gioidinhhue
03-05-2010, 10:41 PM
497. Thư trả lời cư sĩ Mã Tông Đạo (thư thứ hai)
a
Đã nhận được thư trước, do không có chuyện gì quan trọng, khẩn yếu nên không trả lời. Ông hỏi ông X… là người như thế nào? Ông ta vốn sẵn có nhân duyên từ đời trước, nhưng [tánh cách] do dự, chẳng sốt sắng. Ông ta là đệ tử của Phùng Mộng Hoa ở Kim Đàn (tỉnh Giang Tô), là đồng môn với ông Ngụy Mai Tôn. Mấy năm trước đã từng gặp Quang. Năm ngoái do có chuyện nọ nên rất cảm kích Quang, bèn nói với ông Mai Tôn muốn quy y, từng nhờ ông Mai Tôn cầu xin với Quang; đã vì kinh ở tháp Lôi Phong[23] mà đề mấy câu làm kỷ niệm, nhưng do chần chừ, nên chưa hành ngay. Còn như nói: “Thân tộc kinh hãi” ấy là mượn cớ đó để lấp liếm dấu vết biếng nhác, lười trễ, chẳng chịu tu trì. Ông cũng mượn cớ đó để nghi ngờ, bàn định! Phàm người học Phật pháp há nên vứt bỏ bổn tông (tông mình đang theo)[24]. Chỉ ngoài bổn tông, lấy thêm lời Phật dạy để tu trì! Người đời làm đủ mọi chuyện ác, chẳng sợ thân tộc kinh hãi. Nay học đại pháp của Như Lai lại ngược ngạo sợ thân tộc kinh hãi, đấy có còn gọi là “chân tâm học đạo” ư? Cả cõi đời đều đục, riêng ta trong, mọi người đều say, riêng ta tỉnh. Ta làm theo chí ta, ai khống chế được ta? [Nại cớ như vậy thì còn] chưa phải là học trò của thánh hiền, huống là học đại đạo xuất thế ư?
Quang diệt tung tích, trọn chẳng gây trở ngại cho người khác, bởi tuổi tác lẫn cơ hội đều đã qua, tinh thần ngày một suy, chuyện thù tiếp ngày càng nhiều, sức chẳng thể chống chọi được! Nếu hiểu [Quang ẩn dật] là vì lý do khác, tức là đã hiểu lầm rồi! Chuyện niệm Phật cố nhiên quý ở chỗ thuần nhất không gián đoạn. Do vậy trong hết thảy thời, hết thảy chỗ đều phải nên niệm. Tụng kinh chẳng thể thường xuyên không gián đoạn như niệm Phật được! Hơn nữa, cớ gì phải tụng kinh nơi chỗ ô uế? Nếu trì danh đến mức cùng cực thì chẳng quán tưởng mà tịnh cảnh đều hiện cả. Nếu kẻ nào công phu không thuần, cứ lầm lạc muốn thấy thánh cảnh, chắc sẽ phải lo bị ma dựa. Do vậy, cổ đức phần nhiều chú trọng Trì Danh bởi pháp này thực hiện dễ mà thành công cao.
Nếu thật sự đã tin tưởng pháp môn Tịnh Độ tới nơi tới chốn, giữ được [tín nguyện] vững vàng rồi thì đối với các kinh luận Đại Thừa sẽ đều có thể tùy theo sự ưa thích của chính mình mà đọc tụng. Nhưng nếu chưa hiểu rốt ráo đạo này, cứ một mực đọc rộng, sợ rằng sẽ bỏ pháp này lấy pháp kia thì muốn liễu sanh tử sẽ trở thành chuyện khó nhất trong các chuyện khó. Có kẻ nói Quang cấm người khác đọc kinh Đại Thừa, [nói như vậy là đã hiểu lầm ý Quang, vì] lời nói ấy vốn dành cho kẻ chẳng biết lợi - hại, cứ lầm lạc muốn làm bậc thông gia! Có kẻ nói: “Y theo pháp của họ, tu một trăm ngày hoặc bốn mươi tám ngày sẽ có thể thành Phật!” Ông hãy nhường cho người khác thành! Nếu ông cũng muốn cùng được “thành” như họ thì thành Phật hay thành ma, Quang chẳng thể nào biết được!
