tieuvu1512
03-23-2010, 12:17 AM
Kỳ lạ giếng nước “chung thủy” nuôi “cá thần ngàn tuổi”
Năm ngoái, trong lễ mừng thượng thọ 103 tuổi, nhiều người trong làng hỏi về 3 “ông cá”, cụ Thị khẳng định như đinh đóng cột rằng, 3 “ông cá” đã bơi lội tung tăng trong giếng Ngọc từ ngày ông mới chập chững biết đi. Cha của cụ Thị, rồi ông bà của cụ Thị, cũng kể với cụ rằng, từ ngày bé xíu đã thấy 3 “ông cá” trong giếng.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/03/Ky-la-gieng-nuoc-chung-thuy-nuoi-ca-than-ngan-t_Tin180.com_001.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/03/Ky-la-gieng-nuoc-chung-thuy-nuoi-ca-than-ngan-t_Tin180.com_001.jpg)
Giếng Ngọc (làng Diềm, xã Hòa Long, TP. Bắc Ninh) chỉ rộng chừng 20m2, hình bán nguyệt, gồm 11 bậc xây bằng gạch, 4 bậc đá và bậc cuối cùng bằng gỗ. Hai bên cửa xuống giếng dựng hai hòn đá, đẽo gọt hình “sinh thực khí”.
Xưa kia, lan can giếng Ngọc được làm bằng gốm sứ, song mấy trận lụt làm vỡ, nên được xây lại bằng gạch cho chắc chắn. Các bậc gạch cũng mới được xây dựng hơn trăm năm nay, còn bậc đá, và đặc biệt là bậc gỗ, bậc cuối cùng, thì không biết có từ khi nào. Trải qua cả trăm năm, thậm chí có thể là ngàn năm, dù lúc nào cũng chìm trong nước, song khúc gỗ vẫn nguyên vẹn, không hề mục nát.
Từ bậc gỗ trở xuống là lòng giếng. Toàn bộ lòng giếng là đá ong tự nhiên. Đáy giếng gồ lên ở giữa, lõm xung quanh, giống vết chân trâu dẫm.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/03/Ky-la-gieng-nuoc-chung-thuy-nuoi-ca-than-ngan-t_Tin180.com_002.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/03/Ky-la-gieng-nuoc-chung-thuy-nuoi-ca-than-ngan-t_Tin180.com_002.jpg)
Dù mùa mưa hay mùa khô, mực nước trong giếng Ngọc cũng không thay đổi.
Có người còn ví von đây là giếng "chung thủy" (trước sau như một) vì một điều khá đặc biệt là quanh năm suốt tháng, dù mùa mưa hay mùa khô, mực nước trong giếng cũng không thay đổi, luôn giữ độ sâu 6m. Dù mưa to đến mấy cũng không tràn, dù khô hạn cả năm giếng vẫn ăm ắp nước.
Gần đáy giếng Ngọc có một cái hang nhỏ, hướng về phía đền Cùng, thờ hai nàng công chúa, người chui vừa, song độ sâu chỉ chừng 2m. Từ cái hang này, mạch nước nhỏ chảy ra đều đặn.
Theo các cụ già làng Diềm, nước trong giếng bắt nguồn từ hai ngọn núi Kim Sơn và Kim Lĩnh, thấm qua lớp đá ong nguyên thủy dưới lòng đất, nên trong vắt, rất ngọt. Từ xưa đến nay, người dân làng Diềm vẫn giữ thói quen dùng nước giếng Ngọc. Mặc dù đã có nước máy về từng gia đình, song người dân chỉ dùng nước máy tắm giặt, còn ăn thì bằng nước giếng Ngọc.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/03/Ky-la-gieng-nuoc-chung-thuy-nuoi-ca-than-ngan-t_Tin180.com_003.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/03/Ky-la-gieng-nuoc-chung-thuy-nuoi-ca-than-ngan-t_Tin180.com_003.jpg)
Phần lan can được xây lại bằng gạch sau khi trận lũ phá hủy lan can bằng gốm.
