gioidinhhue
03-13-2010, 06:26 PM
575. Thư trả lời cư sĩ Trịnh Huệ Hồng (thư thứ tư)
Thư ông gởi trong tháng Bảy do không có chuyện gì quan trọng nên chẳng trả lời ngay. Người học đạo hãy nên dựa theo Lý để phán đoán, há cần phải mỗi một điều đều đem hỏi người khác rồi mới nên làm hay chăng? Quang ẩn dật lâu dài là vì tinh thần chẳng đủ. Nói đến chuyện chỉ dạy thì tôi vẫn tự có phương cách. Cách gần gũi nhất là đem các bản in sách giao cho Thế Giới Cư Sĩ Lâm, bảo họ lưu thông để làm kế lâu dài. Huệ Hòa tin tưởng ngoại đạo, tiếc cho ông ta túc nghiệp sâu nặng đến nỗi tà - chánh chẳng phân, vàng - thau không biết chọn, quý mắt cá như minh châu, muốn coi nó như của báu muôn đời chẳng đổi, chẳng biết nó chẳng đáng một đồng! Sở đắc của bọn ngoại đạo là trộm cắp những lời trong tam giáo Nho - Thích - Đạo, bịa đặt dựng chuyện để làm cội nguồn cho đạo giáo của chúng [rồi tự phụ] “đạo do chính ta sở đắc”, chẳng đáng buồn ư? Niệm Phật lúc đầu thân thiết như người nghèo được ăn vị ngon, chẳng biết thơm ngon đến ngần nào; tới chừng ăn đã lâu rồi cũng cảm thấy bình thường không có gì lạ lùng cả, nhưng chẳng coi vị bình thường, đạm bạc ấy là sai thì lâu ngày ắt sẽ có lợi ích tăng tấn. Vì thế không cần phải cảm thấy thiếu sót do lẽ ấy.
Mừng - giận, buồn - vui chưa phát, chẳng nghĩ lành, chẳng nghĩ ác tựa hồ giống hệt như nhau, nhưng Lục Tổ nói: “Đúng ngay trong lúc ấy, thế nào là bản lai diện mục của Thượng Tọa?”[14] Sao ông chẳng chú ý vào chỗ này? Do có câu nói ấy [của Lục Tổ] nên có sự khác biệt lớn với ý nghĩa của Trung Dung được nói xuông trong sách Trung Dung[15]. Sách ấy (tức Trung Dung) chỉ có thể khiến cho người ta biết được đạo lý, còn câu nói này của Lục Tổ khiến cho con người đích thân thấy được cái sẵn có. Ông đừng chăm chú nơi “niệm mà chẳng niệm, không niệm mà niệm”! Cảnh ấy chính là chỗ thực hiện của bậc đã đạt đến cảnh giới cùng cực. Nếu chưa đạt đến cảnh giới cùng cực [mà cứ bám vào “niệm mà chẳng niệm, không niệm mà niệm”], ắt sẽ trở thành lười nhác! Tham cứu câu “niệm Phật là ai” vừa có lợi ích mà cũng có khuyết điểm! Chỗ hãy nên dốc sức chính là thành thật, chuyên nhất, dốc lòng.
Nếu xen tạp Thiền cơ, hễ hơi có kiến xứ thì do chúng sanh căn cơ nông cạn, sẽ coi pháp [Tịnh Độ] này là hèn kém nhất, coi pháp kia (Thiền) là tối thắng. Mùa Xuân năm Dân Quốc 13 (1924), vợ ông Địch Sở Thanh mắc phải thói tệ này. Mãi cho đến ngày nay, Sở Thanh vẫn giữ thuyết ấy, chẳng chịu sửa đổi chút nào. Một đệ tử ở Giang Tây là Long Tùng Sanh đối với Thiền có chỗ hơi hiểu, ngộ [rồi cũng miệt thị Tịnh Độ], Quang cực lực quở trách, nhưng ông ta vẫn chẳng chịu nghe. Xem sắc diện chừng như ông ta bị ma dựa. Nghe lời ông ta nói, đúng là “muốn nối tiếp huệ mạng của chư Tổ”.
Ông ở nhằm nơi ngoại đạo lừng lẫy; nếu chẳng dựa theo sự thật để tu tập, chắc cũng sẽ trở thành cái cớ cho bọn tà ma, ngoại đạo bêu riếu. Ông muốn khai ngộ, há cần phải dùng đến công phu tham cứu? Chỉ cần niệm đến chỗ “niệm cực, tình vong”, sẽ tự được khai ngộ. Nếu không ngộ, cũng chẳng trở ngại gì. Cần biết rằng: Hễ có tín nguyện thì chẳng ngộ vẫn được vãng sanh. Đắc ngộ mà không có tín nguyện thì vẫn luân hồi trong lục đạo! Ông muốn bỏ con đường bằng phẳng để đi theo đường hiểm trở mà vẫn muốn được gọi “người hiểu biết pháp môn Tịnh Độ” ư?