Lâm chung là chuyện khẩn yếu nhất. Dẫu ông chẳng thể giáo hóa được người khác, vẫn nên thường nói cặn kẽ nguyên do với vợ con ngõ hầu họ đều tin đến nơi đến chốn và giữ cho chắc. Như lúc mẹ ông lâm chung, khai thị Niệm Phật cho cụ và trợ niệm, ắt có lợi ích lớn lao! Pháp này bất luận già - trẻ - trai - gái đều nên trợ niệm. Dẫu là kẻ lúc thường ngày chẳng niệm Phật, [được trợ niệm] cũng có lợi ích lớn lao! Hãy nên chiếu theo tiểu đoạn “lâm chung thiết yếu” thuộc phần “sanh tử chuyện lớn” trong Gia Ngôn Lục để hành thì tuy chẳng sanh Tây Phương vẫn gieo được thiện căn lớn lao. Đây là nghĩa tối thiết yếu.
Nếu bảo tôn giáo ấy trói buộc thì chính là ông tự trói buộc, chứ tôn giáo đâu có trói buộc được ông? Nếu nói “trong cõi đời có đạo vượt trỗi tôn giáo của ta thì cũng chẳng chịu học”, ấy chính là tâm hạnh của kẻ nhỏ nhen trong thế gian, chứ đâu phải là tâm hạnh đáng có của một vị sáng lập một tôn giáo! Nếu có ý ấy, còn đáng gọi là giáo chủ ư? Đấy chính là cách “đem tớ thay cho chủ, đem lính thay cho tướng soái!” Đối với việc học Phật, ông ôm lòng nghi ngờ, kinh sợ, tức là cái tâm học Phật chẳng cứng cỏi, mạnh mẽ, quyết liệt như cái tâm tạo nghiệp. Há có phải là người thật sự tin Phật ư?
Tông Đức đã sanh hay chưa? Nay đặt pháp danh [cho đứa bé sắp sanh] là Huệ Ý. Ý (懿) là đức tốt đẹp. Chỉ có trí huệ thì mọi việc làm đều tốt đẹp, dùng ngay cái tên này để đặt, không cần phải chọn tên khác. Phàm người niệm Phật, trong hết thảy thời, hết thảy chỗ đều phải nên thầm giữ một câu Phật hiệu nơi tâm. Nếu áo mũ chỉnh tề, nơi chốn sạch sẽ, niệm ra tiếng hay niệm thầm đều được. Nếu không được như thế thì chỉ nên niệm thầm trong tâm. Còn như phụ nữ lúc sanh con, hãy nên niệm Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát ra tiếng, chắc chắn sẽ không có những nỗi khổ như bị tai nạn khi sanh nở v.v… Nếu nói “lúc ấy lõa lồ bất tịnh, niệm sẽ mắc tội” thì đấy là chẳng biết đạo “giữ lẽ thường, thông đạt quyền biến”. Đấy là lúc liên quan đến tánh mạng, chẳng thể không lõa lồ, ô uế; không thể đem so với chuyện cố ý khinh nhờn. Hơn nữa, Bồ Tát sẵn tâm cứu khổ, ví như con cái té trong lửa - nước, kêu cầu cha mẹ cứu giúp, cha mẹ trọn chẳng đến nỗi vì con cái thân thể không khiết tịnh, áo mũ không chỉnh tề mà chẳng chịu rủ lòng cứu vớt. Từ nay về sau, hễ có ai sanh nở đều nên bảo họ niệm sẵn. Đến khi sanh nở đúng là lúc phải nên sốt sắng niệm. Chẳng những dễ sanh mà còn gieo đại thiện căn. Hãy nên nói cặn kẽ điều này với Tông Đức và các con gái của ông, đấy chính là vô thượng diệu pháp để cứu sẵn tánh mạng họ khỏi bị khổ ách.
