ChanNga
03-19-2010, 07:36 PM
Thanh Hải Vô Thượng Sư giảng tại Chuong Li, Formosa
Ngày 25 tháng 2, 1989
(Nguyên văn tiếng Trung Hoa)
V:Thưa Sư Phụ, hóa thân, nhục thân và pháp thân là gì? Làm thế nào để chúng ta đạt được tam thân này?
Đ:Pháp thân là Chân Lý hay Đạo, Chân Tánh, Thiên Quốc, Thượng Đế, hay Đấng Sáng Tạo. Nó vĩnh viễn tồn tại. Nó chưa bao giờ được sinh ra và sẽ không bao giờ bị hủy diệt. Nó không thể nào bị phân hóa tốt hay xấu, từ bi hay quỷ quyệt. Hóa thân đến từ Pháp thân - không tốt, không xấu, không sinh, không diệt. Vì vậy, Hóa thân cũng là Pháp thân.
Chúng sinh cầu nguyện nhiều vì bị nhiều nỗi thống khổ! Những lời cầu nguyện này tạo thành một bầu khí quyển có thể tự biến hóa và di chuyển đến nơi nào đó để phát ra một tia sáng. ánh sáng này là hóa thân. Nó bắt khởi từ nguồn ánh sáng vĩ đại bất sinh bất tử thật sáng ngời, vô danh, không có giới hạn trên cao và bất di bất dịch đó. Chúng ta có thể nói rằng tia sáng phát ra từ nguồn sáng vĩ đại này là hóa thân.
Nó trở nên đặc lại hơn khi hạ xuống thấp rồi biến thành hình dáng. Tại cảnh giới cao hơn, thể này là ánh sáng, ánh sáng trong suốt và vô hình. Nó có thể trông thấy được nhưng không phải bằng mắt trần. Tuy nhiên, một đôi lúc nó cũng có thể thấy được bằng mắt thường. Khi tia sáng hạ xuống thấp hơn, nó sẽ đặc lại rồi biến thành nhục thể bằng xương thịt.
Nhục thân trông hoàn toàn giống như thân thể trong suốt sáng ngời ở trên, ngoại trừ thân thể ánh sáng thì đẹp đẽ hơn, hấp dẫn hơn, xinh xắn hơn đối với con mắt, và mạnh mẽ hơn vì nó không bị tù túng bởi dụng cụ xác thịt thô thiển này. Cho nên đây là ý nghĩa của pháp thân, hóa thân, và nhục thân.
Một người đã đạt được Chân Lý có thể dùng tam thân của mình. Chúng ta chưa đạt được Chân Lý chỉ có nhục thân mà thôi. Chúng ta thường bệnh hoạn, chúng ta bất lực, không thể tự giúp đỡ, lo lắng cho mình hay người khác được. Một người đã đạt được tam thân qua sự hợp nhất của nhục thân, hóa thân, và pháp thân có thể làm bất kỳ chuyện gì. Nhục thân của người đó câu thông với hóa thân được nối liền với lực lượng cao cả nhất trong vũ trụ - một lực lượng vĩnh viễn tồn tại, bất sinh, bất diệt.
Do đó, cả ba ở cùng với nhau trong trạng thái đồng nhất thể. Thiên Chúa giáo gọi đây là Tam Ngôi. Cho nên đây là ý nghĩa của tam thân của Đức Phật trong Phật Giáo. Một người có tam thân là một vị Minh Sư, Phật, Bồ Tát, Chúa, Thánh Nhân, hay là một người đã được Chân Lý. Hiểu không? (Mọi người vỗ tay).
Ngày 25 tháng 2, 1989
(Nguyên văn tiếng Trung Hoa)
V:Thưa Sư Phụ, hóa thân, nhục thân và pháp thân là gì? Làm thế nào để chúng ta đạt được tam thân này?
Đ:Pháp thân là Chân Lý hay Đạo, Chân Tánh, Thiên Quốc, Thượng Đế, hay Đấng Sáng Tạo. Nó vĩnh viễn tồn tại. Nó chưa bao giờ được sinh ra và sẽ không bao giờ bị hủy diệt. Nó không thể nào bị phân hóa tốt hay xấu, từ bi hay quỷ quyệt. Hóa thân đến từ Pháp thân - không tốt, không xấu, không sinh, không diệt. Vì vậy, Hóa thân cũng là Pháp thân.
Chúng sinh cầu nguyện nhiều vì bị nhiều nỗi thống khổ! Những lời cầu nguyện này tạo thành một bầu khí quyển có thể tự biến hóa và di chuyển đến nơi nào đó để phát ra một tia sáng. ánh sáng này là hóa thân. Nó bắt khởi từ nguồn ánh sáng vĩ đại bất sinh bất tử thật sáng ngời, vô danh, không có giới hạn trên cao và bất di bất dịch đó. Chúng ta có thể nói rằng tia sáng phát ra từ nguồn sáng vĩ đại này là hóa thân.
Nó trở nên đặc lại hơn khi hạ xuống thấp rồi biến thành hình dáng. Tại cảnh giới cao hơn, thể này là ánh sáng, ánh sáng trong suốt và vô hình. Nó có thể trông thấy được nhưng không phải bằng mắt trần. Tuy nhiên, một đôi lúc nó cũng có thể thấy được bằng mắt thường. Khi tia sáng hạ xuống thấp hơn, nó sẽ đặc lại rồi biến thành nhục thể bằng xương thịt.
Nhục thân trông hoàn toàn giống như thân thể trong suốt sáng ngời ở trên, ngoại trừ thân thể ánh sáng thì đẹp đẽ hơn, hấp dẫn hơn, xinh xắn hơn đối với con mắt, và mạnh mẽ hơn vì nó không bị tù túng bởi dụng cụ xác thịt thô thiển này. Cho nên đây là ý nghĩa của pháp thân, hóa thân, và nhục thân.
Một người đã đạt được Chân Lý có thể dùng tam thân của mình. Chúng ta chưa đạt được Chân Lý chỉ có nhục thân mà thôi. Chúng ta thường bệnh hoạn, chúng ta bất lực, không thể tự giúp đỡ, lo lắng cho mình hay người khác được. Một người đã đạt được tam thân qua sự hợp nhất của nhục thân, hóa thân, và pháp thân có thể làm bất kỳ chuyện gì. Nhục thân của người đó câu thông với hóa thân được nối liền với lực lượng cao cả nhất trong vũ trụ - một lực lượng vĩnh viễn tồn tại, bất sinh, bất diệt.
Do đó, cả ba ở cùng với nhau trong trạng thái đồng nhất thể. Thiên Chúa giáo gọi đây là Tam Ngôi. Cho nên đây là ý nghĩa của tam thân của Đức Phật trong Phật Giáo. Một người có tam thân là một vị Minh Sư, Phật, Bồ Tát, Chúa, Thánh Nhân, hay là một người đã được Chân Lý. Hiểu không? (Mọi người vỗ tay).