Dan Lee
03-27-2010, 12:25 AM
CHÚA NHẬT LỄ LÁ
Chủ Ðề: Thập giá và Vinh quang
I. Dẫn vào Thánh lễ
Anh chị em thân mến
Hôm nay bắt đầu Tuần Thánh, tuần lễ tưởng niệm việc Chúa Giêsu chịu nạn chịu chết và sống lại để cứu chuộc chúng ta. Thập giá là con đường dẫn tới vinh quang. Chúng ta hãy cùng đi theo Ngài trên con đường thập giá, chết cho con người cũ để sống lại thành con người mới.
II. Lời Chúa
1. Tin Mừng (Lúc rước lá: Lc 19,28-40)
Trong đoạn này, Luca gói ghém 3 ý tưởng chính:
1. Chúa Giêsu đích thân thu xếp cuộc vào thành Giêrusalem, Ngài căn dặn các môn đệ từng chi tiết nhỏ như đi vào làng, tìm gặp một con lừa đã cột sẵn ở một chỗ, cách trả lời với người chủ lừa v.v. Điều này chứng tỏ Ngài coi việc vào thành là quan trọng.
2. Quan trọng thế nào? Vì qua cuộc vào thành lần này, Ngài sẽ tỏ cho mọi người biết Ngài là vua. Ý nghĩa này thể hiện qua các chi tiết đám rước long trọng (lưng lừa và con đường được lót áo, dân chúng tung hô, lời hoan hô "Chúc tụng Đức Vua" v.v.
3. Thế nhưng một số người thuộc nhóm Pharisêu vẫn không công nhận vương quyền Ngài và còn đề nghị Ngài quở trách các môn đệ đã tung hô Ngài. Nhưng Chúa Giêsu đáp "Họ mà làm thinh thì sỏi đá cũng sẽ kêu lên", nghĩa là dù một số người không công nhận Ngài là vua thì thực chất Ngài cũng vẫn là vua.
2. Bài đọc I (Is 50,4-7)
Đây là bài ca thứ 3 về Người Tôi Tớ của Thiên Chúa.
* Người Tôi Tớ này không bao giờ cưỡng lại Thiên Chúa. Trái lại luôn lắng nghe lời Ngài và làm theo ý Ngài.
* Người Tôi Tớ này cũng không chống lại sự áp bức của người khác.
* Người Tôi Tớ đặt trọn niềm trông cậy vào Thiên Chúa.
* Mặc dù bản thân đang chịu đau khổ, Người Tôi Tớ lại tìm cách nâng đỡ những người khác đang chịu đau khổ.
3. Đáp ca (Tv 21)
Đây là lời cầu nguyện của kẻ đang chịu đau khổ. Tuy nhiên không phải chỉ có những lời than vãn, mà phần sau, tác giả bày tỏ niềm tin tưởng rằng Thiên Chúa sẽ giải thoát mình.
4. Bài đọc II (Pl 2,6-11)
Đây là một thánh thi diễn tả những bước thăng trầm của Chúa Giêsu: Ngài đã hạ mình xuống đến mức tột cùng, nên Thiên Chúa đã nâng Ngài lên địa vị cao sang nhất.
5. Bài thương khó theo Thánh Luca (Lc 22,14-23,56)
Mỗi quyển Tin Mừng nhìn ra một nét riêng biệt nơi Chúa Giêsu chịu nạn chịu chết. Raymond E. Brown đã tóm tắt rất súc tích như sau:
* Chúa Giêsu chịu nạn trong Tin Mừng Matthêu và Marcô là một Thiên Chúa "gục đầu" vì đau khổ và bị bỏ rơi.
* Chúa Giêsu chịu nạn trong Tin Mừng Gioan là một "Vị Vua đang ngự trên ngai".
* Chúa Giêsu chịu nạn trong Tin Mừng Luca là một Thiên Chúa nhân từ đang "mở rộng vòng tay" đón tiếp các tội nhân.
Như thế, nhân từ là nét nổi bật nhất về Chúa Giêsu trong bài tường thuật của Luca: Ngài đã chữa lành tai người đầy tớ của Vị Thượng Tế, Ngài đưa mắt nhìn Phêrô ngay sau khi ông này chối Ngài nhờ đó làm cho ông sám hối, Ngài dừng lại an ủi những phụ nữ khóc thương Ngài, Ngài hứa ban thiên đàng cho người trộm lành v.v.
IV. Gợi ý giảng
1. Vinh quang của Chúa Giêsu
Cuộc rước Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem đã biểu dương vinh quang của Ngài. Nhưng vinh quang hôm nay chỉ thoáng qua và chóng lụi tàn vì vài ngày sau thì Ngài bị giết chết nhục nhã trên thập giá. Vinh quang thực sự của Chúa Giêsu chỉ biểu lộ trọn vẹn khi Ngài sống lại và tiến vào Giêrusalem trên trời.
