấy nữa? Ông chẳng biết Bồ Tát biến hiện chính là phương tiện quyền xảo, thị hiện đồng sự[19] để dẫn bọn họ vào trong Phật thừa. Đối với văn mà ông còn chưa hiểu rõ rệt, huống là hiểu ý nghĩa ư? Nhưng ông tự cho là đã biết, đã hiểu rõ, nên mới có thứ ngôn luận ấy. Nếu Quang chẳng chỉ ra, đả phá, sợ ông gặp phải một vị tri thức vướng mắc nơi phương diện tình kiến cứ hàm hồ phân tích, giải thích thì sự bưng bít [nơi kiến giải của ông] sẽ khó thể đục phá được!
Quang già rồi, không làm được gì. Hơn mười năm qua, thù tiếp hết sức bận rộn; nay thì thù tiếp ngày càng nhiều, tinh thần ngày một giảm! Cứ kéo dài như thế này ắt sẽ mệt nhọc chết mất! Đã vô ích cho người, mà chính mình còn bị tổn hại! Vì thế, dự định xuống núi vào cuối tháng Hai, qua chùa Thái Bình ở bến Trần Gia, Thượng Hải, lo liệu chuyện in sách; đến tháng Sáu vẫn trở về núi vì ở Thượng Hải quá nóng. Tháng Bảy xuống núi không trở về nữa. Đến tháng Tám, tháng Chín chuyện in sách [kết thúc], lưu Chỉ Bản ở chỗ cất giữ [thuộc thư cục] để tùy ý ai muốn ấn loát thì giao thiệp với Thư Cục. Sắp xếp thoả đáng mọi chuyện xong sẽ ẩn náu, diệt tung tích lâu dài. Từ đấy vĩnh viễn chẳng qua lại, giao thiệp với hết thảy mọi người nữa! Ông chỉ nên y theo Văn Sao, Gia Ngôn Lục mà tu, quyết chẳng đến nỗi không được liễu thoát. Nếu lầm lạc muốn làm đại thông gia, coi pháp môn Tịnh Độ là thừa thãi, theo thiện tri thức các tông học các pháp môn Tông, Giáo, Mật v.v… thì làm đại thông gia chắc đạt được một hai phần, nhưng muốn nhờ vào sự hiểu biết nửa vời ấy để mong liễu sanh tử thì có mộng cũng chẳng mơ thấy đâu! Đấy là lời cuối cùng Quang dành cho ông, chẳng biết ông có nghĩ như vậy là đúng hay chăng?
Dùng niệm Phật [để cầu nguyện chánh đáng] thì mọi sở cầu đều được thỏa. Cầu phước thọ cho cha mẹ hiện tại, cầu cho tổ tông quá khứ được siêu thăng đều được cả; nhưng cần phải chí thành đến cùng cực thì mới có cảm ứng. Nếu hời hợt, hờ hững thì cũng sẽ được lợi ích hời hợt, hờ hững. Đối với bài văn hồi hướng thì hãy nên ngay sau phần chánh hồi hướng[20], tùy theo ý mong cầu của mình mà đọc mấy câu, chỉ nhằm biểu lộ tấm lòng, chẳng cần phải phô phang. Ông đã biết pháp môn Tịnh Độ thì càng phải nên nói với hết thảy mọi người về lợi ích ấy khiến cho họ tu trì, huống là cha mẹ sanh ra ta ư? Hồi hướng cho cha mẹ cố nhiên là chuyện hợp lẽ đến tột cùng; nhưng chẳng khuyên lơn cha mẹ, chỉ tự mình tu trì là đã đánh mất ý nghĩa hiếu thảo chân thật với cha mẹ vậy!
Nếu tánh tình cha mẹ trái nghịch với Phật, hãy nên chí thành trì niệm hồi hướng thay cho cha mẹ để họ được tiêu trừ túc nghiệp. Lâu ngày chầy tháng, [cha mẹ] sẽ tự sanh lòng tin tưởng, tu trì. “Lòng Thành đến tột cùng, đá vàng cũng nứt”. Huống chi cha con sẵn mối liên quan tự nhiên, lẽ nào chẳng thể chuyển dời được ư? Hãy nên nghiêm túc dạy dỗ con cái bằng lý nhân quả báo ứng và đạo làm người, như cha từ, con hiếu, anh nhường, em kính v.v… ai nấy tự trọn hết bổn phận của chính mình. Nếu ông có thể nghe theo lời tôi thì sống sẽ dự vào bậc thánh hiền, mất về cõi Cực Lạc, ấy chính là chuyện quyết định không còn nghi ngờ vậy!
