Sông Xanh
03-24-2010, 04:58 PM
http://www.quangduc.com/photo/ando/dalailama-6-batnha.jpg
Theo lời dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma, phái đoàn do Đại Đức Thích Nguyên Tạng dẫn đầu đồng tụng bài Kinh Bát Nhã Tâm Kinh (Heart Sutra) bằng tiếng Việt.
KARMA - Lỡ Làm Ác Rồi Thì Làm Gì ?
Kinh Khuyến Thiện của Văn Xương Đế Quân viết "Vạn ác dâm vi thủ" - trong vạn điều ác thì dâm dục là đứng đầu. Chúng ta hãy nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết về tà dâm trong bài này. Xin lỗi vì bài này hơi dài, nhưng như các vị Đại sư hay nói "Không lầm nhân quả" nên chúng ta cần đọc nguyên bài này để hiểu rõ nhân quả. Đọc kỹ để biết cách tránh làm ác và lỡ làm ác rồi thì phải làm gì để giảm thiểu quả báo khốc liệt mà chúng ta sẽ gặp trong tương lai...
N G H I Ệ P
Giọng đọc Phạm Thùy Dương
Audio 1: http://www.supload.com/music/Nghiep1-download-GZOHDTGWYED6.html
Audio 2: http://www.supload.com/music/Nghiep2-download-4L2E69U5G43I.html
Những hậu quả của nghiệp lực rất rõ ràng:các hành vi xấu luôn
luôn gây khổ và hành vi tốt luôn luôn mang lại an lạc hạnh
phúc.Nếu bạn hành thiện sẽ được an lạc; làm ác,chính bạn sẽ
chịu khổ.Hành nghiệp của chúng ta sẽ đeo đuổi ta từ
kiếp này sang kiếp khác. Điều này giải thích tại sao có
người không ngớt làm ác lại vẫn công thành danh toại
trên phương diện thế tục hoặc lắm kẻ khác dốc lòng tu
hành thì lại phải đối đầu với muôn vàn khó khăn khốn
khổ.Hành nghiệp đã tạo tác từ vô số kiếp; vì thế,có vô số
tiềm năng trong vô số nghiệp báo.
Tiềm năng của nghiệp thức luôn luôn gia tăng theo thời
gian.Hạt giống nhỏ có tiềm năng đơm kết trái lớn. Điều
này cũng đúng đối với nhân quả nội tại,cho dù hành vi nhỏ
cũng có thể mang đến ảnh hưởng tốt hoặc xấu to lớn.Ví dụ
như: một cậu bé có lần đã từng lấy nắm cát cúng dường lên
Phật và quán tưởng như kim sa. Cậu bé đó là vua Asoka[1].
Một hành động tốt nhỏ nhất cũng có thể mang đến một kết quả
là niềm hạnh phúc lớn lao nhất; đồng thời,một hành động xấu
nhỏ nhất cũng có thể mang lại sự đau khổ mãnh liệt nhất.
Nghiệp lực trôi chảy trong nội tâm của ta gia tăng bội phần hơn
tiềm năng của những nguyên nhân vật lý,như hạt giống trái
táo chẳng hạn.Những hành động nhỏ nhất nếu tạo tác
liên lỉ có thể khỏa đầy tâm thức chúng sanh như một
giọt nước có thể dần dần châm đầy bình.
Trong xã hội loài người,ta thấy có rất nhiều sai biệt.Có người
luôn thành công trong đời sống,lắm kẻ luôn thất bại.Có người
sung sướng, có người trông có vẻ được yên ổn may mắn và an
định tâm hồn.Lắm kẻ dường như luôn phải đối diện với
những bất hạnh lớn lao,khác với dự đoán của chúng ta.
Có người ,bạn mong sao họ gặp tai ương thì họ lại bình
an vô sự.Tất cả điều đó, đều nói lên rằng không phải
mọi sự việc đều nằm trọn trong tay ta.Khi bắt đầu một dự
án nào đó, đôi khi ta cố gắng hết sức,tích lũy mọi điều kiện cần
thiết để đạt đến thành công, nhưng vẫn bỏ sót một vài việc nào
đó.Ta bảo người này hên.Người kia kém may mắn.Nhưng chỉ
thế thôi vẫn chưa đủ; vận may chắc chắn phải có lý do và
nguyên nhân.Theo lối giải thích của Phật giáo, đây là kết
quả của những hành vi tạo tác trong đời quá khứ hoặc
đã tạo trước đây ngay trong đời này.Khi tiềm năng chín
mùi,tuy đang đối đầu với nghịch cảnh nhưng bạn vẫn thành
công.Tuy nhiên,trong một vài trường hợp khác,dù tập hợp
được mọi điều kiện cần thiết nhưng bạn vẫn cứ thất bại.Nhân
dân Tây Tạng chúng tôi trở thành lưu vong tị nạn và trải qua
nhiều cam go đau khổ nhưng vẫn tương đối thuận lợi và thành
công.Tại Tây tạng,Trung Cộng cố gắng bình đẳng hóa toàn
dân bằng cách quốc hữu hóa và hạn chế tư sản.Nhưng trong
thị xã vẫn có vài lâm sản này trồng được nhiều hoa màu hơn
nơi khác và vài con bò này vẫn cho nhiều sữa hơn con khác.
Điều đó chứng tỏ có sự sai khác lớn lao giữa công đức
phước báu của từng cá thể.Khi thiện nghiệp chín mùi,
cho dù chính phủ có tịch thu tài sản nhưng người ta vẫn
thành công vì nhờ vào năng lực của phước báu và thiện
nghiệp.Tương lai và đời sau sẽ được ích lợi nếu bạn biết tích
tập một cách chân xác các hành vi lương thiện như tránh sát
sanh mà lại phóng sanh; hoặc bồi dưỡng hạnh nhẫn nhục đối
với tha nhân.Trong khi ấy,nếu cứ mãi cuốn hút theo những
hành vi bất hảo thì chắc chắn bạn sẽ gặp quả báo trong tương
lai.Nếu không tin theo định luật của nghiệp báo thì bạn
có thể hành động tùy theo sở thích.
Một khi đã tạo nghiệp,nghiệp nhân tương ứng sẽ lưu lại và gia
tăng cho đến khi nghiệp báo hiện tiền.Nếu chưa từng tạo
nghiệp thì bạn sẽ không bao giờ gặt quả báo.Một khi đã
tạo nghiệp rồi thì nghiệp quả sẽ ứng hiện trừ phi bạn thanh tịnh
hóa nó xuyên qua các tiến trình tu hành thỏa đáng.Hoặc đối
với một hành vi đạo đức,thì nghiệp quả cũng sẽ ứng hiện và
nó chỉ hủy diệt trừ phi có một sự cuồng nộ hay nguyên nhân
đối kháng nào đó. Ảnh hưởng của nghiệp[2] dù tạo tác từ
nhiều đời trước sẽ không bao giờ phôi pha theo thời gian cả.
Nghiệp tốt hay xấu đều được định đoạt từ chính sự tác ý của ta
mà ra.Nếu tác ý tốt thì mọi hành động đều lương thiện; nếu
tác ý sai lầm, mọi hành động đều trở nên xấu ác.Hành nghiệp
có nhiều hình tướng khác nhau;có nhiều loại nghiệp thuần
thiện,có nhiều loại hoàn toàn bất thiện và có loại nghiệp lẫn
lộn cả hai.Dù hành động dường như biểu lộ hình tướng
khá dữ dội bạo động,nhưng nếu tác ý chân chánh thì nó
vẫn mang đến an lạc hạnh phúc.Trong khi ấy,nếu tác ý
sai trái và bất chánh thì dù cho hành động dường như
hữu ích và tốt đẹp nhưng thật tế vẫn sẽ mang đến
nghiệp báo xấu.Tất cả đều tùy tâm:nếu tâm bạn đã thuần
thục và khéo huân tập rồi thì mọi hành động đều trở nên chánh
đáng tốt đẹp.Trái lại,nếu tâm bạn chưa được thuần thục, lại
còn thường xuyên ảnh hưởng bởi tham dục và sân hận,thì tùy
việc làm dường như chánh đáng nhưng thực tế bạn vẫn sẽ tiếp
tích tập nghiệp báo xấu.Nếu càng có nhiều người hơn tin vào
phép tắc nghiệp báo thì ta có thể tuyệt đối không cần đến lực
lượng cảnh sát hay những chế độ hình phạt.Dù trên hình thức
ngoại tại,người ta có thể áp dụng đủ loại kỹ thuật để chấp
pháp nhưng nếu thiếu mất niềm tin nội tại đối với các hành
nghiệp thì cũng không thể mang đến một xã hội hòa bình được.
Trong xã hội hiện đại,máy móc tối tân phức tạp được dùng để
kiểm soát theo dõi và nhận diện những kẻ phạm pháp.Nhưng
dụng cụ càng tinh vi tối hảo thì tội phạm càng trở nên giải hoạt
ngoan cố hơn.Nếu muốn cải thiện xã hội nhân loại thì tăng
cường pháp luật ngoại tại không thôi vẫn chưa đủ; chúng ta cần
có sự tiết chế nội tâm.
Phương thức sống văn minh,hòa bình và nền đạo lý tâm linh
cần phải được tiến hành song song.Trước khi Trung Cộng
xâm chiếm năm 1959;các quốc vương Tây Tạng đã dựa
theo quan niệm đạo đức Phật giáo để chế định luật
pháp quốc gia.Nhân dân khắp toàn thế giới bảo rằng
người Tây Tạng ôn hòa nhân từ một cách phi thường.
Tôi không thể thấy lý do nào khác giải thích nết đặc thù của nền
văn hóa chúng tôi hơn là sự việc nó đã được đặt trên nền tảng
giáo pháp bất bạo động của Phật Giáo từ quá nhiều thập niên
qua.
Chúng ta có thể tạo nghiệp qua ba cửa ngõ:thân,ngữ,và ý.
Qua các cửa ngõ này, ta có thể tạo hoặc thập thiện nghiệp hoặc
thập bất thiện nghiệp.Trong các bất thiện nghiệp có ba việc
thuôc về thân,bốn việc thuộc về khẩu và ba việc thuộc về ý.
Việc phạm tội thứ nhất do thân gây ra là sát sanh. Để tạo nên
tội sát sanh, đương nhiên phải có sự liên quan đến một sanh
mạng nào khác.Còn tự sát là một trường hợp biệt lệ vì
không liên quan gì đến những kẻ khác.Nếu bạn khởi
lên tâm niệm muốn hạ sát một kẻ nào đó, nhưng bạn lại
giết lầm người khác; hành động này hoàn toàn chưa
phải là một bất thiện ngiệp đối với tội sát sanh.Mặt
khác nếu trong tâm thức vốn có sẵn động cơ sát hại
muôn loài,và bạn sẵn sàng giết bất cứ ai bạn gặp;
trường hợp này đã xác định rõ rệt,hoàn toàn đây là
một bất thiện nghiệp của tội sát sanh.
