Dan Lee
03-10-2010, 10:07 PM
Chúa Nhật IV Mùa Chay
TÌNH THƯƠNG CỦA NGƯỜI CHA
Ngày 25 tháng 2 năm 1954 xảy ra một vụ cướp ngân hàng tại thủ đô Paris của nước Pháp. Một chàng trai tên Phan Đăng Lê (Jacques Flesh) dùng súng trước hết bắn trọng thương một nhân viên ngân hàng, sau đó bắn chết một nhân viên cảnh sát, đồng thời làm một số người qua đường bị thương. May mà nhân viên công lực đã sớm tóm cổ được hắn.
Tại phiên toà, phạm nhân không hề hối hận về tội đã phạm mà còn ngạo nghễ muốn khiêu khích mọi người có mặt. Ban đầu đã có người nghi hắn mắc bệnh tâm thần. Nhưng trắc nghiệm tâm lý cho thấy tên Phan Đăng Lê này chỉ là một đứa con được cưng chiều quá hoá ra mất dạy, chỉ biết ăn chơi đàng điếm. Hắn trơ trẽn và bình thản chấp nhận án tử một cách vô liêm sỉ. Khi bị lên án tử hình, han lớn tiếng nói với mình rằng: "Cho mày đáng đời! Mày phải bước lên máy chém thì hãy tỏ ra là một con người can đảm!"
Quả thật Phan Đăng Lê là con một ông chủ ngân hàng giầu sụ nước Bỉ. Cho tới tuổi 24, cậu muốn gì được nấy, không hề thiếu thốn sự gì. Cậu đã phung phí tuổi xuân xanh trong ăn chơi, lười biếng và ương ngạnh. Học trường nào cũng chỉ được vài ngày hoặc một tuần là bị đuổi. Cậu con nhà giàu này quả thật đã trở nên kẻ vô dụng và cuối cùng trở nên kẻ sát nhân.
Đầu năm 1954 chàng nổi hứng đòi bố mẹ cho tiền để mua một chiếc thuyền buồm hiệu Phi-li-mốt-ka dài 10m, trị giá tới 2 triệu quan Pháp. Chính vì bị bố mẹ từ chối mà chàng đã vác súng đi cướp ngân hàng và bị sa lưới pháp luật.
Gặp Được Lòng Thương Xót Của Thiên Chúa
Nhưng chuyện chàng thanh niên con nhà giàu Phan Đăng Lê được đề cập trong tờ chia sẻ tuần này không phải vì trở nên kẻ sát nhân cho bằng nhờ ơn Chúa đã trở nên hối nhân. Số là trong ba năm ngồi tù đợi ngày lên máy chém, anh đã say mê đọc Kinh Thánh và đã gặp được lòng thương xót của Thiên Chúa.
Trong mỗi lá thư Phan Đăng Lê viết về cho người vợ trẻ, người ta đều đọc được bề sâu của một tâm hồn đã được đổi mới nhờ gặp gỡ Thiên Chúa. Chàng ý thức rất rõ về tình trạng tội lỗi của mình trước mặt Thiên Chúa và xã hội nên rất sung sướng đón nhận cuộc đổi mới đang diễn ra nơi con người chàng. Do đó ba năm chờ chết nơi nhà tù chính là ba năm tràn đầy niềm vui và ơn bình an đối với chàng.
Trong một lá thư viết cho người vợ trẻ, chàng tâm sự: "Em à, trước kia anh chỉ là một cái xác động đậy mà thôi, nay anh thâm tín rằng đây là lần đầu tiên trong đời, anh thực sự sống."
Ánh Sáng Trên Đoạn Đầu Đài
Các thư mà Phan Đăng Lê viết cho vợ được in thành sách dưới nhan đề: "Ánh Sáng Trên Đoạn Đầu Đài". Một ngày trước khi bước lên máy chém, Phan Đăng Lê viết trong thư vĩnh biệt vợ như sau: "Cuộc hành quyết sẽ xảy ra vào ngày mai, lúc 4 giờ sáng. Xin cho ý Chúa được trọn vẹn! Em yêu, trong 5 tiếng đồng hồ nữa anh sẽ được gặp gỡ Chúa Giêsu."
