Dan Lee
03-09-2010, 11:05 PM
“Tình yêu, đã vỗ cánh rồi.
là hoa rót mật cho đời.”
(Trần Trịnh – Lệ đá)
(Mt 6: 9-11/Lc11: 2-4)
Hỡi bạn. Hỡi tôi! Nay, ta thử làm một màn biện luận. Lai rai. Suốt chiều dài, cuộc đời. Để, vào lúc nào đó, ta cũng nói leo và nói trèo, theo Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, mà bảo:“Thiên Chúa là Tình yêu”. Và, ta thầm thì thêm câu hát, rất ở trên. Để rồi cứ lải nhải đôi ba câu nhại, mà rằng:
“Này đây, Chúa vỗ cánh rồi!
Ngài luôn rót mật cho đời,
Chắt chiu. Kỷ niệm. Dĩ vãng.
Em nhớ gì không em ôi?” (Hát nhại lời ca của Trần Trịnh-giống như trên)
Lai rai hát “nhại” như trên, chỉ để nhắc bạn và nhắc tôi, mình có nhớ? Nhớ Chúa dặn, lời rằng:
“Vậy các ngươi hãy cầu nguyện thế này:
Lạy Cha chúng tôi,
Đấng ngự trên trời,
Ước gì Danh Cha hiển thánh,
Nước Cha trị đến,
Ý Cha thành sự dưới đất cũng như trên trời.”
(Mt 6: 9-10)
Rõ ràng, dịch giả Sách Thánh qua tiếng Việt, như Lm Nguyễn Thế Thuấn, CSsR hoặc Ủy Ban “Các Giờ Kinh Phụng Vụ”, gọi đó là: “cầu nguyện”. Nhưng, khi đặt tiêu đề cho lời cầu trên, có dịch giả gọi đó là “Kinh” Lạy Cha. Nói nôm na, thì: lầm rầm hoặc đọc lớn tiếng “lời cầu” này, ta sẽ bảo: mình đọc Kinh “Lạy Cha”. Nhưng thực ra, chỉ là động thái “cầu nguyện”, như thánh Mát-thêu lại đã ghi:
“Cầu nguyện,
thì các ngươi chớ lải nhải như người ngoại!
Chúng tưởng: hễ nói nhiều thì sẽ được nhậm.”
(Mt 6: 7)
Đó là thánh Mátthêu. Còn, thánh Mác-cô lại cũng viết:
“Và khi đứng cầu nguyện,
các ngươi hãy tha thứ,
giả như các ngươi có bất bình với ai,
ngõ hầu Cha các ngươi, Đấng ngự trên trời,
cũng tha thứ cho các ngươi.”
(Mc 11: 25)
Thế nghĩa là, “lời cầu” ở trên chắc chắn không là lời “kinh”, để ta lai rai mà đọc mãi. Đọc hoài hoài. Hoặc, để bạn và để tôi, ta cứ thế mà nói bằng lời trong các buổi “tôn vương”, ở đâu đó. Bởi, cả hai thánh sử đều không nhắc nhở ta phải “đọc” trong lúc “cầu nguyện”, mà là: “làm”, khi nguyện cầu. (x. Pascal Marin, www.retraitedanslaville.fr 24/02/2010)
Trong khi đó, cố giáo sư kinh thánh, Lm Nguyễn Thế Thuấn, CSsR lại quả quyết:
“Kinh Lạy Cha là chủ chốt của lời rao giảng. Nghĩa là, nếu muốn biết ước nguyện, chủ đích sâu thẳm nhất của một tâm hồn tôn giáo, thì cần phải biết lời cầu nguyện của người ấy là gì? Vì thế, Kinh Lạy Cha cho thấy mối bận tâm chính, đã chiếm đoạt tất cả Chúa Yêsu là gì? Một tác giả đã nói Kinh Lạy Cha là “toát yếu của tất cả Tin Mừng”.
Hiểu được lời giảng của Chúa Yêsu chừng nào là tùy biết cầu Kinh Lạy Cha với Ngài chừng ấy. Và, cầu Kinh Lạy Cha ấy theo tinh thần của Chúa Yêsu, là tùy việc nghe Ngài giảng. Hai điều này gần như mâu thuẫn nhau, nhưng thực sự, tựu chung lại, là đã được nên chung sống với Chúa Kitô thế nào! Hai điều đó, có phản ứng trên nhau, là nguyên nhân, lẫn cho nhau. Càng đi vào lời giảng, thì càng biết đọc Kinh Lạy Cha, như Chúa Yêsu muốn. Và càng đọc Kinh Lạy Cha theo tinh thần của Chúa Yêsu, thì cũng mới nghe được lời giảng của Ngài.” (x. Lm Nguyễn Thế Thuấn, CSsR Hiến Chương Nước Trời, tr. 151)
Nói như thế, là nói. Là, chú giải Lời Chúa, theo kiểu dân con nhà Đạo. Còn, hát ca/ngâm nga lời thơ ý nhị, của người nghệ sĩ ở ngoài đời, thì thế này:
“Bài hát ca dao, theo tôi vào đời
Và giữ cho tim, tôi xanh nụ cười
Nào biết trong em, còn nhiều trống vắng
Trái yêu đương, chỉ là trái đắng,
Gã tật nguyền buông trôi niềm tin.” (Trần Trịnh-bđd- lời 2)
Ca dao ấy. Bài hát nọ. Vẫn cứ theo tôi/theo bạn, đi vào đời. Nhưng đời tôi/đời bạn còn nhiều “trái đắng”, “trống vắng”, “tật nguyền” hay không, là vấn đề khác. Vấn đề là, “Trái yêu đương”, khiến kẻ “tật nguyền” là tôi (chứ không là bạn), đôi lúc thấy mình như “Trôi niềm tin”. Trôi, cả niềm riêng, yêu đương. Là thế. Ấy niềm tin.