Hôm nay chúng ta cầm lá đi kiệu và biểu dương vinh quang của Chúa Giêsu. Tuy nhiên chúng ta hãy nhớ rằng chúng ta chỉ thực sự biểu dương vinh quang Chúa Giêsu khi để cho Ngài thực sự làm vua ngự trị trong lòng mình, bằng cách tuân giữ những giới răn của Ngài và sống theo tinh thần của Ngài.
Tinh thần của Chúa Giêsu chính là tinh thần của Người Tôi Tớ được diễn tả trong các bài đọc hôm nay: sẵn sàng tự hạ, chấp nhận hy sinh để bước theo Ngài và cùng chết với Ngài để được cùng sống lại với Ngài.
2. Làm chứng cho Đức Kitô giữa nơi công cộng
Hôm Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem, các môn đệ đã công khai bày tỏ lòng tin tưởng và trung thành với Ngài. Điều đáng khen là các ông đã làm điều ấy trước mặt những người biệt phái đang quyết liệt chống đối Chúa Giêsu. Khi những người biệt phái nói với Chúa Giêsu hãy bảo môn đệ im đi, thì Ngài trả lời: "Họ mà làm thinh thì sỏi đá cũng sẽ kêu lên". Nhiều khi cũng cần có những sự ủng hộ công khai. Bởi thế thông thường Chúa Giêsu rất âm thầm nhưng hôm nay Ngài tán thành việc làm của các môn đệ.
Tuy nhiên trong thái độ của các môn đệ cũng có điều đáng nghi ngờ. Không phải nghi ngờ về lòng trung thành của các ông, mà nghi ngờ vì đó là một phản ứng theo đám đông. Phản ứng theo đám đông thì thường là ồn ào, nhưng không sâu sắc.
Chúng ta dễ làm chứng cho Chúa Giêsu trong Nhà thờ, vì nơi đây chúng ta đang ở giữa những người cùng quan điểm với mình. Nhưng không dễ chút nào khi phải làm chứng cho Ngài giữa một môi trường rất khác với mình và có khi còn thù nghịch với mình nữa. Dù vậy nhiều khi chúng ta cần phải can đảm làm chứng trong hoàn cảnh khó khăn như thế.
Thực ra, sỏi đá không thể kêu lên. Chỉ con người mới kêu lên được. Có nhiều trường hợp chúng ta được im lặng mà phải nói lên: nói lên để bênh vực một người đang bị đối xử bất công, nói lên để khích lệ một người đang âm thầm đóng góp cho việc chung, nói lên sự thật để đầy lùi những lời dối trá...
Chúng ta đang làm chứng cho Chúa trong Nhà thờ. Nhưng đừng quên làm chứng cho Ngài ở giữa chợ đời. Chúa Giêsu đã từng tuyên bố: "Ai tuyên xưng Ta trước mặt người khác thì Ta sẽ tuyên xưng người ấy trước mặt Cha Ta trên trời". (FM)
3. Con đường vinh quang
Trong bài đọc II, Thánh Phaolô đã ngầm so sánh Chúa Giêsu với Ađam.
Ađam đã đi tìm vinh quang bằng cách muốn được "ngang hàng với Thiên Chúa". Nhiều người chúng ta cũng tìm vinh quang bằng cách khẳng định chính mình. Đây là con đường chắc chắn sẽ dẫn đến thất bại.
Còn Chúa Giêsu thì chỉ biết làm theo ý Thiên Chúa nên sẵn sàng tự hạ mình xuống đến nỗi bằng lòng chịu chết và chết trên Thập giá. Nhưng đây là con đường đưa đến vinh quang thật. Chính nhờ thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài và tặng ban danh hiệu trổi vượt mọi danh hiệu... khiến mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng Chúa Giêsu Kitô là Chúa".
Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên.
4. Yêu cho đến cùng
Tại nhà thờ chính toà Nuzburg trong miền Baviere, Tây Đức, có một tượng thánh giá nổi tiếng được chạm trỗ vào khoảng thế kỷ thứ 14. Hai cánh tay đã rút khỏi lỗ đinh và vòng ra phía trước như ôm một con người.
Tương truyền rằng có một tội nhân hết lòng sám hối ăn năn, xin Chúa thứ tha tội lỗi. Nhưng vì tội ông quá lớn, quá nhiều nên ông vẫn còn nghi ngờ lòng thương xót của Người. Chúa liền đưa tay ra ôm chầm lấy ông trong vòng tay âu yếm để bày tỏ lòng Chúa khoan dung hải hà.
*
Trong suốt cuộc đời công khai rao giảng, rất nhiều lần, Chúa Giêsu đã bày tỏ tấm lòng yêu thương con người: Người đã thực hiện các phép lạ, chữa lành bệnh tật, xua trừ ma quỉ, dạy dỗ dân chúng, âu yếm trẻ thơ, và tha thứ cho tội nhân. Hôm nay, Người quyết định bước vào đoạn cuối của tình yêu, đỉnh cao của dâng hiến. Người quyết định yêu cho đến cùng, bằng cuộc khổ nạn và cái chết đau thương của Người.