Ngày 2 tháng 10 năm 1957, sau khi chịu Mình Thánh Chúa từ tay linh mục tuyên úy nhà tù, Phan Đăng Lê đã hiên ngang bước đi trong hành lang đưa anh tới máy chém. Năm đó anh vừa tròn 27 tuổi. Bước đường nào đã đưa anh từ con người sát nhân ngang tàng nên hối nhân thánh thiện? Cuộc đời của anh nơi nhà tù đã làm chấn động giới luật sư, trí thức và tôn giáo. Theo nhật báo Rạng Đông của Paris, ngay đội lính canh trước đoạn đầu đài sáng thứ năm hôm đó cũng cho biết: họ chưa từng thấy một tội nhân nào bước lên máy chém với lòng dũng cảm can trường như Phan Đăng Lê.
Điều hết sức đặc biệt là chính Đức Hồng Y Lustiger, tổng giám mục Paris đã cho lập hồ sơ và ký đơn xin phong chân phước cho anh Phan Đăng Lê. Quả thật, nếu mọi sự xuôi chảy anh có thể trở nên "người trộm lành hiện đại" làm cho ý nghĩa của bài Tin Mừng hôm nay trở nên sống động đối với người thời nay.
Nhưng bài Tin Mừng hôm nay vẫn còn đó như là một thách đố lớn cho mọi người thuộc mọi thời đại, bởi lẽ ai là người cũng cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa, không riêng gì những con người ngang tàng như anh Phan Đăng Lê.
Tình Thương Của Người Cha Đối Với Cả Hai Con
Các nhà bình giải Kinh Thánh đều cho thấy ý chính mà bài Tin Mừng hôm nay nhắm tới là tình thương của người cha đối với cả hai người con, tuy tình thương ấy nổi bật đối với người con thứ. Theo luật Do Thái (Đnl 21,17), gia tài của người bố chia làm ba thì con cả được hưởng hai phần, con thứ được hưởng một phần.
Bình thường gia tài chỉ được phân phát cho con cái sau khi người bố đã qua đời. Luật pháp còn dự trù hình phạt dành cho kẻ rút phần gia tài của mình ra trước thời gian qui định. Dù sao đứa con thứ trong dụ ngôn đã rút hết phần gia tài thuộc về nó. Điều đó cho thấy nó thực sự đã cắt đứt mọi ràng buộc với gia đình. Việc nó rút đi một phần ba gia sản tất nhiên ảnh hưởng tới toàn bộ lợi tức của gia đình và trực tiếp đụng chạm tới quyền lợi của người anh cả; ta có thể hiểu phần nào về lý do tại sao người anh cả không chịu làm hòa với em: đứa em này trở về nhà rồi, nhưng việc phá hoại của nó cứ còn tiếp tục khiến người anh cả bị thiệt thòi!
Dụ ngôn người cha nhân hậu đã trở nên câu chuyện quá quen thuộc với các Kitô hữu chúng ta nên ai cũng có thể sử dụng trí tưởng tượng để khai thác những điều mình lấy làm tâm đắc, nhất là về bước đường suy sụp của người con thứ. Cái cảnh phung phá tiền của, bất kể tới mồ hôi nước mắt của người bố và tiếng tốt của gia đình, điều đó chẳng ai mà chấp nhận. Nhưng với người Do Thái điều ghê tởm hơn cả là cái cảnh đứa con thứ phải đi chăn heo. Chỉ có "quân ngoại đạo" mới làm công việc đáng khinh bỉ đó. Hơn nữa, nó ước ao được ăn thứ đồ heo ăn mà cũng chẳng có mà ăn. Như vậy người con thứ không những bị suy sụp mà còn xuống cấp vì trở nên hèn hạ hơn loài heo là con vật mà ai là người Do Thái cũng ghê tởm!