Trôi, là bởi: tôi vẫn “đọc” kinh. Vẫn sống. Vẫn rời xa, chạy khỏi lời giảng giải, của Đức Chúa. Chạy và rời, lời dạy từ Chúa, có thể vì:
“Thuở ấy, tôi như con chim lạc đàn
Xoải cánh cô đơn bay trong chiều vàng
Và ước mơ sao trời đừng bão tố
Để yêu thương càng nhiều gắn bó
Tháng ngày là men say nguồn thơ…” (Trần Trịnh-bđd-Lời 1)
Nguồn thơ đây, chắc không là “thơ” tình? Cũng chẳng là “Tình Thơ”, của Đức Chúa? Bởi, nếu tôi và bạn, một khi đã quyết yêu thơ và yêu thương, rồi còn “thêm nhiều gắn bó” với Lời Thơ/Lời Chúa, ắt hẳn ta cũng sẽ hát thêm lời 3 của bài ca khi ấy, như sau:
“Lạy Chúa Ba Ngôi, nghe con nguyện cầu.
Và giúp cho con, quên đi tình sầu,
Lời thánh ru êm, giọt đàn thống hối,
Chúa trên cao mỉm cười thứ lỗi.
Những giọt đàn vang trong trời tin.” (Trần Trịnh-bđd-Lời 3)
Người xưa có câu “trí lớn gặp nhau”. Trí ở đây thật sự không lớn. Mà, chỉ là trí của người bình thường. Rất dễ thương. Trong/ngoài huyện. Nơi, có những người cũng biết yêu. Nhưng lại là:
“Từ lúc yêu trăng, tiêu hoang cuộc đời,
Từ phút say hoa, tương tư biển trời,
Muội rót cho huynh, ngọt ngào mắt biếc,
Ðắm say trên, từng hàng chữ viết,
Cũng muộn phiền, suốt kiếp chưa vơi.” (Trần Trịnh-bđd-Lời 5)
“Tiêu hoang cuộc đời”. “Muộn phiền suốt kiếp”. Phải chăng vì bạn/vì tôi, ta vẫn yêu trăng? Không yêu Thơ. Yêu Chúa. Qua, nguyện cầu? Phải chăng vì muội, vì huynh vẫn muốn nhờ vả thần/thánh cho mình nguồn vui. Tìm không thấy? Niềm vui rất nhè nhẹ, như truyện kể ở bên dưới:
“ Sáng mùng Một Tết, cặp vợ chồng 60 tuổi nọ đang cúng bái, bỗng dưng thấy bà tiên xuất hiện. Rất đột xuất. Tiên Bà cảm kích tình yêu thương giữa hai người, bèn ban cho mỗi người một nguyện ước, ngày đầu xuân. Cho vui. Người vợ hiền, bèn tỏ bày: muốn đi du lịch vòng quanh thế giới, chỉ một chuyến. Xong ngay! Lập tức chị có hai vé trong tay, không tốn tiền. Ông chồng liếc nhanh cặp mắt diều hâu, thấy không ổn, bèn ước khác:
-Ước gì tôi có cô vợ trẻ hơn tôi, những 30 tuổi.
Úm bà là! Thế là, Tiên Bà vung đũa thần, biến hoá cho ông chồng trở thành một lão gia, tuổi chừng 90, rồi biến mất…”
Tiên già/tiên trẻ, nay biến hết. Chẳng thấy ai. Biến, là vì cả huynh lẫn muội đều cứ ước. Cứ nguyện. Mà chẳng cầu. Chẳng thực hiện gì những lời kinh. Bằng tha thứ. Chẳng yêu thương gì. Như Tiên Bà/thần thánh vẫn cứ mong.
Không yêu thương – tha thứ, mà vẫn “cầu kinh” linh tinh khấn vái, lúc nguyện cầu, chỉ là cử chỉ của người chưa hiểu. Và chưa biết. Kinh “Lạy Cha”. Thành ra, cố giáo sư kinh thánh Nguyễn Thế Thuấn, chú giải thêm:
“Chúng ta thấy, chỉ những ai nghe Chúa Yêsu giảng và bị chinh phục, đến nỗi tư tưởng và ước nguyện của họ bị chi phối bởi những ưu tư căn bản của Chúa Kitô, kẻ đó mới cầu kinh Lạy Cha, được. Kẻ bị chinh phục thật sự, bởi lời giảng của Chúa Kitô, đã mặc lấy cho mình những ưu tư căn bản của Ngài. Chứ không phải, là chịu lấy công thức mà nhận lãnh ưu tư của lòng Chúa Kitô, khi nghe Ngài giảng giải. Kẻ nào bị chinh phục thật, như thế đã quay đầu lại, lật ngược cả đời mình, thì kẻ đó mới cầu nguyện Kinh Lạy Cha, như Chúa Yêsu muốn họ cầu nguyện.” (x. Lm Nguyễn Thế Thuấn, CSsR sđd tr. 150)
Nói theo kiểu thời đại bây giờ, là nói có truyện kể. Có phim tập nhiều giả tưởng, về nguyện cầu. Nguyện cầu “Lạy Cha”, là nói và kể về truyện tích thời đại, rất như sau:
-Lạy Cha chúng con ở trên trời…
-Ta đây, con gọi gì thế?