Sát sanh có thể vì tam độc; tham,sân,si mà ra.Ví dụ: vì tham
ăn thịt mà ta có thể sát sanh,vì sân mà ta có thể giết địch thủ
và vì si mà ta giết thú để cúng tế.Bất kể là bạn đích thân
tạo nghiệp hoặc xúi dục người khác tạo nghiệp đều gây
nên nghiệp ác sát sanh như nhau. Để cho hành vi sát
sanh rõ ràng hoàn thành,người bị giết chắc chắn phải
chết trước hung thủ.
Nghiệp ác thứ nhì do thân tạo ra là trộm cướp.Trộm cướp có
thể thúc đẩy vì tham hoặc giả vì sân hận mà muốn hãm
hại người nào.Trộm cướp cũng có thể do si,vì lầm tưởng
rằng bạn có thể cướp lấy bất cứ gì mình muốn.Chủ tâm là
muốn khai phân vật sở hữu và chủ sở hữu.Trộm cướp có thể
thực hành bằng bạo lực hoặc do lén lút; hoặc do bạn
vay mượn xong,chờ chủ nhân quên rồi giữ lại luôn cho
mình; hoặc mượn tiền không chịu trả.Hành động trộm
cướp được kể như hoàn tất khi bạn có ý nghĩ rằng món
đồ vật giờ đây thuộc về mình.Dù chính bạn không trực
tiếp mà để cho kẻ khác làm dùm mình vẫn bị xem như
tội trộm cướp.
Nghiệp cuối cùng trong ba nghiệp ác của thân là tà dâm. Đó là
liên hệ sinh lý với một người không thích hợp,thực hiện
tại một cơ phận không thích hợp; vào một thời giờ
không thích hợp; tại một điểm không thích hợp hoặc vi
phạm ý muốn của người khác-đương nhiên là bao gồm
cả việc hãm hiếp. Đối với người đàn ông thì người đàn bà
không thích hợp bao gồm mẹ mình; vợ hoặc người yêu của kẻ
khác; cô gái giang hồ do người khác trả tiền thuê bao, thân
quyến của chính mình hoặc những người nữ đã xuất gia như
các ni sư.Cũng bao gồm luôn cả những người đàn ông khác.
Những cơ phận không thích hợp trong thân thể là hậu
môn và miệng.Những nơi chốn không thích hợp là chung
quanh tịnh thất của sư phụ mình,gần tháp miếu hoặc ngay
trong chùa hoặc ngay trước mặt cha mẹ mình.Thời gian không
thích hợp đối với người đàn ông là khi người đàn bà đang thời
kỳ kinh nguyệt,lúc mang thai và khi người đàn bà đang vướng
phải một chứng bệnh mà sự giao hợp làm cho bệnh trở nên
trầm trọng.Nếu người đàn ông giao hợp sinh lý theo
những cách trên thì dù với chính vợ mình vẫn kể là tà
dâm.Thông thường mà nói,sự giao hợp là do từ tham luyến,
nhưng người ta vẫn có thể giao hợp vì sân hận ví dụ như người
đàn ông ngủ với vợ của kẻ thù của hắn.Có lúc cũng do vì vô
minh mà nghĩ rằng sự liên hệ sinh lý có thế giúp con người đạt
đại giác ngộ.Nghiệp xấu của hạnh tà dâm chỉ do mình tự
tạo và hành động trở nên cụ thể khi có sự va chạm giữa
hai cơ quan sinh dục.
Bốn loại nghiệp xấu kế tiếp là khẩu nghiệp.Trước tiên là vọng
ngữ; bao gồm việc nói những ngôn từ trái với điều đã thấy, đã
nghe và đã biết.Vọng ngữ có thể do bởi tham,sân hoặc si.
Chủ tâm là gây hoang mang cho người khác,có thể diển
đạt bằng lời nói,gật đầu hoặc chỉ cần ra một dấu tay.
Bất cứ hành động nào có chủ ý làm người ta hoang
mang đều tạo nên nghiệp xấu vọng ngữ.Và nếu người
khác nghe thấy những vọng ngữ này, điều đó đã làm
cho hành động vọng ngữ được thành hình.Tiếp theo,là
nói lời chia rẽ ly gián.Chủ tâm là gây sự bất hòa phân tranh
giữa bạn bè hoặc tăng đoàn vì quyền lợi của chính mình hoặc vì
quyền lợi của người khác.Dù một người nào đó có thành
công hay không trong việc tạo ra sự phân tranh bất hòa
thì hành động ly gián của họ hoàn tất ngay trong phút
giây mà người khác nghe được những lời nói chia rẽ này.
Kế tiếp là ác ngữ.Chủ tâm là nói lời thô ác,và nghiệp ác ngữ
sẽ hoàn tất ngay khi người bị nói xấu nghe được những
lời mắng nhiếc nhắm đến họ.Gièm pha nói xấu bao gồm
những lời sỉ nhục người khác,chỉ trích lỗi lầm người ấy dù
đúng hay sai.Nếu người nào sử dụng ngôn ngữ ác độc để gây
tổn thương cho người khác, đó gọi là ác ngữ.Kế tiếp là ỷ ngữ
(nói chuyện thị phi). Ỷ ngữ là nói chuyện thị phi bỉ thử do một
trong tam độc[3] thúc đẩy.Chủ đích đơn giản là chỉ muốn hàn
huyên vô cớ hặn nhàn đàm tâm sự không mục đích. Ỷ ngữ
không cần có người thứ hai.Bạn chẳng cần có một
người tri âm, bạn có thể nói lời ỷ ngữ( lời thị phi) bằng
cách nói chuyện với chính mình.Nhàn đàm vô ích bao gồm
việc bàn luận chiến tranh thời sự,việc lỗi lầm của kẻ khác hoặc
biện luận chỉ biện luận thôi.Cũng bao gồm luôn việc
đọc các loại sách không quan trọng gì cả,các loại sách
vô bổ mất thì giờ chỉ vì ái chấp.
Sau cùng là ba nghiệp xấu được tạo ra bởi ý, điều đâu tiên là
tham dục.Đối tượng của tham dục là vật sở hữu của người
khác.Phiền não cổ súy cho lòng tham dục có thể do tam độc
tham,sân si gây nên.Hoàn thành việc làm bất thiện này
liên hệ đến năm yếu tố: tham chấp mãnh liệt tài vật của
người khác; ý đồ tích chứa của cải; dã tâm thèm muốn
tài vật người khác; muốn giựt của cải người khác tạo
thành của riêng mình; không trông thấy được sự nguy
hại vì thèm khát tài vật của người.Nếu hội đủ năm yếu
tố này khi người ta ao ước thèm khát vật gì đó thì hành
vi tâm lý này (tham dục) đã hoàn thành.
Kế đến là tâm sân hận; tâm sân hận tương tự như ác ngữ, chủ
đích là do ý muốn gây thương tổn cho người; hoặc là nói lời ác
ngữ hoặc là mong cầu người ta gặp hoạn nạn tai ương và bị
thất bại,hỏng việc.Một khi bị cuốn hút theo tâm niệm như vậy
thì cũng đã hoàn thành nghiệp sân rồi. Điều này (nghiệp sân)
cũng đòi hỏi cần phải có năm yếu tố: 1/phải có động cơ căn
bản là lòng sân hận hoặc lòng phẫn nộ.2/thiếu tinh thần nhẫn
nhục.3/không tri nhận được những lỗi lầm của sự giận dữ.
4/cố tình hãm hại kẻ khác.5/không tự tri nhận rằng nếu bạn
chỉ cần thấu hiểu được những hậu quả tai hại của tâm sân hận
không thôi,thì sự tri nhận này cũng đủ sức giúp bạn chế ngự
được ý muốn hãm hại kẻ khác rồi.Chỉ cần bạn đơn thuần
mong muốn người khác gặp khổ đau ách nạn, đó chính
là tâm sân hận.
Hành vi cuối cùng trong mười hành vi bất thiện là tà kiến hoặc
chấp kiến (tức là bám víu một cách ngoan cố vào những tri kiến
sai lầm); những điều này có nghĩa là bạn phủ nhận bản tánh
tồn tại của các pháp hiện hữu.Thông thường có bốn loại tà
kiến: tà kiến đối với nhân;tà kiến đối với quả; tà kiến đối với
tác dụng của các pháp và tà kiến đối với sự hiện hữu của một
vật thể. Đối với tà kiến về nhân thì tin rằng không có
hành nghiệp; đối với tà kiến về quả thì tin rằng có
những hành vi nào đó không tạo ra nghiệp báo; tà kiến
đối với tác dụng của các pháp thì nghĩ rằng con cái
không phải do cha mẹ nuôi nấng,và hạt giống không
thể kết trái và cũng nghĩ rằng không có tiền kiếp hoặc
không có đời sống sau khi chết.Tà kiến thứ tư là tà
kiến đối với sự hiện hữu của mọi vật thể-do vì vô minh
và tham chấp mà tin tưởng rằng các bậc A La Hán,Niết
Bàn và Tam Bảo đều không hiện thực.Ngài Tsong Kha-Pa
nói rằng:mặc dù có nhiều loại tà kiến khác nhau nhưng các tà
kiến này thật sự cắt đứt mọi cội rễ tích lũy công đức của con
người và chính vì lý do đó đã khiến cho người ấy bị cuốn hút
theo các hành vi bất thiện một cách không kiềm chế nổi.Vì thể,
tà kiến không tin Tam Bảo và tà kiến không tin luật
nhân quả được gọi là tà kiến lớn nhất.
Chúng ta cũng nên biết rằng có sự sai biệt nặng nhẹ trong các
hành nghiệp.Khi hành vi được thôi thúc bởi những phiền
não mãnh liệt thì hành vi này được gọi là hành vi vô
cùng nghiêm trọng.Phương thức hành vi tạo tác cũng quyết
định mức độ khinh trọng của nghiệp.Ví dụ như một cuộc mưu
sát được diễn ra trong tâm thức hân hoan,trước tiên là tra
tấn,rồi chế giễu và phỉ báng người ta thì cuộc mưu sát này
được gọi là cuộc mưu sát rất nghiêm trọng vì con người đã bị
giết một cách vô nhân đạo.Nếu kẻ sát nhân không có lương
tâm và không có ý thức hổ thẹn thì hành vi sát sanh ác độc
này được kể là rất nghiêm trọng bởi vì hắn đã đánh mất khả
năng hoặc lực lượng đối trị.Nếu sát sanh vì do ngu si, với
mục đích sát sanh để làm tế phẩm chẳng hạn và nghĩ
rằng hành động sát sanh này thật sự là một nghi lễ tôn
giáo chứ không phải là một hành vi xấu ác thì theo kinh
dạy,nghiệp tạo ra xem như rất nghiêm trọng.
