gioidinhhue
04-12-2010, 12:08 AM
19. Đề từ cho sách A Di Đà Kinh Bạch Thoại Giải Thích
A Di Đà Kinh chính là đạo để hết thảy thánh - phàm cùng tu, cũng là pháp để quyết định liễu thoát ngay trong đời này. Kinh văn tuy rõ ràng, giản lược, nghĩa cực rộng sâu. Cổ đức muốn cho ai nấy đều tu tập, nên xếp kinh này vào khóa tụng hằng ngày. Thường có những thiện tín bình dân chẳng thấu hiểu văn lý sâu xa, tuy đọc các trước thuật của cổ đức vẫn chẳng biết nghĩa lý y như cũ. Cư sĩ Hoàng Hàm Chi muốn cho hết thảy mọi người cùng được gội ân Phật, đều được hưởng lợi ích thật sự, liền dùng thể văn Bạch Thoại để viết lời giải thích ngõ hầu những kẻ hơi biết chữ đều được hiểu rõ ràng. Lần đầu in một ngàn bộ, không lâu sau, thư gởi đến xin thỉnh hết sạch, bèn tính cách lưu truyền rộng rãi, rút nhỏ khổ sách lại. Những người cùng chí hướng bỏ tiền in tới hai vạn cuốn để mong cho những học nhân sơ cơ tu trì Tịnh nghiệp đều cùng được thọ trì. Mong rằng những ai có được bản chú giải này sẽ cung kính tu tập, xoay vần lưu thông, khiến cho khắp mọi đồng nhân đều được thọ trì. Đem công đức này giúp cho Tịnh nghiệp thì khi hết báo thân này sẽ lên thẳng chín phẩm, thấy Phật, nghe pháp, chứng Vô Sanh Nhẫn, sự vui sướng ấy làm sao diễn tả được?
Các kinh Đại Thừa đều lấy Thật Tướng làm Thể, đế lý được nói trong các kinh ấy trọn chẳng hơn - kém. Nếu luận về cơ nghi thì trong sự không hơn - kém, lại có sự hơn - kém lớn lao! Bởi lẽ, đối với các pháp môn được nói trong hết thảy các kinh đều phải tự lực tu tập cho đến khi nào đoạn Hoặc chứng Chân thì mới có phần liễu sanh tử; còn pháp môn được nói trong ba kinh Tịnh Độ chính là phàm phu sát đất dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật, cầu sanh Tây Phương, kiêm thêm “đừng làm các điều ác, vâng làm các điều lành”. Tuy đầy dẫy Hoặc nghiệp, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực đới nghiệp vãng sanh. Đấy chính là điều chưa từng có trong hết thảy các kinh, chính là đại pháp môn của đức Như Lai nhằm làm cho khắp hết thảy dù thánh hay phàm đều cùng thoát khỏi luân hồi lục đạo ngay trong đời này. Nhưng kinh A Di Đà lời văn giản lược, nghĩa lý phong phú, thấu triệt khắp mọi căn cơ, lợi ích của kinh hết kiếp khó thể tuyên nói được! Vì vậy, kể từ khi đức Phật nói ra pháp này đến nay, vãng thánh tiền hiền người người đều hướng về, ngàn kinh muôn luận chốn chốn chỉ quy. Kẻ có duyên gặp được xin đừng bỏ lỡ thì may mắn lắm thay!
20. Đề từ cho sách Quán Thế Âm Bồ Tát Bổn Tích Cảm Ứng Tụng
Quán Thế Âm Bồ Tát thệ nguyện rộng sâu, từ bi rộng lớn, tùy loại hiện thân tầm thanh cứu khổ. Người đời hễ gặp phải tật bệnh, hoạn nạn, nếu có thể vận tâm sửa lỗi, hướng lành, cung kính, chí thành, thường niệm danh hiệu Bồ Tát, không ai chẳng được Ngài rủ lòng gia bị tùy theo lòng Thành lớn hay nhỏ. Nhỏ là gặp dữ hóa lành, gặp nạn thành hên; lớn là nghiệp tiêu trí rạng, chướng tận, phước tăng, cho đến siêu phàm nhập thánh, liễu sanh thoát tử. Đáng tiếc người đời phần nhiều chẳng biết! Vì thế, riêng đọc khắp các kinh điển và các sách vở, soạn thành tụng văn, thêm lời chú thích tường tận, ngõ hầu cả cõi đời đều biết Bồ Tát quả thật là thuốc men cho bệnh ngặt, là gạo thóc trong năm đói kém, là người dẫn đường nơi nẻo hiểm, là bè báu nơi bến mê. Kính mong những ai thấy nghe sách này đều cùng tùy sức của chính mình, lần lượt khuyên chỉ, in tặng, lưu thông, khiến cho hết thảy đồng luân đều được gội từ ân của Phật, cùng thấm nhuần pháp hóa, ngõ hầu an ủi bi tâm độ sanh của Bồ Tát, thỏa mãn chí nguyện cảm thánh của đương nhân vậy!
