PDA

View Full Version : C - Chúa Nhật IV Phục Sinh – Năm C - Chúa Giêsu chia sẻ với những ai theo Ngài



Dan Lee
04-23-2010, 10:17 PM
Chúa Nhật IV Phục Sinh – Năm C

CHÚA GIÊ-SU CHIA SẺ VỚI NHỮNG AI ĐI THEO NGƯỜI

(Acts 13: 14, 43-52; Psalm 100; Revelation 7:9, 14-17; John 10: 27-30)

Tranh luận về tôn giáo không có gì là mới mẻ. Những ý tưởng mới và những vấn đề nóng bỏng xoi mói luôn được bảo đảm để khuấy lên những cuộc tranh luận sôi nổi cùng với phía tối tăm hơn của hồn phách con người.

Trong ý nghĩa này chúng ta chia sẻ với dân chúng ở thế kỷ thứ nhất được miêu tả bằng ngôn từ trong những trang của Tân Ước. Thánh Phao-lô và Barnabas đã điểm qua quá trình lịch sử cứu độ của Israel (nhiều đoạn đã bị lược bỏ) và công bố địa vị của Chúa Giê-su Đấng Cứu Thế bằng việc khắc họa chân dung Người như việc thực hiện và tổng kết trang lịch sử đó. Mặc dù một số người đã bị lôi cuốn và bộc lộ thông điệp của mình. Nó đã dấy lên sự tranh cãi trong số những người khác. Người ta không thích thay đổi, nhất là khi những ý tưởng được ấp ủ hoặc truyền thống bị thử thách. “Những người bảo vệ lòng trung thành” nhiệt tình hăng hái không dung nạp thái độ nhân bản của câu chuyện trong thời đại của chính chúng ta.

Những câu chuyện không thể đơn giản là vận dụng giá trị hiện hữu. Sự hiểu biết hiện tại của chúng ta đó là không có người nào hoặc nhóm người nào đã bị loại trừ khỏi kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa hoặc sự sống vĩnh hằng bị mất bởi không có sự hưởng ứng thông điệp Ki-tô giáo. Nhưng trong đoạn trích này và những hành vi tương tự trong Sách Tông đồ Công vụ tác giả Lu-ca có một lý thuyết thần học cố định đó là kiên quyết giữ vững lập trường thông qua công việc của mình: sự chối từ Chúa Giê-su Đấng Cứu Độ bởi người Do Thái và sự quay sang dân ngoại của Thánh Phao-lô – một làn sóng xung kích thần học vào thời điểm đó mặc dù đã được tiên báo trong Sách Isaiah. Thiên Chúa tiếp tục gửi chúng ta những thử thách và duy nhất mở tâm hồn và tâm trí có khả năng lãnh nhận thông điệp của Thiên Chúa, Những gì hôm nay bị khước từ có thể được chấp nhận ở ngày mai (như trường hợp của Thánh Phao-lô) và trong một hình thức hoàn toàn khác nhau. Thông điệp căn bản là để hân hoan với lòng nhân hậu và khoan dung từ Thiên Chúa.

Đó là tính chất phổ quát của thông điệp này của Thiên Chúa mà những hình thức cốt lõi về hình ảnh từ Sách Khải Huyền. Có vô vàn vô số dân chúng đang đứng trước ngai vàng của Thiên Chúa và họ đến từ mọi bộ tộc, quốc gia và mọi ngôn ngữ. Mạc dù ý định ban đầu cho một đối tượng dưới sự bức hại mạnh mẽ, thông điệp này còn quan trọng đến ngày hôm nay. Sự an bình, nơi nương náu và thỏa mãn đích thự duy nhất là sống trong Thiên Chúa – và những người trong tầm nhìn sẽ được thừa hưởng trạng thái này là những ai đã đến qua những đấu tranh của cuộc sống với đức tin của họ tương đối vẹn toàn và khát khao mong mỏi Thiên Chúa mãnh liệt hơn bao giờ hết. Chúng ta có thể và nên mong đợi đấu tranh, gian khổ, thất vọng trong cuộc sống nhưng cùng với chúng một ý thức chấp hành của sự nhận thức hân hoan mức độ yêu thương của Thiên Chúa dành cho chúng ta.

Bằng cách mở rộng và khá khó hiểu ẩn dụ mục tử nhân hiền, Chúa Giê-su khẳng định rằng có một sự ràng buộc tinh thần sâu sắc và vô hình giữa Người và những ai nghe và chấp nhận lời Người. Đức tin không phải là sự luyện tập khổ hạnh hoặc trí năng mà là sự tin tưởng uyên thâm và tuân thủ. Những ai đã được hòa hợp với thông điệp thiêng liêng thể hiện trong và qua Chúa Giê-su thì sẽ được lãnh nhận. Nó tuân theo một cách hợp lý có hệ thống mà đối với những ai có “tâm hồn chai đá” sẽ quay đi với thông điệp ấy. Nhưng điều này có thể là một mô hình khá hời hợt cho sự thay đổi về bản chất để chúng ta ý thức hơn về sự tương tác phức tạp của văn hóa, tâm lý, giáo dục và những nhân tố tác động khác hôm nay. Và một lần nữa, những ai không thể tự mình mang cho mình để đón nhận thông điệp này thì không hẳn bị chối bỏ vì Thiên Chúa không bao giờ từ bỏ chúng ta.

Chúa Giê-su nhấn mạnh rằng tất cả những điều này là có thể bởi vì Người với Đức Chúa Cha là một. Chúng ta phải hiểu những tình tiết này như một sự mô tả về những quan hệ - sự hiệp nhất và hài hòa của tâm trí, tâm hồn và nghị lực. Trong chương 14 của cùng một Tin Mừng, chúa Giê-su của Thánh Gio-an sẽ mờ nhạt mà vấn đề đưa ra thậm chí hơn nhiều bởi lời phát biểu rằng “Đức Chúa Cha cao trọng hơn Ta!” Nhưng điểm thiết yếu này là hiển nhiên: Chúa Giê-su chia sẻ tất cả những gì Người có với những ai sẵn sàng tin ở Người và bước theo Người. Sự sống đời đời, món quà của Chúa Thánh Thần và là mối quan hệ cá nhân sâu sắc với Thiên Chúa Đức Chúa Cha và Chúa Giê-su Con Một Thiên Chúa tất cả đều trông đợi chúng ta – không chỉ ở tương lai mà cả trong cuộc sống đời này nếu chúng ta lựa chọn. Và không có gì mãi mãi phân rẽ được chúng ta với Chúa Ki-tô.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Jos. Tú Nạc, NMS