Dan Lee
04-24-2010, 07:06 AM
ĐỜI TÔI DÀNH CHO NGƯỜI NGHÈO
Trong bài miêu tả của Sư huynh Andrew với nhan đề “My Life for the Poor” có lẽ là sự kiện gần gũi nhất vời bản tự truyện do chính Mẹ Tê-rê-sa viết. Ông bổ sung thêm: “Những câu chuyện trứ danh không được – thậm chí không thể - được viết ra. Được kể bằng những ngôn từ của chính Mẹ, đã được sưu tập và ghi chép qua bao nhiêu năm tháng bởi các cộng sự viên của Mẹ, cuốn sách đã tóm lược những giai thoại chọn lọc và mang đến một nét khái quát về đời sống tâm linh và tận hiến của Mẹ.
Từ lúc 12 tuổi, Agnes Gonxha đã cảm thấy khao khát trở thành một nữ tu. Sáu năm trời cô đã tâm nguyện ý niệm của mình. Cô đã nhận được lời khuyên từ người cha mộ đạo và người mẹ giàu lòng nhân ái, “Khi con lãnh nhận trách nhiệm, hãy thực hiện một cách tự nguyện. Bằng không , con đừng nên nhận.” Làm thế nào mà cô biết được mình thực sự có ơn thiên triệu hay không?
Agnes từ giã quê nhà Skopje (bây giờ thuộc Nam Tư) để gia nhập Dòng Tiểu Muội Loreto ở Dublin, Ái Nhĩ Lan. Chẳng bao lâu, cô được chuyển sang Ấn Độ, nơi mà cô lấy tên là Mẹ Tê-rê-sa, theo tên khiêm hạ của Thánh nữ Teresa ở Thành Lisieux. Hai mươi năm, Mẹ dạy tại Trường Trung học St. Mary, ngôi trường này nhìn xuống những khu nhà ổ chuột ở Calcutta. Người giáo viên này và học sinh của mình đã làm nhiều công việc để giúp đỡ không biết bao nhiêu người bệnh tật và thiếu thốn, những người mà sống thành từng tốp ở các vùng lân cận xung quanh trường học.
Rồi “một tiếng gọi” đã đến với Mẹ, … một mệnh lệnh trong thâm tâm buộc tôi từ bỏ Dòng Loreto, nơi mà tôi chứa chan hạnh phúc, để đi phục vụ những người nghèo trên đường phố.
Ngày đầu tiên trên những con phố của Mẹ Tê-rê-sa, Mẹ đã cho người nghèo hết bốn trong năm rupee của Mẹ. Đồng rupee còn lại Mẹ biếu cho một linh mục đang đi quyên góp cho một tờ báo Công giáo. Mẹ đi và đi mãi, không lương thực, không nơi nương tựa, không hứa hẹn. Rồi, tôi đã hiểu rõ hơn sự kiệt quệ của những người thực sự nghèo nàn, lúc nào cũng phải tìm kiếm thức ăn, thuốc uống, tất cả mọi thứ. Nhưng ngay buổi chiều hôm ấy, cũng vị linh mục người mà nhận tiền quyên góp của Mẹ, đã mang đến cho Mẹ một phong bì từ một người đàn ông đã nghe về sự quyết tâm công việc của Mẹ, phong bì đựng năm mươi rupee.
Nhiều học sinh cũ đã bày tỏ mong muốn được tham gia cùng với Mẹ Tê-rê-sa trong việc giúp đỡ người nghèo, những người không được ai chăm sóc, những người bị bỏ rơi, những người không nhà cửa. Họ đã đến, từng người từng người một, thường để đổi những bộ quần áo đắt tiền của họ mà mặc lấy hai chiếc sari bằng sợi trắng viền xanh, đơn giản. “Tôi đã nhận những lời tuyên thệ của giáo đoàn mới này,” Mẹ Tê-rê-sa nói – “thanh bần (hoàn toàn không sở hữu một thứ gì), trinh khiết, tuân phục và nhân ái.”
Dòng tu mới của Mẹ, “The Missionaries of Charity,” (Những Nhà Truyền giáo Từ thiện) gia tăng số lượng. Để tham gia, mỗi người nữ phải hội đủ bốn điều kiện: mạnh khỏe, vui vẻ, có khả năng học tập và có lương tri. Mẹ Tê-rê-sa đã dạy các đệ tự của mình cầu nguyện, khiêm nhường nhận những lời khen ngợi, và họ biết mỉm cười khi phục vụ (vì nụ cười “giúp ta trở nên thánh thiện”).