Một người bạn cậy Quang ấn hành cuốn Đạt Sanh Biên, phụ lục cách trị kinh phong mạn chứng, sẽ in tám vạn cuốn; hai vạn cuốn giao cho Quang để kết duyên hoặc cho người khác thỉnh. Đợi khi in ra sẽ gởi cho ông một gói. Trong lời tựa cũng có nói đến chuyện niệm Quán Âm. Quang vốn tính diệt tung tích vào cuối tháng Chín, hiện thời do phải sắp chữ bộ Lịch Sử Cảm Ứng Thống Kỷ, chỉ đành chậm lại một tháng. Sách này có quan hệ lớn lao đối với thế đạo nhân tâm, do ông Hứa Chỉ Tịnh chọn lọc những sự tích cảm ứng từ hai mươi bốn bộ sử, kèm thêm lời bình luận; quả thật là bộ sách có sức khuyến thiện mạnh mẽ nhất, bởi lẽ những chuyện trong ấy đều được ghi trong chánh sử, kẻ tà kiến chẳng dám bảo là hư cấu! Lần này sắp chữ xong xuôi liền in hai vạn bộ. Lại in một bản khác bằng giấy báo với cỡ chữ Tứ Hiệu Tự để tiện cho con em đang độ thanh niên cũng có thể mua đọc. Con người sống trong thế gian phải trọn hết đạo làm người. Nếu giữ được hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ thì mới đáng gọi là người. Nếu không, tuy mang hình dáng con người, nhưng tâm là cầm thú! Hãy nên cực lực dạy dỗ Huệ Sướng v.v… khiến cho chúng đều biết đạo làm người và biết nhân quả báo ứng thì gia phong của ông sẽ chẳng đến nỗi dần dần đọa lạc! Đối với chữ Phong (豐) trong [cái tên] Huệ Phong, há nên hiểu là 豊[25] (phong: thịnh vượng)? [Nếu hiểu như vậy thì] chính là đọc theo âm dùng trong Lễ Ký, mà cũng là ý nghĩa được dùng trong Lễ Ký, chứ không phải là ý nghĩa Quang định chọn, hãy nên sửa cho đúng: Huệ Phong nghĩa là trí huệ dồi dào, không điều nhỏ nhặt nào chẳng chiếu tới!
http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambien/aqvstambien13.htma
a
Đã nhận được thư trước, do không có chuyện gì quan trọng, khẩn yếu nên không trả lời. Ông hỏi ông X… là người như thế nào? Ông ta vốn sẵn có nhân duyên từ đời trước, nhưng [tánh cách] do dự, chẳng sốt sắng. Ông ta là đệ tử của Phùng Mộng Hoa ở Kim Đàn (tỉnh Giang Tô), là đồng môn với ông Ngụy Mai Tôn. Mấy năm trước đã từng gặp Quang. Năm ngoái do có chuyện nọ nên rất cảm kích Quang, bèn nói với ông Mai Tôn muốn quy y, từng nhờ ông Mai Tôn cầu xin với Quang; đã vì kinh ở tháp Lôi Phong[23] mà đề mấy câu làm kỷ niệm, nhưng do chần chừ, nên chưa hành ngay. Còn như nói: “Thân tộc kinh hãi” ấy là mượn cớ đó để lấp liếm dấu vết biếng nhác, lười trễ, chẳng chịu tu trì. Ông cũng mượn cớ đó để nghi ngờ, bàn định! Phàm người học Phật pháp há nên vứt bỏ bổn tông (tông mình đang theo)[24]. Chỉ ngoài bổn tông, lấy thêm lời Phật dạy để tu trì! Người đời làm đủ mọi chuyện ác, chẳng sợ thân tộc kinh hãi. Nay học đại pháp của Như Lai lại ngược ngạo sợ thân tộc kinh hãi, đấy có còn gọi là “chân tâm học đạo” ư? Cả cõi đời đều đục, riêng ta trong, mọi người đều say, riêng ta tỉnh. Ta làm theo chí ta, ai khống chế được ta? [Nại cớ như vậy thì còn] chưa phải là học trò của thánh hiền, huống là học đại đạo xuất thế ư?