Chính trong cảnh túng quẫn đó, người con thứ nhớ lại bầu khí êm ấm của gia đình mình. Nó ước ao trở về nhà như người làm công mà thôi. Nhưng cha nó đã đối xử một cách vượt ngoài điều nó có thể tưởng tượng. Chính cha nó đã chạy tới ôm hôn nó khi nó trở về. Người cha nào có để ý gì đến lời xưng thú của nó. Ông chỉ quan tâm tới việc hồi phục lại toàn bộ những đồ ông dành cho người con kể như đã mất mà nay tìm được, đã chết mà nay sống lại!
Muốn Cả Hai Con Được Hạnh Phúc
Câu chuyện như đã tới hồi kết thúc thì lại xảy ra vấn đề mới là người con cả giận dỗi không chịu tham gia bữa tiệc mừng em hoang đàng trở về. Người cha lại phải chạy ra năn nỉ để có sự hoà giải vì ông muốn cho cả hai người con đều được hạnh phúc. Điều làm người con cả bị vướng mắc là thái độ tự mãn mà anh khăng khăng duy trì. Người cha không tranh luận về mọi điều tốt mà người con cả lấy làm tự hào nhưng chỉ năn nỉ xin anh vào để "ăn mừng và hoan hỉ, vì em con đây đã chết, nay lại sống, đã mất nay lại tìm thấy" (c.32)
Một số câu hỏi gợi ý
1. Hãy đặt mình vào câu chuyện để thấy bạn thường hay giống nhân vật nào của dụ ngôn nói trên: Người cha
luôn bao dung tha thứ? Người con thứ xài phí tiền của do cha nó cung cấp? Người con cả giữ lập trường nhất định không tha cho em hối lỗi trở về? Hay bạn nghĩ bạn giống cả ba nhân vật tùy theo những hoàn cảnh khác nhau?
2. Nhưng chính Chúa Giêsu muốn bạn giống ai trong các nhân vật được mô tả trong bài Tin Mừng hôm nay?
3. Bạn nghĩ gì về trường hợp anh Phan Đăng Lê? Sự kiện con người mất dạy và ngang tàng này ăn năn trở lại có cho phép bạn thất vọng về một người nào bạn biết chăng?
Lm Augustine SJ
TÌNH THƯƠNG CỦA NGƯỜI CHA
Ngày 25 tháng 2 năm 1954 xảy ra một vụ cướp ngân hàng tại thủ đô Paris của nước Pháp. Một chàng trai tên Phan Đăng Lê (Jacques Flesh) dùng súng trước hết bắn trọng thương một nhân viên ngân hàng, sau đó bắn chết một nhân viên cảnh sát, đồng thời làm một số người qua đường bị thương. May mà nhân viên công lực đã sớm tóm cổ được hắn.
Tại phiên toà, phạm nhân không hề hối hận về tội đã phạm mà còn ngạo nghễ muốn khiêu khích mọi người có mặt. Ban đầu đã có người nghi hắn mắc bệnh tâm thần. Nhưng trắc nghiệm tâm lý cho thấy tên Phan Đăng Lê này chỉ là một đứa con được cưng chiều quá hoá ra mất dạy, chỉ biết ăn chơi đàng điếm. Hắn trơ trẽn và bình thản chấp nhận án tử một cách vô liêm sỉ. Khi bị lên án tử hình, han lớn tiếng nói với mình rằng: "Cho mày đáng đời! Mày phải bước lên máy chém thì hãy tỏ ra là một con người can đảm!"
Quả thật Phan Đăng Lê là con một ông chủ ngân hàng giầu sụ nước Bỉ. Cho tới tuổi 24, cậu muốn gì được nấy, không hề thiếu thốn sự gì. Cậu đã phung phí tuổi xuân xanh trong ăn chơi, lười biếng và ương ngạnh. Học trường nào cũng chỉ được vài ngày hoặc một tuần là bị đuổi. Cậu con nhà giàu này quả thật đã trở nên kẻ vô dụng và cuối cùng trở nên kẻ sát nhân.
Đầu năm 1954 chàng nổi hứng đòi bố mẹ cho tiền để mua một chiếc thuyền buồm hiệu Phi-li-mốt-ka dài 10m, trị giá tới 2 triệu quan Pháp. Chính vì bị bố mẹ từ chối mà chàng đã vác súng đi cướp ngân hàng và bị sa lưới pháp luật.
