Dan Lee
03-14-2010, 10:03 AM
Người Cha Cực Kỳ Nhân Hậu (CN IV MC) .
Tựa đề của câu chuyện dụ ngôn mà thánh Luca tường thuật trong chương 15, từ câu 11-31 được dịch ra nhiều nghĩa khác nhau:
New American Bible (NAB) thì dịch là The Parable of the Lost Son, tạm dịch qua tiếng Việt là Dụ Ngôn Người Con Đi Lạc.
Revised Standard Version (RSV) thì dịch là The Parable of the Prodigal and His Brother, tạm dịch qua tiếng Việt là Dụ Ngôn Về Đứa Con Hoang Đàng và Người Anh Cả.
Quyển Kinh Thánh do Lm Nguyễn Thế Thuấn dịch có tựa đề là Dụ Ngôn Tình Phụ Tử.
Quyển Kinh Thánh do Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ dịch mang tựa đề là Dụ Ngôn Người Cha Nhân Hậu.
Theo tôi, dịch là Dụ Ngôn Người Cha Nhân Hậu thì thật hay và đầy đủ ý nghĩa, là bởi vì người cha trong câu chuyện dụ ngôn đã hành xử một cách thật là khoan dung và nhân hậu:
· “Khi nó còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động lòng thương…” Lê bước trở về với cái thân tàn ma dại, mà ông bố nó vẫn nhận ra nó từ ở đàng xa thì chứng tỏ ông đã nhớ thương, đã ngóng trông từng ngày từng giờ, chỉ mong ngày con của mình trở về với gia đình.
· “Ông chạy ra ôm choàng lấy cổ nó và hôn nó hồi lâu…” Thằng con yêu quý của ông đã làm nghề gì trước đó? Chăn heo! Như vậy thì người hắn có thơm tho không vậy? Không dám đâu! Vậy mà ông bố đã bất chấp cái mùi hôi hám bẩn thỉu của một thằng chăn heo, ông ôm chầm nó vào lòng, chưa hết, ông còn hôn lấy hôn để nữa mới là nể chứ lại!
· “Mau mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu, hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu, và xỏ giầy vào chân cậu …” Ông đã không giận dữ, không chửi mắng và cũng không trừng phạt thằng con phá gia chi tử của ông, nhưng ông đã phục hồi cho nó nhân phẩm của một người con.
· “Hãy bắt con bê béo làm thịt để chúng ta ăn mừng… tiếng đàn hát và nhảy múa” Ông không cảm thấy xấu hổ với đầy tớ, gia nhân và với hàng xóm láng giềng vì thằng nghịch tử, trái lại, ông đã bày tỏ nỗi vui mừng ấy ra một cách rất công khai, linh đình và khá … rầm rộ! Linh đình và rầm rộ đến độ thằng con trai lớn của ông đã phát ghen lên!
Thế nhưng, tôi nghĩ, nếu dịch là Dụ Ngôn Người Cha Cực Kỳ Nhân Hậu thì sẽ hay hơn và sẽ đầy đủ ý nghĩa hơn nhiều, bạn biết tại sao không? Là bởi vì ông đã bao dung và che chở cho thằng nghịch tử của ông để nó thoát khỏi cái án tử hình. Bạn không tin thì cứ mở sách Đệ Nhị Luật ra thì sẽ biết, luật Môsê quy định rất rõ ràng: “Khi có đứa con ngỗ nghịch và bất trị, không nghe lời cha mẹ, cha mẹ có sửa dạy, nó cũng chẳng chịu nghe, thì cha mẹ nó sẽ bắt lấy nó, đưa ra cửa thành cho các kỳ mục địa phương, và sẽ nói với các kỳ mục trong thành: ‘Con chúng tôi đây ngỗ nghịch và bất trị, không nghe lời chúng tôi, nó rượu chè phóng đãng.’ Mọi người trong thành sẽ ném đá cho nó chết và nó phải chết” (21:18-21). Nó đáng tội chết, nhưng ông đã bao dung tha thứ và không lôi cổ nó ra trước tòa án để nhờ người ta xét xử. Bạn thấy ông có cực kỳ nhân hậu không? Nhân hậu quá sức đi chứ còn gì nữa?