-Con đang đọc kinh, xin đừng cắt ngang!
-Thế, ai gọi Ta vậy?
-Dạ, đâu ai gọi. Con đang đọc kinh mà…
-À thì ra, là con?
-Là con? Ngài nói gì thế?
-Chẳng phải là con gọi Ta sao? Chính con vừa gọi: “Lạy Cha chúng con ở trên trời” là gì. Thì, Ta đây. Ta nghe con gọi mà.
-Con đâu có gọi. Con đọc kinh mà! Ngày nào, con cũng đọc kinh “Lạy Cha”, như đã dạy. Có đọc, mới yên lòng. Đọc, như bổn phận. Ngày nào quên, con thấy làm sao ấy.
-Sao con có thể gọi tên Cha, mà không chỉ nghĩ rằng tất cả các con đều là anh em? Sao con có thể nói: “Cha chúng con ở trên trời” mà không biết rằng: “trời” đây là sự an bình. Là, tình yêu đối với mọi người?
-Đó là điều con chưa hiểu. Chưa được bảo cho biết.
-Thôi được. Cứ tiếp tục đi!
-Danh Cha hiển thánh!
-Khoan đã! Con muốn nói gì thế?
-Ý con là … làm sao con hiểu được những điều cao siêu ấy? Thú thật, đây chỉ là lời kinh mà thôi…
-“Hiển thánh”, là: công nhận Cha ban sự sống cho hết mọi loài. Là, công nhận Ngài rất đáng kính. Rất thánh. Đấng làm ta đặt hết tin tưởng. Chứ, không giống như tin vào các công ty bảo hiểm, ở ngoài đời…
-Giờ, thì con hiểu thế nào là hiển thánh. Thế nào là Nước Cha trị đến. Ý Cha thành sự, dưới đất cũng như trên trời…
-Con có nghiêm túc không đó?
-Dạ, nghiêm lắm chứ. Sao thế ạ?
-Tức là, con có mong cho việc ấy xảy ra không?
-Con nào làm gì được. Và, cũng chẳng làm được gì. Đây, là một phần của lời kinh sớm tối. Nhưng con hiểu, điều này hẳn có nghĩa, là: Cha chế ngự mọi sự vẫn cứ xảy ra ở trên trời và dưới đất.
-Thế, Ta có khống chế cuộc đời con, chút nào không?
-Vâng. Con vẫn đi nhà thờ đấy.
-Ta đâu đòi hỏi con chuyện ấy. Ta chỉ muốn biết cách thức con đối xử với người đồng loại. Con sử dụng của cải/tiền bạc ra sao. Sử dụng thời gian như thế nào để theo dõi báo đài, truyền hình, vi tính, và quảng cáo đến là như thế. Con chừa lại độ dài thời gian là bao nhiêu, cho Ta, thôi.
-Có thể nào, Ngài ngưng lại, đừng phán xét con, có được không?
-Này con. Sao con vẫn đọc: “ý Cha thành sự”. Nếu điều này là ước vọng của con, thì với những người cũng cầu nguyện và chấp nhận ý của Ta. Chấp nhận mọi sự, từ việc trời hực nóng, trời lạnh căm, mưa bão. Chấp nhận thiên nhiên, trời đất. Và chấp nhận, cộng đoàn… nữa.
-Dạ rất đúng. Con chưa từng chấp nhận ý của Ngài. Bởi vì, con vẫn than phiền về những điều Ngài gửi đến cho con. Khi Ngài cho mưa cho gió, con lại đòi cho được trời có nắng. Khi trời nắng ráo, con lại than rằng trời quá nóng bức. Lúc giá lạnh, con cũng lại than. Con đòi có sức khoẻ. Nhưng không chịu chăm chút. Ăn uống, thì chẳng điều độ. Lúc thì tham ăn khi lại nhịn đói...
-Con biết thế, cũng là điều tốt. Giờ thì, Cha con mình cùng hành động. Có lúc được, lúc thua. Cha hài lòng về thái độ mới của con.
-Lạy Cha. Xin để con xong lời cầu này đã. Cầu nguyện như thế này, tốn nhiều thì giờ hơn thường lệ. Xin để con tiếp tục: “Xin cho con lương thực hằng ngày.”
-Hãy khoan đã! Con xin Ta lương thực vật chất, đấy hả? Con người đâu chỉ sống bằng bánh, mà bằng Lời của Ta. Khi xin cơm bánh, con hãy nghĩ đến những người không có gì để ăn. Con xin Ta điều gì cũng được. Ta là người Cha thương con cái. Thôi bây giờ, hãy nghe tiếp lời cầu của con.
-“Xin tha tội nợ chúng con, như chúng con cũng tha khách nợ”
-Cả người anh người chị, mà con vẫn coi rẻ nữa, chứ?
-Lạy Cha, họ luôn dèm pha/chỉ trích, những điều không đúng. Con quyết không tha.Thế nào cũng phải trả đũa, thôi.
-Thế, con nói gì trong câu kinh? Con đang kêu gào gọi tên Ta. Này, Ta đây. Ta muốn con hoàn toàn đổi mới, sau khi gọi. Ta muốn con sống rất lương thiện. Nhưng cũng đừng để lòng mình trĩu nặng, một hờn căm. Con hiểu chứ?
-Con biết lòng mình sẽ nhẹ nhõm hơn, nếu trả thù.
-Không. Như thế, con sẽ thấy rằng mình không được tốt. Trả thù, không tốt lành như con tưởng. Hãy nghĩ về cơn sầu buồn con tạo ra. Hãy liên tưởng đến nỗi buồn con cảm nghiệm. Cha có thể thay đổi tất cả, để cho con. Chỉ cần con thực sự muốn thay đổi.
