Dan Lee
03-10-2010, 09:50 PM
Chúa Nhật IV Mùa Chay
NGƯỜI CHA NHÂN TỪ
Trong bài tin Mừng của Chúa nhật III Mùa chay vừa qua, Chúa Giêsu thúc dục chúng ta lo ăn năn thống hối. Tin Mừng Chúa nhật IV Mùa chay hôm nay nói đến lý do của lời thúc dục trên là vì Chúa là người cha nhân từ.
Lòng nhân từ của Chúa.
Khi đọc xong bài Tin Mừng nầy, có một người cha phản ứng ngay: "Sao kỳ vậy! Biết nó lấy của ra đi ăn chơi phung phí đến hư thân mà lại để cho nó ra đi, không ngăn cản, la rầy một lời nào cả?"
Lòng nhân từ của người cha được biểu lộ không những trong thái độ tha thứ, chờ đợi để tha thứ mà cả trong thái độ tôn trọng sự tự do của con cái.
Thật vậy, khi đứa con xin chia gia tài và ra đi, người cha dư biết nó sẽ hư; nhưng lạ lùng thay, người cha nầy lại không một lời la rầy trách mắng như các người cha khác thường làm, cũng không một lời can ngăn hay khuyên bảo. Lòng khoan dung của người cha được biểu lộ trước tiên qua sự tôn trọng tự do của con cái, không áp đặt, dù biết can ngăn hay la rầy lúc nầy là điều tốt cho con cái. Thiên Chúa đối với con người, như với những đứa con trưởng thành, và chỉ biết kiên nhẫn chờ đợi. Thái độ của Thiên Chúa có thể làm cho các bậc cha mẹ ngạc nhiên và khó chịu, và họ có thể cho đó là nuông chiều con cái. Con cưng là con hư mà !
Trong lúc đó, những người tội lỗi và thu thuế đang nghe Chuá nói chắc cảm động lắm. Họ dư biết Chúa Giêsu đang nói đến lòng khoan dung của Thiên Chúa đối với họ. Còn những người khác không nhận ra mình là người tội lỗi như Biệt phái và luật sĩ hôm qua và hôm nay, thì dụ ngôn kia chỉ là một câu chuyện nằm trong loạt các câu chuyện người tốt việc tốt, một người cha đáng khen, chỉ thế thôi. Có chăng thì nó có thể là đầu đề của một bài thơ hay một bài nhạc, nhưng ít khi là đầu đề của cuộc sống.
"Anh em hãy sống nhân từ như Cha anh em ở trên trời là Đấng nhân từ". Thường lòng nhân từ mới có sức hấp dẫn, và đổi mới được con người, chứ không phải là những lời chỉ trích phê bình hay lên án.
Có đạo mà không có đức.
Thái độ của người anh cả là thái độ tiêu biểu của biệt phái và luật sĩ hôm qua và hôm nay.
"Con không hề trái lệnh cha một điều nào": Anh tự cho mình giữ đúng luật lệ của đạo hiếu và cũng vì thế mà tự cho mình có quyền giận dữ trước thái độ nhân từ của người cha và quyền lên án người em: "Còn thằng con của cha kia, sau khi phung phí hết tài sản của cha với bọn đĩ điếm…" Ngày nay cũng thế, có nhiều người đọc kính xem lễ đều đặn, giữ một số việc đạo đức hết chỗ chê, nhưng lại sống thiếu lòng khoan dung. Họ tự hào về đời sống của mình và tự cho mình quyền phê bình, lên án, hay khinh khi những ai không giữ luật bề ngoài được như họ. Một thái độ chẳng Phúc Âm chút nào. Người ta thường nói về họ cũng như về những biệt phái và luật sĩ xưa: đó là những người có đạo mà không có đức, vì thiếu lòng khoan dung. Và chính sự thiếu lòng khoan dung nầy nhiều khi là nguyên nhân chính của những cảnh cơm không lành canh không mặn trong các gia đình, các cộng đoàn, với hàng xóm cũng như trong Giáo Hội và xã hội.
Dụ ngôn người cha nhân từ vừa làm cho ta cảm động trước lòng khoan dung của Thiên Chúa, vừa thúc dục chúng sống khoan dung với kẻ khác, vừa là một bài học về cách huấn luyện cho các bậc làm cha làm mẹ và những người có trách nhiệm đào tạo giới trẻ hôm nay. Nhiều khi sự thinh lặng khoan dung có sức thuyết phục hơn muôn vàn lời nói . Lòng khoan dung đi đôi với lòng kính trọng con người, là đường lối huấn luyện của Chúa Giêsu đối với các Tông Đồ cũng như đối với những người yếu đuối và tội lỗi hôm qua và hôm nay, như bạn với tôi hôm nay vậy.
Bổn phận tôi là cho mượn.
Chuyện xảy ra ở một thôn bản người dân tộc thiểu số.
Có gia đình kia nghèo nhưng đạo đức. Hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn, nên trong nhà không thiếu ăn. Mấy người hàng xóm thiếu, cứ đến vay mượn hoài, và hứa sang mùa tới sẽ trả. Nhưng sự thật thì có một vài người hết mùa nầy sang mùa nọ, chẳng bao giờ trả được. Bà mẹ già trong gia đình không bằng lòng và trách con gái:
-Sao mầy ngu vậy? Bạ ai hỏi cũng cho mượn hết, người ta không trả cho mầy thì mầy lấy gì mà ăn ?
