Dan Lee
03-23-2010, 10:46 PM
MỘT MẢU “QUẢNG CÁO” DỄ THƯƠNG!
http://thanhlinh.net/baivo/2010/ChungVienMontreal.jpg
Tuần rồi, xin một Bản Tin Hằng Tuần của Nhà Thờ Annonciation gần nơi mình ở để theo dõi các giờ cử hành trong Tuần Thánh, tôi tình cờ bắt gặp một mẩu ‘quảng cáo’ (nháy nháy!) rất dễ thương, với cái tít ngắn in chữ lớn và đậm: HÂTEZ-VOUS! (= NHANH CHÂN NHÉ BẠN!)
Thật ra, những mẩu ‘quảng cáo’ như thế này chắc không lạ gì đối với các tín hữu tây phương thời nay; nhưng với một linh mục Việt Nam chân ướt chân ráo ở xứ này như tôi, thì đọc đi đọc lại mấy lần vẫn cứ thấy ngồ ngộ. Nguyên văn mẩu ‘quảng cáo’ như sau:
HÂTEZ-VOUS!
Les places s’envolent très rapidement!
Il s’agit de votre présence à la SUPER FÊTE du samedi soir, le 3 avril prochain.
Vous vous demandez de quelle fête il s’agit? Et bien, il s’agit de la plus grande soirée de fête pour les chrétiens catholiques du monde entier: on l’appelle la VIGILE PASCALE. Sans doute notre plus belle liturgie riche de sens pour tout le peuple de Dieu dont nous sommes.
Sans faute, inscrivez cet événement sur votre calendrier ou dans votre agenda. Pourquoi ne pas y être tous et toutes présents, nous de la communauté... pour renouveler ensemble d’une façon communautaire et officielle nos engagements et promesses de baptême?
Cette super fête ne dure qu’une heure et demie et l’on ne s’y ennuie pas. On participe à la bénédiction du feu et du cierge pascal; on ouvre l’album de famille (la Bible) pour y entendre des récits où Dieu nous parle; on bénit l’eau du baptême et c’est à ce moment que nous renouvelons nos promesses de baptisés; enfin c’est la joyeuse messe de Pâques.
Interrogeons-nous sur nos raisons de ne pas y être! C’est trop tard en soirée? Alors prévoyez une sieste en fin d’après-midi. On a d’autres engagements ce soir là? Une partie de hockey à la TV? Alors, demandons-nous ce qui est prioritaire; c’est Dieu qui nous invite de soir là. Répondons-nous à son invitation ou préférons-nous répondre à d’autres invitations que la sienne, ce soir-là?
HÂTEZ-VOUS! S’il fallait que l’église soit aussi remplie ce soir-là que lors de nos célébrations de Noël!
Tạm dịch:
NHANH CHÂN NHÉ BẠN!
Nhanh chân kẻo hết chỗ ngồi đấy!
Điều quan trọng là bạn có mặt tại ĐẠI LỄ vào tối thứ Bảy, mồng 3 tháng tư tới đây.
Bạn tự hỏi đó là lễ gì vậy, phải không? Ồ, đó là buổi lễ đêm lớn nhất của các tín hữu Công Giáo trên khắp thế giới đấy bạn ạ: chúng ta gọi là LỄ VỌNG PHỤC SINH đó! Đây chắc chắn là cử hành phụng vụ trang trọng nhất và giàu ý nghĩa nhất của tất cả chúng ta là đoàn dân Thiên Chúa.
Nào, bạn nhớ ghi sự kiện này vào lịch riêng của bạn đi nhé. Tại sao không cơ chứ? Tất cả cộng đoàn chúng ta, không trừ ai, sẽ có mặt ... để cùng nhau – trong tư cách là cộng đoàn và một cách chính thức – chúng ta sẽ lặp lại những cam kết và những lời hứa Phép Rửa.
Buổi lễ lớn này không kéo dài quá một tiếng rưỡi đâu, và bạn sẽ không thấy chán đâu. Chúng ta sẽ tham dự nghi thức làm phép lửa và nến Phục Sinh; chúng ta sẽ mở album gia đình (là Sách Kinh Thánh), để nghe lại những câu chuyện mà Thiên Chúa nói với mình; chúng ta sẽ làm phép giếng rửa tội, và đấy là lúc chúng ta sẽ lặp lại các lời hứa Phép Rửa; cuối cùng sẽ là Thánh Lễ Phục Sinh trong dạt dào niềm vui.