Bạn thân mến, khi kể dụ ngôn Người Cha Cực Kỳ Nhân Hậu Chúa Giêsu muốn bạn và tôi nhận ra và hiểu được rằng, tình yêu thương, lòng bao dung, và sự tha thứ của Thiên Chúa thì rất vĩ đại và vô cùng lớn lao. Tình yêu thương và sự tha thứ của Thiên Chúa thì to lớn hơn tất cả mọi tội lỗi của nhân loại cộng lại, bất kể con người ta phạm tội lỗi gì, dù cho con người ta xúc phạm đến Ngài mấy đi chăng nữa, thì Ngài vẫn sẵn sàng tha thứ, tha bổng và tha tất cả, bởi vì bản tính của Ngài là nhân hậu từ bi,chậm giận, giàu tình thương và lòng thành tín (Tv 86:15).
Hình ảnh người cha ôm chầm lấy thằng con dơ dáy, bẩn thỉu và hôi hám trong sụ ngôn đó chính là hình ảnh của một Thiên Chúa cực tinh cực sạch, đang giang đôi tay ôm ấp con người chúng ta, những kẻ bẩn thỉu và nhuốc nhơ vì tội lỗi. Ngài yêu thương con người ta đến độ Ngài đã xuống nước … năn nỉ để xin con người ta trở về dưới mái ấm gia đình của Ngài:
· Các ngươi hãy trở về với Ta … Hãy trở về cùng ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa … (Ge 2:12-13).
· Ta sẽ làm cho tội của ngươi tan ra như làn khói, lỗi của ngươi biến mất tựa áng mây. Hãy trở lại cùng Ta, vì Ta là Đấng cứu chuộc ngươi (Is 44:22).
· Hãy trở lại, và Ta sẽ không ngoảnh mặt đi; vì Ta là Đấng Thánh … Trở về đi, hỡi lũ con phản bội… (Gr 3:12, 14).
· Các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta … Ta sẽ không bỏ rơi ngươi, Ta sẽ không [bao giờ] ruồng bỏ ngươi (Ge 2:12; Dt 13:5)
Có thần minh của tôn giáo nào mà lại đi xuống nước năn nỉ những tội nhân, những kẻ phản loạn và những kẻ tội lỗi quay trở lại giống như Thiên Chúa của chúng mình không? No! Absolutely not! Chỉ có Thiên Chúa của chúng ta mới hành xử như vậy mà thôi! Còn nữa! Thiên Chúa không chỉ có nói xuông và Ngài cũng chẳng bao giờ thất hứa bởi vì Ngài chính là Sự Thật, ngôn hành của Ngài luôn đi đôi với nhau, Thiên Chúa đã phán và đã thực hiện nghiêm chỉnh những lời đã hứa. Thật vậy!
Khi dân thành Ni-ni-vê và vua chúa quan quyền khoác áo vải thô ... ngồi trên tro... không ăn, không uống nước ... kêu cầu Thiên Chúa ... bỏ đường gian ác thì Thiên Chúa đã tha cho họ khỏi tai họa diệt vong (Gn 3:6-8).
Khi vua Đa-vít cùng các kỳ mục, mình khoác bao bị, ngã sấp xuống đất tỏ lòng ăn năn sám hối thì Thiên Chúa đã ra lệnh cho Thiên Thần ngưng không trừng phạt dân Ít-ra-en nữa (1 Sbn 21:16-17).
Khi người gian phi ăn năn sám hối: “Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” Thì Chúa Giêsu đã tha bổng và tha vô điều kiện cho anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23:42-43).
