Dan Lee
03-07-2010, 11:25 PM
Kiên nhẫn của tình yêu
Người ta nghĩ rằng những người Galilê nói đến trong bài Phúc Âm hôm nay là những nạn nhân bị đàn áp trong một cuộc nổi dậy chống quân La mã, có lẽ xảy ra trong khuôn viên Đền Thờ Giêrusalem. Người ta cho rằng tháp Silôam ở gần giếng Silôam phía đông nam thành. Nhân hai vụ bi thảm này, Chúa Giêsu đánh đổ một thành kiến và Người đưa cuộc tranh luận lên một tầm cao hơn. Não trạng Do Thái thời đó coi bất đắc kỳ tử là hình phạt Thượng đế áp dụng cho kẻ tội lỗi. Nhân hai vị chết người tập thể này. Chúa phán rằng những hình phạt thật sự về sự dữ nằm ở chỗ khác. Trước hết, dường như cách kín đáo Chúa nói, nếu dân thành Giêrusalem không trở lại với Thiên Chúa bằng niềm tin hôm nay vào Đấng Messia, toàn thành sẽ bị tiêu diệt. Phải chăng Chúa ám chỉ cuộc tàn phá thủ đô sẽ xảy ra năm 70? Tiếp đó, Chúa đặt cuộc tranh luận vào bối cảnh toàn bộ giảng thuyết của Người: Nếu không ăn năn trở lại, dân chúng sẽ bị Thiên Chúa xét phạt nghiêm khắc. Dụ ngôn cây vả cho chúng ta hiểu Thiên Chúa vừa kiên nhẫn, vừa quyết thi hành công lý của Người.
Chúng ta tự đặt hai câu hỏi:
1) Sự trở lại là gì?
Trở lại là thay đổi nội tâm, thay vì hướng về bản thân, con người hướng về Thiên Chúa. Khởi đầu, người ta nhận mình là kẻ tội lỗi, cách khiêm nhượng người ta ý thức về sự xa cách một trời một vực giữa sự thánh thiện của Thiên Chúa và nỗi khổ cực trong tâm hồn mình. Mình có một trách nhiệm nào đó về khổ cực bên trong ấy. Vì thế người ta hối hận về tội mình, người ta trở lại với Thiên Chúa, vì Người luôn luôn tiếp đón những kẻ khiêm nhường sám hối. Sự trở lại không chỉ một lần là xong, trái lại mỗi ngày phải thực hiện một sự trở lại mới.
2) Lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa là gì?
Đó là sự kiên nhẫn của tình yêu, trước hết là của tình yêu giáo hoá. Thiên Chúa không đòi hỏi con người nhất đán trở nên hoàn toàn thánh thiện. Thiên Chúa cho con người có đủ thời gian làm công việc cải thiện tâm hồn. Nhưng con người phải sử dụng tốt thời gian ân huệ ấy, đúng ra nó ngắn ngủi lắm. Mỗi ngày trong đời sống của một Kitô hữu đều mang đến một ân sủng để giúp tiến bộ trong niềm trung tín với Thiên Chúa. Mỗi ngày người tín hữu phải tự chất vấn: Kinh nguyện của tôi, sự thờ phụng của tôi, cung cách tôi phục vụ tha nhân có đủ tốt để đẹp lòng Thiên Chúa không? Như một nhà giáo dục kiên nhẫn, Thiên Chúa giúp đỡ người tín hữu tìm được câu trả lời bằng cách Người can thiệp ban cho những ân sủng bên trong, bằng những giáo huấn của Giáo Hội, bằng những biến cố, v.v… Lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa cũng là niềm thương yêu kiên nhẫn nhưng đòi hỏi gắt gao. Thiên Chúa thông cảm vô cùng đối với những ai thành tâm thiện chí, nhưng chung cục Người sẽ tỏ ra nghiêm khắc đối với những kẻ ngoan cố thờ ơ.
Achille Degeest
Người ta nghĩ rằng những người Galilê nói đến trong bài Phúc Âm hôm nay là những nạn nhân bị đàn áp trong một cuộc nổi dậy chống quân La mã, có lẽ xảy ra trong khuôn viên Đền Thờ Giêrusalem. Người ta cho rằng tháp Silôam ở gần giếng Silôam phía đông nam thành. Nhân hai vụ bi thảm này, Chúa Giêsu đánh đổ một thành kiến và Người đưa cuộc tranh luận lên một tầm cao hơn. Não trạng Do Thái thời đó coi bất đắc kỳ tử là hình phạt Thượng đế áp dụng cho kẻ tội lỗi. Nhân hai vị chết người tập thể này. Chúa phán rằng những hình phạt thật sự về sự dữ nằm ở chỗ khác. Trước hết, dường như cách kín đáo Chúa nói, nếu dân thành Giêrusalem không trở lại với Thiên Chúa bằng niềm tin hôm nay vào Đấng Messia, toàn thành sẽ bị tiêu diệt. Phải chăng Chúa ám chỉ cuộc tàn phá thủ đô sẽ xảy ra năm 70? Tiếp đó, Chúa đặt cuộc tranh luận vào bối cảnh toàn bộ giảng thuyết của Người: Nếu không ăn năn trở lại, dân chúng sẽ bị Thiên Chúa xét phạt nghiêm khắc. Dụ ngôn cây vả cho chúng ta hiểu Thiên Chúa vừa kiên nhẫn, vừa quyết thi hành công lý của Người.
Chúng ta tự đặt hai câu hỏi:
1) Sự trở lại là gì?
Trở lại là thay đổi nội tâm, thay vì hướng về bản thân, con người hướng về Thiên Chúa. Khởi đầu, người ta nhận mình là kẻ tội lỗi, cách khiêm nhượng người ta ý thức về sự xa cách một trời một vực giữa sự thánh thiện của Thiên Chúa và nỗi khổ cực trong tâm hồn mình. Mình có một trách nhiệm nào đó về khổ cực bên trong ấy. Vì thế người ta hối hận về tội mình, người ta trở lại với Thiên Chúa, vì Người luôn luôn tiếp đón những kẻ khiêm nhường sám hối. Sự trở lại không chỉ một lần là xong, trái lại mỗi ngày phải thực hiện một sự trở lại mới.
2) Lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa là gì?
Đó là sự kiên nhẫn của tình yêu, trước hết là của tình yêu giáo hoá. Thiên Chúa không đòi hỏi con người nhất đán trở nên hoàn toàn thánh thiện. Thiên Chúa cho con người có đủ thời gian làm công việc cải thiện tâm hồn. Nhưng con người phải sử dụng tốt thời gian ân huệ ấy, đúng ra nó ngắn ngủi lắm. Mỗi ngày trong đời sống của một Kitô hữu đều mang đến một ân sủng để giúp tiến bộ trong niềm trung tín với Thiên Chúa. Mỗi ngày người tín hữu phải tự chất vấn: Kinh nguyện của tôi, sự thờ phụng của tôi, cung cách tôi phục vụ tha nhân có đủ tốt để đẹp lòng Thiên Chúa không? Như một nhà giáo dục kiên nhẫn, Thiên Chúa giúp đỡ người tín hữu tìm được câu trả lời bằng cách Người can thiệp ban cho những ân sủng bên trong, bằng những giáo huấn của Giáo Hội, bằng những biến cố, v.v… Lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa cũng là niềm thương yêu kiên nhẫn nhưng đòi hỏi gắt gao. Thiên Chúa thông cảm vô cùng đối với những ai thành tâm thiện chí, nhưng chung cục Người sẽ tỏ ra nghiêm khắc đối với những kẻ ngoan cố thờ ơ.
Achille Degeest