Ta hãy tự hỏi có lý do nào để mình vắng mặt không! Phải chăng giờ lễ muộn quá? Ồ, bạn có thể nghỉ ngơi trước vào buổi chiều mà. Hay là bạn bận những chuyện khác vào tối hôm ấy? Chẳng hạn, bận xem một trận ‘hốc-cây’ trên ti-vi? Ồ, ta hãy tự hỏi xem điều gì nên được dành ưu tiên hơn. Chính Thiên Chúa mời chúng ta. Chúng ta sẽ đáp trả lời mời của Ngài vào buổi tối ấy, hay là chúng ta sẽ đáp trả những lời mời khác không phải của Ngài?
NHANH CHÂN NHÉ BẠN! Chúng ta cùng bảo đảm sao cho nhà thờ cũng được đầy kín như hồi Lễ Giáng Sinh vậy nhé!
Vậy đó. Một lời mời gọi các tín hữu đi tham dự cử hành Vọng Phục Sinh với ngôn ngữ thật nhẹ nhàng nhưng cũng rất ân cần, lại thoáng giọng dí dỏm của những publicités chào hàng và giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ. Một lời mời gọi không đá động gì đến luật buộc, đến bổn phận phải giữ hay đến tình trạng phạm tội nếu không giữ luật.
Đây hẳn là một nét văn hóa phương tây, tương tự như người ta đặt những bảng “Merci pour ne pas fumer!” (Cám ơn vì bạn không hút thuốc!) hay “Nous vous prions de ne pas stationner ici!” (Xin bạn đừng đậu xe ở đây!) thay vì “Cấm hút thuốc!” hay “Cấm đậu xe!” Nhưng tôi tin rằng trong mẩu ‘quảng cáo’ trên đây không chỉ có chuyện ngôn ngữ lịch thiệp nhẹ nhàng, mà còn hàm chứa gì đó đáng kể hơn thế nữa. Nó phản ảnh một đức ái mục vụ, một cách tiếp cận mục vụ phù hợp với hiện tình Giáo Hội địa phương.
Tôi bất giác nhớ lại những gì chính mình nhìn thấy và nghe thấy sau chưa đầy hai tháng ở đây. Canada và Việt Nam đón nhận Tin Mừng coi như xấp xỉ đồng thời với nhau (cả hai đều có những địa phận tông tòa đầu tiên vào năm 1658!) Nhưng các Kitô hữu ở Canada không trải qua những thế kỷ bị bách hại khốc liệt như ở Việt Nam, cũng không hiện nằm dưới thể chế cộng sản lâu dài như Việt Nam mình. Điều không lạ là trải qua ngần ấy thời gian, các nhà thờ, đền thánh ở đây mọc lên như nấm. Một ngày Chúa Nhật, có người bạn đánh xe đưa tôi và hai anh bạn linh mục Việt Nam đi chơi lòng vòng Montréal và vùng ngoại vi, xuôi về Hồ Hai Núi (Lac des Deux Montagnes) ở Oka; chúng tôi đã không ngớt trầm trồ khi nhìn thấy những tháp nhà thờ vút lên san sát nhau, quả là như... nấm vậy, dày đặc hơn cả những nhà thờ ở vùng Hố Nai hay Gia Kiệm bên ta!
Có điều không phải tất cả những ‘nhà thờ’ đó đều đang là những ... nhà thờ! Người bạn của chúng tôi cho biết khá nhiều trong số các nhà thờ ấy đã được bán cho các tổ chức hay các tư nhân, để sử dụng vào việc khác. Dân số Canada hiện nay là hơn 30 triệu, với 43 phần trăm là Công Giáo. Riêng tỉnh Québec, nơi tôi đang ở, tỉ lệ Công Giáo đạt tới 83 phần trăm. Bạn sẽ hỏi: Với tỉ lệ Công Giáo cao như vậy, tại sao lại có những mẩu ‘quảng cáo Lễ Vọng Phục Sinh’ như trên? Xin thưa rằng tỉ lệ Công Giáo là một chuyện, còn tỉ lệ pratiquants catholiques (tạm dịch: người Công Giáo hành đạo) là một chuyện khác. Như ở Québec đây, hồi năm 1960 có 80 phần trăm người Công Giáo là pratiquants, đến năm 1996 chỉ còn 8 phần trăm, và hiện nay nghe nói chỉ còn có 5 phần trăm thôi.