Thiên Chúa vô cùng nhân hậu, sẵn sàng tha thứ tội lỗi của con người, thế nhưng bạn và tôi phải ghi nhớ! Để có thể lãnh nhận được lòng bao dung, khoan nhân và sự tha thứ của Thiên Chúa, giống như người con trai thứ trong dụ ngôn Người Cha Cực Kỳ Nhân Hậu, bạn và tôi cần phải làm ít là ba việc này:
1. Phải xét mình cho kỹ lưỡng, nhờ vậy mình mới nhìn nhận ra thân phận khốn cùng của mình.“Nó muốn ăn những đồ cặn bã heo ăn cho đầy bụng, nhưng cũng không ai cho. Bấy giờ nó hồi tâm lại và tự nhủ: 'Biết bao người làm công ở nhà cha tôi được ăn uống dư dật, còn tôi, tôi ở đây phải chết đói’” (Lc 15:17).
2. Phải quyết tâm thống hối, quyết chí sửa đổi, và can đảm quay trở về nhà Chúa. “Tôi muốn ra đi trở về với cha tôi và thưa người rằng…” (Lc 15:18).
3. Và phải đến toà Giải Tội để xưng thú tội lỗi với Chúa và lãnh nhận ơn tha thứ: “Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha…” (Lc 15:21)
“Hãy rửa cho sạch, tẩy cho hết, và vứt bỏ tội ác của các ngươi … Tội các ngươi, dầu có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết; có thẫm tựa vải điều, cũng hoá trắng như bông (Is 1:16-18). Thiên Chúa của chúng ta là một người Cha cực kỳ khoan dung và cực kỳ nhân hậu, dù tội lỗi của chúng mình có nặng mấy đi chăng nữa, chỉ cần bạn và tôi ăn năn thống hối và quyết tâm làm lại từ đầu thì Ngài sẵn sàng tha thứ ngay! Hãy trở về với Ngài bằng cách đi xưng tội ngay hôm nay đi, đừng chần chờ nữa nhé!
Lm Ansgar Phạm Tĩnh, SDD
Tựa đề của câu chuyện dụ ngôn mà thánh Luca tường thuật trong chương 15, từ câu 11-31 được dịch ra nhiều nghĩa khác nhau:
New American Bible (NAB) thì dịch là The Parable of the Lost Son, tạm dịch qua tiếng Việt là Dụ Ngôn Người Con Đi Lạc.
Revised Standard Version (RSV) thì dịch là The Parable of the Prodigal and His Brother, tạm dịch qua tiếng Việt là Dụ Ngôn Về Đứa Con Hoang Đàng và Người Anh Cả.
Quyển Kinh Thánh do Lm Nguyễn Thế Thuấn dịch có tựa đề là Dụ Ngôn Tình Phụ Tử.
Quyển Kinh Thánh do Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ dịch mang tựa đề là Dụ Ngôn Người Cha Nhân Hậu.
Theo tôi, dịch là Dụ Ngôn Người Cha Nhân Hậu thì thật hay và đầy đủ ý nghĩa, là bởi vì người cha trong câu chuyện dụ ngôn đã hành xử một cách thật là khoan dung và nhân hậu:
· “Khi nó còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động lòng thương…” Lê bước trở về với cái thân tàn ma dại, mà ông bố nó vẫn nhận ra nó từ ở đàng xa thì chứng tỏ ông đã nhớ thương, đã ngóng trông từng ngày từng giờ, chỉ mong ngày con của mình trở về với gia đình.
· “Ông chạy ra ôm choàng lấy cổ nó và hôn nó hồi lâu…” Thằng con yêu quý của ông đã làm nghề gì trước đó? Chăn heo! Như vậy thì người hắn có thơm tho không vậy? Không dám đâu! Vậy mà ông bố đã bất chấp cái mùi hôi hám bẩn thỉu của một thằng chăn heo, ông ôm chầm nó vào lòng, chưa hết, ông còn hôn lấy hôn để nữa mới là nể chứ lại!