Nhưng trước hết, Người phải chịu một cơn cám dỗ cuối cùng. Cơn cám dỗ mà Luca đã báo trước: "Quỉ rút lui để chờ dịp khác" (4,13). Dịp ấy, hôm nay đã đến. Satan nhập vào Giuđa, để người môn đệ bất trung, tham của này đùng cái hôn nộp thầy. Satan sàng Phêrô và các môn đệ như sàng gạo để Phêrô thì chối thầy, còn các ông khác thì bỏ trốn. Vườn Ghếtsêmani quả thật là nơi giao tranh giữa Chúa Giêsu và quyền lực tối tăm, giữa sự thiện và cái ác. Người dùng phương thế hữu hiệu là cầu nguyện để thắng cám dỗ. Nhưng dường như trong cuộc chiến nội tâm của Người rất căng thẳng, nên Người đã xin Chúa Cha tha cho Người khỏi uống chén này. Người lên cơn xao xuyến bồi hồi đến nỗi mồ hôi như những giọt máu rơi xuống đất.
Thế nhưng, Người vẫn nhân từ thực hiện nghĩa cử yêu thương cuối cùng, trước khi hoàn toàn dâng hiến trên thập giá: Người hiền hoà ra đón Giuđa, và dịu dàng nhắc nhở ông về tình nghĩa thầy trò. Người chữa lành tên đầy tớ bị Phêrô chém đứt tai. Người quay nhìn Phêrô với ánh mắt tha thứ khi ông chối Thầy. Người an ủi những phụ nữ thương khóc người. Người xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ đóng đinh Người. Người ban thiên đàng cho tên trộm biết sám hối.
Cuối cùng, Người đã hoàn toàn dâng hiến trên thập giá để cứu chuộc tất cả muôn người. Sinh thời Người đã nói: "Không có tình yêu nào cao quí bằng người hy sinh mạng sống vì bạn hữu" (Ga 15,13). Vậy, Người đã yêu thương con người cho đến giọt máu cuối cùng. Thánh Gioan viết: "Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng" (Ga 13,1b).
*
Lạy Chúa Giêsu, chính vì vâng theo thánh ý Cha và cũng vì yêu chúng con mà Chúa đã sẵn lòng vác thánh giá, vui chịu mọi khổ đau nhục hình. Xin cho chúng con từ nay cũng biết yêu Chúa hơn yêu bạn thân, và yêu Chúa chỉ vì Chúa chứ không mong phần thưởng nào khác.
Xin cho chúng con nhận ra thánh giá của Chúa trong mọi đau khổ của cuộc đời chúng con, và vững bước theo Chúa trên đường thánh giá, miễn là chúng con đang chu toàn thánh ý Chúa. Amen. (TP)
5. Chiến thắng của Tình yêu
Mỗi năm đến ngày Chúa nhật Lễ Lá là chúng ta lại được nghe Bài Thương khó của Chúa Giêsu. Chúng ta nhớ lại sự hèn nhát của những môn đệ Ngài: họ đã bỏ Ngài ngay giữa lúc Ngài cần họ ở bên cạnh nhất; chúng ta nhớ lại lòng dạ xấu xa của những nhà lãnh đạo Do Thái: họ đã tìm cách để giết Ngài; chúng ta cũng nhớ lại sự hung dữ của những người lính: họ đã hành hạ Ngài rất tàn nhẫn. Chúng ta phải nhớ những điều ấy, bởi vì chúng có liên hệ với chúng ta.
Tuy nhiên, đó không phải là mục đích chính của những bài tường thuật việc Chúa Giêsu chịu nạn chịu chết. Điểm nhấn mạnh của những tường thuật này không phải là ở chỗ đó, mà là ở tấm lòng của Chúa Giêsu, nhân vật chính của các bài tường thuật ấy. Điều mà các tác giả Tin Mừng muốn chúng ta nhớ nhiều nhất, đó là lòng trung thành, lòng can đảm và lòng nhân từ của Chúa Giêsu. Trên nền trời u ám của đồi Canvê, lòng nhân từ của Chúa Giêsu càng chiếu tỏa sáng ngời.
Nhìn bề ngoài thì xem ra Chúa Giêsu đã thất bại. Nhưng thực ra, đó là một chiến thắng, chiến thắng của sự Thiện trên sự dữ, của Tình yêu trên hận thù, của ánh sáng trên bóng tối, của sự sống trên sự chết. Trong lòng Ngài lúc đó, chẳng có tình cảm nào khác ngoài Tình yêu. Nếu không có Tình yêu thì tất cả những khổ đau Ngài chịu đều vô ích. Không phải những đau khổ của Chúa Giêsu mang lại ơn cứu độ, mà chính Tình yêu của Ngài. Ai nói rằng mình thích chịu đau khổ thì đó là người khùng, bởi vì ai cũng muốn tránh đau khổ, tuy nhiên vì yêu mà người ta sẵn sàng chịu đau khổ cho người mình yêu. Chính Tình yêu làm cho đau khổ có ý nghĩa. Hơn nữa, tình yêu còn đem lại niềm vui ngay giữa những đau khổ.
