Dan Lee
04-18-2010, 11:32 PM
BÌNH MINH TRÊN BỜ BIỂN
Lần thứ ba Chúa Giêsu hiện ra trên bờ biển với các tông đồ và cả ba lần Chúa hiện ra đều là sự bất ngờ đối với các ông.
Lần thứ nhất, Chúa hiện ra trao ban bình an cho các Tông đồ giữa lúc các ông sợ hãi đóng cửa kín, ở trong nhà. Chúa cho các ông xem tay và cạnh sườn để các ông vững tin và vui mừng. Chúa còn thổi hơi trao ban Thánh Thần, ban năng quyền tha tội cho các Tông đồ (x. Ga 20, 19-23); Lần thứ hai, khi Chúa Giêsu hiện ra với Tôma và bảo: “Con hãy xỏ ngón tay con vào đây. Hãy thọc tay con vào cạnh sườn Thầy. Chớ cứng lòng nhưng hãy tin”(Ga 20,27). Tôma đã quì gối xuống. Bao nhiêu những hoài nghi của ông, bao nhiêu những đòi hỏi của ông đã biến mất. Thầy phục sinh sáng láng và chiến thắng sự chết. Bằng chứng là Người mang dấu đinh trên tay chân và nhất là một lưỡi đòng đâm thủng trái tim. Hỏi có ai mang một trái tim bị đâm thủng mà lại sống được chăng? Nhưng Đức Giêsu Kitô mang đầy đủ những dấu tử thương ấy, Ngài Phục sinh và cho phép Tôma xỏ ngón tay vào bàn tay, thọc bàn tay vào cạnh sườn mình. Một sự thật hiển nhiên như vậy, Tôma đâu còn dám phải thử nghiệm lại nữa. Ông chỉ còn biết quì gối xuống và kêu lên: “Lạy Chúa! Lạy Thiên Chúa của con”(Ga 20,28); Lần thứ ba này cũng vậy, Chúa Giêsu hiện ra trên bờ biển, các tông đồ còn chưa rõ là người hay là ma, là Thầy hay là người ta nhưng rõ ràng Chúa Giêsu có mặt ngay trên bờ biển, nơi mà các tông đồ đang đánh cá với những dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu thứ nhất: Khi Chúa Giêsu nói với các ông hãy thả lưới bên phải thuyền và các ông đã kéo lên toàn là cá lớn (Ga 21,6);
- Dấu hiệu thứ hai: Với Gioan trẻ trung đã cảm nhận rất rõ, và cảm nhận rất nhanh trước cả các tông đồ, bởi Gioan xưng mình là người được Chúa yêu riêng. Chính tình yêu đã làm cho con mắt tâm hồn của Gioan nhạy cảm hơn con mắt của thần kinh thị giác. Vì vậy mà Gioan đã báo cho các tông đồ biết, đặc biệt là Phêrô “Thầy đó!” (Ga 21,7);
- Dấu hiệu thứ ba: Các tông đồ vào bờ, đối diện với một sự thật, như Tôma đã từng đối diện và các ông đã không làm gì hơn là sự im lặng. Im lặng vì sự thật đã quá rõ ràng: “Các ông biết rằng đó là Chúa” (Ga 21,12).
Chúa Giêsu hiện ra để lo cho các tông đồ. Ngài ban bình an cho các tông đồ khi các ông ở trong nhà đang hoang mang sợ hãi. Trên bờ biển Ngài trao bánh và lửa vì các ông đang đói và rét. Tâm hồn các ông lo sợ thì được bình an, thân xác các ông đang đói rét thì được cá bánh và lửa nữa. Chúa Giêsu lo cho các ông từng ly từng tí, cả tâm hồn cả thể xác. Chúa Giêsu đã đến với các tông đồ bằng sự sống, sự sống đích thật, sự sống làm cho các tông đồ nhận ra “Thầy của mình ” nhưng không phải là một Giêsu Nazareth chịu chết vì bản án, một bản án mà quan tổng trấn Philato đã cho đóng một tấm bảng lên phía trên đầu của Chúa, một bản án mà do chính những người Do Thái đã cố tình gây nên. Bây giờ Chúa Giêsu Phục Sinh vẫn là “Thầy của mình” nhưng là sự sống chiến thắng sự chết, chiến thắng ma quỉ, chiến thắng thế gian. Chúa không còn bị lệ thuộc vào bất cứ qui luật tự nhiên nào; Chúa không còn bị lệ thuộc vào bất cứ quyền lực nào; Chúa không còn lệ thuộc vào bất cứ sự tối tăm nào dù cho đó là vương quốc của ma quỉ, của thế gian, của xác thịt.