Thông thường,nếu bạn tái phạm một vài hành vi nào đó
càng nhiều lần thì nó càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nghiệp lực nặng hay nhẹ cũng còn tùy thuộc kẻ tạo tác.Nếu
bạn hồi hướng công đức do sự phúc lợi của chúng sanh để tầm
cầu chứng ngộ,kinh dạy,năng lực sẽ mạnh mẽ hơn.Trong khi
ấy,nếu hồi hướng công đức do mục tiêu thấp kém hơn,kinh
dạy,năng lực cũng sẽ yếu hơn. Điều này cũng còn được áp
dụng cho hành vi bất thiện nữa.Phiền não càng thôi thúc
dữ dội chừng nào thì hành nghiệp càng gia tăng mạnh
mẽ chừng ấy; và trong tất cả các phiền não này thì sân
hận được kể là loại phiền não mạnh mẽ nhất.Một niệm
sân rất nhỏ đối với một vị Bồ Tát sẽ thiêu hủy mọi công
đức tích tụ từ ngàn kiếp của bạn.
Quả báo của những hành vi bất thiện dựa trên cường độ của
các phiền não đã xúi giục sai sử chúng.Cũng có các quả báo
tương ứng với các loại nghiệp nhân.Ví dụ:vì đã từng sát
sanh,con người sẽ bị đọa sanh vào các cảnh giới thấp kém;sau
đó dù màng được thân người nhưng thọ mạng cũng sẽ rất
ngắn.Bởi vì đã từng trộm cướp nên sẽ thiếu thốn vật chất.Bởi
vì tà dâm nên sẽ có người phối ngẫu không trung thành.Bởi vì
ác ngữ nên người ta sẽ nhục mạ bạn.Bởi vì nói lời ly gián nên
bằng hữu bất hòa chia rẽ v.v…Một loại quả báo khác là
cách hành xử theo bản năng bẩm sinh.Bởi vì đời trước sát
sanh,cho nên dù được đầu thai làm người nhưng vẫn tự nhiên
có tính tình rất xung động và thích giết chóc.Cũng có loại
quả báo tùy theo hoàn cảnh và môi trường; loại quả
báo này chín mùi và tích lũy chung cho cả tập thể cộng
đồng.Ví dụ như,do bởi sát sanh mà một người đã sinh sống ở
vùng lúa mạ trái trăng không được xum xuê dồi dào,làng cùng
hẻo lánh,khí hậu không tốt, đầy dẫy cây độc gai góc.Bởi vì
trộm cướp nên gặt quả báo làm người nông phu bị thất mùa.
Bởi vì tà kiến mà có quả báo phải chịu hoàn cảnh thiếu
sự cứu hộ và không nơi nương tựa.
Nếu do nhờ giới luật mà con người có thể tự kềm chế và không
đắm chìm vào các hành vi xấu ác; ngược lại còn quyết tâm
không để dính líu vào những sự kiện như thế thì người đó đã
tích lũy được nhiều thiện hành.Nếu không đủ sức hoặc không
có khả năng để tạo tác ác nghiệp nhưng vì đạo đức nên tự chế
không làm mới được kể là tích tụ thiện hành.
Tuy hành vi đã tạo tác rồi nhưng không phải do cố ý; ví như
ngộ sát,sát sanh trong giấc mộng,hoặc làm những việc trái với
ý nguyện cá nhân; trong những trường hợp như vậy,hành
động tuy đã tạo tác nhưng nghiệp vẫn không tích lũy.Do vì
thiếu yếu tố cần thiết là sự chủ tâm cố ý nên nghiệp báo của
hành động cũng không thành hình.Mặt khác nếu bạn cưỡng
bách người nào phải dính líu đến các hành động bất hảo
thay thế cho bạn thì nghiệp xấu tích tụ là do từ bạn mà
ra.
Nghiệp quả có thể ở đời này, đời sau hoặc cách khoảng nhiều
đời mới chín mùi.Một vài hành động quá trọng đại gây ra
do sự vô minh và sân hận kịch liệt nên được xem như
rất trầm trọng và đã mang đến quả báo ngay trong hiện
đời.Các hành vi tốt đẹp tích cực cũng thế.Nếu cưu mang bi
tâm lai láng đối với tất cả chúng sanh,nếu vững tâm
quy y Tam Bảo và đền đáp ân đức sư trưởng cùng cha
mẹ mình thì hoa trái của các hành động này được kể là
quá thù thắng đến nỗi chúng sẽ khởi sự chín mùi ngay
trong hiện kiếp.
Mang được thân người chủ yếu là do trì giới thanh tịnh và tự
chế không tạo mười ác nghiệp.Tuy nhiên để có được thân
người với nhiều trợ duyên ưu đãi giúp vượt tiến trên quá trình
tu hành thì vẫn phải cần đến các nhân tố khác nữa. Điều này
bao gồm cả việc sống lâu để hành trì Phật pháp một cách viên
mãn.Cũng đồng thời cần bổ túc thêm; nếu có được thân hình
tráng kiện,trang nghiêm,khỏe mạnh,lại sanh trưởng trong
một gia đình tôn quý; đương nhiên bạn sẽ tạo được niềm quy
ngưỡng lớn lao từ tất cả mọi người và gây được sức ảnh hưởng
rất to lớn.Trong kinh điển có đề cập đến nhân tố khác, đó là
ngôn từ đáng tin cậy và thân tâm cường tráng để tránh
không bị công kích bởi những sự hỗn mang khuấy phá.
Chỉ cần thoáng trông thấy bạn,thì với nhân dáng thu hút,bạn
sẽ không khó khăn gì trong vấn đề thu nạp đệ tử và tạo cho
họ vững tin nơi bạn.Khi thuộc dòng dõi của một gia đình tôn
quý,mọi người sẽ lắng nghe và lưu tâm đến lời khuyên của bạn hơn.
Bằng sự giúp đỡ vật chất cho nhiều người,bạn có khả năng
phối hợp đông đảo quần chúng với sức ảnh hưởng của bạn và
với ngôn từ đáng tin ,bạn sẽ làm cho quần chúng tin tưởng vào
lời nói như thật của bạn.Những gì bạn nói đều có thể thành
tựu sớm sủa đúng theo ý nguyện.chẳng khác nào như chiếu chỉ
của một vị quốc vương.Trước đám đông,bạn không còn sợ sệt
hay rụt rè khi giảng pháp cho họ.Và cũng sẽ có rất ít chướng
ngại trong việc tu hành.Nhờ thân tâm vững mạnh,bạn có thể
nhẫn chịu được sự thử thách cam go của thể xác và cũng không
còn hối hận hoặc gặp bất cứ chướng ngại nào trong nỗ lực đạt
được bất cứ ước nguyện gì của mình và của người.
Mỗi một trong những ưu điểm khác nhau này đều do một
nghiệp nhân đặc thù của nó.Nhân trường thọ là do hằng
thường có thái độ vị tha giúp ích, không bao giờ gây thương
tổn cho kẻ khác.Thân thể cường tráng khỏe mạnh là do cung
cấp quần áo mới cho người và kềm chế không nóng giận.Sanh
trưởng trong gia đình tôn quí là do nhân luôn luôn
khiêm cung, tuyệt đối không cao ngạo và tự xem mình
như tôi tớ cho sư trưởng và cha mẹ của mình.Nhân đại
phú là do bố thí tài vật cho người nghèo,và nhân có lời ăn
tiếng nói uy tín là do kềm chế khẩu nghiệp.Gây được
nhiều uy tín ảnh hưởng sâu sa là do nhân cúng dường Tam Bảo
và cha mẹ sư trưởng mình v.v…Có thân tâm vững mạnh là bởi
cung cấp thức ăn vật uống cho người.Bạn sẽ có một thân
người đặc biệt hy hữu với nhiều ưu điểm kể trên nếu bạn tích
tập các nghiệp nhân vừa dẫn.
Nếu cứ trì trệ biếng nhác,không chịu suy gẫm kỹ càng về luật
nghiệp báo,có thể ta tự cho rằng mình chẳng làm gì xấu ác và
tự cho mình là một người tu hành đạo hạnh.Tuy nhiên,nếu
tự phân tích cặn kẽ những ý nghĩ và việc làm của mình
thì sẽ khám phá rằng hằng ngày ta đang vướng vào
những lời nói vô căn cứ gây tổn thương cho người; hoặc
đang vướng vào lỗi tham đắm.Ta sẽ khám phá rằng mình
thật sự thiếu mất yếu tố hành đầu cần thiết của lòng tín tâm
vững vàng kiên định để có thể tuân thủ pháp tắc nghiệp quả
một cách chân chính.Ngay bây giờ ta cần tri nhận được sự khác
biệt và khiếm khuyết giữa việc tu hành theo pháp Phật và
phương thức sinh sống thường nhật.Hãy liên kết tầm hiểu
biết về luật nhân quả với việc làm của bạn để kết thúc sự dị biệt
này.Nếu tri nhận được mối nguy hiểm tiềm ẩn trong đường lối
tư duy và hành động thì ta sẽ không ngừng bồi dưỡng quyết
tâm nhằm sửa đổi cách cư xử và ý tưởng của ta.Ngài Tsong-
Kha-pa dạy rằng:vì đã liên kết quá lâu với những phiền não
nên dù chúng ta có tận sức để không vướng mắc vào các hành
vi bất thiện,tuy nhiên đôi khi ta tự phát hiện ra rằng mình
không thể nào tự chủ được để tránh tạo tác thêm nhiều hành vi
bất thiện.Ta không nên khinh xuất đối với những chuyện như
vậy.Trái lại hãy dấn bước theo những phương pháp thanh tịnh
hóa do chính đức Phật khuyến dạy.Ta có thể thanh tịnh hóa
và khắc phục điều xấu ác đã tạo bằng cách áp dụng bốn
oai lực đối trị. Đầu tiên là sám hối lực[4].Bằng cách tư
duy đến tính cách nghiêm trọng về quả báo của các
hành động xấu ác,bạn nên phát khởi nỗi niềm ân hận
sâu xa về những hành vi đã tạo ngay tự đáy lòng mình.
Thứ hai là thanh tịnh lực[5],có thể đạt được xuyên qua
nhiều phương pháp khác nhau bao gồm việc thọ trì đọc
tụng kinh điển,quán tu lý không tánh,trì chú, đắp tạo
Phật tượng,cúng dường,xưng tán danh hiệu chư Phật.
Những pháp tu thanh tịnh này cần phải cương quyết
thực thi cho đến khi bạn thấy được dấu hiệu và triệu
chứng thành công.Những dấu hiệu ấy bao gồm mộng
thấy ói mửa;mộng thấy uống sữa bò hoặc sữa đặc;
mộng thấy mặt trời và mặt trăng; mộng thấy bay bổng
hay lửa cháy hay chế phục các bò rừng hay người mặc
áo choàng đen; mộng thấy các vị tăng ni; mộng thấy
trèo núi; và mộng thấy nghe kinh.Những điều đó đều là
triệu chứng thành công trong pháp tu thanh tịnh.