Các bô lão trong làng dùng nước giếng Ngọc để pha trà, còn đàn bà phụ nữ thì gánh về gội đầu. Chị em phụ nữ kể rằng, gội đầu bằng nước giếng Ngọc, không cần dầu gội, dầu xả, tóc cũng mềm mượt, lại chẳng có gầu.
Theo lời bác Nguyễn Ngọc Bích, thủ nhang của cụm di tích, dù tìm khắp nước Việt, cũng không tìm ra nguồn nước nào pha trà ngon như nước giếng Ngọc. Nước giếng Ngọc dùng pha trà không những rất ngọt mà còn giữ được màu chè nguyên bản.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/03/Ky-la-gieng-nuoc-chung-thuy-nuoi-ca-than-ngan-t_Tin180.com_004.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/03/Ky-la-gieng-nuoc-chung-thuy-nuoi-ca-than-ngan-t_Tin180.com_004.jpg)
Đàn ông lấy nước pha trà, đàn bà lấy nước gội đầu.
Để thuyết phục tôi, bác Nguyễn Ngọc Bích đã nấu nước giếng Ngọc pha trà. Quả thực, tôi cảm nhận rõ vị ngọt thanh của chén trà, dù loại trà pha chế không phải hảo hạng.
Riêng du khách và người dân làng Diềm thì không cần nấu chín nước, cứ cầm cốc xuống giếng múc uống luôn. Đến giờ giải lao, tan học, học sinh trong trường cấp 1 và 2, cách giếng Ngọc không xa, lại kéo nhau ra giếng Ngọc múc nước uống. Mặc dù trường học đã phục vụ đầy đủ nước sạch, song các em học sinh lại chỉ thích uống nước giếng. Ban quản lý cụm di tích đã phải trang bị cả chục chiếc cốc nhựa để đáp ứng nhu cầu những người mê nước giếng Ngọc.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/03/Ky-la-gieng-nuoc-chung-thuy-nuoi-ca-than-ngan-t_Tin180.com_005.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/03/Ky-la-gieng-nuoc-chung-thuy-nuoi-ca-than-ngan-t_Tin180.com_005.jpg)
Vô tư thưởng thức nước giếng Ngọc.
Tôi cũng múc một cốc nước giếng Ngọc, nơi 3 “ông cá” đang tung tăng bơi lội nếm thử. Phải công nhận nước giếng Ngọc có vị ngọt, uống xong mát lịm cuống họng và đầu lưỡi, ngon hơn các loại nước khoáng, nước tinh khiết khác rất nhiều.
Du khách đến đây đều tin rằng, những “ông cá” sống dưới giếng Ngọc là cá thần, do đó, giếng cũng là giếng thần và tin luôn nước dưới giếng cũng là nước thần, nên không những múc uống no nê, mà còn mang can đến múc đem về. Để phục vụ chu đáo du khách, mỗi ngày, ban quản lý cụm di tích làng Diềm phải mua hàng trăm chiếc can nhựa, chất đầy trong phòng, bán lại cho du khách với giá hợp lý, để du khách múc nước mang về lấy lộc. Một số hộ gia đình ở làng Diềm cũng chất đống can nhựa trong nhà, nhằm bán cho du khách kiếm lời.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/03/Ky-la-gieng-nuoc-chung-thuy-nuoi-ca-than-ngan-t_Tin180.com_006.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/03/Ky-la-gieng-nuoc-chung-thuy-nuoi-ca-than-ngan-t_Tin180.com_006.jpg)
Ban quản lý di tích phải mua can để phục vụ du khách.
Bác Bích kể rằng, có người ở Hà Nội, tuần nào cũng đánh xe lên tận làng Diềm, chở lô lốc những can, rồi múc nước giếng Ngọc chở đi. Ông ta bảo rằng, dùng nước giếng Ngọc pha trà uống, nên bị nghiện, không có nước giếng Ngọc, không uống nổi trà nữa.
