Dan Lee
04-18-2010, 11:51 PM
Sống lại
Đặc biệt tôi rất vui mừng khi thấy có rất nhiều anh chị em mà tôi xin được phép gọi là các bạn trẻ đang hiện diện trong ngôi thánh đường này.
Có một sự thật – thật đến nỗi đã có nhiều người không dám tin là có thật: Đó là sự kiện Đức Giêsu Kitô đã chết và đã sống lại hiển vinh. Đây chính là trọng tâm, là cốt lõi, là nền tảng của đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô còn xác quyết: “Nếu Đức Kitô đã không sống lại thì điều anh em tin thật là hão huyền… và chúng ta là những kẻ đáng thương nhất trên trần gian này”.
Tất cả chúng ta vừa trịnh trọng lắng nghe thánh Gioan tông đồ thuật lại việc Đức Giêsu sau khi sống lại đã hiện ra với các tông đồ tại biển hồ Tibêria. Đây không phải là một cuộc thoáng hiện của Đức Giêsu, nhưng Ngài còn ngồi lại, cùng dùng bữa thân mật với các ông nữa. Chính trong khung cảnh lãng mạn đó, Đức Giêsu đã đặc biệt ngỏ lời, đã tỏ tình với Phêrô: “Phêrô, con có yêu mến Thầy không?... Phêrô, con có yêu mến Thầy nhất không, hơn các người này không?”
Nghe đến đây, tôi và các bạn có lẽ đã tức điên lên và tự nhủ: Chúa Giêsu ơi! Sao Chúa dại quá vậy? Chúa hết người để yêu rồi hay sao mà lại đi yêu và yêu đến cuồng si Phêrô, kẻ đã từng phản bội – kẻ đã từng chối Chúa, xử quê Chúa trước mặt công chúng, Chúa có còn nhớ hay không?
Thánh Têrêsa thành Avila từng trách Đức Giêsu đã quá yêu con người đến điên dại, kể cũng không quá đáng. Phêrô là con người thế nào? Chúng ta đã quá rõ: Một tên ngư phủ quê mùa, tính tình thì nóng nảy, thuộc “tuýp bốc”, hay làm tàng, ta đây… được Đức Giêsu thương nhận làm đệ tử, cho ngồi đồng bàn, chia sẻ vui buồn, dạy dỗ đủ điều… lại còn được mời gọi trao ban sứ vụ tông đồ cao cả… Thế mà, khi có sự cố, hàn vi, biến loạn xảy đến lại chối Thầy bỏ bạn. Con người đó hỏi thử có gì đáng để Đức Giêsu yêu thương đến thế?
Đúng ra, trong số các tông đồ, nếu Đức Giêsu có muốn yêu thì Gioan là xứng đáng hơn cả, hay là Natanaen – một con người không có gì là gian dối, (như Đức Giêsu đã từng khen).
Ngẫm nghĩ: tình yêu thật khó hiểu! Con tim của Đức Giêsu có những lý do riêng mà chúng ta không thể nào hiểu nổi. Tôi thường nghe Hồng Nhung hát bài “vẫn mãi hát lời tình yêu”của Dương Thụ. Nhưng thực sự giờ đây tôi mới hiểu và dám quả quyết: chỉ có Đức Giêsu mới thật sự là người vẫn mãi hát lời tình yêu mà thôi. Thánh nữ Têrêxa Hài đồng Giêsu thật có lý khi xác tín rằng: “Bạn đừng sợ Chúa, Chúa chỉ có biết yêu mà thôi”
Con người Phêrô cộc cằn và đáng ghét đó. Đúng ra nên dành một dấu chấm hết cho xong chuyện. Thế nhưng, Phêrô lại được Đức Giêsu yêu thương một cách đặc biệt và chính tình yêu Giêsu đã cảm hoá được Phêrô cách lạ lùng. Con người bất trị đó cuối cùng đã phải thốt lên: “Thầy biết mọi sự mà, Thầy biết con yêu mến Thầy mà!”Đúng là “lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình”. Một lần bị nguyền rủa là Satan, ba lần chối Chúa – chán nản, bỏ cuộc, về hưu đánh cá, coi như lòng đã chết. Giờ đây lại chỗi dậy bằng ba lần cam kết yêu thương.