Phật pháp rộng lớn như pháp giới, rốt ráo dường hư không. Nếu nói thiển cận thì phàm phu đều có thể biết, có thể hành. Nếu nói sâu xa thì thánh nhân vẫn có những điều chẳng biết! Những kẻ thông minh trong thế gian nếu có hàm dưỡng, từng trải thì sẽ nhập đạo. Nếu không, ắt sẽ do trí huệ nhỏ nhoi mà tự phụ đến nỗi lầm lạc cậy vào sự hiểu biết của chính mình rồi hủy báng Phật pháp. Vì thế, đức Phật xếp Thế Trí Biện Thông vào tám nạn. Điều này đáng răn dè sâu đậm, thiết thực! Căn bệnh ấy chính là do dùng tri kiến của phàm phu để suy lường cảnh giới của Phật, Bồ Tát. Nếu biết phàm phu quyết chẳng thể suy lường cảnh giới của Phật, Bồ Tát thì sẽ ngưng dứt được căn bệnh ấy. Đừng nói cảnh giới của Phật, Bồ Tát chẳng thể suy lường được, đối với chủ nhân ông của khởi tâm động niệm, kẻ ấy từ sống đến chết há có biết được, có nhìn thấy chút nào hay chăng? Nếu đích thân biết được, thấy được chủ nhân ông của khởi tâm động niệm nơi chính mình thì sẽ dần dần biết được cảnh giới của Phật, Bồ Tát.
Những kẻ trí huệ nhỏ nhoi mà cứ tự phụ ví như kẻ mù chẳng thấy được mặt trời, bèn bảo: “Chẳng có mặt trời!” Lũ mù nghe vậy, khen ngợi kẻ ấy: “Kiến thức cao siêu, đích xác, không sai lầm”, chẳng biết đấy chính là tà thuyết tự lầm, lầm người! Há chẳng đáng buồn quá đỗi ư? Vì thế, phàm những bậc đại thông gia lỗi lạc xưa nay, không ai chẳng dùng Phật pháp để làm cái gốc nhằm “cùng lý tận tánh” hòng giữ yên cõi đời, giữ cho dân lương thiện. Những vị lập đại công, dựng đại nghiệp, nêu tỏ được những lẽ mầu nhiệm chưa truyền của thánh hiền, đấy đều là do học Phật đắc lực mà được; nhưng kẻ tự phụ thông minh đâu có biết như thế? Kẻ bệnh biết thuốc, lãng tử là khách đáng thương, khôn ngăn cảm khái, buồn than, giãi tấm lòng trung để thưa bày. Nếu rủ lòng tiếp nhận thì may mắn lắm thay!
Hết thảy kinh Phật và những kinh sách xiển dương Phật pháp đều nhằm làm cho con người giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, sửa lỗi hướng lành, hiểu rõ nhân quả ba đời, nhận biết Phật tánh vốn sẵn có, thoát biển khổ sanh tử, sanh lên cõi tịnh Cực Lạc. Vì thế, phải vô cùng cung kính, chớ nên khinh nhờn! Sách này trình bày cặn kẽ Bổn và Tích của đức Quán Âm trong những kiếp xưa, cũng như sự cảm ứng ở phương này. Phân nửa quyển một phần nhiều trích dẫn kinh văn, trọn quyển bốn là những đoạn trích dẫn từ kinh điển. Những quyển khác tuy gồm những trích dẫn từ các sách vở, nhưng đều nhằm chỉ rõ chuyện cứu khổ ban vui của đức Quán Âm thì cũng giống như kinh. Do ân từ đức thánh ban bố cho nên nói: “Phải tôn kính như tôn kính đức thánh vậy!” Người đọc ắt phải sanh lòng cảm ơn, sanh ý tưởng khó được gặp gỡ, tay sạch, bàn sạch, giữ lòng kính, gìn lòng thành, như đối trước Phật, trời, như tới trước mặt thầy dạy của đế vương thì vô biên lợi ích sẽ đích thân đạt được. Nếu buông lung không e dè, mặc sức khinh nhờn và cố chấp nơi sự thấy biết hẹp hòi của chính mình rồi sanh lòng hủy báng xằng bậy thì tội lỗi ngập trời, khổ báo vô tận. Ví như kẻ mù đụng phải núi báu, đâm ra bị thương tổn, chẳng đáng buồn sao?