Chính tôi có thể làm chứng cho những con số pratiquants èo uột nói trên, qua những gì mình nhìn thấy: những Thánh Lễ Chúa Nhật ở giáo xứ thưa thớt người tham dự, mà lại toàn là các cụ cao niên. Tình hình ơn gọi cũng ‘rơi tự do’ theo với đà tụt giảm số người ‘hành đạo’. Đại Chủng Viện của Tổng Giáo Phận Montréal (giáo phận có 220 giáo xứ) là một cơ sở kỳ cựu, bề thế, với những dãy nhà 5 tầng đồ sộ, ước chừng có thể dung nạp 200 chủng sinh một cách ngon lành (mỗi người một phòng 16 mét vuông), thế nhưng hiện chỉ có 17 chủng sinh thuộc các lớp khác nhau! Nhà nguyện rộng thênh thang của Đại Chủng Viện là một kiệt tác kiến trúc, được ghi vào danh mục các điểm tham quan đặc sắc của Montréal, nhưng rất tiếc là hiện nay nó cũng chủ yếu phục vụ trong chức năng của một ... điểm tham quan thôi. Vì con số chủng sinh quá ít ỏi, việc kinh lễ hằng ngày được đưa vào trong một ‘nhà nguyện nhỏ’ ở gần đó, cho được ấm cúng hơn.
Điều tương tự cũng được nhìn thấy ở Nhà Thờ Annonciation, thuộc giáo xứ Saint-François d’Assise ở Oka. Đây là một nhà thờ cổ kính, tuyệt đẹp, nhưng cũng vô cùng hoang lạnh. Mỗi tuần, từ thứ Hai đến thứ Sáu, 17 anh em linh mục “solitaires” chúng tôi dâng lễ hằng ngày ở đây, nhưng vì nhà thờ rộng quá nên chúng tôi ‘chui’ vào gian nhà nguyện nhỏ ở góc phía sau cung thánh. Ngoài ra, nhà thờ đóng cửa im ỉm, vắng tanh, chẳng một ai lai vãng trong suốt cả tuần. Chỉ ngày Chúa Nhật, vào lúc 9 giờ 30, mới có một Thánh Lễ với khoảng năm hay sáu chục ông bà cụ tham dự.
Con số ‘hành đạo’ (pratiquants catholiques) lèo tèo như thế quả thực là một mối ưu tư nặng trĩu cho Giáo Hội ở đây, cách riêng cho các vị mục tử. Nhưng tôi thấy đáng ghi nhận điều này nữa, đó là các vị hữu trách không hề bi quan. Không bi quan không phải vì phủi trách nhiệm và an phận, cũng không vì một ảo tưởng nào đó, mà vì biết chấp nhận thực tế và biết rằng mình phải dốc hết sức để cộng tác với Thánh Thần mà cải thiện tình hình từ chính thực tế này. Tuần trước, vào một buổi tối, anh em chúng tôi đến chào thăm Đức Hồng Y Jean-Claude Turcotte, Tổng Giám Mục Montréal, có cả sự hiện diện của Giám Mục Phụ Tá Lionel Gendron ở đó nữa. Tưởng chỉ là chuyện trò qua loa, ai dè vị Hồng Y 74 tuổi này đã ‘chụp’ lấy chúng tôi – là các linh mục lạ hoắc đến từ 10 nước khác nhau trên thế giới – và ngài đã làm một ‘conférence’ suốt hơn hai tiếng đồng hồ, say sưa chia sẻ về những ưu tư mục vụ của ngài. Câu chuyện của vị Hồng Y này đánh động đến nỗi mấy ngày sau, nhiều anh em vẫn còn tấm tắc: “Đó quả thực là một con người mục vụ!”
Và cũng vậy, nơi mẩu ‘quảng cáo Lễ Vọng Phục Sinh’ của Giáo Xứ Saint-François d’Assise – thuộc Giáo Phận Saint-Jérôme láng giềng của Montréal – tôi đọc thấy không chỉ một mối ưu tư mục vụ nặng trĩu mà còn một cung cách mục vụ sát thực tế và rất ... dễ thương nữa!