-Xin Ngài làm con thay đổi. Nhưng làm cách nào để đổi thay bây giờ?
-Hãy tha thứ hết mọi người. Rồi con sẽ cảm nghiệm được ơn tha thứ của Ta. Con sẽ thấy mình trở nên nhẹ nhõm.
-Nhưng lạy Cha. Con thật tình không thể làm được như thế!
-Vậy thì đừng đọc kinh này nữa…!
-Ngài có lý. Thoạt đầu, con muốn trả thù. Nhưng tình thực, con chỉ muốn được bình yên. Thôi được, con sẽ cố thứ tha cho hết mọi người. Nhưng, xin Ngài hãy giúp con. Xin chỉ cho con đường đi nước bước. Để con theo.
-Những điều con xin, thật tuyệt! Ta vui lòng ở với con. Còn con, nay con thấy mình ra sao?
-Dạ rất tốt. Thật ra, con thấy mình khoẻ khoắn. Nhẹ nhõm, hơn bao giờ hết. Thật tuyệt diệu, con mà lại được phép hầu chuyện cùng Chúa. Cùng Cha.
-Nào, ta kết thúc lời nguyện cầu. Tiếp tục đi.
-“Và chớ để chúng con sa cơn thử thách, nhưng cứu chúng con khỏi mọi sự dữ.”
-Tuyệt! Ta sẽ làm thế. Nhưng, con đừng đặt mình trong tình huống dễ bị thử thách.
-Ngài muốn nói gì?
-Hãy ngưng lại. Con đừng kết bạn với những người đưa con vào những chuyện bỉ ổi. Hãy từ bỏ tính hờn căm, hung dữ. Tất cả những thứ đó đều đưa con đến con đường sa đoạ. Đừng dùng nó như lối tắt để vượt qua thử thách, trong cấp kỳ…
-Con chưa hiểu ý Ngài!
-Chắc chắn con đã hiểu! Con từng làm việc ấy với ta, rất nhiều lần. Con từng chọn con đường sai lạc, rồi kêu cầu, Ta đến cứu.
-Con xấu hổ lắm. Xin Ngài tha cho con.
-Dĩ nhiên, Ta tha cho con. Ta tha thứ cho cả những người tự hạ mình để cho Ta tha thứ nữa. Nhưng lần sau nếu có gọi Ta, con hãy nhớ lời Ta chuyện vãn với con hôm nay. Hãy nhớ những lời con thưa với Ta. Bây giờ, con hãy kết thúc lời cầu, của con đi.
-Kết thúc? Vâng. AMEN.
-Amen là gì, con hiểu chứ?
-Thưa, con chưa hiểu. Đó, chỉ là lời kết thúc thôi mà.
-Con nói lời AMEN mỗi khi chấp nhận những gì Ta mong muốn. Cả khi con tỏ ra hài hoà với ý muốn của Ta. Cả khi con tuân thủ giới lệnh, Ta ban ra. Bởi vì, AMEN có nghĩa là: MONG ĐƯỢC NHƯ VẬY. Là, đồng ý với những gì mình vừa nói. Vừa đọc.
-Tạ ơn Ngài. Đã dẫn giải cho con hiểu lời cầu này. Tạ ơn Ngài đã cho con biết cách đọc những lời kinh.
-Ta yêu hết mọi con cái của Ta. Ta hài lòng với những kẻ muốn bước ra khỏi chốn lầm lạc. Xa rời, nơi phạm lỗi. Ta chúc phúc cho con. Hãy ở lại trong Bình an Ta vẫn ban.
-Tạ ơn Ngài, ôi lạy Cha. Nay con hiểu rằng con được trở thành người bạn của Ngài.”
Thế đó, là truyện kể. Một cổ tích, buổi bây giờ. Thế đó, là nguyện cầu “Kinh Lạy Cha”. Hiểu được lời kinh hay không, cũng nên nghe thêm một vài lý giải của lời cầu, như cố linh mục Nguyễn Thế Thuấn, đã từng viết:
“Kinh Lạy Cha, là cả một mặc khải về Thiên Chúa. Và, về mối liên lạc giữa Chúa Yêsu và Thiên Chúa. Có một cái gì tuyệt đối, mà người khác không thể nói được. Đó, là điều mà khi đọc Tin Mừng, chúng ta sẽ thấy: sự khác biệt của Chúa Yêsu khi xưng Mình là Con một cách tuyệt đối trước mặt Thiên Chúa. Dù, thánh Mát-thêu đã nói, sau khi Chúa sống lại: “Đâu có hai, ba người họp lại nhân danh Ta, thì có Ta ở đó, giữa họ. (Mt 18: 20). Họ cầu xin là Ngài cầu xin với họ. Tuy thế, những lời đem về Chúa Yêsu và liên hệ Ngài với Cha Ngài không bao giờ để đồng hành với kẻ khác, bao giờ. Vậy, ta thấy có một nghĩa tuyệt đối, mà chỉ có thể thực hiện cho mình Ngài…” (x. Lm Nguyễn Thế Thuấn, Hiến Chương Nước Trời, sđd, tr. 159)
Nguyện cầu khi xưa, hoặc lời kinh hôm nay, vẫn còn đó một quyết tâm. Quyết, am hiểu điều mình cầu. Quyết, thực hiện việc mình muốn. Hiểu và muốn, những thanh tao. An hoà. Hạnh phúc.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn muốn học và muốn hỏi
về những điều mình chưa hiểu.