Thứ ba là năng lực quyết tâm không tạo tác nghiệp ác[6]
trong tương lai.Nếu có năng lực quyết tâm và tự
khắc chế không tạo mười ác nghiệp; không những bạn
có khả năng thanh tịnh hóa sự tiêu cực của mười ác
nghiệp không thôi mà bạn còn có khả năng thanh tịnh
hóa phiền não và các dấu ấn do phiền não để lại.Nếu
năng lực quyết tâm của bạn rất phiến diện thì pháp tu
thanh tịnh cũng sẽ cạn cợt.Năng lực sau cùng là quán
tưởng quy y Phật, Pháp và Tăng và vì phúc lạc cho mọi
loài chúng sanh mà phát nguyện thành tựu quả vị giác
ngộ.
Nếu ác nghiệp đã tạo mà không hề thanh tịnh hóa thì sẽ tạo
nên cơ duyên thác sanh vào cảnh giới thấp kém.Ác nghiệp có
thể được hoàn toàn thanh tịnh hóa trong ý nghĩa là
tiềm năng của nó hoàn toàn tận diệt,hoặc duyên thác
sinh vào những cảnh giới thấp hơn cũng đã tận diệt duy
chỉ còn một vài việc rắc rối đau đầu đơn giản trong đời
này. Đó là,bất cứ hành vi xấu ác nào vốn phải thời gian
dài mới sanh ra kết quả,nhưng nay trong thời gian
ngắn nghiệp báo đã chiêu cảm rồi.Kết quả còn tùy theo
pháp tu thanh tịnh của hành giả có thiện xảo chăng,tứ oai lực
có hoàn bị không và đồng thời sự hạ thủ công phu của hành giả
có dõng mãnh không và pháp tu tịnh trị kéo dài bao lâu rồi.
Trong vài trường hợp,nghiệp chiêu cảm đã bị hủy diệt; trong
vài trường hợp khác vẫn còn thọ nhận một vài chiêu cảm nhẹ
hơn.Bạn chớ nên xem như điều này mâu thuẫn với lời dạy
trong kinh điển rằng nghiệp đã tạo tác không baogiờ xóa nhòa
được mức độ chiêu cảm dù cả trăm kiếp. Điều này có nghĩa
là nghiệp đã tạo ra chưa được thanh tịnh hóa thì không
bao giờ có thể phôi pha được tiềm năng chỉ vì thời gian
trôi qua.Không có hành động nào mà không thể thanh
tịnh hóa được.Sự thanh tịnh hóa sẽ giúp diệt trừ tất cả
mọi tiềm năng chiêu cảm gây nên từ các nghiệp xấu;
cùng thế ấy,mọi hành động thiện hảo cũng đều bị giảm
mất sức chiêu cảm khi khởi lên một niệm sân.Nhưng
Đức Phật đã dạy rằng bạn không bao giờ thanh tịnh hóa
được hành nghiệp một khi nó đã tạo thành kết quả.Ví
dụ: những kinh nghiệm tiêu cực xấu trong hiện đời là quả của
hành vi xấu đã tạo từ quá khứ; những nghiệp quả đã diễn ra
rồi,bạn không thể tịnh trừ chúng được.Ngài Tsong-Kha-pa bảo
rằng;những thiện nghiệp có thể vì các nhân tố đối kháng như
sân hận mà mất hẳn năng lực; cho nên ta không chỉ cẩn trọng
để tích tập công đức không thôi; mà còn cần phải bảo vệ các
công đức đã tích tập được một cách hết sức thận trọng nữa.
Điều này thực hiện được bằng cách hồi hướng công đức để
thành tựu sự chứng ngộ cho mục đích thượng cầu Phật quả.
Kinh dạy rằng một khi bạn đã hồi hướng công đức để đạt đến
những mục tiêu như vậy thì chỉ khi nào đã đạt thành viên mãn
rồi,các thiện nghiệp bạn tạo mới không bao giờ bị mất hẳn
tiềm năng của nó.Chẳng khác nào như đã ký thác tiền bạc vào
ngân hàng thì bạn rất yên tâm đối với giặc cướp-giặc cướp ở
đây là tham,sân si.
Dù ta có thể thanh lọc hoàn toàn mọi xấu ác và hủy diệt
tiềm năng mang lại các hậu quả đáng sợ của nó xuyên
qua cách vận dụng các lực lượng đối trị thích nghi
nhưng chỉ cần đơn giản không phạm vào các ác nghiệp
từ lúc đầu thì vẫn tốt hơn rất nhiều.Do vậy,tốt hơn hết là
bạn không nên phạm vào và không bao giờ để cho nội tâm bị
vây bẩn bởi những ác nghiệp như vậy.Ngài Tsong-Kha-pa nói
rằng cũng tương tợ như một người bị gãy chân;sau đó,lành lại
nhưng quả thật chiếc chân bị gãy khác xa so với chiếc chân
chưa hề bị gãy bao giờ.
Có lẽ có người nghĩ rằng vì lý do trong một số kinh điển khác
có đề cập đến sự phú quý và các quyền lợi của kiếp sống hiện
nay trong vòng luân hồi như những đối tượng cần phải xả bỏ
và khước từ,nên một hành giả nào đó còn có ý nguyện đạt
được hình thức tồn tại lương hảo là điều không thích hợp. Đây
là thái độ rất sai lầm.Tâm nguyện mà chúng ta vừa nói gồm có
hai loại; chí nguyện tạm thời và chí nguyện cứu cánh.Chí
nguyện tạm thời bao gồm sự truy cầu thân người quí giá trong
kiếp tới.Dựa vào thân người quí giá như vậy bạn có thể liên lỉ
tu hành Phật pháp để cuối cùng đạt thành chí nguyện cứu cánh,
đó là sự thành tựu giác ngộ.Tuy rằng đối với một Đại thừa
hành giả; mục đích cứu cánh là muốn nỗ lực đạt được Nhất
Thiết Trí nhằm mưu cầu phúc lợi cho quần sanh.Nhưng cũng
đồng thời rất cần thiết cho vị hành giả này nguyện cầu đạt được
một sự tái sanh tốt đẹp trong đời vị lai,như có được một thân
người chẳng hạn để vị ấy có thể tiếp tục tu hành.Ngài Tịch
Thiên nói rằng;thân người quí giá cần được nhớ nghĩ như chiếc
thuyền vượt ngang qua biển luân hồi. Để đạt đến mục đích
cứu cánh thành tựu cảnh giới Nhất Thiết Trí,bạn phải
có được thân người hiếm quí này trong rất nhiều kiếp.
Đạt được hình thức tái sanh tốt đẹp như vậy,nguyên nhân cơ
bản là do trì giới.
Đối với đa số nhiều người,quả thật khó khăn để bỏ hẳn thế
gian sau khi họ phát nguyện tu hành.Người tu hành tốt nhất là
xả bỏ mọi sinh hoạt thế gian,hy hiến cuộc đời còn lại của mình
ở một nơi biệt lập đơn độc để tu hành. Điều này đáng khen
ngợi và có nhiều đại lợi ích nhưng rất khó để tu như vây đối với
đa số nhiều người trong chúng ta.Bạn phải lo nghĩ về chúng cuộc đời
của mình,làm việc trong cộng đồng và phục vụ cho nhân quần
nữa.Bạn không nên hoàn toàn bận lòng với mọi sinh hoạt thế
tục mà hãy dùng nhiều năng lực và thời gian để tu hành ngõ
hầu cải thiện đời sau.Bạn sẽ bắt đầu liễu ngộ rằng mọi
hành sự trong hiện đời không đến nỗi quan trọng lắm so
với vận mệnh tương lai.
Bạn có thể sẽ có được một cuộc chuyển sanh tốt đẹp ở đời vị lai
do sự quy y và phụng hành giáo pháp theo luật tắc nghiệp báo;
bằng nỗ lực từ bỏ các hành động xấu ác và tích tập những hành
vi lương thiện.Tuy nhiên,vì vấn đề chuyển sanh thích hợp là
một vấn đề còn nằm trong phạm vi luân hồi mà bản chất của
luân hồi là “khổ” nên ta không nên lấy đó làm thỏa mãn,Trái
lại,ta hãy bồi dưỡng sự nhận thức rằng mọi hình thức hiện hữu
trong vòng luân hồi đều mang tính chất “khổ não”.Từ vô thỉ
đến nay,ta từng quen thuộc với tâm chấp thủ đối với sự
sung mãn của luân hồi mà chẳng hề liễu tri được rằng
sự khoái lạc của luân hồi là :một sự khổ đau đích thực.
Cho đến ngày nào mà các phạm nhân chưa hiểu rằng mình
đang bị giam cầm và cũng chẳng tri nhận được rằng cuộc đời
trong ngục thất rất khó và rất khổ để nhẫn chịu thì họ sẽ vẫn
không phát khởi niềm ước mong chân thật để được thoát khỏi
vòng lao ngục ấy.Luân hồi cũng vậy,cho đến khi nào mà
bạn chưa nhận thức được các khiếm khuyết của đời
sống trong vòng tuần hoàn hiện hữu này,thì bạn sẽ
chẳng bao giờ chân chánh phát nguyện đạt được Niết
Bàn tức là giải thoát khỏi luân hồi.
Bạn không nên có quan niệm sai lầm rằng Phật giáo là đạo bi
quan yếm thế.Trái lại, Phật giáo rất lạc quan bởi vị mục đích
mà mỗi cá nhân nhắm đến, đó là sự chứng ngộ viên mãn hầu
có thể đạt được một niềm an lạc toàn bích và vĩnh cửu.Phật
giáo gợi nhắc chúng ta rằng mỗi người đều có thể đạt thành
mục đích tối thượng này.Những khoái lạc nhất thời của
luân hồi dường như có vẻ vui thú, nhưng chúng không
thể thỏa mãn chúng ta được,cho dù ta có được hưởng
thụ lâu đến cách mấy đi nữa.Chúng chẳng bền vững vì
chúng dễ biến hóa thay đổi.Trái lại,với cứu cánh
thường hằng và vĩnh cữu của an lạc rốt ráo Niết Bàn thì
những khoái lạc và an vui tạm bợ trong vòng luân hồi
này đều trở thành vô nghĩa.
Trích @: http://www.thuvienhoasen.org/huongdenconduonggiaithoat-07.htm
HƯỚNG ĐẾN CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT
Nguyên Tác: THE WAY TO FREEDOM
Tác giả: HIS HOLINESS THE DALAILAMA
Dịch giả: Nguyễn Thuý Phượng
--------------------------------------
[1] Asoka: A Dục Vương,
[2] Dịch giả chú thích: An action: dịch là nghiệp vì trong trường hợp này rõ ràng tác giả muốn nói là hành vi có tác ý.Mà hành vi có tác ý chính là nghiệp.