Lm. Lê Công Đức 22.3.2010
http://thanhlinh.net/baivo/2010/ChungVienMontreal.jpg
Tuần rồi, xin một Bản Tin Hằng Tuần của Nhà Thờ Annonciation gần nơi mình ở để theo dõi các giờ cử hành trong Tuần Thánh, tôi tình cờ bắt gặp một mẩu ‘quảng cáo’ (nháy nháy!) rất dễ thương, với cái tít ngắn in chữ lớn và đậm: HÂTEZ-VOUS! (= NHANH CHÂN NHÉ BẠN!)
Thật ra, những mẩu ‘quảng cáo’ như thế này chắc không lạ gì đối với các tín hữu tây phương thời nay; nhưng với một linh mục Việt Nam chân ướt chân ráo ở xứ này như tôi, thì đọc đi đọc lại mấy lần vẫn cứ thấy ngồ ngộ. Nguyên văn mẩu ‘quảng cáo’ như sau:
HÂTEZ-VOUS!
Les places s’envolent très rapidement!
Il s’agit de votre présence à la SUPER FÊTE du samedi soir, le 3 avril prochain.
Vous vous demandez de quelle fête il s’agit? Et bien, il s’agit de la plus grande soirée de fête pour les chrétiens catholiques du monde entier: on l’appelle la VIGILE PASCALE. Sans doute notre plus belle liturgie riche de sens pour tout le peuple de Dieu dont nous sommes.
Sans faute, inscrivez cet événement sur votre calendrier ou dans votre agenda. Pourquoi ne pas y être tous et toutes présents, nous de la communauté... pour renouveler ensemble d’une façon communautaire et officielle nos engagements et promesses de baptême?
Cette super fête ne dure qu’une heure et demie et l’on ne s’y ennuie pas. On participe à la bénédiction du feu et du cierge pascal; on ouvre l’album de famille (la Bible) pour y entendre des récits où Dieu nous parle; on bénit l’eau du baptême et c’est à ce moment que nous renouvelons nos promesses de baptisés; enfin c’est la joyeuse messe de Pâques.
Interrogeons-nous sur nos raisons de ne pas y être! C’est trop tard en soirée? Alors prévoyez une sieste en fin d’après-midi. On a d’autres engagements ce soir là? Une partie de hockey à la TV? Alors, demandons-nous ce qui est prioritaire; c’est Dieu qui nous invite de soir là. Répondons-nous à son invitation ou préférons-nous répondre à d’autres invitations que la sienne, ce soir-là?
HÂTEZ-VOUS! S’il fallait que l’église soit aussi remplie ce soir-là que lors de nos célébrations de Noël!
Tạm dịch:
NHANH CHÂN NHÉ BẠN!
Nhanh chân kẻo hết chỗ ngồi đấy!
Điều quan trọng là bạn có mặt tại ĐẠI LỄ vào tối thứ Bảy, mồng 3 tháng tư tới đây.
Bạn tự hỏi đó là lễ gì vậy, phải không? Ồ, đó là buổi lễ đêm lớn nhất của các tín hữu Công Giáo trên khắp thế giới đấy bạn ạ: chúng ta gọi là LỄ VỌNG PHỤC SINH đó! Đây chắc chắn là cử hành phụng vụ trang trọng nhất và giàu ý nghĩa nhất của tất cả chúng ta là đoàn dân Thiên Chúa.
Nào, bạn nhớ ghi sự kiện này vào lịch riêng của bạn đi nhé. Tại sao không cơ chứ? Tất cả cộng đoàn chúng ta, không trừ ai, sẽ có mặt ... để cùng nhau – trong tư cách là cộng đoàn và một cách chính thức – chúng ta sẽ lặp lại những cam kết và những lời hứa Phép Rửa.
Buổi lễ lớn này không kéo dài quá một tiếng rưỡi đâu, và bạn sẽ không thấy chán đâu. Chúng ta sẽ tham dự nghi thức làm phép lửa và nến Phục Sinh; chúng ta sẽ mở album gia đình (là Sách Kinh Thánh), để nghe lại những câu chuyện mà Thiên Chúa nói với mình; chúng ta sẽ làm phép giếng rửa tội, và đấy là lúc chúng ta sẽ lặp lại các lời hứa Phép Rửa; cuối cùng sẽ là Thánh Lễ Phục Sinh trong dạt dào niềm vui.