Lại có bà, cũng ở Hà Nội, vài hôm lại tìm đến làng Diềm, cúng vái giếng Ngọc, rồi múc nước mang về để… cúng tổ tiên. Theo bà ta, cúng bằng nước “giếng thần” thì mới… linh nghiệm.
Lại nói về chuyện 3 “ông cá thần” ở giếng Ngọc. Dù truyền thuyết kể rằng, do hai nàng công chúa và một nàng hầu biến thành, song dân làng vẫn kính trọng gọi bằng “ông”, chứ không phải bằng “bà”, vì trong ý nghĩ của dân làng, khi đã quy y cửa Phật, thì dù nam hay nữ, cũng đều gọi bằng “thầy”. Do vậy, dù theo truyền thuyết cá là hóa thân của công chúa, dù thực tế là giống đực hay cái, cũng đều trân trọng gọi bằng “ông cá”.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/03/Ky-la-gieng-nuoc-chung-thuy-nuoi-ca-than-ngan-t_Tin180.com_007.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/03/Ky-la-gieng-nuoc-chung-thuy-nuoi-ca-than-ngan-t_Tin180.com_007.jpg)
Nước giếng Ngọc trong vắt như gương.
Tôi hỏi bác Bích rằng: “Liệu có chứng cứ gì khẳng định 3 “ông cá” này là cá thần và đã có tuổi gần ngàn năm?”. Ông Bích lắc đầu: “Chúng tôi cũng chịu thôi, chỉ biết dựa vào truyền thuyết từ đời trước mà kể lại cho đời sau”. Tuy nhiên, ông Bích lấy danh dự của một người già, đã ngoài 70 tuổi, khẳng định với tôi rằng, từ ngày còn bé xíu, ông đã thấy có 3 “ông cá” này trong giếng. Ngày đó, 3 “ông cá” đã lớn như bây giờ và hình thù cũng không có gì thay đổi.
Cụ Nguyễn Văn Thị, người sống thọ nhất làng Diềm, tới 103 tuổi, là người nắm rõ nhất về 3 “ông cá thần”. Năm ngoái, trong lễ mừng thượng thọ, nhiều người trong làng hỏi về 3 “ông cá”, cụ Thị cũng khẳng định như đinh đóng cột rằng, 3 “ông cá” đã bơi lội tung tăng trong giếng Ngọc từ ngày ông mới chập chững biết đi. Cha của cụ Thị, rồi ông bà của cụ Thị, cũng kể với cụ rằng, từ ngày bé xíu đã thấy 3 “ông cá” trong giếng. Cụ Nguyễn Văn Thị đã mất hồi cuối năm ngoái.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/03/Ky-la-gieng-nuoc-chung-thuy-nuoi-ca-than-ngan-t_Tin180.com_008.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/03/Ky-la-gieng-nuoc-chung-thuy-nuoi-ca-than-ngan-t_Tin180.com_008.jpg)
Rất nhiều du khách bỏ tiền vào hòm công đức đặt trên thành giếng Ngọc.
Như vậy, nếu dựa vào truyền thuyết để khẳng định tuổi đời gần ngàn năm của 3 “ông cá” thì thiếu căn cứ, song dựa vào lời kể của các cụ già trong làng Diềm, rằng tuổi cá lên đến cả trăm năm, thì thật đáng suy ngẫm.
Ông Đỗ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Long, trong cuộc trao đổi với tôi, cũng không dám khẳng định các “cụ cá” đã được ngàn năm tuổi hay chưa, vì chẳng có chứng cứ khoa học gì cả. Tuy nhiên, ông Hoan cũng khẳng định chắc chắn rằng, từ ngày còn bé, ông đã thấy sự hiện diện của 3 “ông cá” trong giếng Ngọc. Các cụ già trong làng cũng hay kể chuyện với thế hệ sau về sự tồn tại của 3 “ông cá” đặc biệt này.