Cõi đời hiện thời nguy hiểm vạn phần; hãy nên suất lãnh người nhà niệm Phật và niệm thánh hiệu Quán Âm lâu dài, ắt sẽ có cảm ứng chẳng thể nghĩ bàn. Chuyện ăn chay thật ra cực dễ dàng, chỉ vì chưa thấu hiểu suy xét sâu xa nên mới cảm thấy rất khó khăn. Chúng ta đã sợ tai nạn đao binh, hãy nghĩ hết thảy sanh vật có tự chịu mổ, chặt, nấu, thui để thỏa sự ham muốn phát xuất từ miệng bụng của chúng ta hay chăng? Há chúng nó có muốn chết, vui vẻ chịu làm thức ăn cho con người hay chăng? Thánh nhân dạy “trung hậu, khoan thứ là cách đạo chẳng xa; điều gì ta chẳng muốn người khác làm cho ta thì cũng đừng làm điều ấy cho người khác” nhằm giảng rõ ý nghĩa này. Thử nghĩ ta và chúng cùng được phú bẩm cái tâm này, cùng biết “tham sống, sợ chết”, cùng biết “hướng lành, tránh dữ”, cùng biết “cảm ơn, ôm hận”; há nên hằng ngày vẫn ăn thịt bọn chúng ư? Đã nhẫn tâm ăn thịt bọn chúng, tức là cùng một tâm hạnh với lũ thổ phỉ, giặc cướp! Đã chẳng muốn bị bọn thổ phỉ cướp đoạt, sát thương; sao lại yên tâm khoái ý giết chóc, nấu nướng, ăn nuốt hết thảy sanh mạng trên đất dưới nước? Nguyên do đều là vì chẳng chịu phản tỉnh nên đến nỗi cách xa đạo vời vợi!
Chỉ sợ không tin pháp môn Tịnh Độ tới nơi tới chốn. Nếu tin đến nơi đến chốn thì hết thảy mọi người đều được vãng sanh. Đã có sức đại từ bi của Phật, cần gì đến Quang? Con người gần đây phần đông thấy lạ nghĩ khác, kẻ có tín tâm thường chẳng biết cội nguồn của pháp môn Tịnh Độ, hoặc học những pháp Thiền, Giáo, Mật v.v… Nếu muốn làm vị thiện tri thức đại thông gia thì được, chứ nếu muốn cậy vào Phật từ lực để vãng sanh Tây Phương ngay trong đời này thì do sở học quá nhiều, chắc sẽ coi thường Tịnh Độ! Do đã chẳng thể đoạn Hoặc chứng Chân để tự lực liễu thoát, lại không có tín nguyện niệm Phật để cậy vào Phật lực hòng liễu thoát thì nỗi khổ nơi tam đồ lục đạo trong tương lai so với nỗi khổ hiện thời sẽ còn gấp trăm ngàn vạn lần!
Nhân dân hiện thời không ai chẳng trong cảnh nước sâu lửa bỏng, nhưng những kẻ có thế lực ai nấy đều muốn cho con cháu mình được phú quý tôn vinh vĩnh cửu, chẳng đoái hoài nhân dân nghèo nàn, khốn khổ, tử vong. Cái gốc họa ấy đều là do Trình - Châu và bọn Lý Học đả phá bài xích nhân quả báo ứng và sanh tử luân hồi ươm thành. Nếu bọn họ đề xướng nhân quả báo ứng, sanh tử, luân hồi, thì những nhà Nho đời sau đều chẳng dám bảo [nhân quả, báo ứng, luân hồi] đều là không có. Dẫu bọn họ muốn làm chuyện tổn người, lợi mình, thương thiên, hại lý đi nữa, nhưng do thấy có ác báo, sợ mai sau chịu khổ khó kham, do đấy sẽ chẳng dám! Vì Trình - Châu cho là không có những chuyện ấy, nên những kẻ xấu hèn, tàn nhẫn dám làm ác không kiêng dè gì! Lại thêm gió Âu vừa thổi tới thì chuyện phế kinh điển, phế luân thường, giết cha, gian mẹ đều cùng được cực lực đề xướng nhằm mong được thực hiện. Nguồn gốc của mối họa này bắt nguồn từ Lý Học, chẳng đáng buồn sao? Do vậy hãy nên sốt sắng sanh lòng tin phát nguyện để cầu sanh Tây Phương.
Chữ “phạn thực” (飯食) trong kinh Kim Cang được đọc thành “phản tự” cũng chẳng phải là nghĩa trong nhà Phật, mà là nghĩa theo sách Nho, nhưng con người chẳng tự suy xét! [Trong các bản kinh Kim Cang được lưu hành], câu chữ [có một đôi chỗ] khác nhau, như “tức” (即) và “tắc” (則) các bản thường dùng thay thế cho nhau. Điều này không khẩn yếu lắm! Nếu kinh ghi là Tức thì đọc là Tức, ghi là Tắc thì đọc là Tắc, bởi Tắc có nghĩa là Tức, không sai biệt cho lắm. Có kẻ bịa chuyện quốc vương Cao Ly húy là Tắc (稷: tên một loại lúa) nên đổi chữ Tức thành Tắc. Đây là lời bàn luận mù quáng của kẻ chẳng biết sự việc. Thêm nữa, đoạn “Nhẫn Nhục Ba La Mật…” có bản chép thành hai câu, có bản chép thành ba câu. Nên biết rằng: Ghi thành hai câu thì ý nghĩa cũng hoàn toàn là ba câu, chứ không phải là “hai câu hoàn toàn chẳng có nghĩa của ba câu”, nhưng dựa theo bản kinh mà niệm hai câu hay ba câu đều không trở ngại gì. Bản kinh chép là ba câu liền niệm ba câu, chép là hai câu liền niệm hai câu.