Noi gương Chúa Giêsu, kitô hữu chúng ta hãy chấp nhận những đau khổ. Nhưng không chỉ có thế, chúng ta hãy thánh hóa những đau khổ ấy. Tình yêu làm cho đau khổ được thánh hóa. (FM)
6. Những đau khổ của Chúa Giêsu và của chúng ta
Một buổi tối, một người trên đường từ sở làm về nhà. Khi đi ngang một nhà thờ, người ấy như bị thúc đẩy bước vào. Hình ảnh đầu tiên đập vào đôi mắt anh là Chúa Giêsu trên thánh giá. Thoạt nhìn, anh cảm thấy ghê sợ và muốn thụt lùi. Nhưng sau đó, anh nhận ra có một mối giây liên kết giữa người đang chịu đóng đinh trên thánh giá với những người mẹ khóc con bị chết vì chiến tranh, với những trẻ em sắp chết đói bên Châu Phi, với những gia đình có người thân chết vì tai nạn, với những bệnh nhân thể xác và tâm thần... Hình như tất cả những khổ đau của loài người đều được gom lại trên thân thể của Người đang chịu đóng đinh trên thánh giá.
Sau đó anh nhìn chung quanh mình và thấy cũng có một số người đang quỳ cầu nguyện trong thinh lặng. Một bà cao tuổi bước đến bên Thánh Giá và kính cẩn hôn những vết thương của Chúa Giêsu. Sau đó Bà rời nhà thờ, vẻ mặt thanh thản, bình an, có vẻ như Bà đã tìm lại được sức mạnh, hy vọng và tình yêu cho cuộc sống. Từ trước đến nay, anh không biết cầu nguyện. Nhưng hôm đó, lần đầu tiên anh đã cầu nguyện. Và anh khám phá rằng thập giá của sự khủng khiếp đã biến thành Thánh giá của hy vọng, thân thể bì hành hạ của Chúa Giêsu biến thành thánh thể của sự sống mới, những vết thương mở toang của Ngài trở thành nguồn thứ tha, cứu chữa và hòa giải... Khi bước ra khỏi nhà thờ, anh cảm thấy lòng mình rất bình an thanh thản.
Cuộc chịu nạn của Chúa Giêsu không phải là một màn kịch mà là một sự thật. Ngài đã chịu rất nhiều đau khổ, trong than xác và trong tinh thần. Nhưng tất cả những đau khổ ấy Ngài tự ý tự nguyện gánh chịu, vì yêu.
Khi chúng ta liên kết những đau khổ của chúng ta với những đau khổ của Chúa Giêsu trên Thánh Giá, chúng ta sẽ tìm được bình an. Chúng ta biết rằng chúng ta không cô đơn trong đau khổ, mà có Chúa cùng chịu đau khổ với chúng ta. Ngài chính là Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta. (FM)
V. Lời nguyện cho mọi người
Chủ tế: Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu, Đấng cứu độ chúng ta, đã nói: Một khi được nâng lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi. với ước muốn được chia sẻ chén đắng với Chúa, chúng ta cùng dâng lời cầu xin:
1. Hội thánh mời gọi con cái mình cùng bước theo Chúa Giêsu trên con đường Thương Khó / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi tín hữu / biết can đảm vác thập giá theo chân Chúa đến cùng.
2. Trên thế giới ngày nay / khuynh hướng thích hưởng thụ và ngại hy sinh rất phổ biến / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho có nhiều người / dám xả thân phục vụ những người nghèo khổ bất hạnh trong xã hội.
3. Con đường rộng rãi thênh thang là con đường dẫn tới cái chết / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các tín hữu / biết cố gắng sống theo con đường hẹp của Tin mừng / để nhờ đó mà được sống đời đời.
4. Tuần Thánh là tuần lễ quan trọng nhất trong năm Phụng vụ / đặc biệt là Tam Nhật Vượt Qua / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết cố gắng sắp xếp / để tham dự lễ nghi thật đông đảo và sốt sắng.
Chủ tế: Lạy Chúa Giêsu, vì yêu thương mà Chúa đã tự nguyện đón nhận cái chết trên thập giá để cho chúng con được sống dồi dào. Xin Chúa cho chúng con luôn sống xứng đáng với tình thương cao cả ấy. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.
VI. Trong Thánh Lễ
- Trước Kinh Lạy Cha: Chúa Giêsu đã vâng lời Chúa Cha đến nỗi hạ mình chịu chết và chết trên Thập Giá. Kết hợp tâm tình với Chúa Giêsu, chúng ta hãy dâng lên Thiên Chúa lời Kinh Lạy Cha mà chính Chúa Giêsu đã dạy.
VII. Giải tán
Chúng ta đã chính thức bước vào tuần lễ thánh thiện nhất của Năm Phụng Vụ. Tuần này chúng ta hãy cố gắng tham dự các nghi lễ Phụng vụ với tâm tình sẵn sàng chết với Chúa để được sống lại với Ngài.