(theo vtc)
Năm ngoái, trong lễ mừng thượng thọ 103 tuổi, nhiều người trong làng hỏi về 3 “ông cá”, cụ Thị khẳng định như đinh đóng cột rằng, 3 “ông cá” đã bơi lội tung tăng trong giếng Ngọc từ ngày ông mới chập chững biết đi. Cha của cụ Thị, rồi ông bà của cụ Thị, cũng kể với cụ rằng, từ ngày bé xíu đã thấy 3 “ông cá” trong giếng.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/03/Ky-la-gieng-nuoc-chung-thuy-nuoi-ca-than-ngan-t_Tin180.com_001.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/03/Ky-la-gieng-nuoc-chung-thuy-nuoi-ca-than-ngan-t_Tin180.com_001.jpg)
Giếng Ngọc (làng Diềm, xã Hòa Long, TP. Bắc Ninh) chỉ rộng chừng 20m2, hình bán nguyệt, gồm 11 bậc xây bằng gạch, 4 bậc đá và bậc cuối cùng bằng gỗ. Hai bên cửa xuống giếng dựng hai hòn đá, đẽo gọt hình “sinh thực khí”.
Xưa kia, lan can giếng Ngọc được làm bằng gốm sứ, song mấy trận lụt làm vỡ, nên được xây lại bằng gạch cho chắc chắn. Các bậc gạch cũng mới được xây dựng hơn trăm năm nay, còn bậc đá, và đặc biệt là bậc gỗ, bậc cuối cùng, thì không biết có từ khi nào. Trải qua cả trăm năm, thậm chí có thể là ngàn năm, dù lúc nào cũng chìm trong nước, song khúc gỗ vẫn nguyên vẹn, không hề mục nát.
Từ bậc gỗ trở xuống là lòng giếng. Toàn bộ lòng giếng là đá ong tự nhiên. Đáy giếng gồ lên ở giữa, lõm xung quanh, giống vết chân trâu dẫm.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/03/Ky-la-gieng-nuoc-chung-thuy-nuoi-ca-than-ngan-t_Tin180.com_002.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/03/Ky-la-gieng-nuoc-chung-thuy-nuoi-ca-than-ngan-t_Tin180.com_002.jpg)
Dù mùa mưa hay mùa khô, mực nước trong giếng Ngọc cũng không thay đổi.
Có người còn ví von đây là giếng "chung thủy" (trước sau như một) vì một điều khá đặc biệt là quanh năm suốt tháng, dù mùa mưa hay mùa khô, mực nước trong giếng cũng không thay đổi, luôn giữ độ sâu 6m. Dù mưa to đến mấy cũng không tràn, dù khô hạn cả năm giếng vẫn ăm ắp nước.
Gần đáy giếng Ngọc có một cái hang nhỏ, hướng về phía đền Cùng, thờ hai nàng công chúa, người chui vừa, song độ sâu chỉ chừng 2m. Từ cái hang này, mạch nước nhỏ chảy ra đều đặn.
Theo các cụ già làng Diềm, nước trong giếng bắt nguồn từ hai ngọn núi Kim Sơn và Kim Lĩnh, thấm qua lớp đá ong nguyên thủy dưới lòng đất, nên trong vắt, rất ngọt. Từ xưa đến nay, người dân làng Diềm vẫn giữ thói quen dùng nước giếng Ngọc. Mặc dù đã có nước máy về từng gia đình, song người dân chỉ dùng nước máy tắm giặt, còn ăn thì bằng nước giếng Ngọc.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/03/Ky-la-gieng-nuoc-chung-thuy-nuoi-ca-than-ngan-t_Tin180.com_003.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/03/Ky-la-gieng-nuoc-chung-thuy-nuoi-ca-than-ngan-t_Tin180.com_003.jpg)
Phần lan can được xây lại bằng gạch sau khi trận lũ phá hủy lan can bằng gốm.