[3] Tam độc: ba độc tham sân si
[4] Sám hối lực: power of regret
[5] Thanh tịnh lực: power of purification
[6] Năng lực quyết tâm không tạo tác nghiệp ác: power of resolve not to engage in the non virtuous deed
Theo lời dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma, phái đoàn do Đại Đức Thích Nguyên Tạng dẫn đầu đồng tụng bài Kinh Bát Nhã Tâm Kinh (Heart Sutra) bằng tiếng Việt.
KARMA - Lỡ Làm Ác Rồi Thì Làm Gì ?
Kinh Khuyến Thiện của Văn Xương Đế Quân viết "Vạn ác dâm vi thủ" - trong vạn điều ác thì dâm dục là đứng đầu. Chúng ta hãy nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết về tà dâm trong bài này. Xin lỗi vì bài này hơi dài, nhưng như các vị Đại sư hay nói "Không lầm nhân quả" nên chúng ta cần đọc nguyên bài này để hiểu rõ nhân quả. Đọc kỹ để biết cách tránh làm ác và lỡ làm ác rồi thì phải làm gì để giảm thiểu quả báo khốc liệt mà chúng ta sẽ gặp trong tương lai...
N G H I Ệ P
Giọng đọc Phạm Thùy Dương
Audio 1: http://www.supload.com/music/Nghiep1-download-GZOHDTGWYED6.html
Audio 2: http://www.supload.com/music/Nghiep2-download-4L2E69U5G43I.html
Những hậu quả của nghiệp lực rất rõ ràng:các hành vi xấu luôn
luôn gây khổ và hành vi tốt luôn luôn mang lại an lạc hạnh
phúc.Nếu bạn hành thiện sẽ được an lạc; làm ác,chính bạn sẽ
chịu khổ.Hành nghiệp của chúng ta sẽ đeo đuổi ta từ
kiếp này sang kiếp khác. Điều này giải thích tại sao có
người không ngớt làm ác lại vẫn công thành danh toại
trên phương diện thế tục hoặc lắm kẻ khác dốc lòng tu
hành thì lại phải đối đầu với muôn vàn khó khăn khốn
khổ.Hành nghiệp đã tạo tác từ vô số kiếp; vì thế,có vô số
tiềm năng trong vô số nghiệp báo.
Tiềm năng của nghiệp thức luôn luôn gia tăng theo thời
gian.Hạt giống nhỏ có tiềm năng đơm kết trái lớn. Điều
này cũng đúng đối với nhân quả nội tại,cho dù hành vi nhỏ
cũng có thể mang đến ảnh hưởng tốt hoặc xấu to lớn.Ví dụ
như: một cậu bé có lần đã từng lấy nắm cát cúng dường lên
Phật và quán tưởng như kim sa. Cậu bé đó là vua Asoka[1].
Một hành động tốt nhỏ nhất cũng có thể mang đến một kết quả
là niềm hạnh phúc lớn lao nhất; đồng thời,một hành động xấu
nhỏ nhất cũng có thể mang lại sự đau khổ mãnh liệt nhất.
Nghiệp lực trôi chảy trong nội tâm của ta gia tăng bội phần hơn
tiềm năng của những nguyên nhân vật lý,như hạt giống trái
táo chẳng hạn.Những hành động nhỏ nhất nếu tạo tác
liên lỉ có thể khỏa đầy tâm thức chúng sanh như một
giọt nước có thể dần dần châm đầy bình.
Trong xã hội loài người,ta thấy có rất nhiều sai biệt.Có người
luôn thành công trong đời sống,lắm kẻ luôn thất bại.Có người
sung sướng, có người trông có vẻ được yên ổn may mắn và an
định tâm hồn.Lắm kẻ dường như luôn phải đối diện với
những bất hạnh lớn lao,khác với dự đoán của chúng ta.
Có người ,bạn mong sao họ gặp tai ương thì họ lại bình
an vô sự.Tất cả điều đó, đều nói lên rằng không phải
mọi sự việc đều nằm trọn trong tay ta.Khi bắt đầu một dự
án nào đó, đôi khi ta cố gắng hết sức,tích lũy mọi điều kiện cần
thiết để đạt đến thành công, nhưng vẫn bỏ sót một vài việc nào
đó.Ta bảo người này hên.Người kia kém may mắn.Nhưng chỉ
thế thôi vẫn chưa đủ; vận may chắc chắn phải có lý do và
nguyên nhân.Theo lối giải thích của Phật giáo, đây là kết
quả của những hành vi tạo tác trong đời quá khứ hoặc
đã tạo trước đây ngay trong đời này.Khi tiềm năng chín
mùi,tuy đang đối đầu với nghịch cảnh nhưng bạn vẫn thành
công.Tuy nhiên,trong một vài trường hợp khác,dù tập hợp
được mọi điều kiện cần thiết nhưng bạn vẫn cứ thất bại.Nhân
dân Tây Tạng chúng tôi trở thành lưu vong tị nạn và trải qua
nhiều cam go đau khổ nhưng vẫn tương đối thuận lợi và thành
công.Tại Tây tạng,Trung Cộng cố gắng bình đẳng hóa toàn
dân bằng cách quốc hữu hóa và hạn chế tư sản.Nhưng trong
thị xã vẫn có vài lâm sản này trồng được nhiều hoa màu hơn
nơi khác và vài con bò này vẫn cho nhiều sữa hơn con khác.
Điều đó chứng tỏ có sự sai khác lớn lao giữa công đức
phước báu của từng cá thể.Khi thiện nghiệp chín mùi,
cho dù chính phủ có tịch thu tài sản nhưng người ta vẫn
thành công vì nhờ vào năng lực của phước báu và thiện
nghiệp.Tương lai và đời sau sẽ được ích lợi nếu bạn biết tích
tập một cách chân xác các hành vi lương thiện như tránh sát
sanh mà lại phóng sanh; hoặc bồi dưỡng hạnh nhẫn nhục đối
với tha nhân.Trong khi ấy,nếu cứ mãi cuốn hút theo những
hành vi bất hảo thì chắc chắn bạn sẽ gặp quả báo trong tương
lai.Nếu không tin theo định luật của nghiệp báo thì bạn
có thể hành động tùy theo sở thích.
Một khi đã tạo nghiệp,nghiệp nhân tương ứng sẽ lưu lại và gia
tăng cho đến khi nghiệp báo hiện tiền.Nếu chưa từng tạo
nghiệp thì bạn sẽ không bao giờ gặt quả báo.Một khi đã
tạo nghiệp rồi thì nghiệp quả sẽ ứng hiện trừ phi bạn thanh tịnh
hóa nó xuyên qua các tiến trình tu hành thỏa đáng.Hoặc đối
với một hành vi đạo đức,thì nghiệp quả cũng sẽ ứng hiện và
nó chỉ hủy diệt trừ phi có một sự cuồng nộ hay nguyên nhân
đối kháng nào đó. Ảnh hưởng của nghiệp[2] dù tạo tác từ
nhiều đời trước sẽ không bao giờ phôi pha theo thời gian cả.
Nghiệp tốt hay xấu đều được định đoạt từ chính sự tác ý của ta
mà ra.Nếu tác ý tốt thì mọi hành động đều lương thiện; nếu
tác ý sai lầm, mọi hành động đều trở nên xấu ác.Hành nghiệp
có nhiều hình tướng khác nhau;có nhiều loại nghiệp thuần
thiện,có nhiều loại hoàn toàn bất thiện và có loại nghiệp lẫn
lộn cả hai.Dù hành động dường như biểu lộ hình tướng
khá dữ dội bạo động,nhưng nếu tác ý chân chánh thì nó
vẫn mang đến an lạc hạnh phúc.Trong khi ấy,nếu tác ý
sai trái và bất chánh thì dù cho hành động dường như
hữu ích và tốt đẹp nhưng thật tế vẫn sẽ mang đến
nghiệp báo xấu.Tất cả đều tùy tâm:nếu tâm bạn đã thuần
thục và khéo huân tập rồi thì mọi hành động đều trở nên chánh
đáng tốt đẹp.Trái lại,nếu tâm bạn chưa được thuần thục, lại
còn thường xuyên ảnh hưởng bởi tham dục và sân hận,thì tùy
việc làm dường như chánh đáng nhưng thực tế bạn vẫn sẽ tiếp
tích tập nghiệp báo xấu.Nếu càng có nhiều người hơn tin vào
phép tắc nghiệp báo thì ta có thể tuyệt đối không cần đến lực
lượng cảnh sát hay những chế độ hình phạt.Dù trên hình thức
ngoại tại,người ta có thể áp dụng đủ loại kỹ thuật để chấp
pháp nhưng nếu thiếu mất niềm tin nội tại đối với các hành
nghiệp thì cũng không thể mang đến một xã hội hòa bình được.
Trong xã hội hiện đại,máy móc tối tân phức tạp được dùng để
kiểm soát theo dõi và nhận diện những kẻ phạm pháp.Nhưng
dụng cụ càng tinh vi tối hảo thì tội phạm càng trở nên giải hoạt
ngoan cố hơn.Nếu muốn cải thiện xã hội nhân loại thì tăng
cường pháp luật ngoại tại không thôi vẫn chưa đủ; chúng ta cần
có sự tiết chế nội tâm.
Phương thức sống văn minh,hòa bình và nền đạo lý tâm linh
cần phải được tiến hành song song.Trước khi Trung Cộng
xâm chiếm năm 1959;các quốc vương Tây Tạng đã dựa
theo quan niệm đạo đức Phật giáo để chế định luật
pháp quốc gia.Nhân dân khắp toàn thế giới bảo rằng
người Tây Tạng ôn hòa nhân từ một cách phi thường.
Tôi không thể thấy lý do nào khác giải thích nết đặc thù của nền
văn hóa chúng tôi hơn là sự việc nó đã được đặt trên nền tảng
giáo pháp bất bạo động của Phật Giáo từ quá nhiều thập niên
qua.
Chúng ta có thể tạo nghiệp qua ba cửa ngõ:thân,ngữ,và ý.
Qua các cửa ngõ này, ta có thể tạo hoặc thập thiện nghiệp hoặc
thập bất thiện nghiệp.Trong các bất thiện nghiệp có ba việc
thuôc về thân,bốn việc thuộc về khẩu và ba việc thuộc về ý.
Việc phạm tội thứ nhất do thân gây ra là sát sanh. Để tạo nên
tội sát sanh, đương nhiên phải có sự liên quan đến một sanh
mạng nào khác.Còn tự sát là một trường hợp biệt lệ vì
không liên quan gì đến những kẻ khác.Nếu bạn khởi
lên tâm niệm muốn hạ sát một kẻ nào đó, nhưng bạn lại
giết lầm người khác; hành động này hoàn toàn chưa
phải là một bất thiện ngiệp đối với tội sát sanh.Mặt
khác nếu trong tâm thức vốn có sẵn động cơ sát hại
muôn loài,và bạn sẵn sàng giết bất cứ ai bạn gặp;
trường hợp này đã xác định rõ rệt,hoàn toàn đây là
một bất thiện nghiệp của tội sát sanh.