Ban đầu, một số nhà lãnh đạo tôn giáo nghi ngờ về dòng tu này. Nhung khi họ thấy các xơ phục vụ, họ đã hiểu rằng tình yêu của Mẹ Tê-rê-sa mở rộng vượt khỏi ranh giới tôn giáo và chính trị. Chẳng bao lâu, Dòng này đã mở các chi nhánh ở những nước khác, với hàng ngàn thành viên – nam và nữ, Ki-tô giáo và không phải Ki-tô giáo, làm việc với những người cùi, trong những trường học, trong những khu nhà ổ chuột. Mẹ Tê-rê-sa giải thích, “Các xơ và các sư huynh của chúng tôi bước đi và bước đi mãi cho đến lúc đôi chân của họ rã rời. Để thấy những điều tồi tệ nhất, những nơi mà nhu cầu là tối cần …”
Thông qua sự rộng lượng của những cá nhân, đoàn thể, những tổ chức từ thiện riêng lẻ dần dần được thiết lập để chăm sóc những người cần giúp đỡ.
Cuộc tiếp xúc đầu tiên của Mẹ tê-rê-sa là một người đàn bà cùng khổ đang hấp hối Mẹ đã đem về từ đường phố. Thân thể của bà ta đã bị chuột gặm nhấm. Thoạt đầu, bệnh viện địa phương không cho bà ta nhập viện, chỉ khi người nữ tu này cố năn nỉ cuối cùng họ mới chịu chấp nhận bà ta.
Xúc động trước nhiều hoàn cảnh tương tự, Mẹ Tê-rê-sa đã sáng lập Nhà Kalighat dành cho những người đang hấp hối, hai phòng rộng cặp sát một ngôi đền của người Hindu (mà ngôi đền này sau đó đã dời đến một khu sợ hữu có khuôn viên xinh đẹp.) “Tính đến năm 1985 đã có khoảng trên 57,000 cư dân Calcuta được nhận vào và đã được bình phục trở về nhà.”
Ngay cả khi tiếp cận với cái chết, Mẹ Tê-rê-sa vẫn giữ cảm giác khôi hài. Một lần, Mẹ bị ốm, sốt rất nặng. Trong cơn mê sảng, Mẹ đã đến trước Thánh Phê-rô, Ngài đã ra lệnh cho Mẹ, “Về ngay, trên Thiên Đàng không có những khu nhà ổ chuột đâu!” Mẹ thuật lại: nên tôi rất giận ông ấy và tôi nói, “Hay lắm! … Tôi sẽ phủ khắp Thiên Đàng nhiều người ở nhà ổ chuột và rồi lúc đó Ngài sẽ có nhiều khu nhà ổ chuột!”
Ở Calcutta, một trung tâm phục hồi những người cùi đã được khánh thành, được xây dựng với số tiền thu gom từ tiền bán vé số chiếc xe hơi mà Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II tặng cho Mẹ Tê-rê-sa. Tiền thưởng từ giải Nobel của Mẹ cũng được dùng vào việc xây dựng nhà ở và bệnh viện cho 55,000 người mắc bệnh phong cùi ở những vùng khác thuộc Ấn Độ. Một Nhà Trẻ được xây dựng ở Calcutta, nơi mà con cái của những người phong cùi có thể được nhận để nuôi nấng; những đứa trẻ này thậm chí không được cha mẹ ruột hôn hoặc cho ăn uống vì sợ bị lây nhiễm.
Tại Ngôi Nhà này hai cha mẹ mắc bệnh cùi đã dành đôi chút thời giờ thương tâm đau đớn xé lòng để mơn trớn và ôm chặt đứa con mới chào đời của họ. Mẹ Tê-rê-sa nói, “Họ lìa xa đứa bé làm họ đớn đau, nhưng vì họ yêu con họ hơn chính bản thân mình, họ phải lìa xa nó.”
Đối với vấn đề tiền bạc, Mẹ Tê-rê-sa nói, “Tôi không bao giờ nghĩ đến nó. Nó luôn luôn đến. Chúa gửi nó đến cho tôi.”
Khi người ta hỏi họ có thể làm được gì, Mẹ gợi ý rằng trước nhất họ hãy giúp đỡ một người nào đó trong gia trong chính gia đình mình, rồi đến người hàng xóm của họ, và sau đó tìm kiếm và gây ảnh hưởng đến người nghèo xung quanh họ.
Mẹ cương quyết rằng các xơ và các tổ chức không phải là lời giải duy nhất để làm giảm bớt những nỗi đau và sầu khổ; chính phủ cũng phải tham gia giúp đỡ những người túng thiếu.
Với mọi người, Mẹ Tê-rê-sa khuyên nhủ hãy tử tế, nhân ái, khiêm nhường, năng động và hỉ hoan. Mẹ bảo, “Những người nghèo của chúng ta rất tuyệt vời, họ là những người rất đáng yêu.”
Những gì chúng tôi làm chỉ như giọt nước trong đại dương chẳng thấm vào đâu, nhưng nếu chúng tôi không làm, đại dương sẽ thiếu đi một giọt nước.
