Dan Lee
03-30-2010, 10:59 PM
SỰ THINH LẶNG CỦA THẬP GIÁ
http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/ducbay19/jesus_on_cross_crucifixion-full.jpg
Trong suốt ngày thứ Sáu tuần thánh, Giáo hội như muốn mời gọi chúng ta đi vào thinh lặng, từ các trang trí cho đến những bài ca Phụng vụ, tất cả đều đưa chúng ta đi vào cõi thinh lặng. Thinh lặng để nhìn ngắm Chúa Giêsu trên Thập giá, thinh lặng để lắng nghe tiếng nói từ Thập giá. Thập giá vẫn mãi mãi là một mầu nhiệm. Tại sao điều đó có thể xảy ra cho Thiên Chúa? Tại sao Con Một Thiên Chúa lại có thể chịu chết treo trên Thập giá ?
Trong một cuộc đối thoại tưởng tượng với người trộm lành chịu treo bên phải Chúa Giêsu, thánh Augustinô đã hỏi người đó như sau: “Làm sao ông có thể hiểu được những gì xảy ra bên cạnh ông, trong khi đó chúng tôi là những nhà chuyên môn, là những nhà tiến sĩ luật, chúng tôi lại không hiểu được những lời ứng nghiệm của Thánh Kinh ngay trước mắt chúng tôi. Ông có đọc Thánh Kinh không? Ông có biết tiên tri Isaia đã loan báo về cuộc tử nạn của Chúa như thế nào không?” Người trộm lành mới trả lời như sau: “Không, tôi chưa bao giờ học hỏi về Kinh Thánh, nhưng Chúa Giêsu đã nhìn tôi và trong cái nhìn của Ngài, tôi đã hiểu tất cả mọi sự”.
Một vị Hồng Y già trong cơn hấp hối đã nhắn nhủ như sau: “Chúng ta đã nói rất nhiều lời hay ý đẹp về sự đau khổ, tôi cũng đã từng hăng say làm như thế, nhưng xin hãy nhắn với các linh mục: Đừng nói gì cả, chúng ta không biết gì về đau khổ cả.”
Về cuộc tử nạn và cái chết của Chúa Giêsu, thiết tưởng chúng ta chỉ nên giữ thinh lặng. Trong thinh lặng, chúng ta mới cảm nhận được cái nhìn yêu thương trìu mến của Chúa Giêsu. Và trong cái nhìn ấy chúng ta mới nghe được chính tiếng nói của Ngài. Chỉ có kẻ đau khổ mới có thể đưa chúng ta vào nỗi đau của họ. Chỉ có Chúa Giêsu mới có thể đưa chúng ta vào những nỗi đau khổ của Ngài. Sự thinh lặng đưa chúng ta vào mầu nhiệm của khổ đau.
Trong hai người cùng chịu treo trên Thập giá bên cạnh Chúa Giêsu, một người đã không ngừng lên tiếng kêu gào chửi rủa, trong khi đó kẻ được mệnh danh là trộm lành chỉ biết thốt lên lời van xin cứu vớt. Đối với chúng ta, điều đó thật phải lẽ, xứng với tội lỗi chúng ta. Kẻ trộm lành qủa thực đã đi sâu vào mầu nhiệm của Thập giá, ông đã nhận ra thân phận tội lỗi của mình. Cái chết của Chúa Giêsu trên Thập giá trước tiên là một bày tỏ về bộ mặt tội lỗi của nhân loại. Mãi mãi Thập giá vẫn là biểu trưng của sự độc ác của con người. Đó là phát minh của con người trong việc sáng chế ra những phương thế để hành hạ nhau, để loại trừ nhau, để chém giết nhau. Đó là bản án của tội lỗi nhân loại trải qua mọi thời đại.
Nhìn lên Thập giá Chúa Giêsu, mỗi người chúng ta chỉ có thể đấm ngực ăn năn về chính tội lỗi của mình mà thôi. Thập giá của Chúa Giêsu vẫn luôn có đó để chiếu rọi vào thân phận tội lỗi của con người. Thập giá không chỉ là mạc khải về tội lỗi của con người, nhưng tội lỗi còn là mặt trái của một nguồn ánh sáng vô biên. Đó là ánh sáng của tình yêu. Cái chết của Chúa Giêsu trên Thập giá là biểu tỏ của một tình yêu tha thứ cho đến cùng. Có lẽ người trộm lành đã hiểu được điều đó khi ông quay nhìn sang Chúa Giêsu trên Thập giá. Trong ánh mắt của Chúa Giêsu, người trộm lành được ôm ấp với cái nhìn trìu mến và tha thứ của Ngài.
Dưới chân Thập giá của Ngài còn có Mẹ và một số người bạn dõi theo Ngài cho đến cùng. Mẹ và những người đó đứng nhìn lên Chúa trong lặng yên. Với Mẹ và những người bạn đó, Chúa Giêsu cũng tôn trọng bằng ánh mắt yêu thương, trìu mến của Ngài. Ngài cũng đưa Mẹ Maria và những người đó vào trong mầu nhiệm khổ đau của Ngài. Cùng với Mẹ, chúng ta cũng hãy để cho tâm hồn chìm lắng xuống, hãy để cho bao bận tâm, sầu muộn và khổ đau riêng tư chìm xuống và hoà nhập vào mầu nhiệm Thập giá của Chúa Giêsu. Hãy để cho Ngài ôm ấp trọn lấy chúng ta trong tình yêu bao dung, tha thứ của Ngài. Hãy để cho ánh mắt yêu thương của Ngài đốt cháy tâm hồn khô lạnh vì tội lỗi và ích kỷ của chúng ta.