Trong các câu “nguyện nhạo dục văn” (nguyện ưa thích muốn nghe), “thị nhạo A Lan Na hạnh giả” (là kẻ ưa thích hạnh Tịch Tĩnh), chữ Nhạo (樂) đọc giọng Khứ Thanh, giống như chữ Yếu[21] (要). Trong kinh, hễ chữ Hành (行) được dùng để chỉ cho hành động của người làm thì nhà Nho đọc là Hưng (興), Khứ thanh, đều đọc như âm Hạn (限)[22], tức là biến âm của chữ “thực hành”. Những bản in các bài chú như Đại Bi v.v… hơi khác nhau, cứ chiếu theo bản in để đọc sẽ chẳng trở ngại gì, bởi lẽ chú là tiếng Phạn, con người không thể biết được [nghĩa], chỉ chí tâm niệm ắt có lợi ích lớn lao, chẳng cần phải suy luận theo mặt chữ. Bản [chú Đại Bi] được lưu thông ở Hồ Nam tôi cũng chưa được thấy, chẳng thể nói là đúng hay sai. Chỉ cần chí thành trì tụng thì sẽ tự được công đức chẳng thể nghĩ bàn, muôn phần chớ nên hoài nghi bản kinh có sai ngoa thì sẽ đạt được lợi ích. Theo lý, phải nên niệm tựa đề kinh.
Ước theo mặt Sự, quả thật Tịnh Độ có cảnh tượng trang nghiêm đến cùng cực. Ước về mặt Lý thì duy tâm sở hiện, do tâm thanh tịnh nên các cảnh giới ấy đều thanh tịnh. Cố nhiên, Lý và Sự chẳng thể tách rời, chẳng qua nhấn mạnh nơi nghĩa nào mà chia ra thành Sự hay thành Lý. Ông chỉ nên đọc kỹ bài Tông Giáo Bất Nghi Hỗn Lạm Luận [trong Văn Sao Chánh Biên], sẽ tự biết rõ văn và lý của Chân Đế và Tục Đế, cũng như nghĩa lý ước theo cảnh để thí dụ vậy. Kiến địa của ông đã như thế thì chỉ nên học theo kẻ thật thà chất phác nhất tâm niệm Phật. Nếu do lòng ham cao chuộng xa rồi lầm lạc sanh cái tâm ức kiến (đoán mò, tự dựa theo những ý kiến phỏng đoán của chính mình) thì chỉ sợ chưa được lợi ích mà đã bị tổn hại trước!
Đang trong lúc thiên tai nhân họa ngập tràn này, cố nhiên hãy nên suất lãnh người nhà sốt sắng niệm Phật và niệm thánh hiệu Quán Âm, còn hết thảy những nghĩa khác dẫu chưa hiểu rõ ràng đều chẳng bận tâm, đợi khi nào nghiệp tiêu trí rạng sẽ tự có thể “vừa đọc liền hiểu rõ ngay”. Nếu không, dẫu có hiểu rõ rệt văn lẫn lý, cũng chỉ là ăn nói lưu loát, chứ khi tai nạn giáng xuống, sanh tử xảy đến, nhất định chẳng dùng được gì! Hai pháp Sự và Lý chẳng tách rời nhau, bởi có tịnh tâm thì mới có tịnh cảnh. Nếu không có tịnh cảnh, làm sao hiển được tịnh tâm? Tâm tịnh thì cõi Phật tịnh, đấy gọi là “tâm có đủ”. Nếu tâm không có đủ thì nhân chẳng cảm được quả!
Ông nghĩ Sự chỉ là sự tướng trang nghiêm, Lý chỉ là tâm tánh lý thể; [nếu] Lý ở ngoài Sự, Sự ở ngoài Lý thì làm sao gọi là Lý - Sự cho được? Ví như dựng nhà, kèo, xà, rường, cột, tường, vách là Sự, khoảng không trong nhà chính là Lý. Chỉ vì có kèo, xà, rường, cột nên mới có được khoảng không trong nhà; do có khoảng không ấy nên có thể xếp đặt kèo, xà, rường, cột! Lý - Sự dùng lẫn cho nhau, cũng như Không và Hữu dùng lẫn cho nhau. há nên chấp chết cứng vào thiên kiến, cho là Hữu thì chẳng có Không, đã Không thì chẳng có Hữu vậy? Nếu chẳng hiểu rõ ràng thứ nghĩa lý này, hãy nên siêng năng trì tụng, đừng suy lường xằng bậy! Lâu ngày chầy tháng, nghiệp tiêu trí rạng, sẽ tự có thể [thấy những suy đoán xằng bậy ấy] ví như một trò cười! Lúc [color=#4000FF]ban đầu, cổ nhân luôn sốt sắng dụng công dốc sức, chứ chẳng bận tâm suy lường. Bởi vậy, cổ nhân nhất cử nhất động không gì đều chẳng phải nhằm làm cho mọi người đều thực hiện được!
[/colora
http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambien/aqvstambien13.htm