(My Life for the Poor)
Jos. Tú Nạc, NMS
Trong bài miêu tả của Sư huynh Andrew với nhan đề “My Life for the Poor” có lẽ là sự kiện gần gũi nhất vời bản tự truyện do chính Mẹ Tê-rê-sa viết. Ông bổ sung thêm: “Những câu chuyện trứ danh không được – thậm chí không thể - được viết ra. Được kể bằng những ngôn từ của chính Mẹ, đã được sưu tập và ghi chép qua bao nhiêu năm tháng bởi các cộng sự viên của Mẹ, cuốn sách đã tóm lược những giai thoại chọn lọc và mang đến một nét khái quát về đời sống tâm linh và tận hiến của Mẹ.
Từ lúc 12 tuổi, Agnes Gonxha đã cảm thấy khao khát trở thành một nữ tu. Sáu năm trời cô đã tâm nguyện ý niệm của mình. Cô đã nhận được lời khuyên từ người cha mộ đạo và người mẹ giàu lòng nhân ái, “Khi con lãnh nhận trách nhiệm, hãy thực hiện một cách tự nguyện. Bằng không , con đừng nên nhận.” Làm thế nào mà cô biết được mình thực sự có ơn thiên triệu hay không?
Agnes từ giã quê nhà Skopje (bây giờ thuộc Nam Tư) để gia nhập Dòng Tiểu Muội Loreto ở Dublin, Ái Nhĩ Lan. Chẳng bao lâu, cô được chuyển sang Ấn Độ, nơi mà cô lấy tên là Mẹ Tê-rê-sa, theo tên khiêm hạ của Thánh nữ Teresa ở Thành Lisieux. Hai mươi năm, Mẹ dạy tại Trường Trung học St. Mary, ngôi trường này nhìn xuống những khu nhà ổ chuột ở Calcutta. Người giáo viên này và học sinh của mình đã làm nhiều công việc để giúp đỡ không biết bao nhiêu người bệnh tật và thiếu thốn, những người mà sống thành từng tốp ở các vùng lân cận xung quanh trường học.
Rồi “một tiếng gọi” đã đến với Mẹ, … một mệnh lệnh trong thâm tâm buộc tôi từ bỏ Dòng Loreto, nơi mà tôi chứa chan hạnh phúc, để đi phục vụ những người nghèo trên đường phố.
Ngày đầu tiên trên những con phố của Mẹ Tê-rê-sa, Mẹ đã cho người nghèo hết bốn trong năm rupee của Mẹ. Đồng rupee còn lại Mẹ biếu cho một linh mục đang đi quyên góp cho một tờ báo Công giáo. Mẹ đi và đi mãi, không lương thực, không nơi nương tựa, không hứa hẹn. Rồi, tôi đã hiểu rõ hơn sự kiệt quệ của những người thực sự nghèo nàn, lúc nào cũng phải tìm kiếm thức ăn, thuốc uống, tất cả mọi thứ. Nhưng ngay buổi chiều hôm ấy, cũng vị linh mục người mà nhận tiền quyên góp của Mẹ, đã mang đến cho Mẹ một phong bì từ một người đàn ông đã nghe về sự quyết tâm công việc của Mẹ, phong bì đựng năm mươi rupee.
Nhiều học sinh cũ đã bày tỏ mong muốn được tham gia cùng với Mẹ Tê-rê-sa trong việc giúp đỡ người nghèo, những người không được ai chăm sóc, những người bị bỏ rơi, những người không nhà cửa. Họ đã đến, từng người từng người một, thường để đổi những bộ quần áo đắt tiền của họ mà mặc lấy hai chiếc sari bằng sợi trắng viền xanh, đơn giản. “Tôi đã nhận những lời tuyên thệ của giáo đoàn mới này,” Mẹ Tê-rê-sa nói – “thanh bần (hoàn toàn không sở hữu một thứ gì), trinh khiết, tuân phục và nhân ái.”
Dòng tu mới của Mẹ, “The Missionaries of Charity,” (Những Nhà Truyền giáo Từ thiện) gia tăng số lượng. Để tham gia, mỗi người nữ phải hội đủ bốn điều kiện: mạnh khỏe, vui vẻ, có khả năng học tập và có lương tri. Mẹ Tê-rê-sa đã dạy các đệ tự của mình cầu nguyện, khiêm nhường nhận những lời khen ngợi, và họ biết mỉm cười khi phục vụ (vì nụ cười “giúp ta trở nên thánh thiện”).