Quang diệt tung tích, trọn chẳng gây trở ngại cho người khác, bởi tuổi tác lẫn cơ hội đều đã qua, tinh thần ngày một suy, chuyện thù tiếp ngày càng nhiều, sức chẳng thể chống chọi được! Nếu hiểu [Quang ẩn dật] là vì lý do khác, tức là đã hiểu lầm rồi! Chuyện niệm Phật cố nhiên quý ở chỗ thuần nhất không gián đoạn. Do vậy trong hết thảy thời, hết thảy chỗ đều phải nên niệm. Tụng kinh chẳng thể thường xuyên không gián đoạn như niệm Phật được! Hơn nữa, cớ gì phải tụng kinh nơi chỗ ô uế? Nếu trì danh đến mức cùng cực thì chẳng quán tưởng mà tịnh cảnh đều hiện cả. Nếu kẻ nào công phu không thuần, cứ lầm lạc muốn thấy thánh cảnh, chắc sẽ phải lo bị ma dựa. Do vậy, cổ đức phần nhiều chú trọng Trì Danh bởi pháp này thực hiện dễ mà thành công cao.
Nếu thật sự đã tin tưởng pháp môn Tịnh Độ tới nơi tới chốn, giữ được [tín nguyện] vững vàng rồi thì đối với các kinh luận Đại Thừa sẽ đều có thể tùy theo sự ưa thích của chính mình mà đọc tụng. Nhưng nếu chưa hiểu rốt ráo đạo này, cứ một mực đọc rộng, sợ rằng sẽ bỏ pháp này lấy pháp kia thì muốn liễu sanh tử sẽ trở thành chuyện khó nhất trong các chuyện khó. Có kẻ nói Quang cấm người khác đọc kinh Đại Thừa, [nói như vậy là đã hiểu lầm ý Quang, vì] lời nói ấy vốn dành cho kẻ chẳng biết lợi - hại, cứ lầm lạc muốn làm bậc thông gia! Có kẻ nói: “Y theo pháp của họ, tu một trăm ngày hoặc bốn mươi tám ngày sẽ có thể thành Phật!” Ông hãy nhường cho người khác thành! Nếu ông cũng muốn cùng được “thành” như họ thì thành Phật hay thành ma, Quang chẳng thể nào biết được!
Lâm chung là chuyện khẩn yếu nhất. Dẫu ông chẳng thể giáo hóa được người khác, vẫn nên thường nói cặn kẽ nguyên do với vợ con ngõ hầu họ đều tin đến nơi đến chốn và giữ cho chắc. Như lúc mẹ ông lâm chung, khai thị Niệm Phật cho cụ và trợ niệm, ắt có lợi ích lớn lao! Pháp này bất luận già - trẻ - trai - gái đều nên trợ niệm. Dẫu là kẻ lúc thường ngày chẳng niệm Phật, [được trợ niệm] cũng có lợi ích lớn lao! Hãy nên chiếu theo tiểu đoạn “lâm chung thiết yếu” thuộc phần “sanh tử chuyện lớn” trong Gia Ngôn Lục để hành thì tuy chẳng sanh Tây Phương vẫn gieo được thiện căn lớn lao. Đây là nghĩa tối thiết yếu.
Nếu bảo tôn giáo ấy trói buộc thì chính là ông tự trói buộc, chứ tôn giáo đâu có trói buộc được ông? Nếu nói “trong cõi đời có đạo vượt trỗi tôn giáo của ta thì cũng chẳng chịu học”, ấy chính là tâm hạnh của kẻ nhỏ nhen trong thế gian, chứ đâu phải là tâm hạnh đáng có của một vị sáng lập một tôn giáo! Nếu có ý ấy, còn đáng gọi là giáo chủ ư? Đấy chính là cách “đem tớ thay cho chủ, đem lính thay cho tướng soái!” Đối với việc học Phật, ông ôm lòng nghi ngờ, kinh sợ, tức là cái tâm học Phật chẳng cứng cỏi, mạnh mẽ, quyết liệt như cái tâm tạo nghiệp. Há có phải là người thật sự tin Phật ư?