Lm. Carolô Hồ Bạc Xái
Chủ Ðề: Thập giá và Vinh quang
I. Dẫn vào Thánh lễ
Anh chị em thân mến
Hôm nay bắt đầu Tuần Thánh, tuần lễ tưởng niệm việc Chúa Giêsu chịu nạn chịu chết và sống lại để cứu chuộc chúng ta. Thập giá là con đường dẫn tới vinh quang. Chúng ta hãy cùng đi theo Ngài trên con đường thập giá, chết cho con người cũ để sống lại thành con người mới.
II. Lời Chúa
1. Tin Mừng (Lúc rước lá: Lc 19,28-40)
Trong đoạn này, Luca gói ghém 3 ý tưởng chính:
1. Chúa Giêsu đích thân thu xếp cuộc vào thành Giêrusalem, Ngài căn dặn các môn đệ từng chi tiết nhỏ như đi vào làng, tìm gặp một con lừa đã cột sẵn ở một chỗ, cách trả lời với người chủ lừa v.v. Điều này chứng tỏ Ngài coi việc vào thành là quan trọng.
2. Quan trọng thế nào? Vì qua cuộc vào thành lần này, Ngài sẽ tỏ cho mọi người biết Ngài là vua. Ý nghĩa này thể hiện qua các chi tiết đám rước long trọng (lưng lừa và con đường được lót áo, dân chúng tung hô, lời hoan hô "Chúc tụng Đức Vua" v.v.
3. Thế nhưng một số người thuộc nhóm Pharisêu vẫn không công nhận vương quyền Ngài và còn đề nghị Ngài quở trách các môn đệ đã tung hô Ngài. Nhưng Chúa Giêsu đáp "Họ mà làm thinh thì sỏi đá cũng sẽ kêu lên", nghĩa là dù một số người không công nhận Ngài là vua thì thực chất Ngài cũng vẫn là vua.
2. Bài đọc I (Is 50,4-7)
Đây là bài ca thứ 3 về Người Tôi Tớ của Thiên Chúa.
* Người Tôi Tớ này không bao giờ cưỡng lại Thiên Chúa. Trái lại luôn lắng nghe lời Ngài và làm theo ý Ngài.
* Người Tôi Tớ này cũng không chống lại sự áp bức của người khác.
* Người Tôi Tớ đặt trọn niềm trông cậy vào Thiên Chúa.
* Mặc dù bản thân đang chịu đau khổ, Người Tôi Tớ lại tìm cách nâng đỡ những người khác đang chịu đau khổ.
3. Đáp ca (Tv 21)
Đây là lời cầu nguyện của kẻ đang chịu đau khổ. Tuy nhiên không phải chỉ có những lời than vãn, mà phần sau, tác giả bày tỏ niềm tin tưởng rằng Thiên Chúa sẽ giải thoát mình.
4. Bài đọc II (Pl 2,6-11)
Đây là một thánh thi diễn tả những bước thăng trầm của Chúa Giêsu: Ngài đã hạ mình xuống đến mức tột cùng, nên Thiên Chúa đã nâng Ngài lên địa vị cao sang nhất.
5. Bài thương khó theo Thánh Luca (Lc 22,14-23,56)
Mỗi quyển Tin Mừng nhìn ra một nét riêng biệt nơi Chúa Giêsu chịu nạn chịu chết. Raymond E. Brown đã tóm tắt rất súc tích như sau:
* Chúa Giêsu chịu nạn trong Tin Mừng Matthêu và Marcô là một Thiên Chúa "gục đầu" vì đau khổ và bị bỏ rơi.
* Chúa Giêsu chịu nạn trong Tin Mừng Gioan là một "Vị Vua đang ngự trên ngai".
* Chúa Giêsu chịu nạn trong Tin Mừng Luca là một Thiên Chúa nhân từ đang "mở rộng vòng tay" đón tiếp các tội nhân.
Như thế, nhân từ là nét nổi bật nhất về Chúa Giêsu trong bài tường thuật của Luca: Ngài đã chữa lành tai người đầy tớ của Vị Thượng Tế, Ngài đưa mắt nhìn Phêrô ngay sau khi ông này chối Ngài nhờ đó làm cho ông sám hối, Ngài dừng lại an ủi những phụ nữ khóc thương Ngài, Ngài hứa ban thiên đàng cho người trộm lành v.v.
IV. Gợi ý giảng
1. Vinh quang của Chúa Giêsu
Cuộc rước Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem đã biểu dương vinh quang của Ngài. Nhưng vinh quang hôm nay chỉ thoáng qua và chóng lụi tàn vì vài ngày sau thì Ngài bị giết chết nhục nhã trên thập giá. Vinh quang thực sự của Chúa Giêsu chỉ biểu lộ trọn vẹn khi Ngài sống lại và tiến vào Giêrusalem trên trời.