Gặp Được Lòng Thương Xót Của Thiên Chúa
Nhưng chuyện chàng thanh niên con nhà giàu Phan Đăng Lê được đề cập trong tờ chia sẻ tuần này không phải vì trở nên kẻ sát nhân cho bằng nhờ ơn Chúa đã trở nên hối nhân. Số là trong ba năm ngồi tù đợi ngày lên máy chém, anh đã say mê đọc Kinh Thánh và đã gặp được lòng thương xót của Thiên Chúa.
Trong mỗi lá thư Phan Đăng Lê viết về cho người vợ trẻ, người ta đều đọc được bề sâu của một tâm hồn đã được đổi mới nhờ gặp gỡ Thiên Chúa. Chàng ý thức rất rõ về tình trạng tội lỗi của mình trước mặt Thiên Chúa và xã hội nên rất sung sướng đón nhận cuộc đổi mới đang diễn ra nơi con người chàng. Do đó ba năm chờ chết nơi nhà tù chính là ba năm tràn đầy niềm vui và ơn bình an đối với chàng.
Trong một lá thư viết cho người vợ trẻ, chàng tâm sự: "Em à, trước kia anh chỉ là một cái xác động đậy mà thôi, nay anh thâm tín rằng đây là lần đầu tiên trong đời, anh thực sự sống."
Ánh Sáng Trên Đoạn Đầu Đài
Các thư mà Phan Đăng Lê viết cho vợ được in thành sách dưới nhan đề: "Ánh Sáng Trên Đoạn Đầu Đài". Một ngày trước khi bước lên máy chém, Phan Đăng Lê viết trong thư vĩnh biệt vợ như sau: "Cuộc hành quyết sẽ xảy ra vào ngày mai, lúc 4 giờ sáng. Xin cho ý Chúa được trọn vẹn! Em yêu, trong 5 tiếng đồng hồ nữa anh sẽ được gặp gỡ Chúa Giêsu."
Ngày 2 tháng 10 năm 1957, sau khi chịu Mình Thánh Chúa từ tay linh mục tuyên úy nhà tù, Phan Đăng Lê đã hiên ngang bước đi trong hành lang đưa anh tới máy chém. Năm đó anh vừa tròn 27 tuổi. Bước đường nào đã đưa anh từ con người sát nhân ngang tàng nên hối nhân thánh thiện? Cuộc đời của anh nơi nhà tù đã làm chấn động giới luật sư, trí thức và tôn giáo. Theo nhật báo Rạng Đông của Paris, ngay đội lính canh trước đoạn đầu đài sáng thứ năm hôm đó cũng cho biết: họ chưa từng thấy một tội nhân nào bước lên máy chém với lòng dũng cảm can trường như Phan Đăng Lê.
Điều hết sức đặc biệt là chính Đức Hồng Y Lustiger, tổng giám mục Paris đã cho lập hồ sơ và ký đơn xin phong chân phước cho anh Phan Đăng Lê. Quả thật, nếu mọi sự xuôi chảy anh có thể trở nên "người trộm lành hiện đại" làm cho ý nghĩa của bài Tin Mừng hôm nay trở nên sống động đối với người thời nay.
Nhưng bài Tin Mừng hôm nay vẫn còn đó như là một thách đố lớn cho mọi người thuộc mọi thời đại, bởi lẽ ai là người cũng cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa, không riêng gì những con người ngang tàng như anh Phan Đăng Lê.
Tình Thương Của Người Cha Đối Với Cả Hai Con
Các nhà bình giải Kinh Thánh đều cho thấy ý chính mà bài Tin Mừng hôm nay nhắm tới là tình thương của người cha đối với cả hai người con, tuy tình thương ấy nổi bật đối với người con thứ. Theo luật Do Thái (Đnl 21,17), gia tài của người bố chia làm ba thì con cả được hưởng hai phần, con thứ được hưởng một phần.