Chúa Giêsu đã chiến thắng và hôm nay Ngài trao ban sự sống mới đó cho các tông đồ. Hình ảnh một trăm năm mươi ba con cá mà lưới không rách (Ga 21,11) là hình ảnh tượng trưng để chúng ta thấy sự sống mới của Chúa Giêsu đã thâu tóm tất cả vạn vật. Theo các nhà chú giải Kinh Thánh thì một trăm năm mươi ba con cá tượng trưng cho 153 nước vào thời các tông đồ có tên trên bản đồ, và như vậy, Chúa Giêsu trao một sự sống mới, sự sống bất diệt như là tấm lưới kia đã kéo được tất cả những cá lớn mà không hề bị rách để các tông đồ từ đây chính thức trở thành lưới người đi chinh phục thế giới bằng sức sống mới của Chúa Kitô Phục Sinh.
Lần thứ ba Chúa Giêsu hiện ra trên bờ biển, Ngài đã trao cho các tông đồ một sức mạnh để các ông chuẩn bị ra khơi giữa bình minh sắp sang ngày mới, không còn bóng đêm lẩn khuất và cũng chẳng còn phải kéo lưới suốt đêm mà không được con cá nào. Bình minh của ngày mới bắt đầu, lưới đầy toàn cá lớn. Các tông đồ nhận sứ mệnh của Chúa Giêsu để lướt biển sóng ra khơi và thi hành sứ mệnh “Loan báo Tin Mừng cho muôn dân”(Cv 5,42).
Đến lượt chúng ta hôm nay cũng được Chúa Giêsu mời gọi để làm chứng nhân cho Tin Mừng, bởi vì chúng ta luôn được chứng kiến phép lạ hằng ngày của Chúa nơi bí tích Thánh Thể, chúng ta được nghe Lời Chúa hằng ngày do những chứng nhân thực tế đã ghi chép lại. Đến lượt chúng ta hôm nay nhận được sứ mệnh “ra khơi thả lưới” chúng ta hãy tiếp tục làm chứng nhân Tin Mừng cho Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh giữa thời hiện tại.
Lạy Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh,
Chúa vẫn đang đứng trên bờ biển để chờ đón chúng con.
Bình minh của ngày mới đã bắt đầu.
Chúng con được ăn bánh, ăn cá
và được sưởi ấm bởi lửa của Chúa
đã truyền sức nóng cho chúng con.
Xin cho chúng con tiếp tục một ngày sống mới
vượt qua bóng đêm của đêm đen.
Chúng con ra đi làm chứng nhân Tin Mừng Nước Chúa
để mỗi người chúng con hôm nay
loan truyền Chúa chịu chết
và tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến. Amen.
Linh mục Phêrô Hồng Phúc
Lần thứ ba Chúa Giêsu hiện ra trên bờ biển với các tông đồ và cả ba lần Chúa hiện ra đều là sự bất ngờ đối với các ông.
Lần thứ nhất, Chúa hiện ra trao ban bình an cho các Tông đồ giữa lúc các ông sợ hãi đóng cửa kín, ở trong nhà. Chúa cho các ông xem tay và cạnh sườn để các ông vững tin và vui mừng. Chúa còn thổi hơi trao ban Thánh Thần, ban năng quyền tha tội cho các Tông đồ (x. Ga 20, 19-23); Lần thứ hai, khi Chúa Giêsu hiện ra với Tôma và bảo: “Con hãy xỏ ngón tay con vào đây. Hãy thọc tay con vào cạnh sườn Thầy. Chớ cứng lòng nhưng hãy tin”(Ga 20,27). Tôma đã quì gối xuống. Bao nhiêu những hoài nghi của ông, bao nhiêu những đòi hỏi của ông đã biến mất. Thầy phục sinh sáng láng và chiến thắng sự chết. Bằng chứng là Người mang dấu đinh trên tay chân và nhất là một lưỡi đòng đâm thủng trái tim. Hỏi có ai mang một trái tim bị đâm thủng mà lại sống được chăng? Nhưng Đức Giêsu Kitô mang đầy đủ những dấu tử thương ấy, Ngài Phục sinh và cho phép Tôma xỏ ngón tay vào bàn tay, thọc bàn tay vào cạnh sườn mình. Một sự thật hiển nhiên như vậy, Tôma đâu còn dám phải thử nghiệm lại nữa. Ông chỉ còn biết quì gối xuống và kêu lên: “Lạy Chúa! Lạy Thiên Chúa của con”(Ga 20,28); Lần thứ ba này cũng vậy, Chúa Giêsu hiện ra trên bờ biển, các tông đồ còn chưa rõ là người hay là ma, là Thầy hay là người ta nhưng rõ ràng Chúa Giêsu có mặt ngay trên bờ biển, nơi mà các tông đồ đang đánh cá với những dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu thứ nhất: Khi Chúa Giêsu nói với các ông hãy thả lưới bên phải thuyền và các ông đã kéo lên toàn là cá lớn (Ga 21,6);
- Dấu hiệu thứ hai: Với Gioan trẻ trung đã cảm nhận rất rõ, và cảm nhận rất nhanh trước cả các tông đồ, bởi Gioan xưng mình là người được Chúa yêu riêng. Chính tình yêu đã làm cho con mắt tâm hồn của Gioan nhạy cảm hơn con mắt của thần kinh thị giác. Vì vậy mà Gioan đã báo cho các tông đồ biết, đặc biệt là Phêrô “Thầy đó!” (Ga 21,7);
- Dấu hiệu thứ ba: Các tông đồ vào bờ, đối diện với một sự thật, như Tôma đã từng đối diện và các ông đã không làm gì hơn là sự im lặng. Im lặng vì sự thật đã quá rõ ràng: “Các ông biết rằng đó là Chúa” (Ga 21,12).