Hôm nay chúng ta cầm lá đi kiệu và biểu dương vinh quang của Chúa Giêsu. Tuy nhiên chúng ta hãy nhớ rằng chúng ta chỉ thực sự biểu dương vinh quang Chúa Giêsu khi để cho Ngài thực sự làm vua ngự trị trong lòng mình, bằng cách tuân giữ những giới răn của Ngài và sống theo tinh thần của Ngài.
Tinh thần của Chúa Giêsu chính là tinh thần của Người Tôi Tớ được diễn tả trong các bài đọc hôm nay: sẵn sàng tự hạ, chấp nhận hy sinh để bước theo Ngài và cùng chết với Ngài để được cùng sống lại với Ngài.
2. Làm chứng cho Đức Kitô giữa nơi công cộng
Hôm Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem, các môn đệ đã công khai bày tỏ lòng tin tưởng và trung thành với Ngài. Điều đáng khen là các ông đã làm điều ấy trước mặt những người biệt phái đang quyết liệt chống đối Chúa Giêsu. Khi những người biệt phái nói với Chúa Giêsu hãy bảo môn đệ im đi, thì Ngài trả lời: "Họ mà làm thinh thì sỏi đá cũng sẽ kêu lên". Nhiều khi cũng cần có những sự ủng hộ công khai. Bởi thế thông thường Chúa Giêsu rất âm thầm nhưng hôm nay Ngài tán thành việc làm của các môn đệ.
Tuy nhiên trong thái độ của các môn đệ cũng có điều đáng nghi ngờ. Không phải nghi ngờ về lòng trung thành của các ông, mà nghi ngờ vì đó là một phản ứng theo đám đông. Phản ứng theo đám đông thì thường là ồn ào, nhưng không sâu sắc.
Chúng ta dễ làm chứng cho Chúa Giêsu trong Nhà thờ, vì nơi đây chúng ta đang ở giữa những người cùng quan điểm với mình. Nhưng không dễ chút nào khi phải làm chứng cho Ngài giữa một môi trường rất khác với mình và có khi còn thù nghịch với mình nữa. Dù vậy nhiều khi chúng ta cần phải can đảm làm chứng trong hoàn cảnh khó khăn như thế.
Thực ra, sỏi đá không thể kêu lên. Chỉ con người mới kêu lên được. Có nhiều trường hợp chúng ta được im lặng mà phải nói lên: nói lên để bênh vực một người đang bị đối xử bất công, nói lên để khích lệ một người đang âm thầm đóng góp cho việc chung, nói lên sự thật để đầy lùi những lời dối trá...
Chúng ta đang làm chứng cho Chúa trong Nhà thờ. Nhưng đừng quên làm chứng cho Ngài ở giữa chợ đời. Chúa Giêsu đã từng tuyên bố: "Ai tuyên xưng Ta trước mặt người khác thì Ta sẽ tuyên xưng người ấy trước mặt Cha Ta trên trời". (FM)
3. Con đường vinh quang
Trong bài đọc II, Thánh Phaolô đã ngầm so sánh Chúa Giêsu với Ađam.
Ađam đã đi tìm vinh quang bằng cách muốn được "ngang hàng với Thiên Chúa". Nhiều người chúng ta cũng tìm vinh quang bằng cách khẳng định chính mình. Đây là con đường chắc chắn sẽ dẫn đến thất bại.
Còn Chúa Giêsu thì chỉ biết làm theo ý Thiên Chúa nên sẵn sàng tự hạ mình xuống đến nỗi bằng lòng chịu chết và chết trên Thập giá. Nhưng đây là con đường đưa đến vinh quang thật. Chính nhờ thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài và tặng ban danh hiệu trổi vượt mọi danh hiệu... khiến mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng Chúa Giêsu Kitô là Chúa".
Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên.
4. Yêu cho đến cùng
Tại nhà thờ chính toà Nuzburg trong miền Baviere, Tây Đức, có một tượng thánh giá nổi tiếng được chạm trỗ vào khoảng thế kỷ thứ 14. Hai cánh tay đã rút khỏi lỗ đinh và vòng ra phía trước như ôm một con người.
Tương truyền rằng có một tội nhân hết lòng sám hối ăn năn, xin Chúa thứ tha tội lỗi. Nhưng vì tội ông quá lớn, quá nhiều nên ông vẫn còn nghi ngờ lòng thương xót của Người. Chúa liền đưa tay ra ôm chầm lấy ông trong vòng tay âu yếm để bày tỏ lòng Chúa khoan dung hải hà.
*
Trong suốt cuộc đời công khai rao giảng, rất nhiều lần, Chúa Giêsu đã bày tỏ tấm lòng yêu thương con người: Người đã thực hiện các phép lạ, chữa lành bệnh tật, xua trừ ma quỉ, dạy dỗ dân chúng, âu yếm trẻ thơ, và tha thứ cho tội nhân. Hôm nay, Người quyết định bước vào đoạn cuối của tình yêu, đỉnh cao của dâng hiến. Người quyết định yêu cho đến cùng, bằng cuộc khổ nạn và cái chết đau thương của Người.