http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambien/aqvstambien19.htma
A Di Đà Kinh chính là đạo để hết thảy thánh - phàm cùng tu, cũng là pháp để quyết định liễu thoát ngay trong đời này. Kinh văn tuy rõ ràng, giản lược, nghĩa cực rộng sâu. Cổ đức muốn cho ai nấy đều tu tập, nên xếp kinh này vào khóa tụng hằng ngày. Thường có những thiện tín bình dân chẳng thấu hiểu văn lý sâu xa, tuy đọc các trước thuật của cổ đức vẫn chẳng biết nghĩa lý y như cũ. Cư sĩ Hoàng Hàm Chi muốn cho hết thảy mọi người cùng được gội ân Phật, đều được hưởng lợi ích thật sự, liền dùng thể văn Bạch Thoại để viết lời giải thích ngõ hầu những kẻ hơi biết chữ đều được hiểu rõ ràng. Lần đầu in một ngàn bộ, không lâu sau, thư gởi đến xin thỉnh hết sạch, bèn tính cách lưu truyền rộng rãi, rút nhỏ khổ sách lại. Những người cùng chí hướng bỏ tiền in tới hai vạn cuốn để mong cho những học nhân sơ cơ tu trì Tịnh nghiệp đều cùng được thọ trì. Mong rằng những ai có được bản chú giải này sẽ cung kính tu tập, xoay vần lưu thông, khiến cho khắp mọi đồng nhân đều được thọ trì. Đem công đức này giúp cho Tịnh nghiệp thì khi hết báo thân này sẽ lên thẳng chín phẩm, thấy Phật, nghe pháp, chứng Vô Sanh Nhẫn, sự vui sướng ấy làm sao diễn tả được?
Các kinh Đại Thừa đều lấy Thật Tướng làm Thể, đế lý được nói trong các kinh ấy trọn chẳng hơn - kém. Nếu luận về cơ nghi thì trong sự không hơn - kém, lại có sự hơn - kém lớn lao! Bởi lẽ, đối với các pháp môn được nói trong hết thảy các kinh đều phải tự lực tu tập cho đến khi nào đoạn Hoặc chứng Chân thì mới có phần liễu sanh tử; còn pháp môn được nói trong ba kinh Tịnh Độ chính là phàm phu sát đất dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật, cầu sanh Tây Phương, kiêm thêm “đừng làm các điều ác, vâng làm các điều lành”. Tuy đầy dẫy Hoặc nghiệp, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực đới nghiệp vãng sanh. Đấy chính là điều chưa từng có trong hết thảy các kinh, chính là đại pháp môn của đức Như Lai nhằm làm cho khắp hết thảy dù thánh hay phàm đều cùng thoát khỏi luân hồi lục đạo ngay trong đời này. Nhưng kinh A Di Đà lời văn giản lược, nghĩa lý phong phú, thấu triệt khắp mọi căn cơ, lợi ích của kinh hết kiếp khó thể tuyên nói được! Vì vậy, kể từ khi đức Phật nói ra pháp này đến nay, vãng thánh tiền hiền người người đều hướng về, ngàn kinh muôn luận chốn chốn chỉ quy. Kẻ có duyên gặp được xin đừng bỏ lỡ thì may mắn lắm thay!
20. Đề từ cho sách Quán Thế Âm Bồ Tát Bổn Tích Cảm Ứng Tụng
Quán Thế Âm Bồ Tát thệ nguyện rộng sâu, từ bi rộng lớn, tùy loại hiện thân tầm thanh cứu khổ. Người đời hễ gặp phải tật bệnh, hoạn nạn, nếu có thể vận tâm sửa lỗi, hướng lành, cung kính, chí thành, thường niệm danh hiệu Bồ Tát, không ai chẳng được Ngài rủ lòng gia bị tùy theo lòng Thành lớn hay nhỏ. Nhỏ là gặp dữ hóa lành, gặp nạn thành hên; lớn là nghiệp tiêu trí rạng, chướng tận, phước tăng, cho đến siêu phàm nhập thánh, liễu sanh thoát tử. Đáng tiếc người đời phần nhiều chẳng biết! Vì thế, riêng đọc khắp các kinh điển và các sách vở, soạn thành tụng văn, thêm lời chú thích tường tận, ngõ hầu cả cõi đời đều biết Bồ Tát quả thật là thuốc men cho bệnh ngặt, là gạo thóc trong năm đói kém, là người dẫn đường nơi nẻo hiểm, là bè báu nơi bến mê. Kính mong những ai thấy nghe sách này đều cùng tùy sức của chính mình, lần lượt khuyên chỉ, in tặng, lưu thông, khiến cho hết thảy đồng luân đều được gội từ ân của Phật, cùng thấm nhuần pháp hóa, ngõ hầu an ủi bi tâm độ sanh của Bồ Tát, thỏa mãn chí nguyện cảm thánh của đương nhân vậy!