Điều gì đã làm Phêrô biến đổi như vậy? Phải chăng Phêrô đã ân hận vì quá khứ nhiều xót xa? Hay choáng ngợp vì mẻ cá lạ với 153 con mà lưới không rách?
Đó cũng chưa là lý do đầy đủ để thuyết phục và chinh phục Phêrô. Nguyên nhân sâu xa nhất là Phêrô đã khám phá và xác tín vào mầu nhiệm Tử nạn – Phục sinh của Đức Kitô. Bằng chứng là suốt quãng đời còn lại của Phêrô đã không ngừng rao giảng và hầu như chỉ rao giảng và làm chứng về Đức Kitô Phục sinh – Đấng đã dùng tình yêu để cảm hoá Phêrô.
Tình yêu của Đức Giêsu thật sự có sức mạnh cảm hoá con người và đối với bất cứ ai, nếu người ta biết đặt niềm tin vào Ngài. Tình yêu Giêsu sẽ mở ra tương lai cho tội nhân và khép lại quá khứ để trở thành thánh nhân. Sống giữa cuộc đời ô trọc – thị phi – hư danh – chóng qua này; tình yêu Giêsu là một lý do cuối cùng để con người hôm nay hy vọng.
Khám phá và tin vào mầu nhiệm Tử nạn – Phục sinh của Đức Kitô là điều không dễ. Chúng ta dù vẫn biết rằng: Đức tin là một quà tặng nhưng không của Thiên Chúa, nhưng từ Tin đến Yêu và yêu tha thiết, yêu say đắm như Phêrô lại là cả một quá trình cảm hoá từng bước, ngày qua ngày trong cuộc sống. Đức Kitô đã đi vào lịch sử, đã chấp nhận lịch sử và không bị lịch sử giới hạn bằng chính sự thật Phục sinh của Ngài. Với thời gian, mãnh lực cảm hoá của tình yêu Giêsu sẽ được chúng ta kiểm chứng cảm nghiệm giống như ly rượu đào uống dần – thấm lâu – say mãi. Để một khi đã yêu thật sự, chúng ta sẽ không còn hờ hững nữa; nhưng trái lại là một sự lựa chọn, dấn thân và hiến thân trọn vẹn cho tình yêu Giêsu đó.
Ngày nay, trước xu hướng của tình yêu “thời mở cửa”, mọi cái đều phải quảng cáo, tranh thủ, tốc độ, chộp giật… Tình yêu cũng dễ dàng bị nhuốm màu kinh doanh đó. Vả lại, từ tình yêu lãng mạn của “khung trời đại học”đến thứ tình yêu thực tế phũ phàng được cân, đo, đong, đếm bằng “cơm-áo-gạo-tiền”. Người trẻ chúng ta dù muốn dù không cũng có ít nhiều ngờ vực, nghi nan khi bước vào ngưỡng cửa của tình yêu, mà trước đó người ta dễ dàng đã thấy quảng cáo, tiếp thị, bầy bán với hàng trăm thứ quan niệm lệch lạc về tình yêu nơi các cửa hàng giả hiệu, bất chấp đúng sai, miễn sao có lời.
Chẳng hạn, có một số bạn trẻ cho rằng tình yêu là “thứ trời cho”nên họ sẵn sàng biến thành thú “trò chơi”. Một số khác lại thực tế hơn đi tìm và xây tổ trước khi có tình yêu, bạn đời họ cần phải là “nhà mặt phố, bố làm to”. Ngoài ra, còn có kiểu “tình hờ”, “tình cờ”, “tình cho không biếu không”… kết cuộc lối chịu chơi đó biến cuộc đời của những chàng trai, cô gái thành những trái táo thối chín non, rẻ mạt!