Chị mỉm cười và ôn tồn đáp lại:
-Mẹ nầy, không sao đâu! Mình nghe lời Chúa dạy : cho mượn là việc của mình phải làm, còn trả hay không là việc của người ta mà !…
Lm. Damien OFM
NGƯỜI CHA NHÂN TỪ
Trong bài tin Mừng của Chúa nhật III Mùa chay vừa qua, Chúa Giêsu thúc dục chúng ta lo ăn năn thống hối. Tin Mừng Chúa nhật IV Mùa chay hôm nay nói đến lý do của lời thúc dục trên là vì Chúa là người cha nhân từ.
Lòng nhân từ của Chúa.
Khi đọc xong bài Tin Mừng nầy, có một người cha phản ứng ngay: "Sao kỳ vậy! Biết nó lấy của ra đi ăn chơi phung phí đến hư thân mà lại để cho nó ra đi, không ngăn cản, la rầy một lời nào cả?"
Lòng nhân từ của người cha được biểu lộ không những trong thái độ tha thứ, chờ đợi để tha thứ mà cả trong thái độ tôn trọng sự tự do của con cái.
Thật vậy, khi đứa con xin chia gia tài và ra đi, người cha dư biết nó sẽ hư; nhưng lạ lùng thay, người cha nầy lại không một lời la rầy trách mắng như các người cha khác thường làm, cũng không một lời can ngăn hay khuyên bảo. Lòng khoan dung của người cha được biểu lộ trước tiên qua sự tôn trọng tự do của con cái, không áp đặt, dù biết can ngăn hay la rầy lúc nầy là điều tốt cho con cái. Thiên Chúa đối với con người, như với những đứa con trưởng thành, và chỉ biết kiên nhẫn chờ đợi. Thái độ của Thiên Chúa có thể làm cho các bậc cha mẹ ngạc nhiên và khó chịu, và họ có thể cho đó là nuông chiều con cái. Con cưng là con hư mà !
Trong lúc đó, những người tội lỗi và thu thuế đang nghe Chuá nói chắc cảm động lắm. Họ dư biết Chúa Giêsu đang nói đến lòng khoan dung của Thiên Chúa đối với họ. Còn những người khác không nhận ra mình là người tội lỗi như Biệt phái và luật sĩ hôm qua và hôm nay, thì dụ ngôn kia chỉ là một câu chuyện nằm trong loạt các câu chuyện người tốt việc tốt, một người cha đáng khen, chỉ thế thôi. Có chăng thì nó có thể là đầu đề của một bài thơ hay một bài nhạc, nhưng ít khi là đầu đề của cuộc sống.
"Anh em hãy sống nhân từ như Cha anh em ở trên trời là Đấng nhân từ". Thường lòng nhân từ mới có sức hấp dẫn, và đổi mới được con người, chứ không phải là những lời chỉ trích phê bình hay lên án.
Có đạo mà không có đức.
Thái độ của người anh cả là thái độ tiêu biểu của biệt phái và luật sĩ hôm qua và hôm nay.
"Con không hề trái lệnh cha một điều nào": Anh tự cho mình giữ đúng luật lệ của đạo hiếu và cũng vì thế mà tự cho mình có quyền giận dữ trước thái độ nhân từ của người cha và quyền lên án người em: "Còn thằng con của cha kia, sau khi phung phí hết tài sản của cha với bọn đĩ điếm…" Ngày nay cũng thế, có nhiều người đọc kính xem lễ đều đặn, giữ một số việc đạo đức hết chỗ chê, nhưng lại sống thiếu lòng khoan dung. Họ tự hào về đời sống của mình và tự cho mình quyền phê bình, lên án, hay khinh khi những ai không giữ luật bề ngoài được như họ. Một thái độ chẳng Phúc Âm chút nào. Người ta thường nói về họ cũng như về những biệt phái và luật sĩ xưa: đó là những người có đạo mà không có đức, vì thiếu lòng khoan dung. Và chính sự thiếu lòng khoan dung nầy nhiều khi là nguyên nhân chính của những cảnh cơm không lành canh không mặn trong các gia đình, các cộng đoàn, với hàng xóm cũng như trong Giáo Hội và xã hội.
Dụ ngôn người cha nhân từ vừa làm cho ta cảm động trước lòng khoan dung của Thiên Chúa, vừa thúc dục chúng sống khoan dung với kẻ khác, vừa là một bài học về cách huấn luyện cho các bậc làm cha làm mẹ và những người có trách nhiệm đào tạo giới trẻ hôm nay. Nhiều khi sự thinh lặng khoan dung có sức thuyết phục hơn muôn vàn lời nói . Lòng khoan dung đi đôi với lòng kính trọng con người, là đường lối huấn luyện của Chúa Giêsu đối với các Tông Đồ cũng như đối với những người yếu đuối và tội lỗi hôm qua và hôm nay, như bạn với tôi hôm nay vậy.
Bổn phận tôi là cho mượn.
Chuyện xảy ra ở một thôn bản người dân tộc thiểu số.
Có gia đình kia nghèo nhưng đạo đức. Hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn, nên trong nhà không thiếu ăn. Mấy người hàng xóm thiếu, cứ đến vay mượn hoài, và hứa sang mùa tới sẽ trả. Nhưng sự thật thì có một vài người hết mùa nầy sang mùa nọ, chẳng bao giờ trả được. Bà mẹ già trong gia đình không bằng lòng và trách con gái:
-Sao mầy ngu vậy? Bạ ai hỏi cũng cho mượn hết, người ta không trả cho mầy thì mầy lấy gì mà ăn ?
Chị mỉm cười và ôn tồn đáp lại:
-Mẹ nầy, không sao đâu! Mình nghe lời Chúa dạy : cho mượn là việc của mình phải làm, còn trả hay không là việc của người ta mà !…
Lm. Damien OFM