Quang hiện thời đang sắp chữ bộ Lịch Sử Cảm Ứng Thống Kỷ do ông Hứa Chỉ Tịnh biên tập; đợi khi sắp chữ xong sẽ ẩn dật. Nếu sách ấy in ra sẽ bảo thầy Minh Đạo thay tôi gởi cho ông một hai gói. Sách ấy có quan hệ lớn lao đối với thế đạo nhân tâm. Tôi sẽ sắp chữ thành hai loại: Một là sách in với cỡ chữ Tam Hiệu Tự, bản thứ hai với cỡ chữ Tứ Hiệu Tự dùng giấy báo để in. Hiện thời bản thứ nhất đã sắp chữ xong, cho in ngay hai vạn bộ. Sau này, có người phát tâm thì sẽ có thể cuồn cuộn in tặng và gởi bán vậy.
http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambien/aqvstambien15.htma
Thư ông gởi trong tháng Bảy do không có chuyện gì quan trọng nên chẳng trả lời ngay. Người học đạo hãy nên dựa theo Lý để phán đoán, há cần phải mỗi một điều đều đem hỏi người khác rồi mới nên làm hay chăng? Quang ẩn dật lâu dài là vì tinh thần chẳng đủ. Nói đến chuyện chỉ dạy thì tôi vẫn tự có phương cách. Cách gần gũi nhất là đem các bản in sách giao cho Thế Giới Cư Sĩ Lâm, bảo họ lưu thông để làm kế lâu dài. Huệ Hòa tin tưởng ngoại đạo, tiếc cho ông ta túc nghiệp sâu nặng đến nỗi tà - chánh chẳng phân, vàng - thau không biết chọn, quý mắt cá như minh châu, muốn coi nó như của báu muôn đời chẳng đổi, chẳng biết nó chẳng đáng một đồng! Sở đắc của bọn ngoại đạo là trộm cắp những lời trong tam giáo Nho - Thích - Đạo, bịa đặt dựng chuyện để làm cội nguồn cho đạo giáo của chúng [rồi tự phụ] “đạo do chính ta sở đắc”, chẳng đáng buồn ư? Niệm Phật lúc đầu thân thiết như người nghèo được ăn vị ngon, chẳng biết thơm ngon đến ngần nào; tới chừng ăn đã lâu rồi cũng cảm thấy bình thường không có gì lạ lùng cả, nhưng chẳng coi vị bình thường, đạm bạc ấy là sai thì lâu ngày ắt sẽ có lợi ích tăng tấn. Vì thế không cần phải cảm thấy thiếu sót do lẽ ấy.
Mừng - giận, buồn - vui chưa phát, chẳng nghĩ lành, chẳng nghĩ ác tựa hồ giống hệt như nhau, nhưng Lục Tổ nói: “Đúng ngay trong lúc ấy, thế nào là bản lai diện mục của Thượng Tọa?”[14] Sao ông chẳng chú ý vào chỗ này? Do có câu nói ấy [của Lục Tổ] nên có sự khác biệt lớn với ý nghĩa của Trung Dung được nói xuông trong sách Trung Dung[15]. Sách ấy (tức Trung Dung) chỉ có thể khiến cho người ta biết được đạo lý, còn câu nói này của Lục Tổ khiến cho con người đích thân thấy được cái sẵn có. Ông đừng chăm chú nơi “niệm mà chẳng niệm, không niệm mà niệm”! Cảnh ấy chính là chỗ thực hiện của bậc đã đạt đến cảnh giới cùng cực. Nếu chưa đạt đến cảnh giới cùng cực [mà cứ bám vào “niệm mà chẳng niệm, không niệm mà niệm”], ắt sẽ trở thành lười nhác! Tham cứu câu “niệm Phật là ai” vừa có lợi ích mà cũng có khuyết điểm! Chỗ hãy nên dốc sức chính là thành thật, chuyên nhất, dốc lòng.
Nếu xen tạp Thiền cơ, hễ hơi có kiến xứ thì do chúng sanh căn cơ nông cạn, sẽ coi pháp [Tịnh Độ] này là hèn kém nhất, coi pháp kia (Thiền) là tối thắng. Mùa Xuân năm Dân Quốc 13 (1924), vợ ông Địch Sở Thanh mắc phải thói tệ này. Mãi cho đến ngày nay, Sở Thanh vẫn giữ thuyết ấy, chẳng chịu sửa đổi chút nào. Một đệ tử ở Giang Tây là Long Tùng Sanh đối với Thiền có chỗ hơi hiểu, ngộ [rồi cũng miệt thị Tịnh Độ], Quang cực lực quở trách, nhưng ông ta vẫn chẳng chịu nghe. Xem sắc diện chừng như ông ta bị ma dựa. Nghe lời ông ta nói, đúng là “muốn nối tiếp huệ mạng của chư Tổ”.
Ông ở nhằm nơi ngoại đạo lừng lẫy; nếu chẳng dựa theo sự thật để tu tập, chắc cũng sẽ trở thành cái cớ cho bọn tà ma, ngoại đạo bêu riếu. Ông muốn khai ngộ, há cần phải dùng đến công phu tham cứu? Chỉ cần niệm đến chỗ “niệm cực, tình vong”, sẽ tự được khai ngộ. Nếu không ngộ, cũng chẳng trở ngại gì. Cần biết rằng: Hễ có tín nguyện thì chẳng ngộ vẫn được vãng sanh. Đắc ngộ mà không có tín nguyện thì vẫn luân hồi trong lục đạo! Ông muốn bỏ con đường bằng phẳng để đi theo đường hiểm trở mà vẫn muốn được gọi “người hiểu biết pháp môn Tịnh Độ” ư?
Quang hiện thời đang sắp chữ bộ Lịch Sử Cảm Ứng Thống Kỷ do ông Hứa Chỉ Tịnh biên tập; đợi khi sắp chữ xong sẽ ẩn dật. Nếu sách ấy in ra sẽ bảo thầy Minh Đạo thay tôi gởi cho ông một hai gói. Sách ấy có quan hệ lớn lao đối với thế đạo nhân tâm. Tôi sẽ sắp chữ thành hai loại: Một là sách in với cỡ chữ Tam Hiệu Tự, bản thứ hai với cỡ chữ Tứ Hiệu Tự dùng giấy báo để in. Hiện thời bản thứ nhất đã sắp chữ xong, cho in ngay hai vạn bộ. Sau này, có người phát tâm thì sẽ có thể cuồn cuộn in tặng và gởi bán vậy.
http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambien/aqvstambien15.htma