Gút lại, những kiểu tình yêu phát xuất từ những xu hướng lệch lạc thời mở cửa này, thực chất có mang lại tình yêu và hạnh phúc đúng nghĩa thật sự cho người trẻ hôm nay hay không? Chúng ta hiểu: trong tình yêu luôn có muôn vàn sắc thái, mùi vị, ngọt, bùi, đắng cay… Tuy nhiên nếu tình yêu không bắt đầu bằng sự rung động của con tim và cần có thời gian để cảm hoá, thanh luyện cho thật tinh ròng, là thứ quí hơn vàng, thì chắc chắn bạn sẽ không bao giờ nếm được hương vị ngọt ngào do tình yêu mang lại. Trong tình yêu, ngay cả niềm tin cũng không được lạm dụng; chọn lựa phải chắc chắn, dấn thân triệt để. Có như vậy việc hiến thân cho nhau mới trọn vẹn và đến cùng. Thách đố lớn nhất của thời đại hôm nay, của tình yêu hôm nay: lòng trung thành.
Các bạn đang nghĩ gì và làm gì để xây dựng đời sống “văn minh tình yêu”cho chính mình và người khác? Trước ngưỡng cửa nửa tối – nửa sáng của cuộc đời bạn đang tin tưởng hay chối từ, nghi nan? Chắc chắn chúng ta cần phải có một thần tượng, một lý tưởng để theo đuổi và can đảm bước tới trong hy vọng: tình yêu Giêsu thật sự là lý do cuối cùng, là khuôn mẫu đích thực cho chúng ta hôm qua, hôm nay và mãi mãi.
Dốc hết vốn liếng đức tin ra, chúng ta cần xác tín một điều: “Thiên Chúa chỉ có biết yêu mà thôi”. Và đối với tình yêu Giêsu thì chỉ một lần được sống lại, sẽ không bao giờ chết nữa.
Đặc biệt tôi rất vui mừng khi thấy có rất nhiều anh chị em mà tôi xin được phép gọi là các bạn trẻ đang hiện diện trong ngôi thánh đường này.
Có một sự thật – thật đến nỗi đã có nhiều người không dám tin là có thật: Đó là sự kiện Đức Giêsu Kitô đã chết và đã sống lại hiển vinh. Đây chính là trọng tâm, là cốt lõi, là nền tảng của đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô còn xác quyết: “Nếu Đức Kitô đã không sống lại thì điều anh em tin thật là hão huyền… và chúng ta là những kẻ đáng thương nhất trên trần gian này”.
Tất cả chúng ta vừa trịnh trọng lắng nghe thánh Gioan tông đồ thuật lại việc Đức Giêsu sau khi sống lại đã hiện ra với các tông đồ tại biển hồ Tibêria. Đây không phải là một cuộc thoáng hiện của Đức Giêsu, nhưng Ngài còn ngồi lại, cùng dùng bữa thân mật với các ông nữa. Chính trong khung cảnh lãng mạn đó, Đức Giêsu đã đặc biệt ngỏ lời, đã tỏ tình với Phêrô: “Phêrô, con có yêu mến Thầy không?... Phêrô, con có yêu mến Thầy nhất không, hơn các người này không?”
Nghe đến đây, tôi và các bạn có lẽ đã tức điên lên và tự nhủ: Chúa Giêsu ơi! Sao Chúa dại quá vậy? Chúa hết người để yêu rồi hay sao mà lại đi yêu và yêu đến cuồng si Phêrô, kẻ đã từng phản bội – kẻ đã từng chối Chúa, xử quê Chúa trước mặt công chúng, Chúa có còn nhớ hay không?