Nhưng vẫn muốn.
là hoa rót mật cho đời.”
(Trần Trịnh – Lệ đá)
(Mt 6: 9-11/Lc11: 2-4)
Hỡi bạn. Hỡi tôi! Nay, ta thử làm một màn biện luận. Lai rai. Suốt chiều dài, cuộc đời. Để, vào lúc nào đó, ta cũng nói leo và nói trèo, theo Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, mà bảo:“Thiên Chúa là Tình yêu”. Và, ta thầm thì thêm câu hát, rất ở trên. Để rồi cứ lải nhải đôi ba câu nhại, mà rằng:
“Này đây, Chúa vỗ cánh rồi!
Ngài luôn rót mật cho đời,
Chắt chiu. Kỷ niệm. Dĩ vãng.
Em nhớ gì không em ôi?” (Hát nhại lời ca của Trần Trịnh-giống như trên)
Lai rai hát “nhại” như trên, chỉ để nhắc bạn và nhắc tôi, mình có nhớ? Nhớ Chúa dặn, lời rằng:
“Vậy các ngươi hãy cầu nguyện thế này:
Lạy Cha chúng tôi,
Đấng ngự trên trời,
Ước gì Danh Cha hiển thánh,
Nước Cha trị đến,
Ý Cha thành sự dưới đất cũng như trên trời.”
(Mt 6: 9-10)
Rõ ràng, dịch giả Sách Thánh qua tiếng Việt, như Lm Nguyễn Thế Thuấn, CSsR hoặc Ủy Ban “Các Giờ Kinh Phụng Vụ”, gọi đó là: “cầu nguyện”. Nhưng, khi đặt tiêu đề cho lời cầu trên, có dịch giả gọi đó là “Kinh” Lạy Cha. Nói nôm na, thì: lầm rầm hoặc đọc lớn tiếng “lời cầu” này, ta sẽ bảo: mình đọc Kinh “Lạy Cha”. Nhưng thực ra, chỉ là động thái “cầu nguyện”, như thánh Mát-thêu lại đã ghi:
“Cầu nguyện,
thì các ngươi chớ lải nhải như người ngoại!
Chúng tưởng: hễ nói nhiều thì sẽ được nhậm.”
(Mt 6: 7)
Đó là thánh Mátthêu. Còn, thánh Mác-cô lại cũng viết:
“Và khi đứng cầu nguyện,
các ngươi hãy tha thứ,
giả như các ngươi có bất bình với ai,
ngõ hầu Cha các ngươi, Đấng ngự trên trời,
cũng tha thứ cho các ngươi.”
(Mc 11: 25)
Thế nghĩa là, “lời cầu” ở trên chắc chắn không là lời “kinh”, để ta lai rai mà đọc mãi. Đọc hoài hoài. Hoặc, để bạn và để tôi, ta cứ thế mà nói bằng lời trong các buổi “tôn vương”, ở đâu đó. Bởi, cả hai thánh sử đều không nhắc nhở ta phải “đọc” trong lúc “cầu nguyện”, mà là: “làm”, khi nguyện cầu. (x. Pascal Marin, www.retraitedanslaville.fr 24/02/2010)
Trong khi đó, cố giáo sư kinh thánh, Lm Nguyễn Thế Thuấn, CSsR lại quả quyết:
“Kinh Lạy Cha là chủ chốt của lời rao giảng. Nghĩa là, nếu muốn biết ước nguyện, chủ đích sâu thẳm nhất của một tâm hồn tôn giáo, thì cần phải biết lời cầu nguyện của người ấy là gì? Vì thế, Kinh Lạy Cha cho thấy mối bận tâm chính, đã chiếm đoạt tất cả Chúa Yêsu là gì? Một tác giả đã nói Kinh Lạy Cha là “toát yếu của tất cả Tin Mừng”.
Hiểu được lời giảng của Chúa Yêsu chừng nào là tùy biết cầu Kinh Lạy Cha với Ngài chừng ấy. Và, cầu Kinh Lạy Cha ấy theo tinh thần của Chúa Yêsu, là tùy việc nghe Ngài giảng. Hai điều này gần như mâu thuẫn nhau, nhưng thực sự, tựu chung lại, là đã được nên chung sống với Chúa Kitô thế nào! Hai điều đó, có phản ứng trên nhau, là nguyên nhân, lẫn cho nhau. Càng đi vào lời giảng, thì càng biết đọc Kinh Lạy Cha, như Chúa Yêsu muốn. Và càng đọc Kinh Lạy Cha theo tinh thần của Chúa Yêsu, thì cũng mới nghe được lời giảng của Ngài.” (x. Lm Nguyễn Thế Thuấn, CSsR Hiến Chương Nước Trời, tr. 151)
Nói như thế, là nói. Là, chú giải Lời Chúa, theo kiểu dân con nhà Đạo. Còn, hát ca/ngâm nga lời thơ ý nhị, của người nghệ sĩ ở ngoài đời, thì thế này:
“Bài hát ca dao, theo tôi vào đời
Và giữ cho tim, tôi xanh nụ cười
Nào biết trong em, còn nhiều trống vắng
Trái yêu đương, chỉ là trái đắng,
Gã tật nguyền buông trôi niềm tin.” (Trần Trịnh-bđd- lời 2)
Ca dao ấy. Bài hát nọ. Vẫn cứ theo tôi/theo bạn, đi vào đời. Nhưng đời tôi/đời bạn còn nhiều “trái đắng”, “trống vắng”, “tật nguyền” hay không, là vấn đề khác. Vấn đề là, “Trái yêu đương”, khiến kẻ “tật nguyền” là tôi (chứ không là bạn), đôi lúc thấy mình như “Trôi niềm tin”. Trôi, cả niềm riêng, yêu đương. Là thế. Ấy niềm tin.