Tông Đức đã sanh hay chưa? Nay đặt pháp danh [cho đứa bé sắp sanh] là Huệ Ý. Ý (懿) là đức tốt đẹp. Chỉ có trí huệ thì mọi việc làm đều tốt đẹp, dùng ngay cái tên này để đặt, không cần phải chọn tên khác. Phàm người niệm Phật, trong hết thảy thời, hết thảy chỗ đều phải nên thầm giữ một câu Phật hiệu nơi tâm. Nếu áo mũ chỉnh tề, nơi chốn sạch sẽ, niệm ra tiếng hay niệm thầm đều được. Nếu không được như thế thì chỉ nên niệm thầm trong tâm. Còn như phụ nữ lúc sanh con, hãy nên niệm Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát ra tiếng, chắc chắn sẽ không có những nỗi khổ như bị tai nạn khi sanh nở v.v… Nếu nói “lúc ấy lõa lồ bất tịnh, niệm sẽ mắc tội” thì đấy là chẳng biết đạo “giữ lẽ thường, thông đạt quyền biến”. Đấy là lúc liên quan đến tánh mạng, chẳng thể không lõa lồ, ô uế; không thể đem so với chuyện cố ý khinh nhờn. Hơn nữa, Bồ Tát sẵn tâm cứu khổ, ví như con cái té trong lửa - nước, kêu cầu cha mẹ cứu giúp, cha mẹ trọn chẳng đến nỗi vì con cái thân thể không khiết tịnh, áo mũ không chỉnh tề mà chẳng chịu rủ lòng cứu vớt. Từ nay về sau, hễ có ai sanh nở đều nên bảo họ niệm sẵn. Đến khi sanh nở đúng là lúc phải nên sốt sắng niệm. Chẳng những dễ sanh mà còn gieo đại thiện căn. Hãy nên nói cặn kẽ điều này với Tông Đức và các con gái của ông, đấy chính là vô thượng diệu pháp để cứu sẵn tánh mạng họ khỏi bị khổ ách.
Một người bạn cậy Quang ấn hành cuốn Đạt Sanh Biên, phụ lục cách trị kinh phong mạn chứng, sẽ in tám vạn cuốn; hai vạn cuốn giao cho Quang để kết duyên hoặc cho người khác thỉnh. Đợi khi in ra sẽ gởi cho ông một gói. Trong lời tựa cũng có nói đến chuyện niệm Quán Âm. Quang vốn tính diệt tung tích vào cuối tháng Chín, hiện thời do phải sắp chữ bộ Lịch Sử Cảm Ứng Thống Kỷ, chỉ đành chậm lại một tháng. Sách này có quan hệ lớn lao đối với thế đạo nhân tâm, do ông Hứa Chỉ Tịnh chọn lọc những sự tích cảm ứng từ hai mươi bốn bộ sử, kèm thêm lời bình luận; quả thật là bộ sách có sức khuyến thiện mạnh mẽ nhất, bởi lẽ những chuyện trong ấy đều được ghi trong chánh sử, kẻ tà kiến chẳng dám bảo là hư cấu! Lần này sắp chữ xong xuôi liền in hai vạn bộ. Lại in một bản khác bằng giấy báo với cỡ chữ Tứ Hiệu Tự để tiện cho con em đang độ thanh niên cũng có thể mua đọc. Con người sống trong thế gian phải trọn hết đạo làm người. Nếu giữ được hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ thì mới đáng gọi là người. Nếu không, tuy mang hình dáng con người, nhưng tâm là cầm thú! Hãy nên cực lực dạy dỗ Huệ Sướng v.v… khiến cho chúng đều biết đạo làm người và biết nhân quả báo ứng thì gia phong của ông sẽ chẳng đến nỗi dần dần đọa lạc! Đối với chữ Phong (豐) trong [cái tên] Huệ Phong, há nên hiểu là 豊[25] (phong: thịnh vượng)? [Nếu hiểu như vậy thì] chính là đọc theo âm dùng trong Lễ Ký, mà cũng là ý nghĩa được dùng trong Lễ Ký, chứ không phải là ý nghĩa Quang định chọn, hãy nên sửa cho đúng: Huệ Phong nghĩa là trí huệ dồi dào, không điều nhỏ nhặt nào chẳng chiếu tới!
http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambien/aqvstambien13.htma