Dan Lee
03-26-2010, 10:18 PM
Suy Niệm Thánh Kinh, Chúa Nhật Lễ Lá (Is. 50, 4-7)
Bài ca “Người tôi trung” có thể áp dụng cho bất cứ vị ngôn sứ nào. Hôm nay bắt đầu Tuần Thánh, Giáo hội áp dụng vào Chúa Giêsu là vị Ngôn Sứ tối cao.
Chúa Kitô được sai đến với nhân loại tội lỗi đang bơ vơ lạc lõng vất vả nhọc nhằn trên đường đời mà không biết bám víu nương tựa vào đâu. Sứ mạng của Đức Kitô là Cứu thế, “An ủi người đau khổ lầm than, nâng đỡ ai rã rời kiệt sức” (câu 4)
Dù biết rằng ngôn sứ sẽ chịu nhiều cơn bách hại, nhưng Đức Kitô chấp nhận: “Tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui” (câu 5)
Thiên Chúa nhận Đức Kitô làm tôi trung tối thượng: “Sáng danh Người đánh thức tôi, cho tôi nói năng như môn đệ, mở tai tôi lắng nghe như môn đệ” (câu 5)
Đức Kitô phải loan báo mệnh lệnh Thiên Chúa cho nhân loại.
Người sẽ bị bách hại đủ điều: Đánh đòn, giật râu, mắng nhiếc, phỉ nhổ (câu 6)
Dù bị đau khổ khốn cực, nhưng Người vui chịu: Không hổ thẹn, trơ mặt như đá (câu 7)
Vì sức chịu đựng đau khổ đến tột độ là do Thiên Chúa ban, nên Người không sợ gì, nhưng cương quyết thi hành sứ mạng đến cùng.
Theo dõi cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, chúng ta thấy được thực hiện như vậy và còn nhiều hơn nữa, Isaia không kể hết được.
Như vậy Chúa Kitô chính là Người tôi trung tối cao của Thiên Chúa. Người là gương cho chúng ta bắt chước. Ai trong chúng ta cũng là tôi tớ Thiên Chúa và mọi người phải hoàn thành sứ mạng Chúa trao phó, phải tuân theo thánh ý của Người. Sứ mạng nào cũng kèm theo đau khổ, nhưng chúng ta vẫn có Chúa ở kề bên để ban ơn giúp đỡ khích lệ. Và cuối cùng phần thưởng của chúng ta tùy thuộc vào sự tuân hành thánh ý Chúa trong việc bổn phận.
Lm. Giuse Nguyễn Ngọc Lưu, SDD
Bài ca “Người tôi trung” có thể áp dụng cho bất cứ vị ngôn sứ nào. Hôm nay bắt đầu Tuần Thánh, Giáo hội áp dụng vào Chúa Giêsu là vị Ngôn Sứ tối cao.
Chúa Kitô được sai đến với nhân loại tội lỗi đang bơ vơ lạc lõng vất vả nhọc nhằn trên đường đời mà không biết bám víu nương tựa vào đâu. Sứ mạng của Đức Kitô là Cứu thế, “An ủi người đau khổ lầm than, nâng đỡ ai rã rời kiệt sức” (câu 4)
Dù biết rằng ngôn sứ sẽ chịu nhiều cơn bách hại, nhưng Đức Kitô chấp nhận: “Tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui” (câu 5)
Thiên Chúa nhận Đức Kitô làm tôi trung tối thượng: “Sáng danh Người đánh thức tôi, cho tôi nói năng như môn đệ, mở tai tôi lắng nghe như môn đệ” (câu 5)
Đức Kitô phải loan báo mệnh lệnh Thiên Chúa cho nhân loại.
Người sẽ bị bách hại đủ điều: Đánh đòn, giật râu, mắng nhiếc, phỉ nhổ (câu 6)
Dù bị đau khổ khốn cực, nhưng Người vui chịu: Không hổ thẹn, trơ mặt như đá (câu 7)
Vì sức chịu đựng đau khổ đến tột độ là do Thiên Chúa ban, nên Người không sợ gì, nhưng cương quyết thi hành sứ mạng đến cùng.
Theo dõi cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, chúng ta thấy được thực hiện như vậy và còn nhiều hơn nữa, Isaia không kể hết được.
Như vậy Chúa Kitô chính là Người tôi trung tối cao của Thiên Chúa. Người là gương cho chúng ta bắt chước. Ai trong chúng ta cũng là tôi tớ Thiên Chúa và mọi người phải hoàn thành sứ mạng Chúa trao phó, phải tuân theo thánh ý của Người. Sứ mạng nào cũng kèm theo đau khổ, nhưng chúng ta vẫn có Chúa ở kề bên để ban ơn giúp đỡ khích lệ. Và cuối cùng phần thưởng của chúng ta tùy thuộc vào sự tuân hành thánh ý Chúa trong việc bổn phận.
Lm. Giuse Nguyễn Ngọc Lưu, SDD