Bình thường gia tài chỉ được phân phát cho con cái sau khi người bố đã qua đời. Luật pháp còn dự trù hình phạt dành cho kẻ rút phần gia tài của mình ra trước thời gian qui định. Dù sao đứa con thứ trong dụ ngôn đã rút hết phần gia tài thuộc về nó. Điều đó cho thấy nó thực sự đã cắt đứt mọi ràng buộc với gia đình. Việc nó rút đi một phần ba gia sản tất nhiên ảnh hưởng tới toàn bộ lợi tức của gia đình và trực tiếp đụng chạm tới quyền lợi của người anh cả; ta có thể hiểu phần nào về lý do tại sao người anh cả không chịu làm hòa với em: đứa em này trở về nhà rồi, nhưng việc phá hoại của nó cứ còn tiếp tục khiến người anh cả bị thiệt thòi!
Dụ ngôn người cha nhân hậu đã trở nên câu chuyện quá quen thuộc với các Kitô hữu chúng ta nên ai cũng có thể sử dụng trí tưởng tượng để khai thác những điều mình lấy làm tâm đắc, nhất là về bước đường suy sụp của người con thứ. Cái cảnh phung phá tiền của, bất kể tới mồ hôi nước mắt của người bố và tiếng tốt của gia đình, điều đó chẳng ai mà chấp nhận. Nhưng với người Do Thái điều ghê tởm hơn cả là cái cảnh đứa con thứ phải đi chăn heo. Chỉ có "quân ngoại đạo" mới làm công việc đáng khinh bỉ đó. Hơn nữa, nó ước ao được ăn thứ đồ heo ăn mà cũng chẳng có mà ăn. Như vậy người con thứ không những bị suy sụp mà còn xuống cấp vì trở nên hèn hạ hơn loài heo là con vật mà ai là người Do Thái cũng ghê tởm!
Chính trong cảnh túng quẫn đó, người con thứ nhớ lại bầu khí êm ấm của gia đình mình. Nó ước ao trở về nhà như người làm công mà thôi. Nhưng cha nó đã đối xử một cách vượt ngoài điều nó có thể tưởng tượng. Chính cha nó đã chạy tới ôm hôn nó khi nó trở về. Người cha nào có để ý gì đến lời xưng thú của nó. Ông chỉ quan tâm tới việc hồi phục lại toàn bộ những đồ ông dành cho người con kể như đã mất mà nay tìm được, đã chết mà nay sống lại!
Muốn Cả Hai Con Được Hạnh Phúc
Câu chuyện như đã tới hồi kết thúc thì lại xảy ra vấn đề mới là người con cả giận dỗi không chịu tham gia bữa tiệc mừng em hoang đàng trở về. Người cha lại phải chạy ra năn nỉ để có sự hoà giải vì ông muốn cho cả hai người con đều được hạnh phúc. Điều làm người con cả bị vướng mắc là thái độ tự mãn mà anh khăng khăng duy trì. Người cha không tranh luận về mọi điều tốt mà người con cả lấy làm tự hào nhưng chỉ năn nỉ xin anh vào để "ăn mừng và hoan hỉ, vì em con đây đã chết, nay lại sống, đã mất nay lại tìm thấy" (c.32)
Một số câu hỏi gợi ý
1. Hãy đặt mình vào câu chuyện để thấy bạn thường hay giống nhân vật nào của dụ ngôn nói trên: Người cha
luôn bao dung tha thứ? Người con thứ xài phí tiền của do cha nó cung cấp? Người con cả giữ lập trường nhất định không tha cho em hối lỗi trở về? Hay bạn nghĩ bạn giống cả ba nhân vật tùy theo những hoàn cảnh khác nhau?
2. Nhưng chính Chúa Giêsu muốn bạn giống ai trong các nhân vật được mô tả trong bài Tin Mừng hôm nay?
3. Bạn nghĩ gì về trường hợp anh Phan Đăng Lê? Sự kiện con người mất dạy và ngang tàng này ăn năn trở lại có cho phép bạn thất vọng về một người nào bạn biết chăng?
Lm Augustine SJ