Ta hãy tự hỏi có lý do nào để mình vắng mặt không! Phải chăng giờ lễ muộn quá? Ồ, bạn có thể nghỉ ngơi trước vào buổi chiều mà. Hay là bạn bận những chuyện khác vào tối hôm ấy? Chẳng hạn, bận xem một trận ‘hốc-cây’ trên ti-vi? Ồ, ta hãy tự hỏi xem điều gì nên được dành ưu tiên hơn. Chính Thiên Chúa mời chúng ta. Chúng ta sẽ đáp trả lời mời của Ngài vào buổi tối ấy, hay là chúng ta sẽ đáp trả những lời mời khác không phải của Ngài?
NHANH CHÂN NHÉ BẠN! Chúng ta cùng bảo đảm sao cho nhà thờ cũng được đầy kín như hồi Lễ Giáng Sinh vậy nhé!
Vậy đó. Một lời mời gọi các tín hữu đi tham dự cử hành Vọng Phục Sinh với ngôn ngữ thật nhẹ nhàng nhưng cũng rất ân cần, lại thoáng giọng dí dỏm của những publicités chào hàng và giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ. Một lời mời gọi không đá động gì đến luật buộc, đến bổn phận phải giữ hay đến tình trạng phạm tội nếu không giữ luật.
Đây hẳn là một nét văn hóa phương tây, tương tự như người ta đặt những bảng “Merci pour ne pas fumer!” (Cám ơn vì bạn không hút thuốc!) hay “Nous vous prions de ne pas stationner ici!” (Xin bạn đừng đậu xe ở đây!) thay vì “Cấm hút thuốc!” hay “Cấm đậu xe!” Nhưng tôi tin rằng trong mẩu ‘quảng cáo’ trên đây không chỉ có chuyện ngôn ngữ lịch thiệp nhẹ nhàng, mà còn hàm chứa gì đó đáng kể hơn thế nữa. Nó phản ảnh một đức ái mục vụ, một cách tiếp cận mục vụ phù hợp với hiện tình Giáo Hội địa phương.
Tôi bất giác nhớ lại những gì chính mình nhìn thấy và nghe thấy sau chưa đầy hai tháng ở đây. Canada và Việt Nam đón nhận Tin Mừng coi như xấp xỉ đồng thời với nhau (cả hai đều có những địa phận tông tòa đầu tiên vào năm 1658!) Nhưng các Kitô hữu ở Canada không trải qua những thế kỷ bị bách hại khốc liệt như ở Việt Nam, cũng không hiện nằm dưới thể chế cộng sản lâu dài như Việt Nam mình. Điều không lạ là trải qua ngần ấy thời gian, các nhà thờ, đền thánh ở đây mọc lên như nấm. Một ngày Chúa Nhật, có người bạn đánh xe đưa tôi và hai anh bạn linh mục Việt Nam đi chơi lòng vòng Montréal và vùng ngoại vi, xuôi về Hồ Hai Núi (Lac des Deux Montagnes) ở Oka; chúng tôi đã không ngớt trầm trồ khi nhìn thấy những tháp nhà thờ vút lên san sát nhau, quả là như... nấm vậy, dày đặc hơn cả những nhà thờ ở vùng Hố Nai hay Gia Kiệm bên ta!
Có điều không phải tất cả những ‘nhà thờ’ đó đều đang là những ... nhà thờ! Người bạn của chúng tôi cho biết khá nhiều trong số các nhà thờ ấy đã được bán cho các tổ chức hay các tư nhân, để sử dụng vào việc khác. Dân số Canada hiện nay là hơn 30 triệu, với 43 phần trăm là Công Giáo. Riêng tỉnh Québec, nơi tôi đang ở, tỉ lệ Công Giáo đạt tới 83 phần trăm. Bạn sẽ hỏi: Với tỉ lệ Công Giáo cao như vậy, tại sao lại có những mẩu ‘quảng cáo Lễ Vọng Phục Sinh’ như trên? Xin thưa rằng tỉ lệ Công Giáo là một chuyện, còn tỉ lệ pratiquants catholiques (tạm dịch: người Công Giáo hành đạo) là một chuyện khác. Như ở Québec đây, hồi năm 1960 có 80 phần trăm người Công Giáo là pratiquants, đến năm 1996 chỉ còn 8 phần trăm, và hiện nay nghe nói chỉ còn có 5 phần trăm thôi.