· “Mau mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu, hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu, và xỏ giầy vào chân cậu …” Ông đã không giận dữ, không chửi mắng và cũng không trừng phạt thằng con phá gia chi tử của ông, nhưng ông đã phục hồi cho nó nhân phẩm của một người con.
· “Hãy bắt con bê béo làm thịt để chúng ta ăn mừng… tiếng đàn hát và nhảy múa” Ông không cảm thấy xấu hổ với đầy tớ, gia nhân và với hàng xóm láng giềng vì thằng nghịch tử, trái lại, ông đã bày tỏ nỗi vui mừng ấy ra một cách rất công khai, linh đình và khá … rầm rộ! Linh đình và rầm rộ đến độ thằng con trai lớn của ông đã phát ghen lên!
Thế nhưng, tôi nghĩ, nếu dịch là Dụ Ngôn Người Cha Cực Kỳ Nhân Hậu thì sẽ hay hơn và sẽ đầy đủ ý nghĩa hơn nhiều, bạn biết tại sao không? Là bởi vì ông đã bao dung và che chở cho thằng nghịch tử của ông để nó thoát khỏi cái án tử hình. Bạn không tin thì cứ mở sách Đệ Nhị Luật ra thì sẽ biết, luật Môsê quy định rất rõ ràng: “Khi có đứa con ngỗ nghịch và bất trị, không nghe lời cha mẹ, cha mẹ có sửa dạy, nó cũng chẳng chịu nghe, thì cha mẹ nó sẽ bắt lấy nó, đưa ra cửa thành cho các kỳ mục địa phương, và sẽ nói với các kỳ mục trong thành: ‘Con chúng tôi đây ngỗ nghịch và bất trị, không nghe lời chúng tôi, nó rượu chè phóng đãng.’ Mọi người trong thành sẽ ném đá cho nó chết và nó phải chết” (21:18-21). Nó đáng tội chết, nhưng ông đã bao dung tha thứ và không lôi cổ nó ra trước tòa án để nhờ người ta xét xử. Bạn thấy ông có cực kỳ nhân hậu không? Nhân hậu quá sức đi chứ còn gì nữa?
Bạn thân mến, khi kể dụ ngôn Người Cha Cực Kỳ Nhân Hậu Chúa Giêsu muốn bạn và tôi nhận ra và hiểu được rằng, tình yêu thương, lòng bao dung, và sự tha thứ của Thiên Chúa thì rất vĩ đại và vô cùng lớn lao. Tình yêu thương và sự tha thứ của Thiên Chúa thì to lớn hơn tất cả mọi tội lỗi của nhân loại cộng lại, bất kể con người ta phạm tội lỗi gì, dù cho con người ta xúc phạm đến Ngài mấy đi chăng nữa, thì Ngài vẫn sẵn sàng tha thứ, tha bổng và tha tất cả, bởi vì bản tính của Ngài là nhân hậu từ bi,chậm giận, giàu tình thương và lòng thành tín (Tv 86:15).
Hình ảnh người cha ôm chầm lấy thằng con dơ dáy, bẩn thỉu và hôi hám trong sụ ngôn đó chính là hình ảnh của một Thiên Chúa cực tinh cực sạch, đang giang đôi tay ôm ấp con người chúng ta, những kẻ bẩn thỉu và nhuốc nhơ vì tội lỗi. Ngài yêu thương con người ta đến độ Ngài đã xuống nước … năn nỉ để xin con người ta trở về dưới mái ấm gia đình của Ngài:
· Các ngươi hãy trở về với Ta … Hãy trở về cùng ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa … (Ge 2:12-13).
· Ta sẽ làm cho tội của ngươi tan ra như làn khói, lỗi của ngươi biến mất tựa áng mây. Hãy trở lại cùng Ta, vì Ta là Đấng cứu chuộc ngươi (Is 44:22).