R. Veritas
http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/ducbay19/jesus_on_cross_crucifixion-full.jpg
Trong suốt ngày thứ Sáu tuần thánh, Giáo hội như muốn mời gọi chúng ta đi vào thinh lặng, từ các trang trí cho đến những bài ca Phụng vụ, tất cả đều đưa chúng ta đi vào cõi thinh lặng. Thinh lặng để nhìn ngắm Chúa Giêsu trên Thập giá, thinh lặng để lắng nghe tiếng nói từ Thập giá. Thập giá vẫn mãi mãi là một mầu nhiệm. Tại sao điều đó có thể xảy ra cho Thiên Chúa? Tại sao Con Một Thiên Chúa lại có thể chịu chết treo trên Thập giá ?
Trong một cuộc đối thoại tưởng tượng với người trộm lành chịu treo bên phải Chúa Giêsu, thánh Augustinô đã hỏi người đó như sau: “Làm sao ông có thể hiểu được những gì xảy ra bên cạnh ông, trong khi đó chúng tôi là những nhà chuyên môn, là những nhà tiến sĩ luật, chúng tôi lại không hiểu được những lời ứng nghiệm của Thánh Kinh ngay trước mắt chúng tôi. Ông có đọc Thánh Kinh không? Ông có biết tiên tri Isaia đã loan báo về cuộc tử nạn của Chúa như thế nào không?” Người trộm lành mới trả lời như sau: “Không, tôi chưa bao giờ học hỏi về Kinh Thánh, nhưng Chúa Giêsu đã nhìn tôi và trong cái nhìn của Ngài, tôi đã hiểu tất cả mọi sự”.
Một vị Hồng Y già trong cơn hấp hối đã nhắn nhủ như sau: “Chúng ta đã nói rất nhiều lời hay ý đẹp về sự đau khổ, tôi cũng đã từng hăng say làm như thế, nhưng xin hãy nhắn với các linh mục: Đừng nói gì cả, chúng ta không biết gì về đau khổ cả.”
Về cuộc tử nạn và cái chết của Chúa Giêsu, thiết tưởng chúng ta chỉ nên giữ thinh lặng. Trong thinh lặng, chúng ta mới cảm nhận được cái nhìn yêu thương trìu mến của Chúa Giêsu. Và trong cái nhìn ấy chúng ta mới nghe được chính tiếng nói của Ngài. Chỉ có kẻ đau khổ mới có thể đưa chúng ta vào nỗi đau của họ. Chỉ có Chúa Giêsu mới có thể đưa chúng ta vào những nỗi đau khổ của Ngài. Sự thinh lặng đưa chúng ta vào mầu nhiệm của khổ đau.
Trong hai người cùng chịu treo trên Thập giá bên cạnh Chúa Giêsu, một người đã không ngừng lên tiếng kêu gào chửi rủa, trong khi đó kẻ được mệnh danh là trộm lành chỉ biết thốt lên lời van xin cứu vớt. Đối với chúng ta, điều đó thật phải lẽ, xứng với tội lỗi chúng ta. Kẻ trộm lành qủa thực đã đi sâu vào mầu nhiệm của Thập giá, ông đã nhận ra thân phận tội lỗi của mình. Cái chết của Chúa Giêsu trên Thập giá trước tiên là một bày tỏ về bộ mặt tội lỗi của nhân loại. Mãi mãi Thập giá vẫn là biểu trưng của sự độc ác của con người. Đó là phát minh của con người trong việc sáng chế ra những phương thế để hành hạ nhau, để loại trừ nhau, để chém giết nhau. Đó là bản án của tội lỗi nhân loại trải qua mọi thời đại.
Nhìn lên Thập giá Chúa Giêsu, mỗi người chúng ta chỉ có thể đấm ngực ăn năn về chính tội lỗi của mình mà thôi. Thập giá của Chúa Giêsu vẫn luôn có đó để chiếu rọi vào thân phận tội lỗi của con người. Thập giá không chỉ là mạc khải về tội lỗi của con người, nhưng tội lỗi còn là mặt trái của một nguồn ánh sáng vô biên. Đó là ánh sáng của tình yêu. Cái chết của Chúa Giêsu trên Thập giá là biểu tỏ của một tình yêu tha thứ cho đến cùng. Có lẽ người trộm lành đã hiểu được điều đó khi ông quay nhìn sang Chúa Giêsu trên Thập giá. Trong ánh mắt của Chúa Giêsu, người trộm lành được ôm ấp với cái nhìn trìu mến và tha thứ của Ngài.
Dưới chân Thập giá của Ngài còn có Mẹ và một số người bạn dõi theo Ngài cho đến cùng. Mẹ và những người đó đứng nhìn lên Chúa trong lặng yên. Với Mẹ và những người bạn đó, Chúa Giêsu cũng tôn trọng bằng ánh mắt yêu thương, trìu mến của Ngài. Ngài cũng đưa Mẹ Maria và những người đó vào trong mầu nhiệm khổ đau của Ngài. Cùng với Mẹ, chúng ta cũng hãy để cho tâm hồn chìm lắng xuống, hãy để cho bao bận tâm, sầu muộn và khổ đau riêng tư chìm xuống và hoà nhập vào mầu nhiệm Thập giá của Chúa Giêsu. Hãy để cho Ngài ôm ấp trọn lấy chúng ta trong tình yêu bao dung, tha thứ của Ngài. Hãy để cho ánh mắt yêu thương của Ngài đốt cháy tâm hồn khô lạnh vì tội lỗi và ích kỷ của chúng ta.
R. Veritas