Thánh Têrêsa thành Avila từng trách Đức Giêsu đã quá yêu con người đến điên dại, kể cũng không quá đáng. Phêrô là con người thế nào? Chúng ta đã quá rõ: Một tên ngư phủ quê mùa, tính tình thì nóng nảy, thuộc “tuýp bốc”, hay làm tàng, ta đây… được Đức Giêsu thương nhận làm đệ tử, cho ngồi đồng bàn, chia sẻ vui buồn, dạy dỗ đủ điều… lại còn được mời gọi trao ban sứ vụ tông đồ cao cả… Thế mà, khi có sự cố, hàn vi, biến loạn xảy đến lại chối Thầy bỏ bạn. Con người đó hỏi thử có gì đáng để Đức Giêsu yêu thương đến thế?
Đúng ra, trong số các tông đồ, nếu Đức Giêsu có muốn yêu thì Gioan là xứng đáng hơn cả, hay là Natanaen – một con người không có gì là gian dối, (như Đức Giêsu đã từng khen).
Ngẫm nghĩ: tình yêu thật khó hiểu! Con tim của Đức Giêsu có những lý do riêng mà chúng ta không thể nào hiểu nổi. Tôi thường nghe Hồng Nhung hát bài “vẫn mãi hát lời tình yêu”của Dương Thụ. Nhưng thực sự giờ đây tôi mới hiểu và dám quả quyết: chỉ có Đức Giêsu mới thật sự là người vẫn mãi hát lời tình yêu mà thôi. Thánh nữ Têrêxa Hài đồng Giêsu thật có lý khi xác tín rằng: “Bạn đừng sợ Chúa, Chúa chỉ có biết yêu mà thôi”
Con người Phêrô cộc cằn và đáng ghét đó. Đúng ra nên dành một dấu chấm hết cho xong chuyện. Thế nhưng, Phêrô lại được Đức Giêsu yêu thương một cách đặc biệt và chính tình yêu Giêsu đã cảm hoá được Phêrô cách lạ lùng. Con người bất trị đó cuối cùng đã phải thốt lên: “Thầy biết mọi sự mà, Thầy biết con yêu mến Thầy mà!”Đúng là “lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình”. Một lần bị nguyền rủa là Satan, ba lần chối Chúa – chán nản, bỏ cuộc, về hưu đánh cá, coi như lòng đã chết. Giờ đây lại chỗi dậy bằng ba lần cam kết yêu thương.
Điều gì đã làm Phêrô biến đổi như vậy? Phải chăng Phêrô đã ân hận vì quá khứ nhiều xót xa? Hay choáng ngợp vì mẻ cá lạ với 153 con mà lưới không rách?
Đó cũng chưa là lý do đầy đủ để thuyết phục và chinh phục Phêrô. Nguyên nhân sâu xa nhất là Phêrô đã khám phá và xác tín vào mầu nhiệm Tử nạn – Phục sinh của Đức Kitô. Bằng chứng là suốt quãng đời còn lại của Phêrô đã không ngừng rao giảng và hầu như chỉ rao giảng và làm chứng về Đức Kitô Phục sinh – Đấng đã dùng tình yêu để cảm hoá Phêrô.
Tình yêu của Đức Giêsu thật sự có sức mạnh cảm hoá con người và đối với bất cứ ai, nếu người ta biết đặt niềm tin vào Ngài. Tình yêu Giêsu sẽ mở ra tương lai cho tội nhân và khép lại quá khứ để trở thành thánh nhân. Sống giữa cuộc đời ô trọc – thị phi – hư danh – chóng qua này; tình yêu Giêsu là một lý do cuối cùng để con người hôm nay hy vọng.