Trôi, là bởi: tôi vẫn “đọc” kinh. Vẫn sống. Vẫn rời xa, chạy khỏi lời giảng giải, của Đức Chúa. Chạy và rời, lời dạy từ Chúa, có thể vì:
“Thuở ấy, tôi như con chim lạc đàn
Xoải cánh cô đơn bay trong chiều vàng
Và ước mơ sao trời đừng bão tố
Để yêu thương càng nhiều gắn bó
Tháng ngày là men say nguồn thơ…” (Trần Trịnh-bđd-Lời 1)
Nguồn thơ đây, chắc không là “thơ” tình? Cũng chẳng là “Tình Thơ”, của Đức Chúa? Bởi, nếu tôi và bạn, một khi đã quyết yêu thơ và yêu thương, rồi còn “thêm nhiều gắn bó” với Lời Thơ/Lời Chúa, ắt hẳn ta cũng sẽ hát thêm lời 3 của bài ca khi ấy, như sau:
“Lạy Chúa Ba Ngôi, nghe con nguyện cầu.
Và giúp cho con, quên đi tình sầu,
Lời thánh ru êm, giọt đàn thống hối,
Chúa trên cao mỉm cười thứ lỗi.
Những giọt đàn vang trong trời tin.” (Trần Trịnh-bđd-Lời 3)
Người xưa có câu “trí lớn gặp nhau”. Trí ở đây thật sự không lớn. Mà, chỉ là trí của người bình thường. Rất dễ thương. Trong/ngoài huyện. Nơi, có những người cũng biết yêu. Nhưng lại là:
“Từ lúc yêu trăng, tiêu hoang cuộc đời,
Từ phút say hoa, tương tư biển trời,
Muội rót cho huynh, ngọt ngào mắt biếc,
Ðắm say trên, từng hàng chữ viết,
Cũng muộn phiền, suốt kiếp chưa vơi.” (Trần Trịnh-bđd-Lời 5)
“Tiêu hoang cuộc đời”. “Muộn phiền suốt kiếp”. Phải chăng vì bạn/vì tôi, ta vẫn yêu trăng? Không yêu Thơ. Yêu Chúa. Qua, nguyện cầu? Phải chăng vì muội, vì huynh vẫn muốn nhờ vả thần/thánh cho mình nguồn vui. Tìm không thấy? Niềm vui rất nhè nhẹ, như truyện kể ở bên dưới:
“ Sáng mùng Một Tết, cặp vợ chồng 60 tuổi nọ đang cúng bái, bỗng dưng thấy bà tiên xuất hiện. Rất đột xuất. Tiên Bà cảm kích tình yêu thương giữa hai người, bèn ban cho mỗi người một nguyện ước, ngày đầu xuân. Cho vui. Người vợ hiền, bèn tỏ bày: muốn đi du lịch vòng quanh thế giới, chỉ một chuyến. Xong ngay! Lập tức chị có hai vé trong tay, không tốn tiền. Ông chồng liếc nhanh cặp mắt diều hâu, thấy không ổn, bèn ước khác:
-Ước gì tôi có cô vợ trẻ hơn tôi, những 30 tuổi.
Úm bà là! Thế là, Tiên Bà vung đũa thần, biến hoá cho ông chồng trở thành một lão gia, tuổi chừng 90, rồi biến mất…”
Tiên già/tiên trẻ, nay biến hết. Chẳng thấy ai. Biến, là vì cả huynh lẫn muội đều cứ ước. Cứ nguyện. Mà chẳng cầu. Chẳng thực hiện gì những lời kinh. Bằng tha thứ. Chẳng yêu thương gì. Như Tiên Bà/thần thánh vẫn cứ mong.
Không yêu thương – tha thứ, mà vẫn “cầu kinh” linh tinh khấn vái, lúc nguyện cầu, chỉ là cử chỉ của người chưa hiểu. Và chưa biết. Kinh “Lạy Cha”. Thành ra, cố giáo sư kinh thánh Nguyễn Thế Thuấn, chú giải thêm:
“Chúng ta thấy, chỉ những ai nghe Chúa Yêsu giảng và bị chinh phục, đến nỗi tư tưởng và ước nguyện của họ bị chi phối bởi những ưu tư căn bản của Chúa Kitô, kẻ đó mới cầu kinh Lạy Cha, được. Kẻ bị chinh phục thật sự, bởi lời giảng của Chúa Kitô, đã mặc lấy cho mình những ưu tư căn bản của Ngài. Chứ không phải, là chịu lấy công thức mà nhận lãnh ưu tư của lòng Chúa Kitô, khi nghe Ngài giảng giải. Kẻ nào bị chinh phục thật, như thế đã quay đầu lại, lật ngược cả đời mình, thì kẻ đó mới cầu nguyện Kinh Lạy Cha, như Chúa Yêsu muốn họ cầu nguyện.” (x. Lm Nguyễn Thế Thuấn, CSsR sđd tr. 150)
Nói theo kiểu thời đại bây giờ, là nói có truyện kể. Có phim tập nhiều giả tưởng, về nguyện cầu. Nguyện cầu “Lạy Cha”, là nói và kể về truyện tích thời đại, rất như sau:
-Lạy Cha chúng con ở trên trời…
-Ta đây, con gọi gì thế?
-Con đang đọc kinh, xin đừng cắt ngang!