Chúa Giêsu hiện ra để lo cho các tông đồ. Ngài ban bình an cho các tông đồ khi các ông ở trong nhà đang hoang mang sợ hãi. Trên bờ biển Ngài trao bánh và lửa vì các ông đang đói và rét. Tâm hồn các ông lo sợ thì được bình an, thân xác các ông đang đói rét thì được cá bánh và lửa nữa. Chúa Giêsu lo cho các ông từng ly từng tí, cả tâm hồn cả thể xác. Chúa Giêsu đã đến với các tông đồ bằng sự sống, sự sống đích thật, sự sống làm cho các tông đồ nhận ra “Thầy của mình ” nhưng không phải là một Giêsu Nazareth chịu chết vì bản án, một bản án mà quan tổng trấn Philato đã cho đóng một tấm bảng lên phía trên đầu của Chúa, một bản án mà do chính những người Do Thái đã cố tình gây nên. Bây giờ Chúa Giêsu Phục Sinh vẫn là “Thầy của mình” nhưng là sự sống chiến thắng sự chết, chiến thắng ma quỉ, chiến thắng thế gian. Chúa không còn bị lệ thuộc vào bất cứ qui luật tự nhiên nào; Chúa không còn bị lệ thuộc vào bất cứ quyền lực nào; Chúa không còn lệ thuộc vào bất cứ sự tối tăm nào dù cho đó là vương quốc của ma quỉ, của thế gian, của xác thịt.
Chúa Giêsu đã chiến thắng và hôm nay Ngài trao ban sự sống mới đó cho các tông đồ. Hình ảnh một trăm năm mươi ba con cá mà lưới không rách (Ga 21,11) là hình ảnh tượng trưng để chúng ta thấy sự sống mới của Chúa Giêsu đã thâu tóm tất cả vạn vật. Theo các nhà chú giải Kinh Thánh thì một trăm năm mươi ba con cá tượng trưng cho 153 nước vào thời các tông đồ có tên trên bản đồ, và như vậy, Chúa Giêsu trao một sự sống mới, sự sống bất diệt như là tấm lưới kia đã kéo được tất cả những cá lớn mà không hề bị rách để các tông đồ từ đây chính thức trở thành lưới người đi chinh phục thế giới bằng sức sống mới của Chúa Kitô Phục Sinh.
Lần thứ ba Chúa Giêsu hiện ra trên bờ biển, Ngài đã trao cho các tông đồ một sức mạnh để các ông chuẩn bị ra khơi giữa bình minh sắp sang ngày mới, không còn bóng đêm lẩn khuất và cũng chẳng còn phải kéo lưới suốt đêm mà không được con cá nào. Bình minh của ngày mới bắt đầu, lưới đầy toàn cá lớn. Các tông đồ nhận sứ mệnh của Chúa Giêsu để lướt biển sóng ra khơi và thi hành sứ mệnh “Loan báo Tin Mừng cho muôn dân”(Cv 5,42).
Đến lượt chúng ta hôm nay cũng được Chúa Giêsu mời gọi để làm chứng nhân cho Tin Mừng, bởi vì chúng ta luôn được chứng kiến phép lạ hằng ngày của Chúa nơi bí tích Thánh Thể, chúng ta được nghe Lời Chúa hằng ngày do những chứng nhân thực tế đã ghi chép lại. Đến lượt chúng ta hôm nay nhận được sứ mệnh “ra khơi thả lưới” chúng ta hãy tiếp tục làm chứng nhân Tin Mừng cho Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh giữa thời hiện tại.
Lạy Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh,
Chúa vẫn đang đứng trên bờ biển để chờ đón chúng con.
Bình minh của ngày mới đã bắt đầu.
Chúng con được ăn bánh, ăn cá
và được sưởi ấm bởi lửa của Chúa
đã truyền sức nóng cho chúng con.
Xin cho chúng con tiếp tục một ngày sống mới
vượt qua bóng đêm của đêm đen.
Chúng con ra đi làm chứng nhân Tin Mừng Nước Chúa
để mỗi người chúng con hôm nay
loan truyền Chúa chịu chết
và tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến. Amen.
Linh mục Phêrô Hồng Phúc