Khám phá và tin vào mầu nhiệm Tử nạn – Phục sinh của Đức Kitô là điều không dễ. Chúng ta dù vẫn biết rằng: Đức tin là một quà tặng nhưng không của Thiên Chúa, nhưng từ Tin đến Yêu và yêu tha thiết, yêu say đắm như Phêrô lại là cả một quá trình cảm hoá từng bước, ngày qua ngày trong cuộc sống. Đức Kitô đã đi vào lịch sử, đã chấp nhận lịch sử và không bị lịch sử giới hạn bằng chính sự thật Phục sinh của Ngài. Với thời gian, mãnh lực cảm hoá của tình yêu Giêsu sẽ được chúng ta kiểm chứng cảm nghiệm giống như ly rượu đào uống dần – thấm lâu – say mãi. Để một khi đã yêu thật sự, chúng ta sẽ không còn hờ hững nữa; nhưng trái lại là một sự lựa chọn, dấn thân và hiến thân trọn vẹn cho tình yêu Giêsu đó.
Ngày nay, trước xu hướng của tình yêu “thời mở cửa”, mọi cái đều phải quảng cáo, tranh thủ, tốc độ, chộp giật… Tình yêu cũng dễ dàng bị nhuốm màu kinh doanh đó. Vả lại, từ tình yêu lãng mạn của “khung trời đại học”đến thứ tình yêu thực tế phũ phàng được cân, đo, đong, đếm bằng “cơm-áo-gạo-tiền”. Người trẻ chúng ta dù muốn dù không cũng có ít nhiều ngờ vực, nghi nan khi bước vào ngưỡng cửa của tình yêu, mà trước đó người ta dễ dàng đã thấy quảng cáo, tiếp thị, bầy bán với hàng trăm thứ quan niệm lệch lạc về tình yêu nơi các cửa hàng giả hiệu, bất chấp đúng sai, miễn sao có lời.
Chẳng hạn, có một số bạn trẻ cho rằng tình yêu là “thứ trời cho”nên họ sẵn sàng biến thành thú “trò chơi”. Một số khác lại thực tế hơn đi tìm và xây tổ trước khi có tình yêu, bạn đời họ cần phải là “nhà mặt phố, bố làm to”. Ngoài ra, còn có kiểu “tình hờ”, “tình cờ”, “tình cho không biếu không”… kết cuộc lối chịu chơi đó biến cuộc đời của những chàng trai, cô gái thành những trái táo thối chín non, rẻ mạt!
Gút lại, những kiểu tình yêu phát xuất từ những xu hướng lệch lạc thời mở cửa này, thực chất có mang lại tình yêu và hạnh phúc đúng nghĩa thật sự cho người trẻ hôm nay hay không? Chúng ta hiểu: trong tình yêu luôn có muôn vàn sắc thái, mùi vị, ngọt, bùi, đắng cay… Tuy nhiên nếu tình yêu không bắt đầu bằng sự rung động của con tim và cần có thời gian để cảm hoá, thanh luyện cho thật tinh ròng, là thứ quí hơn vàng, thì chắc chắn bạn sẽ không bao giờ nếm được hương vị ngọt ngào do tình yêu mang lại. Trong tình yêu, ngay cả niềm tin cũng không được lạm dụng; chọn lựa phải chắc chắn, dấn thân triệt để. Có như vậy việc hiến thân cho nhau mới trọn vẹn và đến cùng. Thách đố lớn nhất của thời đại hôm nay, của tình yêu hôm nay: lòng trung thành.
Các bạn đang nghĩ gì và làm gì để xây dựng đời sống “văn minh tình yêu”cho chính mình và người khác? Trước ngưỡng cửa nửa tối – nửa sáng của cuộc đời bạn đang tin tưởng hay chối từ, nghi nan? Chắc chắn chúng ta cần phải có một thần tượng, một lý tưởng để theo đuổi và can đảm bước tới trong hy vọng: tình yêu Giêsu thật sự là lý do cuối cùng, là khuôn mẫu đích thực cho chúng ta hôm qua, hôm nay và mãi mãi.
Dốc hết vốn liếng đức tin ra, chúng ta cần xác tín một điều: “Thiên Chúa chỉ có biết yêu mà thôi”. Và đối với tình yêu Giêsu thì chỉ một lần được sống lại, sẽ không bao giờ chết nữa.