-Thế, ai gọi Ta vậy?
-Dạ, đâu ai gọi. Con đang đọc kinh mà…
-À thì ra, là con?
-Là con? Ngài nói gì thế?
-Chẳng phải là con gọi Ta sao? Chính con vừa gọi: “Lạy Cha chúng con ở trên trời” là gì. Thì, Ta đây. Ta nghe con gọi mà.
-Con đâu có gọi. Con đọc kinh mà! Ngày nào, con cũng đọc kinh “Lạy Cha”, như đã dạy. Có đọc, mới yên lòng. Đọc, như bổn phận. Ngày nào quên, con thấy làm sao ấy.
-Sao con có thể gọi tên Cha, mà không chỉ nghĩ rằng tất cả các con đều là anh em? Sao con có thể nói: “Cha chúng con ở trên trời” mà không biết rằng: “trời” đây là sự an bình. Là, tình yêu đối với mọi người?
-Đó là điều con chưa hiểu. Chưa được bảo cho biết.
-Thôi được. Cứ tiếp tục đi!
-Danh Cha hiển thánh!
-Khoan đã! Con muốn nói gì thế?
-Ý con là … làm sao con hiểu được những điều cao siêu ấy? Thú thật, đây chỉ là lời kinh mà thôi…
-“Hiển thánh”, là: công nhận Cha ban sự sống cho hết mọi loài. Là, công nhận Ngài rất đáng kính. Rất thánh. Đấng làm ta đặt hết tin tưởng. Chứ, không giống như tin vào các công ty bảo hiểm, ở ngoài đời…
-Giờ, thì con hiểu thế nào là hiển thánh. Thế nào là Nước Cha trị đến. Ý Cha thành sự, dưới đất cũng như trên trời…
-Con có nghiêm túc không đó?
-Dạ, nghiêm lắm chứ. Sao thế ạ?
-Tức là, con có mong cho việc ấy xảy ra không?
-Con nào làm gì được. Và, cũng chẳng làm được gì. Đây, là một phần của lời kinh sớm tối. Nhưng con hiểu, điều này hẳn có nghĩa, là: Cha chế ngự mọi sự vẫn cứ xảy ra ở trên trời và dưới đất.
-Thế, Ta có khống chế cuộc đời con, chút nào không?
-Vâng. Con vẫn đi nhà thờ đấy.
-Ta đâu đòi hỏi con chuyện ấy. Ta chỉ muốn biết cách thức con đối xử với người đồng loại. Con sử dụng của cải/tiền bạc ra sao. Sử dụng thời gian như thế nào để theo dõi báo đài, truyền hình, vi tính, và quảng cáo đến là như thế. Con chừa lại độ dài thời gian là bao nhiêu, cho Ta, thôi.
-Có thể nào, Ngài ngưng lại, đừng phán xét con, có được không?
-Này con. Sao con vẫn đọc: “ý Cha thành sự”. Nếu điều này là ước vọng của con, thì với những người cũng cầu nguyện và chấp nhận ý của Ta. Chấp nhận mọi sự, từ việc trời hực nóng, trời lạnh căm, mưa bão. Chấp nhận thiên nhiên, trời đất. Và chấp nhận, cộng đoàn… nữa.
-Dạ rất đúng. Con chưa từng chấp nhận ý của Ngài. Bởi vì, con vẫn than phiền về những điều Ngài gửi đến cho con. Khi Ngài cho mưa cho gió, con lại đòi cho được trời có nắng. Khi trời nắng ráo, con lại than rằng trời quá nóng bức. Lúc giá lạnh, con cũng lại than. Con đòi có sức khoẻ. Nhưng không chịu chăm chút. Ăn uống, thì chẳng điều độ. Lúc thì tham ăn khi lại nhịn đói...
-Con biết thế, cũng là điều tốt. Giờ thì, Cha con mình cùng hành động. Có lúc được, lúc thua. Cha hài lòng về thái độ mới của con.
-Lạy Cha. Xin để con xong lời cầu này đã. Cầu nguyện như thế này, tốn nhiều thì giờ hơn thường lệ. Xin để con tiếp tục: “Xin cho con lương thực hằng ngày.”
-Hãy khoan đã! Con xin Ta lương thực vật chất, đấy hả? Con người đâu chỉ sống bằng bánh, mà bằng Lời của Ta. Khi xin cơm bánh, con hãy nghĩ đến những người không có gì để ăn. Con xin Ta điều gì cũng được. Ta là người Cha thương con cái. Thôi bây giờ, hãy nghe tiếp lời cầu của con.
-“Xin tha tội nợ chúng con, như chúng con cũng tha khách nợ”
-Cả người anh người chị, mà con vẫn coi rẻ nữa, chứ?
-Lạy Cha, họ luôn dèm pha/chỉ trích, những điều không đúng. Con quyết không tha.Thế nào cũng phải trả đũa, thôi.
-Thế, con nói gì trong câu kinh? Con đang kêu gào gọi tên Ta. Này, Ta đây. Ta muốn con hoàn toàn đổi mới, sau khi gọi. Ta muốn con sống rất lương thiện. Nhưng cũng đừng để lòng mình trĩu nặng, một hờn căm. Con hiểu chứ?
-Con biết lòng mình sẽ nhẹ nhõm hơn, nếu trả thù.
-Không. Như thế, con sẽ thấy rằng mình không được tốt. Trả thù, không tốt lành như con tưởng. Hãy nghĩ về cơn sầu buồn con tạo ra. Hãy liên tưởng đến nỗi buồn con cảm nghiệm. Cha có thể thay đổi tất cả, để cho con. Chỉ cần con thực sự muốn thay đổi.