Phật pháp rộng lớn như pháp giới, rốt ráo dường hư không. Nếu nói thiển cận thì phàm phu đều có thể biết, có thể hành. Nếu nói sâu xa thì thánh nhân vẫn có những điều chẳng biết! Những kẻ thông minh trong thế gian nếu có hàm dưỡng, từng trải thì sẽ nhập đạo. Nếu không, ắt sẽ do trí huệ nhỏ nhoi mà tự phụ đến nỗi lầm lạc cậy vào sự hiểu biết của chính mình rồi hủy báng Phật pháp. Vì thế, đức Phật xếp Thế Trí Biện Thông vào tám nạn. Điều này đáng răn dè sâu đậm, thiết thực! Căn bệnh ấy chính là do dùng tri kiến của phàm phu để suy lường cảnh giới của Phật, Bồ Tát. Nếu biết phàm phu quyết chẳng thể suy lường cảnh giới của Phật, Bồ Tát thì sẽ ngưng dứt được căn bệnh ấy. Đừng nói cảnh giới của Phật, Bồ Tát chẳng thể suy lường được, đối với chủ nhân ông của khởi tâm động niệm, kẻ ấy từ sống đến chết há có biết được, có nhìn thấy chút nào hay chăng? Nếu đích thân biết được, thấy được chủ nhân ông của khởi tâm động niệm nơi chính mình thì sẽ dần dần biết được cảnh giới của Phật, Bồ Tát.
Những kẻ trí huệ nhỏ nhoi mà cứ tự phụ ví như kẻ mù chẳng thấy được mặt trời, bèn bảo: “Chẳng có mặt trời!” Lũ mù nghe vậy, khen ngợi kẻ ấy: “Kiến thức cao siêu, đích xác, không sai lầm”, chẳng biết đấy chính là tà thuyết tự lầm, lầm người! Há chẳng đáng buồn quá đỗi ư? Vì thế, phàm những bậc đại thông gia lỗi lạc xưa nay, không ai chẳng dùng Phật pháp để làm cái gốc nhằm “cùng lý tận tánh” hòng giữ yên cõi đời, giữ cho dân lương thiện. Những vị lập đại công, dựng đại nghiệp, nêu tỏ được những lẽ mầu nhiệm chưa truyền của thánh hiền, đấy đều là do học Phật đắc lực mà được; nhưng kẻ tự phụ thông minh đâu có biết như thế? Kẻ bệnh biết thuốc, lãng tử là khách đáng thương, khôn ngăn cảm khái, buồn than, giãi tấm lòng trung để thưa bày. Nếu rủ lòng tiếp nhận thì may mắn lắm thay!
Hết thảy kinh Phật và những kinh sách xiển dương Phật pháp đều nhằm làm cho con người giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, sửa lỗi hướng lành, hiểu rõ nhân quả ba đời, nhận biết Phật tánh vốn sẵn có, thoát biển khổ sanh tử, sanh lên cõi tịnh Cực Lạc. Vì thế, phải vô cùng cung kính, chớ nên khinh nhờn! Sách này trình bày cặn kẽ Bổn và Tích của đức Quán Âm trong những kiếp xưa, cũng như sự cảm ứng ở phương này. Phân nửa quyển một phần nhiều trích dẫn kinh văn, trọn quyển bốn là những đoạn trích dẫn từ kinh điển. Những quyển khác tuy gồm những trích dẫn từ các sách vở, nhưng đều nhằm chỉ rõ chuyện cứu khổ ban vui của đức Quán Âm thì cũng giống như kinh. Do ân từ đức thánh ban bố cho nên nói: “Phải tôn kính như tôn kính đức thánh vậy!” Người đọc ắt phải sanh lòng cảm ơn, sanh ý tưởng khó được gặp gỡ, tay sạch, bàn sạch, giữ lòng kính, gìn lòng thành, như đối trước Phật, trời, như tới trước mặt thầy dạy của đế vương thì vô biên lợi ích sẽ đích thân đạt được. Nếu buông lung không e dè, mặc sức khinh nhờn và cố chấp nơi sự thấy biết hẹp hòi của chính mình rồi sanh lòng hủy báng xằng bậy thì tội lỗi ngập trời, khổ báo vô tận. Ví như kẻ mù đụng phải núi báu, đâm ra bị thương tổn, chẳng đáng buồn sao?
http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambien/aqvstambien19.htma