Sát sanh có thể vì tam độc; tham,sân,si mà ra.Ví dụ: vì tham
ăn thịt mà ta có thể sát sanh,vì sân mà ta có thể giết địch thủ
và vì si mà ta giết thú để cúng tế.Bất kể là bạn đích thân
tạo nghiệp hoặc xúi dục người khác tạo nghiệp đều gây
nên nghiệp ác sát sanh như nhau. Để cho hành vi sát
sanh rõ ràng hoàn thành,người bị giết chắc chắn phải
chết trước hung thủ.
Nghiệp ác thứ nhì do thân tạo ra là trộm cướp.Trộm cướp có
thể thúc đẩy vì tham hoặc giả vì sân hận mà muốn hãm
hại người nào.Trộm cướp cũng có thể do si,vì lầm tưởng
rằng bạn có thể cướp lấy bất cứ gì mình muốn.Chủ tâm là
muốn khai phân vật sở hữu và chủ sở hữu.Trộm cướp có thể
thực hành bằng bạo lực hoặc do lén lút; hoặc do bạn
vay mượn xong,chờ chủ nhân quên rồi giữ lại luôn cho
mình; hoặc mượn tiền không chịu trả.Hành động trộm
cướp được kể như hoàn tất khi bạn có ý nghĩ rằng món
đồ vật giờ đây thuộc về mình.Dù chính bạn không trực
tiếp mà để cho kẻ khác làm dùm mình vẫn bị xem như
tội trộm cướp.
Nghiệp cuối cùng trong ba nghiệp ác của thân là tà dâm. Đó là
liên hệ sinh lý với một người không thích hợp,thực hiện
tại một cơ phận không thích hợp; vào một thời giờ
không thích hợp; tại một điểm không thích hợp hoặc vi
phạm ý muốn của người khác-đương nhiên là bao gồm
cả việc hãm hiếp. Đối với người đàn ông thì người đàn bà
không thích hợp bao gồm mẹ mình; vợ hoặc người yêu của kẻ
khác; cô gái giang hồ do người khác trả tiền thuê bao, thân
quyến của chính mình hoặc những người nữ đã xuất gia như
các ni sư.Cũng bao gồm luôn cả những người đàn ông khác.
Những cơ phận không thích hợp trong thân thể là hậu
môn và miệng.Những nơi chốn không thích hợp là chung
quanh tịnh thất của sư phụ mình,gần tháp miếu hoặc ngay
trong chùa hoặc ngay trước mặt cha mẹ mình.Thời gian không
thích hợp đối với người đàn ông là khi người đàn bà đang thời
kỳ kinh nguyệt,lúc mang thai và khi người đàn bà đang vướng
phải một chứng bệnh mà sự giao hợp làm cho bệnh trở nên
trầm trọng.Nếu người đàn ông giao hợp sinh lý theo
những cách trên thì dù với chính vợ mình vẫn kể là tà
dâm.Thông thường mà nói,sự giao hợp là do từ tham luyến,
nhưng người ta vẫn có thể giao hợp vì sân hận ví dụ như người
đàn ông ngủ với vợ của kẻ thù của hắn.Có lúc cũng do vì vô
minh mà nghĩ rằng sự liên hệ sinh lý có thế giúp con người đạt
đại giác ngộ.Nghiệp xấu của hạnh tà dâm chỉ do mình tự
tạo và hành động trở nên cụ thể khi có sự va chạm giữa
hai cơ quan sinh dục.
Bốn loại nghiệp xấu kế tiếp là khẩu nghiệp.Trước tiên là vọng
ngữ; bao gồm việc nói những ngôn từ trái với điều đã thấy, đã
nghe và đã biết.Vọng ngữ có thể do bởi tham,sân hoặc si.
Chủ tâm là gây hoang mang cho người khác,có thể diển
đạt bằng lời nói,gật đầu hoặc chỉ cần ra một dấu tay.
Bất cứ hành động nào có chủ ý làm người ta hoang
mang đều tạo nên nghiệp xấu vọng ngữ.Và nếu người
khác nghe thấy những vọng ngữ này, điều đó đã làm
cho hành động vọng ngữ được thành hình.Tiếp theo,là
nói lời chia rẽ ly gián.Chủ tâm là gây sự bất hòa phân tranh
giữa bạn bè hoặc tăng đoàn vì quyền lợi của chính mình hoặc vì
quyền lợi của người khác.Dù một người nào đó có thành
công hay không trong việc tạo ra sự phân tranh bất hòa
thì hành động ly gián của họ hoàn tất ngay trong phút
giây mà người khác nghe được những lời nói chia rẽ này.
Kế tiếp là ác ngữ.Chủ tâm là nói lời thô ác,và nghiệp ác ngữ
sẽ hoàn tất ngay khi người bị nói xấu nghe được những
lời mắng nhiếc nhắm đến họ.Gièm pha nói xấu bao gồm
những lời sỉ nhục người khác,chỉ trích lỗi lầm người ấy dù
đúng hay sai.Nếu người nào sử dụng ngôn ngữ ác độc để gây
tổn thương cho người khác, đó gọi là ác ngữ.Kế tiếp là ỷ ngữ
(nói chuyện thị phi). Ỷ ngữ là nói chuyện thị phi bỉ thử do một
trong tam độc[3] thúc đẩy.Chủ đích đơn giản là chỉ muốn hàn
huyên vô cớ hặn nhàn đàm tâm sự không mục đích. Ỷ ngữ
không cần có người thứ hai.Bạn chẳng cần có một
người tri âm, bạn có thể nói lời ỷ ngữ( lời thị phi) bằng
cách nói chuyện với chính mình.Nhàn đàm vô ích bao gồm
việc bàn luận chiến tranh thời sự,việc lỗi lầm của kẻ khác hoặc
biện luận chỉ biện luận thôi.Cũng bao gồm luôn việc
đọc các loại sách không quan trọng gì cả,các loại sách
vô bổ mất thì giờ chỉ vì ái chấp.
Sau cùng là ba nghiệp xấu được tạo ra bởi ý, điều đâu tiên là
tham dục.Đối tượng của tham dục là vật sở hữu của người
khác.Phiền não cổ súy cho lòng tham dục có thể do tam độc
tham,sân si gây nên.Hoàn thành việc làm bất thiện này
liên hệ đến năm yếu tố: tham chấp mãnh liệt tài vật của
người khác; ý đồ tích chứa của cải; dã tâm thèm muốn
tài vật người khác; muốn giựt của cải người khác tạo
thành của riêng mình; không trông thấy được sự nguy
hại vì thèm khát tài vật của người.Nếu hội đủ năm yếu
tố này khi người ta ao ước thèm khát vật gì đó thì hành
vi tâm lý này (tham dục) đã hoàn thành.
Kế đến là tâm sân hận; tâm sân hận tương tự như ác ngữ, chủ
đích là do ý muốn gây thương tổn cho người; hoặc là nói lời ác
ngữ hoặc là mong cầu người ta gặp hoạn nạn tai ương và bị
thất bại,hỏng việc.Một khi bị cuốn hút theo tâm niệm như vậy
thì cũng đã hoàn thành nghiệp sân rồi. Điều này (nghiệp sân)
cũng đòi hỏi cần phải có năm yếu tố: 1/phải có động cơ căn
bản là lòng sân hận hoặc lòng phẫn nộ.2/thiếu tinh thần nhẫn
nhục.3/không tri nhận được những lỗi lầm của sự giận dữ.
4/cố tình hãm hại kẻ khác.5/không tự tri nhận rằng nếu bạn
chỉ cần thấu hiểu được những hậu quả tai hại của tâm sân hận
không thôi,thì sự tri nhận này cũng đủ sức giúp bạn chế ngự
được ý muốn hãm hại kẻ khác rồi.Chỉ cần bạn đơn thuần
mong muốn người khác gặp khổ đau ách nạn, đó chính
là tâm sân hận.
Hành vi cuối cùng trong mười hành vi bất thiện là tà kiến hoặc
chấp kiến (tức là bám víu một cách ngoan cố vào những tri kiến
sai lầm); những điều này có nghĩa là bạn phủ nhận bản tánh
tồn tại của các pháp hiện hữu.Thông thường có bốn loại tà
kiến: tà kiến đối với nhân;tà kiến đối với quả; tà kiến đối với
tác dụng của các pháp và tà kiến đối với sự hiện hữu của một
vật thể. Đối với tà kiến về nhân thì tin rằng không có
hành nghiệp; đối với tà kiến về quả thì tin rằng có
những hành vi nào đó không tạo ra nghiệp báo; tà kiến
đối với tác dụng của các pháp thì nghĩ rằng con cái
không phải do cha mẹ nuôi nấng,và hạt giống không
thể kết trái và cũng nghĩ rằng không có tiền kiếp hoặc
không có đời sống sau khi chết.Tà kiến thứ tư là tà
kiến đối với sự hiện hữu của mọi vật thể-do vì vô minh
và tham chấp mà tin tưởng rằng các bậc A La Hán,Niết
Bàn và Tam Bảo đều không hiện thực.Ngài Tsong Kha-Pa
nói rằng:mặc dù có nhiều loại tà kiến khác nhau nhưng các tà
kiến này thật sự cắt đứt mọi cội rễ tích lũy công đức của con
người và chính vì lý do đó đã khiến cho người ấy bị cuốn hút
theo các hành vi bất thiện một cách không kiềm chế nổi.Vì thể,
tà kiến không tin Tam Bảo và tà kiến không tin luật
nhân quả được gọi là tà kiến lớn nhất.
Chúng ta cũng nên biết rằng có sự sai biệt nặng nhẹ trong các
hành nghiệp.Khi hành vi được thôi thúc bởi những phiền
não mãnh liệt thì hành vi này được gọi là hành vi vô
cùng nghiêm trọng.Phương thức hành vi tạo tác cũng quyết
định mức độ khinh trọng của nghiệp.Ví dụ như một cuộc mưu
sát được diễn ra trong tâm thức hân hoan,trước tiên là tra
tấn,rồi chế giễu và phỉ báng người ta thì cuộc mưu sát này
được gọi là cuộc mưu sát rất nghiêm trọng vì con người đã bị
giết một cách vô nhân đạo.Nếu kẻ sát nhân không có lương
tâm và không có ý thức hổ thẹn thì hành vi sát sanh ác độc
này được kể là rất nghiêm trọng bởi vì hắn đã đánh mất khả
năng hoặc lực lượng đối trị.Nếu sát sanh vì do ngu si, với
mục đích sát sanh để làm tế phẩm chẳng hạn và nghĩ
rằng hành động sát sanh này thật sự là một nghi lễ tôn
giáo chứ không phải là một hành vi xấu ác thì theo kinh
dạy,nghiệp tạo ra xem như rất nghiêm trọng.