-Xin Ngài làm con thay đổi. Nhưng làm cách nào để đổi thay bây giờ?
-Hãy tha thứ hết mọi người. Rồi con sẽ cảm nghiệm được ơn tha thứ của Ta. Con sẽ thấy mình trở nên nhẹ nhõm.
-Nhưng lạy Cha. Con thật tình không thể làm được như thế!
-Vậy thì đừng đọc kinh này nữa…!
-Ngài có lý. Thoạt đầu, con muốn trả thù. Nhưng tình thực, con chỉ muốn được bình yên. Thôi được, con sẽ cố thứ tha cho hết mọi người. Nhưng, xin Ngài hãy giúp con. Xin chỉ cho con đường đi nước bước. Để con theo.
-Những điều con xin, thật tuyệt! Ta vui lòng ở với con. Còn con, nay con thấy mình ra sao?
-Dạ rất tốt. Thật ra, con thấy mình khoẻ khoắn. Nhẹ nhõm, hơn bao giờ hết. Thật tuyệt diệu, con mà lại được phép hầu chuyện cùng Chúa. Cùng Cha.
-Nào, ta kết thúc lời nguyện cầu. Tiếp tục đi.
-“Và chớ để chúng con sa cơn thử thách, nhưng cứu chúng con khỏi mọi sự dữ.”
-Tuyệt! Ta sẽ làm thế. Nhưng, con đừng đặt mình trong tình huống dễ bị thử thách.
-Ngài muốn nói gì?
-Hãy ngưng lại. Con đừng kết bạn với những người đưa con vào những chuyện bỉ ổi. Hãy từ bỏ tính hờn căm, hung dữ. Tất cả những thứ đó đều đưa con đến con đường sa đoạ. Đừng dùng nó như lối tắt để vượt qua thử thách, trong cấp kỳ…
-Con chưa hiểu ý Ngài!
-Chắc chắn con đã hiểu! Con từng làm việc ấy với ta, rất nhiều lần. Con từng chọn con đường sai lạc, rồi kêu cầu, Ta đến cứu.
-Con xấu hổ lắm. Xin Ngài tha cho con.
-Dĩ nhiên, Ta tha cho con. Ta tha thứ cho cả những người tự hạ mình để cho Ta tha thứ nữa. Nhưng lần sau nếu có gọi Ta, con hãy nhớ lời Ta chuyện vãn với con hôm nay. Hãy nhớ những lời con thưa với Ta. Bây giờ, con hãy kết thúc lời cầu, của con đi.
-Kết thúc? Vâng. AMEN.
-Amen là gì, con hiểu chứ?
-Thưa, con chưa hiểu. Đó, chỉ là lời kết thúc thôi mà.
-Con nói lời AMEN mỗi khi chấp nhận những gì Ta mong muốn. Cả khi con tỏ ra hài hoà với ý muốn của Ta. Cả khi con tuân thủ giới lệnh, Ta ban ra. Bởi vì, AMEN có nghĩa là: MONG ĐƯỢC NHƯ VẬY. Là, đồng ý với những gì mình vừa nói. Vừa đọc.
-Tạ ơn Ngài. Đã dẫn giải cho con hiểu lời cầu này. Tạ ơn Ngài đã cho con biết cách đọc những lời kinh.
-Ta yêu hết mọi con cái của Ta. Ta hài lòng với những kẻ muốn bước ra khỏi chốn lầm lạc. Xa rời, nơi phạm lỗi. Ta chúc phúc cho con. Hãy ở lại trong Bình an Ta vẫn ban.
-Tạ ơn Ngài, ôi lạy Cha. Nay con hiểu rằng con được trở thành người bạn của Ngài.”
Thế đó, là truyện kể. Một cổ tích, buổi bây giờ. Thế đó, là nguyện cầu “Kinh Lạy Cha”. Hiểu được lời kinh hay không, cũng nên nghe thêm một vài lý giải của lời cầu, như cố linh mục Nguyễn Thế Thuấn, đã từng viết:
“Kinh Lạy Cha, là cả một mặc khải về Thiên Chúa. Và, về mối liên lạc giữa Chúa Yêsu và Thiên Chúa. Có một cái gì tuyệt đối, mà người khác không thể nói được. Đó, là điều mà khi đọc Tin Mừng, chúng ta sẽ thấy: sự khác biệt của Chúa Yêsu khi xưng Mình là Con một cách tuyệt đối trước mặt Thiên Chúa. Dù, thánh Mát-thêu đã nói, sau khi Chúa sống lại: “Đâu có hai, ba người họp lại nhân danh Ta, thì có Ta ở đó, giữa họ. (Mt 18: 20). Họ cầu xin là Ngài cầu xin với họ. Tuy thế, những lời đem về Chúa Yêsu và liên hệ Ngài với Cha Ngài không bao giờ để đồng hành với kẻ khác, bao giờ. Vậy, ta thấy có một nghĩa tuyệt đối, mà chỉ có thể thực hiện cho mình Ngài…” (x. Lm Nguyễn Thế Thuấn, Hiến Chương Nước Trời, sđd, tr. 159)
Nguyện cầu khi xưa, hoặc lời kinh hôm nay, vẫn còn đó một quyết tâm. Quyết, am hiểu điều mình cầu. Quyết, thực hiện việc mình muốn. Hiểu và muốn, những thanh tao. An hoà. Hạnh phúc.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn muốn học và muốn hỏi
về những điều mình chưa hiểu.
Nhưng vẫn muốn.