Các bô lão trong làng dùng nước giếng Ngọc để pha trà, còn đàn bà phụ nữ thì gánh về gội đầu. Chị em phụ nữ kể rằng, gội đầu bằng nước giếng Ngọc, không cần dầu gội, dầu xả, tóc cũng mềm mượt, lại chẳng có gầu.
Theo lời bác Nguyễn Ngọc Bích, thủ nhang của cụm di tích, dù tìm khắp nước Việt, cũng không tìm ra nguồn nước nào pha trà ngon như nước giếng Ngọc. Nước giếng Ngọc dùng pha trà không những rất ngọt mà còn giữ được màu chè nguyên bản.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/03/Ky-la-gieng-nuoc-chung-thuy-nuoi-ca-than-ngan-t_Tin180.com_004.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/03/Ky-la-gieng-nuoc-chung-thuy-nuoi-ca-than-ngan-t_Tin180.com_004.jpg)
Đàn ông lấy nước pha trà, đàn bà lấy nước gội đầu.
Để thuyết phục tôi, bác Nguyễn Ngọc Bích đã nấu nước giếng Ngọc pha trà. Quả thực, tôi cảm nhận rõ vị ngọt thanh của chén trà, dù loại trà pha chế không phải hảo hạng.
Riêng du khách và người dân làng Diềm thì không cần nấu chín nước, cứ cầm cốc xuống giếng múc uống luôn. Đến giờ giải lao, tan học, học sinh trong trường cấp 1 và 2, cách giếng Ngọc không xa, lại kéo nhau ra giếng Ngọc múc nước uống. Mặc dù trường học đã phục vụ đầy đủ nước sạch, song các em học sinh lại chỉ thích uống nước giếng. Ban quản lý cụm di tích đã phải trang bị cả chục chiếc cốc nhựa để đáp ứng nhu cầu những người mê nước giếng Ngọc.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/03/Ky-la-gieng-nuoc-chung-thuy-nuoi-ca-than-ngan-t_Tin180.com_005.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/03/Ky-la-gieng-nuoc-chung-thuy-nuoi-ca-than-ngan-t_Tin180.com_005.jpg)
Vô tư thưởng thức nước giếng Ngọc.
Tôi cũng múc một cốc nước giếng Ngọc, nơi 3 “ông cá” đang tung tăng bơi lội nếm thử. Phải công nhận nước giếng Ngọc có vị ngọt, uống xong mát lịm cuống họng và đầu lưỡi, ngon hơn các loại nước khoáng, nước tinh khiết khác rất nhiều.
Du khách đến đây đều tin rằng, những “ông cá” sống dưới giếng Ngọc là cá thần, do đó, giếng cũng là giếng thần và tin luôn nước dưới giếng cũng là nước thần, nên không những múc uống no nê, mà còn mang can đến múc đem về. Để phục vụ chu đáo du khách, mỗi ngày, ban quản lý cụm di tích làng Diềm phải mua hàng trăm chiếc can nhựa, chất đầy trong phòng, bán lại cho du khách với giá hợp lý, để du khách múc nước mang về lấy lộc. Một số hộ gia đình ở làng Diềm cũng chất đống can nhựa trong nhà, nhằm bán cho du khách kiếm lời.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/03/Ky-la-gieng-nuoc-chung-thuy-nuoi-ca-than-ngan-t_Tin180.com_006.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/03/Ky-la-gieng-nuoc-chung-thuy-nuoi-ca-than-ngan-t_Tin180.com_006.jpg)
Ban quản lý di tích phải mua can để phục vụ du khách.
Bác Bích kể rằng, có người ở Hà Nội, tuần nào cũng đánh xe lên tận làng Diềm, chở lô lốc những can, rồi múc nước giếng Ngọc chở đi. Ông ta bảo rằng, dùng nước giếng Ngọc pha trà uống, nên bị nghiện, không có nước giếng Ngọc, không uống nổi trà nữa.