Chính tôi có thể làm chứng cho những con số pratiquants èo uột nói trên, qua những gì mình nhìn thấy: những Thánh Lễ Chúa Nhật ở giáo xứ thưa thớt người tham dự, mà lại toàn là các cụ cao niên. Tình hình ơn gọi cũng ‘rơi tự do’ theo với đà tụt giảm số người ‘hành đạo’. Đại Chủng Viện của Tổng Giáo Phận Montréal (giáo phận có 220 giáo xứ) là một cơ sở kỳ cựu, bề thế, với những dãy nhà 5 tầng đồ sộ, ước chừng có thể dung nạp 200 chủng sinh một cách ngon lành (mỗi người một phòng 16 mét vuông), thế nhưng hiện chỉ có 17 chủng sinh thuộc các lớp khác nhau! Nhà nguyện rộng thênh thang của Đại Chủng Viện là một kiệt tác kiến trúc, được ghi vào danh mục các điểm tham quan đặc sắc của Montréal, nhưng rất tiếc là hiện nay nó cũng chủ yếu phục vụ trong chức năng của một ... điểm tham quan thôi. Vì con số chủng sinh quá ít ỏi, việc kinh lễ hằng ngày được đưa vào trong một ‘nhà nguyện nhỏ’ ở gần đó, cho được ấm cúng hơn.
Điều tương tự cũng được nhìn thấy ở Nhà Thờ Annonciation, thuộc giáo xứ Saint-François d’Assise ở Oka. Đây là một nhà thờ cổ kính, tuyệt đẹp, nhưng cũng vô cùng hoang lạnh. Mỗi tuần, từ thứ Hai đến thứ Sáu, 17 anh em linh mục “solitaires” chúng tôi dâng lễ hằng ngày ở đây, nhưng vì nhà thờ rộng quá nên chúng tôi ‘chui’ vào gian nhà nguyện nhỏ ở góc phía sau cung thánh. Ngoài ra, nhà thờ đóng cửa im ỉm, vắng tanh, chẳng một ai lai vãng trong suốt cả tuần. Chỉ ngày Chúa Nhật, vào lúc 9 giờ 30, mới có một Thánh Lễ với khoảng năm hay sáu chục ông bà cụ tham dự.
Con số ‘hành đạo’ (pratiquants catholiques) lèo tèo như thế quả thực là một mối ưu tư nặng trĩu cho Giáo Hội ở đây, cách riêng cho các vị mục tử. Nhưng tôi thấy đáng ghi nhận điều này nữa, đó là các vị hữu trách không hề bi quan. Không bi quan không phải vì phủi trách nhiệm và an phận, cũng không vì một ảo tưởng nào đó, mà vì biết chấp nhận thực tế và biết rằng mình phải dốc hết sức để cộng tác với Thánh Thần mà cải thiện tình hình từ chính thực tế này. Tuần trước, vào một buổi tối, anh em chúng tôi đến chào thăm Đức Hồng Y Jean-Claude Turcotte, Tổng Giám Mục Montréal, có cả sự hiện diện của Giám Mục Phụ Tá Lionel Gendron ở đó nữa. Tưởng chỉ là chuyện trò qua loa, ai dè vị Hồng Y 74 tuổi này đã ‘chụp’ lấy chúng tôi – là các linh mục lạ hoắc đến từ 10 nước khác nhau trên thế giới – và ngài đã làm một ‘conférence’ suốt hơn hai tiếng đồng hồ, say sưa chia sẻ về những ưu tư mục vụ của ngài. Câu chuyện của vị Hồng Y này đánh động đến nỗi mấy ngày sau, nhiều anh em vẫn còn tấm tắc: “Đó quả thực là một con người mục vụ!”
Và cũng vậy, nơi mẩu ‘quảng cáo Lễ Vọng Phục Sinh’ của Giáo Xứ Saint-François d’Assise – thuộc Giáo Phận Saint-Jérôme láng giềng của Montréal – tôi đọc thấy không chỉ một mối ưu tư mục vụ nặng trĩu mà còn một cung cách mục vụ sát thực tế và rất ... dễ thương nữa!
Lm. Lê Công Đức 22.3.2010