Nhưng trước hết, Người phải chịu một cơn cám dỗ cuối cùng. Cơn cám dỗ mà Luca đã báo trước: "Quỉ rút lui để chờ dịp khác" (4,13). Dịp ấy, hôm nay đã đến. Satan nhập vào Giuđa, để người môn đệ bất trung, tham của này đùng cái hôn nộp thầy. Satan sàng Phêrô và các môn đệ như sàng gạo để Phêrô thì chối thầy, còn các ông khác thì bỏ trốn. Vườn Ghếtsêmani quả thật là nơi giao tranh giữa Chúa Giêsu và quyền lực tối tăm, giữa sự thiện và cái ác. Người dùng phương thế hữu hiệu là cầu nguyện để thắng cám dỗ. Nhưng dường như trong cuộc chiến nội tâm của Người rất căng thẳng, nên Người đã xin Chúa Cha tha cho Người khỏi uống chén này. Người lên cơn xao xuyến bồi hồi đến nỗi mồ hôi như những giọt máu rơi xuống đất.
Thế nhưng, Người vẫn nhân từ thực hiện nghĩa cử yêu thương cuối cùng, trước khi hoàn toàn dâng hiến trên thập giá: Người hiền hoà ra đón Giuđa, và dịu dàng nhắc nhở ông về tình nghĩa thầy trò. Người chữa lành tên đầy tớ bị Phêrô chém đứt tai. Người quay nhìn Phêrô với ánh mắt tha thứ khi ông chối Thầy. Người an ủi những phụ nữ thương khóc người. Người xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ đóng đinh Người. Người ban thiên đàng cho tên trộm biết sám hối.
Cuối cùng, Người đã hoàn toàn dâng hiến trên thập giá để cứu chuộc tất cả muôn người. Sinh thời Người đã nói: "Không có tình yêu nào cao quí bằng người hy sinh mạng sống vì bạn hữu" (Ga 15,13). Vậy, Người đã yêu thương con người cho đến giọt máu cuối cùng. Thánh Gioan viết: "Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng" (Ga 13,1b).
*
Lạy Chúa Giêsu, chính vì vâng theo thánh ý Cha và cũng vì yêu chúng con mà Chúa đã sẵn lòng vác thánh giá, vui chịu mọi khổ đau nhục hình. Xin cho chúng con từ nay cũng biết yêu Chúa hơn yêu bạn thân, và yêu Chúa chỉ vì Chúa chứ không mong phần thưởng nào khác.
Xin cho chúng con nhận ra thánh giá của Chúa trong mọi đau khổ của cuộc đời chúng con, và vững bước theo Chúa trên đường thánh giá, miễn là chúng con đang chu toàn thánh ý Chúa. Amen. (TP)
5. Chiến thắng của Tình yêu
Mỗi năm đến ngày Chúa nhật Lễ Lá là chúng ta lại được nghe Bài Thương khó của Chúa Giêsu. Chúng ta nhớ lại sự hèn nhát của những môn đệ Ngài: họ đã bỏ Ngài ngay giữa lúc Ngài cần họ ở bên cạnh nhất; chúng ta nhớ lại lòng dạ xấu xa của những nhà lãnh đạo Do Thái: họ đã tìm cách để giết Ngài; chúng ta cũng nhớ lại sự hung dữ của những người lính: họ đã hành hạ Ngài rất tàn nhẫn. Chúng ta phải nhớ những điều ấy, bởi vì chúng có liên hệ với chúng ta.
Tuy nhiên, đó không phải là mục đích chính của những bài tường thuật việc Chúa Giêsu chịu nạn chịu chết. Điểm nhấn mạnh của những tường thuật này không phải là ở chỗ đó, mà là ở tấm lòng của Chúa Giêsu, nhân vật chính của các bài tường thuật ấy. Điều mà các tác giả Tin Mừng muốn chúng ta nhớ nhiều nhất, đó là lòng trung thành, lòng can đảm và lòng nhân từ của Chúa Giêsu. Trên nền trời u ám của đồi Canvê, lòng nhân từ của Chúa Giêsu càng chiếu tỏa sáng ngời.
Nhìn bề ngoài thì xem ra Chúa Giêsu đã thất bại. Nhưng thực ra, đó là một chiến thắng, chiến thắng của sự Thiện trên sự dữ, của Tình yêu trên hận thù, của ánh sáng trên bóng tối, của sự sống trên sự chết. Trong lòng Ngài lúc đó, chẳng có tình cảm nào khác ngoài Tình yêu. Nếu không có Tình yêu thì tất cả những khổ đau Ngài chịu đều vô ích. Không phải những đau khổ của Chúa Giêsu mang lại ơn cứu độ, mà chính Tình yêu của Ngài. Ai nói rằng mình thích chịu đau khổ thì đó là người khùng, bởi vì ai cũng muốn tránh đau khổ, tuy nhiên vì yêu mà người ta sẵn sàng chịu đau khổ cho người mình yêu. Chính Tình yêu làm cho đau khổ có ý nghĩa. Hơn nữa, tình yêu còn đem lại niềm vui ngay giữa những đau khổ.