Lại có bà, cũng ở Hà Nội, vài hôm lại tìm đến làng Diềm, cúng vái giếng Ngọc, rồi múc nước mang về để… cúng tổ tiên. Theo bà ta, cúng bằng nước “giếng thần” thì mới… linh nghiệm.
Lại nói về chuyện 3 “ông cá thần” ở giếng Ngọc. Dù truyền thuyết kể rằng, do hai nàng công chúa và một nàng hầu biến thành, song dân làng vẫn kính trọng gọi bằng “ông”, chứ không phải bằng “bà”, vì trong ý nghĩ của dân làng, khi đã quy y cửa Phật, thì dù nam hay nữ, cũng đều gọi bằng “thầy”. Do vậy, dù theo truyền thuyết cá là hóa thân của công chúa, dù thực tế là giống đực hay cái, cũng đều trân trọng gọi bằng “ông cá”.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/03/Ky-la-gieng-nuoc-chung-thuy-nuoi-ca-than-ngan-t_Tin180.com_007.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/03/Ky-la-gieng-nuoc-chung-thuy-nuoi-ca-than-ngan-t_Tin180.com_007.jpg)
Nước giếng Ngọc trong vắt như gương.
Tôi hỏi bác Bích rằng: “Liệu có chứng cứ gì khẳng định 3 “ông cá” này là cá thần và đã có tuổi gần ngàn năm?”. Ông Bích lắc đầu: “Chúng tôi cũng chịu thôi, chỉ biết dựa vào truyền thuyết từ đời trước mà kể lại cho đời sau”. Tuy nhiên, ông Bích lấy danh dự của một người già, đã ngoài 70 tuổi, khẳng định với tôi rằng, từ ngày còn bé xíu, ông đã thấy có 3 “ông cá” này trong giếng. Ngày đó, 3 “ông cá” đã lớn như bây giờ và hình thù cũng không có gì thay đổi.
Cụ Nguyễn Văn Thị, người sống thọ nhất làng Diềm, tới 103 tuổi, là người nắm rõ nhất về 3 “ông cá thần”. Năm ngoái, trong lễ mừng thượng thọ, nhiều người trong làng hỏi về 3 “ông cá”, cụ Thị cũng khẳng định như đinh đóng cột rằng, 3 “ông cá” đã bơi lội tung tăng trong giếng Ngọc từ ngày ông mới chập chững biết đi. Cha của cụ Thị, rồi ông bà của cụ Thị, cũng kể với cụ rằng, từ ngày bé xíu đã thấy 3 “ông cá” trong giếng. Cụ Nguyễn Văn Thị đã mất hồi cuối năm ngoái.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/03/Ky-la-gieng-nuoc-chung-thuy-nuoi-ca-than-ngan-t_Tin180.com_008.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/03/Ky-la-gieng-nuoc-chung-thuy-nuoi-ca-than-ngan-t_Tin180.com_008.jpg)
Rất nhiều du khách bỏ tiền vào hòm công đức đặt trên thành giếng Ngọc.
Như vậy, nếu dựa vào truyền thuyết để khẳng định tuổi đời gần ngàn năm của 3 “ông cá” thì thiếu căn cứ, song dựa vào lời kể của các cụ già trong làng Diềm, rằng tuổi cá lên đến cả trăm năm, thì thật đáng suy ngẫm.
Ông Đỗ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Long, trong cuộc trao đổi với tôi, cũng không dám khẳng định các “cụ cá” đã được ngàn năm tuổi hay chưa, vì chẳng có chứng cứ khoa học gì cả. Tuy nhiên, ông Hoan cũng khẳng định chắc chắn rằng, từ ngày còn bé, ông đã thấy sự hiện diện của 3 “ông cá” trong giếng Ngọc. Các cụ già trong làng cũng hay kể chuyện với thế hệ sau về sự tồn tại của 3 “ông cá” đặc biệt này.
(theo vtc)