Thông thường,nếu bạn tái phạm một vài hành vi nào đó
càng nhiều lần thì nó càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nghiệp lực nặng hay nhẹ cũng còn tùy thuộc kẻ tạo tác.Nếu
bạn hồi hướng công đức do sự phúc lợi của chúng sanh để tầm
cầu chứng ngộ,kinh dạy,năng lực sẽ mạnh mẽ hơn.Trong khi
ấy,nếu hồi hướng công đức do mục tiêu thấp kém hơn,kinh
dạy,năng lực cũng sẽ yếu hơn. Điều này cũng còn được áp
dụng cho hành vi bất thiện nữa.Phiền não càng thôi thúc
dữ dội chừng nào thì hành nghiệp càng gia tăng mạnh
mẽ chừng ấy; và trong tất cả các phiền não này thì sân
hận được kể là loại phiền não mạnh mẽ nhất.Một niệm
sân rất nhỏ đối với một vị Bồ Tát sẽ thiêu hủy mọi công
đức tích tụ từ ngàn kiếp của bạn.
Quả báo của những hành vi bất thiện dựa trên cường độ của
các phiền não đã xúi giục sai sử chúng.Cũng có các quả báo
tương ứng với các loại nghiệp nhân.Ví dụ:vì đã từng sát
sanh,con người sẽ bị đọa sanh vào các cảnh giới thấp kém;sau
đó dù màng được thân người nhưng thọ mạng cũng sẽ rất
ngắn.Bởi vì đã từng trộm cướp nên sẽ thiếu thốn vật chất.Bởi
vì tà dâm nên sẽ có người phối ngẫu không trung thành.Bởi vì
ác ngữ nên người ta sẽ nhục mạ bạn.Bởi vì nói lời ly gián nên
bằng hữu bất hòa chia rẽ v.v…Một loại quả báo khác là
cách hành xử theo bản năng bẩm sinh.Bởi vì đời trước sát
sanh,cho nên dù được đầu thai làm người nhưng vẫn tự nhiên
có tính tình rất xung động và thích giết chóc.Cũng có loại
quả báo tùy theo hoàn cảnh và môi trường; loại quả
báo này chín mùi và tích lũy chung cho cả tập thể cộng
đồng.Ví dụ như,do bởi sát sanh mà một người đã sinh sống ở
vùng lúa mạ trái trăng không được xum xuê dồi dào,làng cùng
hẻo lánh,khí hậu không tốt, đầy dẫy cây độc gai góc.Bởi vì
trộm cướp nên gặt quả báo làm người nông phu bị thất mùa.
Bởi vì tà kiến mà có quả báo phải chịu hoàn cảnh thiếu
sự cứu hộ và không nơi nương tựa.
Nếu do nhờ giới luật mà con người có thể tự kềm chế và không
đắm chìm vào các hành vi xấu ác; ngược lại còn quyết tâm
không để dính líu vào những sự kiện như thế thì người đó đã
tích lũy được nhiều thiện hành.Nếu không đủ sức hoặc không
có khả năng để tạo tác ác nghiệp nhưng vì đạo đức nên tự chế
không làm mới được kể là tích tụ thiện hành.
Tuy hành vi đã tạo tác rồi nhưng không phải do cố ý; ví như
ngộ sát,sát sanh trong giấc mộng,hoặc làm những việc trái với
ý nguyện cá nhân; trong những trường hợp như vậy,hành
động tuy đã tạo tác nhưng nghiệp vẫn không tích lũy.Do vì
thiếu yếu tố cần thiết là sự chủ tâm cố ý nên nghiệp báo của
hành động cũng không thành hình.Mặt khác nếu bạn cưỡng
bách người nào phải dính líu đến các hành động bất hảo
thay thế cho bạn thì nghiệp xấu tích tụ là do từ bạn mà
ra.
Nghiệp quả có thể ở đời này, đời sau hoặc cách khoảng nhiều
đời mới chín mùi.Một vài hành động quá trọng đại gây ra
do sự vô minh và sân hận kịch liệt nên được xem như
rất trầm trọng và đã mang đến quả báo ngay trong hiện
đời.Các hành vi tốt đẹp tích cực cũng thế.Nếu cưu mang bi
tâm lai láng đối với tất cả chúng sanh,nếu vững tâm
quy y Tam Bảo và đền đáp ân đức sư trưởng cùng cha
mẹ mình thì hoa trái của các hành động này được kể là
quá thù thắng đến nỗi chúng sẽ khởi sự chín mùi ngay
trong hiện kiếp.
Mang được thân người chủ yếu là do trì giới thanh tịnh và tự
chế không tạo mười ác nghiệp.Tuy nhiên để có được thân
người với nhiều trợ duyên ưu đãi giúp vượt tiến trên quá trình
tu hành thì vẫn phải cần đến các nhân tố khác nữa. Điều này
bao gồm cả việc sống lâu để hành trì Phật pháp một cách viên
mãn.Cũng đồng thời cần bổ túc thêm; nếu có được thân hình
tráng kiện,trang nghiêm,khỏe mạnh,lại sanh trưởng trong
một gia đình tôn quý; đương nhiên bạn sẽ tạo được niềm quy
ngưỡng lớn lao từ tất cả mọi người và gây được sức ảnh hưởng
rất to lớn.Trong kinh điển có đề cập đến nhân tố khác, đó là
ngôn từ đáng tin cậy và thân tâm cường tráng để tránh
không bị công kích bởi những sự hỗn mang khuấy phá.
Chỉ cần thoáng trông thấy bạn,thì với nhân dáng thu hút,bạn
sẽ không khó khăn gì trong vấn đề thu nạp đệ tử và tạo cho
họ vững tin nơi bạn.Khi thuộc dòng dõi của một gia đình tôn
quý,mọi người sẽ lắng nghe và lưu tâm đến lời khuyên của bạn hơn.
Bằng sự giúp đỡ vật chất cho nhiều người,bạn có khả năng
phối hợp đông đảo quần chúng với sức ảnh hưởng của bạn và
với ngôn từ đáng tin ,bạn sẽ làm cho quần chúng tin tưởng vào
lời nói như thật của bạn.Những gì bạn nói đều có thể thành
tựu sớm sủa đúng theo ý nguyện.chẳng khác nào như chiếu chỉ
của một vị quốc vương.Trước đám đông,bạn không còn sợ sệt
hay rụt rè khi giảng pháp cho họ.Và cũng sẽ có rất ít chướng
ngại trong việc tu hành.Nhờ thân tâm vững mạnh,bạn có thể
nhẫn chịu được sự thử thách cam go của thể xác và cũng không
còn hối hận hoặc gặp bất cứ chướng ngại nào trong nỗ lực đạt
được bất cứ ước nguyện gì của mình và của người.
Mỗi một trong những ưu điểm khác nhau này đều do một
nghiệp nhân đặc thù của nó.Nhân trường thọ là do hằng
thường có thái độ vị tha giúp ích, không bao giờ gây thương
tổn cho kẻ khác.Thân thể cường tráng khỏe mạnh là do cung
cấp quần áo mới cho người và kềm chế không nóng giận.Sanh
trưởng trong gia đình tôn quí là do nhân luôn luôn
khiêm cung, tuyệt đối không cao ngạo và tự xem mình
như tôi tớ cho sư trưởng và cha mẹ của mình.Nhân đại
phú là do bố thí tài vật cho người nghèo,và nhân có lời ăn
tiếng nói uy tín là do kềm chế khẩu nghiệp.Gây được
nhiều uy tín ảnh hưởng sâu sa là do nhân cúng dường Tam Bảo
và cha mẹ sư trưởng mình v.v…Có thân tâm vững mạnh là bởi
cung cấp thức ăn vật uống cho người.Bạn sẽ có một thân
người đặc biệt hy hữu với nhiều ưu điểm kể trên nếu bạn tích
tập các nghiệp nhân vừa dẫn.
Nếu cứ trì trệ biếng nhác,không chịu suy gẫm kỹ càng về luật
nghiệp báo,có thể ta tự cho rằng mình chẳng làm gì xấu ác và
tự cho mình là một người tu hành đạo hạnh.Tuy nhiên,nếu
tự phân tích cặn kẽ những ý nghĩ và việc làm của mình
thì sẽ khám phá rằng hằng ngày ta đang vướng vào
những lời nói vô căn cứ gây tổn thương cho người; hoặc
đang vướng vào lỗi tham đắm.Ta sẽ khám phá rằng mình
thật sự thiếu mất yếu tố hành đầu cần thiết của lòng tín tâm
vững vàng kiên định để có thể tuân thủ pháp tắc nghiệp quả
một cách chân chính.Ngay bây giờ ta cần tri nhận được sự khác
biệt và khiếm khuyết giữa việc tu hành theo pháp Phật và
phương thức sinh sống thường nhật.Hãy liên kết tầm hiểu
biết về luật nhân quả với việc làm của bạn để kết thúc sự dị biệt
này.Nếu tri nhận được mối nguy hiểm tiềm ẩn trong đường lối
tư duy và hành động thì ta sẽ không ngừng bồi dưỡng quyết
tâm nhằm sửa đổi cách cư xử và ý tưởng của ta.Ngài Tsong-
Kha-pa dạy rằng:vì đã liên kết quá lâu với những phiền não
nên dù chúng ta có tận sức để không vướng mắc vào các hành
vi bất thiện,tuy nhiên đôi khi ta tự phát hiện ra rằng mình
không thể nào tự chủ được để tránh tạo tác thêm nhiều hành vi
bất thiện.Ta không nên khinh xuất đối với những chuyện như
vậy.Trái lại hãy dấn bước theo những phương pháp thanh tịnh
hóa do chính đức Phật khuyến dạy.Ta có thể thanh tịnh hóa
và khắc phục điều xấu ác đã tạo bằng cách áp dụng bốn
oai lực đối trị. Đầu tiên là sám hối lực[4].Bằng cách tư
duy đến tính cách nghiêm trọng về quả báo của các
hành động xấu ác,bạn nên phát khởi nỗi niềm ân hận
sâu xa về những hành vi đã tạo ngay tự đáy lòng mình.
Thứ hai là thanh tịnh lực[5],có thể đạt được xuyên qua
nhiều phương pháp khác nhau bao gồm việc thọ trì đọc
tụng kinh điển,quán tu lý không tánh,trì chú, đắp tạo
Phật tượng,cúng dường,xưng tán danh hiệu chư Phật.
Những pháp tu thanh tịnh này cần phải cương quyết
thực thi cho đến khi bạn thấy được dấu hiệu và triệu
chứng thành công.Những dấu hiệu ấy bao gồm mộng
thấy ói mửa;mộng thấy uống sữa bò hoặc sữa đặc;
mộng thấy mặt trời và mặt trăng; mộng thấy bay bổng
hay lửa cháy hay chế phục các bò rừng hay người mặc
áo choàng đen; mộng thấy các vị tăng ni; mộng thấy
trèo núi; và mộng thấy nghe kinh.Những điều đó đều là
triệu chứng thành công trong pháp tu thanh tịnh.