Ban đầu, một số nhà lãnh đạo tôn giáo nghi ngờ về dòng tu này. Nhung khi họ thấy các xơ phục vụ, họ đã hiểu rằng tình yêu của Mẹ Tê-rê-sa mở rộng vượt khỏi ranh giới tôn giáo và chính trị. Chẳng bao lâu, Dòng này đã mở các chi nhánh ở những nước khác, với hàng ngàn thành viên – nam và nữ, Ki-tô giáo và không phải Ki-tô giáo, làm việc với những người cùi, trong những trường học, trong những khu nhà ổ chuột. Mẹ Tê-rê-sa giải thích, “Các xơ và các sư huynh của chúng tôi bước đi và bước đi mãi cho đến lúc đôi chân của họ rã rời. Để thấy những điều tồi tệ nhất, những nơi mà nhu cầu là tối cần …”
Thông qua sự rộng lượng của những cá nhân, đoàn thể, những tổ chức từ thiện riêng lẻ dần dần được thiết lập để chăm sóc những người cần giúp đỡ.
Cuộc tiếp xúc đầu tiên của Mẹ tê-rê-sa là một người đàn bà cùng khổ đang hấp hối Mẹ đã đem về từ đường phố. Thân thể của bà ta đã bị chuột gặm nhấm. Thoạt đầu, bệnh viện địa phương không cho bà ta nhập viện, chỉ khi người nữ tu này cố năn nỉ cuối cùng họ mới chịu chấp nhận bà ta.
Xúc động trước nhiều hoàn cảnh tương tự, Mẹ Tê-rê-sa đã sáng lập Nhà Kalighat dành cho những người đang hấp hối, hai phòng rộng cặp sát một ngôi đền của người Hindu (mà ngôi đền này sau đó đã dời đến một khu sợ hữu có khuôn viên xinh đẹp.) “Tính đến năm 1985 đã có khoảng trên 57,000 cư dân Calcuta được nhận vào và đã được bình phục trở về nhà.”
Ngay cả khi tiếp cận với cái chết, Mẹ Tê-rê-sa vẫn giữ cảm giác khôi hài. Một lần, Mẹ bị ốm, sốt rất nặng. Trong cơn mê sảng, Mẹ đã đến trước Thánh Phê-rô, Ngài đã ra lệnh cho Mẹ, “Về ngay, trên Thiên Đàng không có những khu nhà ổ chuột đâu!” Mẹ thuật lại: nên tôi rất giận ông ấy và tôi nói, “Hay lắm! … Tôi sẽ phủ khắp Thiên Đàng nhiều người ở nhà ổ chuột và rồi lúc đó Ngài sẽ có nhiều khu nhà ổ chuột!”
Ở Calcutta, một trung tâm phục hồi những người cùi đã được khánh thành, được xây dựng với số tiền thu gom từ tiền bán vé số chiếc xe hơi mà Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II tặng cho Mẹ Tê-rê-sa. Tiền thưởng từ giải Nobel của Mẹ cũng được dùng vào việc xây dựng nhà ở và bệnh viện cho 55,000 người mắc bệnh phong cùi ở những vùng khác thuộc Ấn Độ. Một Nhà Trẻ được xây dựng ở Calcutta, nơi mà con cái của những người phong cùi có thể được nhận để nuôi nấng; những đứa trẻ này thậm chí không được cha mẹ ruột hôn hoặc cho ăn uống vì sợ bị lây nhiễm.
Tại Ngôi Nhà này hai cha mẹ mắc bệnh cùi đã dành đôi chút thời giờ thương tâm đau đớn xé lòng để mơn trớn và ôm chặt đứa con mới chào đời của họ. Mẹ Tê-rê-sa nói, “Họ lìa xa đứa bé làm họ đớn đau, nhưng vì họ yêu con họ hơn chính bản thân mình, họ phải lìa xa nó.”
Đối với vấn đề tiền bạc, Mẹ Tê-rê-sa nói, “Tôi không bao giờ nghĩ đến nó. Nó luôn luôn đến. Chúa gửi nó đến cho tôi.”
Khi người ta hỏi họ có thể làm được gì, Mẹ gợi ý rằng trước nhất họ hãy giúp đỡ một người nào đó trong gia trong chính gia đình mình, rồi đến người hàng xóm của họ, và sau đó tìm kiếm và gây ảnh hưởng đến người nghèo xung quanh họ.
Mẹ cương quyết rằng các xơ và các tổ chức không phải là lời giải duy nhất để làm giảm bớt những nỗi đau và sầu khổ; chính phủ cũng phải tham gia giúp đỡ những người túng thiếu.
Với mọi người, Mẹ Tê-rê-sa khuyên nhủ hãy tử tế, nhân ái, khiêm nhường, năng động và hỉ hoan. Mẹ bảo, “Những người nghèo của chúng ta rất tuyệt vời, họ là những người rất đáng yêu.”
Những gì chúng tôi làm chỉ như giọt nước trong đại dương chẳng thấm vào đâu, nhưng nếu chúng tôi không làm, đại dương sẽ thiếu đi một giọt nước.
(My Life for the Poor)
Jos. Tú Nạc, NMS