· Hãy trở lại, và Ta sẽ không ngoảnh mặt đi; vì Ta là Đấng Thánh … Trở về đi, hỡi lũ con phản bội… (Gr 3:12, 14).
· Các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta … Ta sẽ không bỏ rơi ngươi, Ta sẽ không [bao giờ] ruồng bỏ ngươi (Ge 2:12; Dt 13:5)
Có thần minh của tôn giáo nào mà lại đi xuống nước năn nỉ những tội nhân, những kẻ phản loạn và những kẻ tội lỗi quay trở lại giống như Thiên Chúa của chúng mình không? No! Absolutely not! Chỉ có Thiên Chúa của chúng ta mới hành xử như vậy mà thôi! Còn nữa! Thiên Chúa không chỉ có nói xuông và Ngài cũng chẳng bao giờ thất hứa bởi vì Ngài chính là Sự Thật, ngôn hành của Ngài luôn đi đôi với nhau, Thiên Chúa đã phán và đã thực hiện nghiêm chỉnh những lời đã hứa. Thật vậy!
Khi dân thành Ni-ni-vê và vua chúa quan quyền khoác áo vải thô ... ngồi trên tro... không ăn, không uống nước ... kêu cầu Thiên Chúa ... bỏ đường gian ác thì Thiên Chúa đã tha cho họ khỏi tai họa diệt vong (Gn 3:6-8).
Khi vua Đa-vít cùng các kỳ mục, mình khoác bao bị, ngã sấp xuống đất tỏ lòng ăn năn sám hối thì Thiên Chúa đã ra lệnh cho Thiên Thần ngưng không trừng phạt dân Ít-ra-en nữa (1 Sbn 21:16-17).
Khi người gian phi ăn năn sám hối: “Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” Thì Chúa Giêsu đã tha bổng và tha vô điều kiện cho anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23:42-43).
Thiên Chúa vô cùng nhân hậu, sẵn sàng tha thứ tội lỗi của con người, thế nhưng bạn và tôi phải ghi nhớ! Để có thể lãnh nhận được lòng bao dung, khoan nhân và sự tha thứ của Thiên Chúa, giống như người con trai thứ trong dụ ngôn Người Cha Cực Kỳ Nhân Hậu, bạn và tôi cần phải làm ít là ba việc này:
1. Phải xét mình cho kỹ lưỡng, nhờ vậy mình mới nhìn nhận ra thân phận khốn cùng của mình.“Nó muốn ăn những đồ cặn bã heo ăn cho đầy bụng, nhưng cũng không ai cho. Bấy giờ nó hồi tâm lại và tự nhủ: 'Biết bao người làm công ở nhà cha tôi được ăn uống dư dật, còn tôi, tôi ở đây phải chết đói’” (Lc 15:17).
2. Phải quyết tâm thống hối, quyết chí sửa đổi, và can đảm quay trở về nhà Chúa. “Tôi muốn ra đi trở về với cha tôi và thưa người rằng…” (Lc 15:18).
3. Và phải đến toà Giải Tội để xưng thú tội lỗi với Chúa và lãnh nhận ơn tha thứ: “Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha…” (Lc 15:21)
“Hãy rửa cho sạch, tẩy cho hết, và vứt bỏ tội ác của các ngươi … Tội các ngươi, dầu có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết; có thẫm tựa vải điều, cũng hoá trắng như bông (Is 1:16-18). Thiên Chúa của chúng ta là một người Cha cực kỳ khoan dung và cực kỳ nhân hậu, dù tội lỗi của chúng mình có nặng mấy đi chăng nữa, chỉ cần bạn và tôi ăn năn thống hối và quyết tâm làm lại từ đầu thì Ngài sẵn sàng tha thứ ngay! Hãy trở về với Ngài bằng cách đi xưng tội ngay hôm nay đi, đừng chần chờ nữa nhé!
Lm Ansgar Phạm Tĩnh, SDD