Thứ ba là năng lực quyết tâm không tạo tác nghiệp ác[6]
trong tương lai.Nếu có năng lực quyết tâm và tự
khắc chế không tạo mười ác nghiệp; không những bạn
có khả năng thanh tịnh hóa sự tiêu cực của mười ác
nghiệp không thôi mà bạn còn có khả năng thanh tịnh
hóa phiền não và các dấu ấn do phiền não để lại.Nếu
năng lực quyết tâm của bạn rất phiến diện thì pháp tu
thanh tịnh cũng sẽ cạn cợt.Năng lực sau cùng là quán
tưởng quy y Phật, Pháp và Tăng và vì phúc lạc cho mọi
loài chúng sanh mà phát nguyện thành tựu quả vị giác
ngộ.
Nếu ác nghiệp đã tạo mà không hề thanh tịnh hóa thì sẽ tạo
nên cơ duyên thác sanh vào cảnh giới thấp kém.Ác nghiệp có
thể được hoàn toàn thanh tịnh hóa trong ý nghĩa là
tiềm năng của nó hoàn toàn tận diệt,hoặc duyên thác
sinh vào những cảnh giới thấp hơn cũng đã tận diệt duy
chỉ còn một vài việc rắc rối đau đầu đơn giản trong đời
này. Đó là,bất cứ hành vi xấu ác nào vốn phải thời gian
dài mới sanh ra kết quả,nhưng nay trong thời gian
ngắn nghiệp báo đã chiêu cảm rồi.Kết quả còn tùy theo
pháp tu thanh tịnh của hành giả có thiện xảo chăng,tứ oai lực
có hoàn bị không và đồng thời sự hạ thủ công phu của hành giả
có dõng mãnh không và pháp tu tịnh trị kéo dài bao lâu rồi.
Trong vài trường hợp,nghiệp chiêu cảm đã bị hủy diệt; trong
vài trường hợp khác vẫn còn thọ nhận một vài chiêu cảm nhẹ
hơn.Bạn chớ nên xem như điều này mâu thuẫn với lời dạy
trong kinh điển rằng nghiệp đã tạo tác không baogiờ xóa nhòa
được mức độ chiêu cảm dù cả trăm kiếp. Điều này có nghĩa
là nghiệp đã tạo ra chưa được thanh tịnh hóa thì không
bao giờ có thể phôi pha được tiềm năng chỉ vì thời gian
trôi qua.Không có hành động nào mà không thể thanh
tịnh hóa được.Sự thanh tịnh hóa sẽ giúp diệt trừ tất cả
mọi tiềm năng chiêu cảm gây nên từ các nghiệp xấu;
cùng thế ấy,mọi hành động thiện hảo cũng đều bị giảm
mất sức chiêu cảm khi khởi lên một niệm sân.Nhưng
Đức Phật đã dạy rằng bạn không bao giờ thanh tịnh hóa
được hành nghiệp một khi nó đã tạo thành kết quả.Ví
dụ: những kinh nghiệm tiêu cực xấu trong hiện đời là quả của
hành vi xấu đã tạo từ quá khứ; những nghiệp quả đã diễn ra
rồi,bạn không thể tịnh trừ chúng được.Ngài Tsong-Kha-pa bảo
rằng;những thiện nghiệp có thể vì các nhân tố đối kháng như
sân hận mà mất hẳn năng lực; cho nên ta không chỉ cẩn trọng
để tích tập công đức không thôi; mà còn cần phải bảo vệ các
công đức đã tích tập được một cách hết sức thận trọng nữa.
Điều này thực hiện được bằng cách hồi hướng công đức để
thành tựu sự chứng ngộ cho mục đích thượng cầu Phật quả.
Kinh dạy rằng một khi bạn đã hồi hướng công đức để đạt đến
những mục tiêu như vậy thì chỉ khi nào đã đạt thành viên mãn
rồi,các thiện nghiệp bạn tạo mới không bao giờ bị mất hẳn
tiềm năng của nó.Chẳng khác nào như đã ký thác tiền bạc vào
ngân hàng thì bạn rất yên tâm đối với giặc cướp-giặc cướp ở
đây là tham,sân si.
Dù ta có thể thanh lọc hoàn toàn mọi xấu ác và hủy diệt
tiềm năng mang lại các hậu quả đáng sợ của nó xuyên
qua cách vận dụng các lực lượng đối trị thích nghi
nhưng chỉ cần đơn giản không phạm vào các ác nghiệp
từ lúc đầu thì vẫn tốt hơn rất nhiều.Do vậy,tốt hơn hết là
bạn không nên phạm vào và không bao giờ để cho nội tâm bị
vây bẩn bởi những ác nghiệp như vậy.Ngài Tsong-Kha-pa nói
rằng cũng tương tợ như một người bị gãy chân;sau đó,lành lại
nhưng quả thật chiếc chân bị gãy khác xa so với chiếc chân
chưa hề bị gãy bao giờ.
Có lẽ có người nghĩ rằng vì lý do trong một số kinh điển khác
có đề cập đến sự phú quý và các quyền lợi của kiếp sống hiện
nay trong vòng luân hồi như những đối tượng cần phải xả bỏ
và khước từ,nên một hành giả nào đó còn có ý nguyện đạt
được hình thức tồn tại lương hảo là điều không thích hợp. Đây
là thái độ rất sai lầm.Tâm nguyện mà chúng ta vừa nói gồm có
hai loại; chí nguyện tạm thời và chí nguyện cứu cánh.Chí
nguyện tạm thời bao gồm sự truy cầu thân người quí giá trong
kiếp tới.Dựa vào thân người quí giá như vậy bạn có thể liên lỉ
tu hành Phật pháp để cuối cùng đạt thành chí nguyện cứu cánh,
đó là sự thành tựu giác ngộ.Tuy rằng đối với một Đại thừa
hành giả; mục đích cứu cánh là muốn nỗ lực đạt được Nhất
Thiết Trí nhằm mưu cầu phúc lợi cho quần sanh.Nhưng cũng
đồng thời rất cần thiết cho vị hành giả này nguyện cầu đạt được
một sự tái sanh tốt đẹp trong đời vị lai,như có được một thân
người chẳng hạn để vị ấy có thể tiếp tục tu hành.Ngài Tịch
Thiên nói rằng;thân người quí giá cần được nhớ nghĩ như chiếc
thuyền vượt ngang qua biển luân hồi. Để đạt đến mục đích
cứu cánh thành tựu cảnh giới Nhất Thiết Trí,bạn phải
có được thân người hiếm quí này trong rất nhiều kiếp.
Đạt được hình thức tái sanh tốt đẹp như vậy,nguyên nhân cơ
bản là do trì giới.
Đối với đa số nhiều người,quả thật khó khăn để bỏ hẳn thế
gian sau khi họ phát nguyện tu hành.Người tu hành tốt nhất là
xả bỏ mọi sinh hoạt thế gian,hy hiến cuộc đời còn lại của mình
ở một nơi biệt lập đơn độc để tu hành. Điều này đáng khen
ngợi và có nhiều đại lợi ích nhưng rất khó để tu như vây đối với
đa số nhiều người trong chúng ta.Bạn phải lo nghĩ về chúng cuộc đời
của mình,làm việc trong cộng đồng và phục vụ cho nhân quần
nữa.Bạn không nên hoàn toàn bận lòng với mọi sinh hoạt thế
tục mà hãy dùng nhiều năng lực và thời gian để tu hành ngõ
hầu cải thiện đời sau.Bạn sẽ bắt đầu liễu ngộ rằng mọi
hành sự trong hiện đời không đến nỗi quan trọng lắm so
với vận mệnh tương lai.
Bạn có thể sẽ có được một cuộc chuyển sanh tốt đẹp ở đời vị lai
do sự quy y và phụng hành giáo pháp theo luật tắc nghiệp báo;
bằng nỗ lực từ bỏ các hành động xấu ác và tích tập những hành
vi lương thiện.Tuy nhiên,vì vấn đề chuyển sanh thích hợp là
một vấn đề còn nằm trong phạm vi luân hồi mà bản chất của
luân hồi là “khổ” nên ta không nên lấy đó làm thỏa mãn,Trái
lại,ta hãy bồi dưỡng sự nhận thức rằng mọi hình thức hiện hữu
trong vòng luân hồi đều mang tính chất “khổ não”.Từ vô thỉ
đến nay,ta từng quen thuộc với tâm chấp thủ đối với sự
sung mãn của luân hồi mà chẳng hề liễu tri được rằng
sự khoái lạc của luân hồi là :một sự khổ đau đích thực.
Cho đến ngày nào mà các phạm nhân chưa hiểu rằng mình
đang bị giam cầm và cũng chẳng tri nhận được rằng cuộc đời
trong ngục thất rất khó và rất khổ để nhẫn chịu thì họ sẽ vẫn
không phát khởi niềm ước mong chân thật để được thoát khỏi
vòng lao ngục ấy.Luân hồi cũng vậy,cho đến khi nào mà
bạn chưa nhận thức được các khiếm khuyết của đời
sống trong vòng tuần hoàn hiện hữu này,thì bạn sẽ
chẳng bao giờ chân chánh phát nguyện đạt được Niết
Bàn tức là giải thoát khỏi luân hồi.
Bạn không nên có quan niệm sai lầm rằng Phật giáo là đạo bi
quan yếm thế.Trái lại, Phật giáo rất lạc quan bởi vị mục đích
mà mỗi cá nhân nhắm đến, đó là sự chứng ngộ viên mãn hầu
có thể đạt được một niềm an lạc toàn bích và vĩnh cửu.Phật
giáo gợi nhắc chúng ta rằng mỗi người đều có thể đạt thành
mục đích tối thượng này.Những khoái lạc nhất thời của
luân hồi dường như có vẻ vui thú, nhưng chúng không
thể thỏa mãn chúng ta được,cho dù ta có được hưởng
thụ lâu đến cách mấy đi nữa.Chúng chẳng bền vững vì
chúng dễ biến hóa thay đổi.Trái lại,với cứu cánh
thường hằng và vĩnh cữu của an lạc rốt ráo Niết Bàn thì
những khoái lạc và an vui tạm bợ trong vòng luân hồi
này đều trở thành vô nghĩa.
Trích @: http://www.thuvienhoasen.org/huongdenconduonggiaithoat-07.htm
HƯỚNG ĐẾN CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT
Nguyên Tác: THE WAY TO FREEDOM
Tác giả: HIS HOLINESS THE DALAILAMA
Dịch giả: Nguyễn Thuý Phượng
--------------------------------------
[1] Asoka: A Dục Vương,
[2] Dịch giả chú thích: An action: dịch là nghiệp vì trong trường hợp này rõ ràng tác giả muốn nói là hành vi có tác ý.Mà hành vi có tác ý chính là nghiệp.
[3] Tam độc: ba độc tham sân si
[4] Sám hối lực: power of regret
[5] Thanh tịnh lực: power of purification
[6] Năng lực quyết tâm không tạo tác nghiệp ác: power of resolve not to engage in the non virtuous deed