Noi gương Chúa Giêsu, kitô hữu chúng ta hãy chấp nhận những đau khổ. Nhưng không chỉ có thế, chúng ta hãy thánh hóa những đau khổ ấy. Tình yêu làm cho đau khổ được thánh hóa. (FM)
6. Những đau khổ của Chúa Giêsu và của chúng ta
Một buổi tối, một người trên đường từ sở làm về nhà. Khi đi ngang một nhà thờ, người ấy như bị thúc đẩy bước vào. Hình ảnh đầu tiên đập vào đôi mắt anh là Chúa Giêsu trên thánh giá. Thoạt nhìn, anh cảm thấy ghê sợ và muốn thụt lùi. Nhưng sau đó, anh nhận ra có một mối giây liên kết giữa người đang chịu đóng đinh trên thánh giá với những người mẹ khóc con bị chết vì chiến tranh, với những trẻ em sắp chết đói bên Châu Phi, với những gia đình có người thân chết vì tai nạn, với những bệnh nhân thể xác và tâm thần... Hình như tất cả những khổ đau của loài người đều được gom lại trên thân thể của Người đang chịu đóng đinh trên thánh giá.
Sau đó anh nhìn chung quanh mình và thấy cũng có một số người đang quỳ cầu nguyện trong thinh lặng. Một bà cao tuổi bước đến bên Thánh Giá và kính cẩn hôn những vết thương của Chúa Giêsu. Sau đó Bà rời nhà thờ, vẻ mặt thanh thản, bình an, có vẻ như Bà đã tìm lại được sức mạnh, hy vọng và tình yêu cho cuộc sống. Từ trước đến nay, anh không biết cầu nguyện. Nhưng hôm đó, lần đầu tiên anh đã cầu nguyện. Và anh khám phá rằng thập giá của sự khủng khiếp đã biến thành Thánh giá của hy vọng, thân thể bì hành hạ của Chúa Giêsu biến thành thánh thể của sự sống mới, những vết thương mở toang của Ngài trở thành nguồn thứ tha, cứu chữa và hòa giải... Khi bước ra khỏi nhà thờ, anh cảm thấy lòng mình rất bình an thanh thản.
Cuộc chịu nạn của Chúa Giêsu không phải là một màn kịch mà là một sự thật. Ngài đã chịu rất nhiều đau khổ, trong than xác và trong tinh thần. Nhưng tất cả những đau khổ ấy Ngài tự ý tự nguyện gánh chịu, vì yêu.
Khi chúng ta liên kết những đau khổ của chúng ta với những đau khổ của Chúa Giêsu trên Thánh Giá, chúng ta sẽ tìm được bình an. Chúng ta biết rằng chúng ta không cô đơn trong đau khổ, mà có Chúa cùng chịu đau khổ với chúng ta. Ngài chính là Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta. (FM)
V. Lời nguyện cho mọi người
Chủ tế: Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu, Đấng cứu độ chúng ta, đã nói: Một khi được nâng lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi. với ước muốn được chia sẻ chén đắng với Chúa, chúng ta cùng dâng lời cầu xin:
1. Hội thánh mời gọi con cái mình cùng bước theo Chúa Giêsu trên con đường Thương Khó / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi tín hữu / biết can đảm vác thập giá theo chân Chúa đến cùng.
2. Trên thế giới ngày nay / khuynh hướng thích hưởng thụ và ngại hy sinh rất phổ biến / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho có nhiều người / dám xả thân phục vụ những người nghèo khổ bất hạnh trong xã hội.
3. Con đường rộng rãi thênh thang là con đường dẫn tới cái chết / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các tín hữu / biết cố gắng sống theo con đường hẹp của Tin mừng / để nhờ đó mà được sống đời đời.
4. Tuần Thánh là tuần lễ quan trọng nhất trong năm Phụng vụ / đặc biệt là Tam Nhật Vượt Qua / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết cố gắng sắp xếp / để tham dự lễ nghi thật đông đảo và sốt sắng.
Chủ tế: Lạy Chúa Giêsu, vì yêu thương mà Chúa đã tự nguyện đón nhận cái chết trên thập giá để cho chúng con được sống dồi dào. Xin Chúa cho chúng con luôn sống xứng đáng với tình thương cao cả ấy. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.
VI. Trong Thánh Lễ
- Trước Kinh Lạy Cha: Chúa Giêsu đã vâng lời Chúa Cha đến nỗi hạ mình chịu chết và chết trên Thập Giá. Kết hợp tâm tình với Chúa Giêsu, chúng ta hãy dâng lên Thiên Chúa lời Kinh Lạy Cha mà chính Chúa Giêsu đã dạy.
VII. Giải tán
Chúng ta đã chính thức bước vào tuần lễ thánh thiện nhất của Năm Phụng Vụ. Tuần này chúng ta hãy cố gắng tham dự các nghi lễ Phụng vụ với tâm tình sẵn sàng chết với Chúa để được sống lại với Ngài.
Lm. Carolô Hồ Bạc Xái